lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Hình: Niềm tin của tuổi trẻ VN hiện nay đối với "Thánh Hồ!"
nguyễn duy ân
...
Một chi tiết đáng chú ý của bài báo:
"... cao trào cách mạng do Đảng cộng sản mới ra đời phát động vào năm 1930-1931, sôi nổi nhất cũng trên mảnh đất miền Trung vẫn không kéo nổi cụ Huỳnh ra khỏi con đường vận động cải cách, và tránh bạo lực của cụ Huỳnh. Cũng chính trong thời gian này, do hạn chế về nhận thức, cụ Huỳnh còn viết nhiều bài báo phản bác phương pháp đấu tranh của những người cộng sản. Trong một số văn kiện của đảng Công sản đương thời đã từng phê phán đuờng lối của Huỳnh Thúc Kháng là có hại cho cách mạng..."
Đây là những mối hiềm nghi sinh tử, cụ Huỳnh đã thắng thắn nhìn thấy bộ mặt của CS, không hề "do hạn chế về nhận thức" cũng có nghĩa là ấy trĩ dốt nát theo bài báo. Nhưng cụ ngây thơ tin người:
"Vậy mà, khi cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh với niềm tin vào tinh thần yêu nước là động lực mạnh mẽ nhất của dân tộc luôn mở rộng khối đoàn kêt để thu hút mọi lực lượng vào hàng ngũ cách mạng. Vì vậy, vị Chủ tịch nước Việt Nam độc lập không quên cử người vào tận miền Trung vời cụ Huỳnh ra làm việc nước. Cụ Huỳnh ý thức được niềm hạnh phúc hơn những người đồng chí đã khuất như Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh hay Phan Bội Châu vì đã được chứng kiến ngày đất nước độc lập. Cụ Huỳnh đã cảm khái viết: "Sướng ơi là sướng, thoát thân nô mà làm chủ nhân ông – Vui thật là vui, đổi quyền vua mà làm dân quốc mới” . Nhưng cụ vẫn tự cho mình là lớp người đã lỗi thời mà xa lánh chính trường."
Trong một bài viết trên CAND nói là chính Hồ đích thân đến mời cụ Huỳnh. Đâu là sự thật, hay tất cả đều bịa?
Võ Nguyên Giáp, "thuật lại trong hồi ký của mình cái bước ngoặt đẹp đẽ trong cuộc đời của một con người gắn với một thời thời kỳ thử thách của cách mạng :
"Tôi được biết cụ Huỳnh từ hồi còn làm báo “Tiếng Dân” ở Huế. Cụ là một nhà nho có tinh thần yêu nước cao, có khí tiết nhưng chưa hoàn toàn tin tưởng ở đuờng lối cách mạng của Đảng ta. Khi chúng ta cử người tới mời, lúc đầu cụ tỏ ra ngần ngại. Một phần, vì cụ thấy tuổi đã quá cao. Một phần vì cụ chưa hiểu những người lãnh đạo mới “thuộc lớp trẻ” ra sao. Đến lúc nghe nói rõ Hồ Chủ tịch chính là đồng chí Nguyến ái Quốc, cụ mới quyết định ra Hà Nội... Giây phút gặp gỡ đầu tiên giữa bác và cụ Huỳnh thật cảm động. Hai người đều bước vội tới, ôm lấy nhau; cả Bác và cụ Huỳnh đã nhắc tới cụ phó bảng ngày xưa... Sau buổi gặp Bác, cụ Huỳnh đã nói với một người bạn : "Dân ta có được cụ Hồ quả là hồng phúc”...”
Hồ đáng vai con mà cụ Huỳnh phải gọi "cụ?"
Thay mặt Hồ giải quyết việc nước?
Tháng 6/1946 Hồ bỏ đi Pháp, giao công việc thanh lọc đối lập cho cụ Huỳnh, khi về Hồ khen cụ đã "lãnh đạo sáng suốt, giải quyết được nhiều việc khó khăn"
Một trong những “việc khó khăn” đã được giải quyết trong thời điểm này chính là việc "thẳng tay trừng trị các phần tử phản động trong các tổ chức đối lập quanh vụ án “Ôn Như Hầu”.
Về vụ việc này, Giáp thuật lại rằng "sau khi các lực lượng an ninh cách mạng phát hiện và trừng trị những kẻ bắt cóc, tống tiền... các tổ chức đối lập lên khiếu nại chính phủ. Bộ trưởng Nội vụ đang đảm nhận quyền Chủ tịch nước đã hoàn toàn ủng hộ các hành động cứng rắn của chính phủ và tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 16/7/1946: "Đoàn kết là cần để xây dựng nền dân chủ cộng hoà, nhưng không thể vin vào “đoàn kêt” mà làm những điều phi pháp. Tôi khuyên mọi đảng phái, mọi phần tử quốc dân đoàn kết. Nhưng cũng vì quyền lợi quốc gia, tôi phải đem ra trừng trị trước pháp luật những kẻ làm điều phi pháp...”.
Sự thật vụ Ôn Như Hầu là cú lừa của Hồ, Giáp và đồng bọn, mà sau đó cụ Huỳnh biết mình mắc mưu gian, kế xảo cụ đã đứng mũi chịu sào cho bọn CS ác ôn sát hại người quốc gia yêu nước, nên cụ đã có ý bất bình. Hồ biết ý nên đẩy cụ " thay mặt Chính phủ đi kiểm tra tình hình kháng chiến ở miền Trung, đến Quảng Ngãi" để đầu độc ám hại cụ (21/4/19470). Nay bọn chúng đặt điều:
"... cụ lâm bệnh, biết mệnh của mình khó qua khỏi, Huỳnh Thúc Kháng viết lời “vĩnh qụyết” : "kêu gọi anh em các đảng phái, tôn giáo hãy đặt hết lòng tin tưởng vào Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng xuất chúng, vị anh hùng của dân tộc” như trong lá thư gửi Hồ Chí Minh cụ đã bộc bạch:
“Bốn mươi năm ôm ấp Độc lập và Dân chủ, nay nước đã được độc lập, chế độ dân chủ đã thực hiện, thế là tôi chết hả".
Nỗi thương cảm của nhân dân được Hồ nhỏ nước mắt cá sấu bày tỏ trong bài thơ điếu thống thiết giả dối, có đoạn:
“... Tháng Tư tin buồn đến
– Huỳnh Bộ truởng đi đâu
– Trông vào Bộ Nội vụ
– Tài đức tiếc thương nhau
- Đồng bào ba chục triệu
- Đau đớn lệ rơi châu”.
*
Giết người rồi lu loa than khóc là tài diễn xuất của Hồ:
Được tin cụ Huỳnh chết
Lòng vui, biết do đâu!
Đã không cùng chí hướng
Thôi đành cách xa nhau
Để che mắt thiên hạ
Phải nhỏ và hạt châu!
5/9/2011
nguyễn duy ân
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks