lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Một cuốn ngọc phả nhiều giá trị lịch sử

source : không nhớ rõ xuất xứ

Cuốn " Đinh tộc ngọc phả" được ông Đinh Quốc Bảo tìm thấy ở Trung Quốc. Cuốn phả thuật lại khá tường tận cuộc đời, gia thế của danh tướng Đinh Liệt thời Lê Lợi. Không chỉ có vậy, cuốn gia phả còn cung cấp nhiều chi tiết lịch sử mới về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng triều đình nhà Lê.

Đinh Liệt tham gia tích cực các hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ khi nhen lửa ở đất Phật Hoàng năm 1415. Ông là người sống lâu nhất trong bốn người nhen lửa ở đất này (Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Thận, Đinh Liệt) lại là quan Cực Phẩm thời Lê Sơ nên ông biết rõ và tham gia các hoạt động của Triều Đình ở các Triều: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân và là người chủ chốt tôn lập Lê Thánh Tông. Đinh Liệt ngay từ nhỏ đã giỏi cơ mưu võ lược nên các trận đánh, các chủ trương lúc bấy giờ ông đều ghi lại cụ thể với cả ngày giờ chính xác và nhiều khi có kèm theo một bài thơ để nói lên tâm tư và nhận xét của mình. Tất cả sự việc Đinh Liệt trải qua, ông đều ghi lại trong " Bút Ký Hồng Mai" . Hồng Mai là tên gọi vui mà thân phụ đặt cho ông. Ông còn có " Đinh Liệt Di Cảo" . Tất cả tư liệu này cùng với lời kể của ông đã được con cả ông là Lê Triều Thủ Khoa Binh Bộ Thượng Thư Đinh Công Đột (Lê Công Nhiếp) ghi chép, soạn ra " Ngọc phả họ Đinh" . " Ngọc phả họ Đinh" còn được bổ sung bằng những tài liệu của quan Tham Nghị Triều Chính Đinh Vĩnh Thái là con cả Đinh Lễ.

" Ngọc phả họ Đinh" ghi sự việc từ khi Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt còn nhỏ, được thân phụ mời người bạn thân là cụ Trần Lãm một Thái học sinh đời Trần dạy Văn và được cụ Trần Quốc Đạt một vị tướng cũng thời Trần dạy võ. Sau đó là ngọn lửa bùng lên ở đất Phật Hoàng, ngọn lửa rực rỡ suốt 10 năm chống giặc Minh. Cuốn " Ngọc phả họ Đinh" ghi lại những chương hào hùng nhất trong cuộc đời chống ngoại xâm phương Bắc của Đinh Liê.t. Tiếp đấy là những chương văn trị, võ công kiến thiết triều Hậu Lê với vai trò đặc biệt của ông.

Theo cụ Nguyễn Minh Hiệu (một nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa lão thành ở Thanh Hóa và là người rất quan tâm đến quyển phả này) đã để nhiều năm cùng ông Đinh Quốc Bảo nghiên cứu quyển phả thì vào khoảng thập kỷ 80 của Thế kỷ 18, họ Đinh ở Thanh Đàm (Thanh Trì) về Đông Cao lễ tổ đã mượn quyển ngọc phả này đem ra Thanh Đàm. Sau đó quyển phả bị mất.

Tháng 10 năm 1953, ông Đinh Quốc Bảo (1924 - 1996) một người con cháu họ Đinh Công Cao, tinh thông chữ Hán và Bạch Thoại, công tác ở Trung Quốc tình cờ tìm thấy " Đinh tộc ngọc phả" trong một thư viện. Ông Bảo đã nhờ anh sinh viên trường đại học Tổng hợp Quách Hòa mượn hộ và ông vội vàng chép trong 3 ngày đêm. Từ đó, cho đến khi tạ thế (1996), ông Bảo không rời quyển phả. Ông đã nhờ nhiều nhà khoa học góp ý và đã dịch xong quyển phả, chép lại lần cuối cùng vào năm 1989. Ông Bảo đã tặng một số bạn bè có công nghiên cứu quyển phả với ông và để lưu 2 quyển tại Đông Cao. Hiện nay chúng tôi có trong tay cả bản dịch lẫn bản chữ Hán mà ông Đinh Quốc Bảo mang từ Trung Quốc về. Ông Đinh Quốc Bảo đã chép quyển ngọc phả vào 5 quyển vở học sinh loại 56 trang khổ 23 x17cm kẻ ly bìa xanh mà ta thường gặp ngày trước và một số tờ rời, chữ ông Bảo chép nhỏ, chúng tôi đếm thử trang số 5, quyển số 1 được 584 chữ... về bản dịch của ông Đinh Quốc Bảo với bản chữ Hán có nhiều chỗ dịch thoát rất hiện đại, cốt để con cháu trong họ hiểu đươ.c. Chính vì rất quan tâm đến việc dịch quyển phả này nên nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hiệu đã có ý định dịch lại quyển phả để công bố và ông đã dịch thử 2 trang.

Quyển phả ghi lại tỉ mỉ ngày giờ, sự việc:

Ngày 12 tháng 3 năm ất Mùi (1415), Lê Lợi, Lê Lai, Đinh Liệt và Nguyễn Thận ngồi dưới gốc đa cổ thụ đất Phật Hoàng đầy nắng xuân bàn bạc sách lược Bình Ngô, sáp nhập hai lực lượng Mỹ Lâm của họ Đinh với lực lượng Lam Sơn, tôn Lê Lợi làm chủ.

Giờ Thìn ngày 10 tháng 2 năm Bính Thân, 8 người tụ tập dưới gốc đa cổ thụ ở Lũng Nhai ăn thề. Lê Lai là người chọn địa điểm này, Đinh Lễ và Lê Văn Linh là người soạn lời thề. Lê Lợi, Đinh Liệt là người duyệt lại. Các tráng sĩ đứng vào vị trí của mình. Chủ tướng Lê Lợi bước lên ba bước thắp hương, mở nút rượu đọc lời thề. Có 4 người bận việc ở xa, về không kịp là Đinh Bồ, Lưu Nhân Chú, Bùi Quốc Hưng và Nguyễn Nhữ Lâm. Sau hội thề Lũng Nhai, các nghĩa sĩ chia nhau đi các vùng nói rõ chí lớn Lam Sơn. Lúc đó nhiều hào kiệt theo về Lam Sơn trong đó có Đỗ Bí và Nguyễn Công Duẩn...

Ngày 10 tháng Chạp năm Đinh Dậu (1417) Lê Lợi họp các tướng quyết định tế cờ, xưng Vương. Do giặc Minh sắp đánh Lam Sơn, buổi lễ phải thực hiện sớm hơn dự định mười mấy ngày.

Giờ Thìn ngày 2 tháng Giêng năm Mậu Tuất Lê Lợi làm lễ xưng Vương. Ngọc phả ghi rõ tên 18 Tướng văn, 51 Tướng võ trong đó có Nguyễn Công Duẩn tham gia buổi lễ. Ngọc phả ghi rõ số binh lính dự lễ có 1500 người chia làm 6 đoàn đứng trước lễ đài là bục đất đắp cao. Có 1300 dân quanh vùng và người nhà các tướng đứng xung quanh. Sau khi Lê Lợi tuyên hịch, ông từ trên bục đất trèo lên lưng con voi trắng có cắm lá cờ vàng. Các tướng văn lên lưng voi, các tướng võ lên lưng ngựa diễu hành trong tiếng trống, tiếng cồng, tiếng hô Bình Định Vương vạn tuế.

Ngày 12 tháng Chạp năm Canh Tý (1420) Nguyễn Chích đem 27 nghĩa sĩ Hoàng Nghiêu về Mường Nanh gia nhập nghĩa quân Lam Sơn.

Một số nghĩa sĩ Lam Sơn vào Nghệ An mộ được 177 tráng đinh đem về Lam Sơn. Nhóm nghĩa sĩ Bùi Quốc Hưng, Lê Vũ Bị, Nguyễn Công Duẩn ra Thiên Trường mộ được 1127 tráng đinh chia làm 2 đoàn, dẫn về Lam Sơn.

Nhóm Hà Đệ, Hà Mộng, Trần Trãi mộ ở vùng Đông Sơn, Nông Cống được 1.365 tráng đinh. Các con số có số lẻ nói lên tác giả rất rõ sự việc.

Trong phả có nói đến việc Nhập Nội Tư Mã, Tham Dự Triều Chính Đinh Vĩnh Thái (Con cả Đinh Lễ). Khi về Trí Sỹ tìm thấy ở nhà ông ngoại mình là Bùi Quốc Hưng bản danh sách các nghĩa sĩ Thủy Cối gồm hơn 40 vị trong đó có nhiều vị sau này là Bình Ngô Khai Quốc Công Thần như: Bùi Quốc Hưng, Lê Hiểm, Bùi Bị, Nguyễn Nhữ Soạn, Nguyễn Nhữ Lâm, Ngô Từ, Nguyễn Lý, Đỗ Bí và có cả Ngô Sĩ Liên.

" Ngọc phả họ Đinh" ghi ngày 18 tháng 8 năm Kỷ Hợi (1419) Lê Lợi họp các Tướng ở Chí Linh bàn cách thoát hiểm. Trong cuộc họp này nhiều Tướng đòi quyết chiến còn Lê Lai đã xin liều mình cứu Chúa để bảo vệ lực lươ.ng. Phả ghi ngày 21 tháng 8 năm Kỷ Hợi, Lê Lai dẫn 500 nghĩa quân đánh mạnh vào đồn giặc, giết hơn ngàn tên và các nghĩa sĩ đã anh dũng hy sinh. Đinh Liệt đã làm bài thơ khóc Lê Lai hiện còn ghi trong ngọc phả. Ngày nay, giỗ Lê Lai vào ngày 21 tháng 8 và giỗ Lê Lợi vào ngày 22 tháng 8 là thật rõ ràng.

Phả cũng ghi mùa xuân năm Kỷ Mão (1423) Nguyễn Trãi lấy bí danh là Trần Văn, Trần Nguyên Hãn lấy bí danh là Trần Võ vào Lỗi Giang gia nhập nghĩa quân Lam Sơn trong khi Bình Định Vương lại cho Phạm Văn Xảo đi tìm Nguyễn Trãi ở Đông Đô. Vì không biết rõ lai lịch hai vị này, Nguyễn Như Lãm đã giao cho Trần Văn làm Ký lục quân lương, Trần Võ thì đi chở thuyền.

Mãi đến khi Nguyễn Trãi dâng " Bình Ngô sách" , Lê Lợi mới biết rõ hai người này và giữ lại bên mình để lo giúp việc.

" Ngọc phả họ Đinh" cũng ghi được nhiều thơ của Đinh Liệt, các bài thơ, câu đối, trướng của người đương thời mừng Đinh Liệt khi ông có việc vui và phúng Đinh Liệt khi ông qua đời.

Đáng chú ý nhất: Trong các sự kiện lịch sử thời Thái Tông, Nhân Tông, việc bà Thái hậu Nguyễn Thị Anh nắm hết quyền hành, Phả có ghi lại một số bài thơ có từ nói lái để kể những sự việc quan trọng lúc đó mà không thể nói trắng ra được dù là nói trong nhà.

Nguyễn Văn Thành

------------------------------

Tình cờ có đọc ở Forum nào đó (quên) có tựa đề " Ai giết Lê Lai?" Có nhiều người đã chứng minh là Lê Lai cầm 500 quân cảm tử như sách sử là đúng. HL quên đường trở lại xem thử có ai đã post bài này ở đó để tham khảo không. Nay thì HL post ở đây đọc cho vui.

Cũng xin nhắc lại HL không phải là kẻ thích đọc sử hay nghiên cứu sử. Thấy ở đây nhiều chú/dì/anh/chị viết bài hay quá và HL cảm thấy đọc chùa hoài cho nên copy-&-paste bài để gọi là " đóng góp" chút mọn. Các bài HL post lên đều là hàng HL cảm thấy thuộc loại khó tìm (nếu tìm kỹ có thể có) trên Internet thì mới post, tức là HL có chút xíu trách nhiệm.

Cũng vì không rành sử và không thích đọc sử cho nên các bài HL post HL cũng chỉ đọc lướt qua do đó có rất nhiều typos hay sai chữ. Chuyện sai sót đó có lẽ do người đánh máy, mà là người nào HL hoàn toàn không biết.

Như vậy cần có sự hiệu đính của các bạn nếu các bạn tìm ra lỗi. Vô tình các bài này làm hỏng đi những giá trị thật sự của sử Việt thì các bạn (trong đó có HL) đau lòng lắm. Do đó, các bạn quen đọc sử và biết sử nên để mắt đến với một chút trách nhiệm.

Thân!

HL

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site