lịch sử việt nam
Chữ Việt Cổ Ở Nam Dương Tử
Hà Văn Thùy
Ngay trước Tết, có tin mừng, xin chuyển tới bạn đọc niềm vui lớn là đã phát hiện được chữ Việt cổ ở Quang Tây Trung Quốc. Theo tin của Lí Nhĩ Chân đăng trên website news.xinhuanet.com January 03, 2012 được dịch và công bố trên mạng Việt học và được trang lyhocdongphuong đưa lại như sau :
(http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/23954-chu-viet-co-o-nam-duong-tu/) :
“Hôm trước, Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa.
Trước thời điểm này, giới sử học Trung Quốc đều cho rằng tổ tiên của dân tộc Tráng không có chữ viết. Hội trưởng Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt là Tạ Thọ Cầu giới thiệu: chuyên gia của Hội nghiên cứu đã thu tập một số lượng lớn chứng cứ chứng thực người Lạc Việt cổ sáng tạo chữ viết biểu ý vào bốn nghìn năm trước. Chữ viết Lạc Việt này có mầm mống vào thời đầu của thời đại đồ đá mới, hình thành vào thời kí đỉnh cao của 'văn hóa xẻng đá lớn' (4000-6000 năm trước), và chắc chắn có nguồn gốc sâu xa với chữ giáp cốt cổ cùng 'chữ Thủy' của dân tộc Thủy.
Tháng 10 năm nay, tại di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang - thị trấn Mã Đầu - huyện Bình Quả - thành phố Bách Sắc, chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây phát hiện mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc đầy chữ viết cổ. Ngày 19 tháng 12, chuyên gia lại đi đến hiện trường tiến hành khảo sát. Nghiên cứu phát hiện, khối đá có chữ viết lớn nhất là dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đầy mấy trăm tự phù, phần lớn là chữ cúng tế và lời chiêm bốc. Theo thống kê sơ qua, trên những phiến đá này có hơn 1000 tự phù.
Các chuyên gia dựa vào sự phân bố xẻng đá lớn hoàn chỉnh ở bên cạnh phiến đá có khắc chữ mà suy đoán, thời kì xuất hiện của phiến đá có khắc chữ giống nhau với thời kì xẻng đá lớn. Nó cho thấy trước mắt chữ của người Lạc Việt cổ ở di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang là một trong những văn tự hình thành thời xưa được phát hiện ở Trung Quốc.
Một phiến đá khắc chữ Lạc Việt
Theo tin, vào tháng 11 năm ngoái, chuyên gia của Hội nghiên cứu phát hiện đàn cúng tế loại lớn của người Lạc Việt cổ ở trên núi Đại Minh - tỉnh Quảng Tây, trên đàn cúng tế còn phát hiện được phù hiệu và bàn vẽ. Quán trưởng Bác vật quán Quảng Tây, Chủ nhiệm Ủy viên Hội giám định văn vật Quảng Tây là Tưởng Đình Du cho rằng phù hiệu và bàn vẽ này là phù hiệu khắc vẽ cúng tế của người Lạc Việt cổ thời đại đồ đá mới.
Sau đó, chuyên gia của Hội nghiên cứu cũng phát hiện một số lượng lớn phù hiệu chữ viết cổ khắc trên mảnh xương, đồ ngọc, đồ đá tại vùng đất có phân bố di chỉ cúng tế của người Lạc Việt là huyện Vũ Minh, huyện Long An của thành phố Nam Ninh, huyện Điền Đông - thành phố Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây, những phù hiệu (câu bùa) này rõ ràng là một câu đơn hoặc đơn biệt, được chuyên gia cho là chữ viết của thời kì đầu.”
Thật là tin vui lớn nhưng với tôi không quá bất ngờ vì rằng, khi tìm hiểu chữ Việt cổ, tôi đã biết những sự kiện sau:
Văn bản chữ tượng hình của người Việt cổ trên bình gốm tại di chỉ Bán Pha 2, gần thủ phủ Tây An tỉnh Sơn Tây Trung Quốc, có tuổi 12000 năm.
Chữ tượng hình khắc trên yếm rùa tại di chỉ Giả Hồ tình Hà Nam Trung Quốc có tuổi 9000 năm.
Một số chữ tượng hình cổ phát hiện ở Sơn Đông, nơi cư trú trước đây của người Việt cổ
Theo lịch sử hình thành dân cư Trung Quốc mới được phát hiện, thì thời gian này, trên địa bàn Trung Hoa chỉ có người Việt sinh sống, người Hoa Hạ chưa ra đời. chứng tỏ rằng đó là chữ của người Lạc Việt
Điều đáng chú ý là, chữ Bán Pha và Giả Hồ gợi nhớ tới Giáp cốt và Kim văn. Nhờ vậy, khi đối chiếu với Giáp cốt văn, các nhà chuyên môn đã đọc được văn bản trên bình gốm Bán Pha 2.
Một phiến đá khắc chữ Lạc Việt
So sánh tự dạng thì thấy chữ Cảm Tang phức tạp hơn chữ tượng hình ở di chỉ Bán Pha 2 và Giả Hồ nhưng lại đơn giản hơn chữ trên Giáp cốt và Kim văn. Điều này cho phép giả định, hệ thống chữ Lạc Việt có thể bắt đầu từ Bãi đá Sapa đi lên. Do ở thời kỳ sớm nên chữ ở Bán Pha 2 và Giả Hồ còn đơn giản. Do có tuổi muộn hơn nên chữ Cảm Tang đã phức tạp hơn. Phải chăng chữ trên giáp cốt và đồ đồng Ân Khư là sự phát triển sau cùng của chữ tượng hình Lạc Việt. Và phải chăng, sau thời gian này, trên cơ sở Giáp cốt và Kim văn, cộng đồng người Việt và người Hoa trong vương triều Chu cùng các nhà nước kế nhiệm chung tay xây dựng chữ tượng hình Trung Hoa.
Điều này cho thấy Giáp cốt và Kim văn là của người Lạc Việt.
Có thể giải thích việc Giáp cốt và Kim văn tập trung nhiều ở Ân Khư như sau:
Nhà Thương là một dòng Việt sống ở Nam Hoàng Hà nên cũng sở hữu chữ viết tượng hình này. Khi xâm lăng đất của người Lạc Việt ở vùng Sơn Đông ngày nay, đã cướp những văn tự của người Việt ở đây mang về kinh đô của mình, làm phong phú sưu tập chữ Lạc Việt.
Bản đồ phân bố xẻng đá lớn [www.luoyue.net]
Phát hiện chữ Lạc Việt ở Cảm Tang có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là chứng cứ rõ ràng nhất cho thấy người Lạc Việt sáng tạo chữ viết trên đất Trung Hoa khoảng 4000 đến 6000 năm trước. Mặt khác, chữ cổ Cảm Tang chứng minh sự liên tục của chữ tượng hình Lạc Việt từ Sa Pa Việt Nam tới nhiều vùng khác nhau trên lục địa Trung Hoa.
Kính thưa quí vị quan tâm.
Từ lâu, tôi đã chứng minh rằng: Chính nền văn minh Việt cổ là cội nguồn của nền văn hóa Đông phương và dân tộc Việt lập quốc từ cách đây gần 5000 năm (Cách nói theo truyền thống là hơn 4000 năm - 2879 BC đến 2012 AC). Không ít người đã viện dẫn việc không có chứng lý khảo cổ, những di vật có thể quan sát trực quan để xác minh điều này. Nhưng khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất xác định chân lý lịch sử. Căn cứ vào những di sản văn hóa phi vật thể, tôi đã xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành - tri thức nền tảng căn bản của Lý học Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt và chính lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước - Bát quái và hệ thống ký hiệu này chỉ là siêu công thức mô tả nội dung của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tuy nhiên , cuối năm 2011 - tức là gần hết năm Tân Mão Việt lịch, chính những nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy những dấu ấn liên quan đến nền văn minh Việt cổ ở Nam Dương tử - cụ thể là Quảng Tây .
Hiện tượng này đước web Viethoc đưa lên và tôi chép lại từ trang này để quí vị tham khảo.
=====================================
Chữ biểu ý Lạc Việt hơn 4000 năm
Posted by: fanzung
(171.237.41.---) Date: January 03, 2012 05:38AM
TIN NÓNG ĐÂY CÁC BÁC !
Mạng Trung Quốc vừa đưa tin ngày 26/12/2011 (sau ngày Noel, trước Tết Dương lịch) :
[news.cntv.cn]
Đại ý :
Tại huyện Bình Quả, tỉnh Quảng Tây vừa khai quật được hơn chục mảnh đá có khắc hơn ngàn ký tự biểu ý cổ Lạc Việt.
Các chuyên gia TQ nhận định niên đại của các mảnh đá này là vào thời đại đồ đá mới, cách nay 4000-6000 năm tức là vượt xa niên đại của chữ giáp cốt Hoa Hạ (cách nay khoảng 3000 năm, xem [vi.wikipedia.org]) !
Đây là phiến đá có khắc tự phù biểu ý của người Lạc Việt cổ được chụp tại huyện Bình Quả - Quảng Tây vào ngày 23 tháng 12
Đây là phiến đá có khắc tự phù biểu ý của người Lạc Việt cổ được chụp tại huyện Bình Quả - Quảng Tây vào ngày 23 tháng 12
Nhóm khảo cổ khảo sát di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang - thị trấn Mã Đầu - huyện Bình Quả - Quảng Tây vào ngày 22 tháng 12
Gần đây, tại 'di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang' - thị trấn Mã Đầu - huyện Bình Quả - Quảng Tây phát hiện mấy chục phiến xẻng đá lớn và tấm đá khắc đầy văn tự cổ của người Lạc Việt, trong đó khối đá có văn tự lớn nhất là dài 130 cm, rộng 55 cm, khắc mấy trăm tự phù, phần lớn là văn cúng tế và lời chiêm bốc. Vào vào thống kê sơ qua, có hơn 1000 tự phù khắc trên những phiến đá này. Các chuyên gia suy đoán, thời kì xuất hiện của chữ khắc trên phiến đá của người Lạc Việt cổ này cùng thời với thời gian của 'xẻng đá lớn' (4000-6000 năm trước). Nó cho thấy trước mắt chữ của người Lạc Việt cổ ở di 'chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang' là một trong những văn tự hình thành thời xưa được phát hiện ở Trung Quốc. Trước mắt, phiến đá có khắc chữ cổ của người Lạc Việt do bộ môn quản lí văn vật huyện Bình Quả - thành phố Bách Sắc - Quảng Tây giữ gìn, giới khảo cổ đang triển khai công tác nghiên cứu.
[news.cntv.cn]
=====================================
Từ ngữ chủ yếu
感桑大石铲祭祀遗址 di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang: là một di chỉ đàn tế có các phiến đá có hình như cái xẻng ở (thôn/làng?) Cảm Tang.
=====================================
Re: Chữ Khoa Đẩu
Posted by: Lí Nhĩ Chân
(58.187.216.---
Date: January 03, 2012 04:00PM
专家鉴定平果感桑石刻文为古骆越的珍贵文字
Chuyên gia giám định chữ khắc đá ở di chỉ Cảm Tang - huyện Bình Quả là chữ viết quý báu của người Lạc Việt cổ
Thời gian đăng bài: ngày 21 tháng 12 năm 2011
Ngày 21 tháng 12 năm 2011, với chức vụ chủ nhiệm ủy viên Hội giám định văn vật Quảng Tây, nguyên quán trưởng Bác vật quán Quảng Tây là ông Tưởng Đình Du đứng đầu nhóm chuyên gia tiến hành giám định chữ viết khắc trên đá phát hiện tại di chỉ Cảm Tang huyện Bình Quả - Quảng Tây, bước đầu cho rằng loại chữ chữ viết khắc trên đá này là chữ viết cổ của người Lạc Việt thời Tiền Tần, cùng gọi tên là 'chữ khắc trên đá của người Lạc Việt cổ'. Nhóm chuyên gia cho rằng chữ khắc trên đá của người Lạc Việt cổ thời Tiền Tần phát hiện trong một di chỉ rất nhiều lần thứ nhất tại Quảng Tây, rất quý báu.
Nhóm chuyên gia tham dự việc giám định lần này ngoài ông Tưởng Đình Du ra còn có phó hội trưởng Hội y dược học dân tộc Trung Quốc, chuyên gia nghiên cứu cổ tịch y học nổi danh là Hoàng Hán Nho, thành viên tổ chuyên gia Trung Quốc thuộc tổ chức giáo dục của Liên hiệp quốc, chuyên gia nghiên cứu cổ tịch dân tộc là La Tân, hội trưởng Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - Quảng Tây, chuyên gia nghiên cứu văn tự Lạc Việt là Tạ Thọ Cầu. Nhóm chuyên gia tiến hành kiểm tra toàn diện phiến đá có khắc chữ của người Lạc Việt phát hiện ở di chỉ Cảm Tang - huyện Bình Quả, nhất trí cho rằng chữ viết cỏ này có một số chỗ giống với chữ giáp cốt, nhưng lại là thể bói cỏ, lại có đặc điểm tự có. Chữ viết khắc trên đá này có giá trị trọng đại đối với việc nghiên cứu văn hóa lịch sử của người Lạc Việt cổ.
Ông Tưởng Đình Du giám định chữ khắc trên đá phát hiện ở di chỉ Cảm Tang - huyện Bình Quả
Một phiến đá có khắc chữ phát hiện ở di chỉ Cảm Tang - huyện Bình Quả
Một phiến đá có khắc chữ phát hiện ở di chỉ Cảm Tang - huyện Bình Quả
Một phiến đá có khắc chữ phát hiện ở di chỉ Cảm Tang - huyện Bình Quả
Một phiến đá có khắc chữ phát hiện ở di chỉ Cảm Tang - huyện Bình Quả
Ông Tưởng Đình Du giải thích tình huống cho dân thôn
Chuyên gia cho rằng người Lạc Việt ở Trung Quốc sáng tạo nên chữ viết vào bốn nghìn năm trước
09:03:18 ngày 22 tháng 12 năm 2011
Hôm trước, Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa.
Trước thời điểm này, giới sử học Trung Quốc đều cho rằng tổ tiên của dân tộc Tráng không có chữ viết. Hội trưởng Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt là Tạ Thọ Cầu giới thiệu: chuyên gia của Hội nghiên cứu đã thu tập một số lượng lớn chứng cứ chứng thực người Lạc Việt cổ sáng tạo chữ viết biểu ý vào bốn nghìn năm trước. Chữ viết Lạc Việt này có mầm mống vào thời đầu của thời đại đồ đá mới, hình thành vào thời kí đỉnh cao của 'văn hóa xẻng đá lớn' (4000-6000 năm trước), và chắc chắn có nguồn gốc sâu xa với chữ giáp cốt cổ cùng 'chữ Thủy' của dân tộc Thủy.
Tháng 10 năm nay, tại di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang - thị trấn Mã Đầu - huyện Bình Quả - thành phố Bách Sắc, chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây phát hiện mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc đầy chữ viết cổ. Ngày 19 tháng 12, chuyên gia lại đi đến hiện trường tiến hành khảo sát. Nghiên cứu phát hiện, khối đá có chữ viết lớn nhất là dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đầy mấy trăm tự phù, phần lớn là chữ cúng tế và lời chiêm bốc. Theo thống kê sơ qua, trên những phiến đá này có hơn 1000 tự phù.
Các chuyên gia dựa vào sự phân bố xẻng đá lớn hoàn chỉnh ở bên cạnh phiến đá có khắc chữ mà suy đoán, thời kì xuất hiện của phiến đá có khắc chữ giống nhau với thời kì xẻng đá lớn. Nó cho thấy trước mắt chữ của người Lạc Việt cổ ở di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang là một trong những văn tự hình thành thời xưa được phát hiện ở Trung Quốc.
Theo tin, vào tháng 11 năm ngoái, chuyên gia của Hội nghiên cứu phát hiện đàn cúng tế loại lớn của người Lạc Việt cổ ở trên núi Đại Minh - tỉnh Quảng Tây, trên đàn cúng tế còn phát hiện được phù hiệu và bàn vẽ. Quán trưởng Bác vật quán Quảng Tây, Chủ nhiệm Ủy viên Hội giám định văn vật Quảng Tây là Tưởng Đình Du cho rằng phù hiệu và bàn vẽ này là phù hiệu khắc vẽ cúng tế của người Lạc Việt cổ thời đại đồ đá mới.
Sau đó, chuyên gia của Hội nghiên cứu cũng phát hiện một số lượng lớn phù hiệu chữ viết cổ khắc trên mảnh xương, đồ ngọc, đồ đá tại vùng đất có phân bố dio chỉ chúng tế của người Lạc Việt là huyện Vũ Minh, huyện Long An của thành phố Nam Ninh, huyện Điền Đông - thành phố Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây, những phù hiệu này rõ ràng là một câu đơn hoặc đơn biệt, được chuyên gia cho là chữ viết của thời kì đầu.
[news.xinhuanet.com]
=====================================
Re: Chữ Khoa Đẩu
Posted by: Lí Nhĩ Chân (117.6.129.---)
Date: January 03, 2012 09:02PM
专家证实骆越人四千年前就创造了文字
Chuyên gia cho rằng người Lạc Việt sáng tạo nên chữ viết vào bốn nghìn năm trước
Thời gian đăng bài: 21 tháng 12 năm 2011
Tháng 10 năm 2011, tại di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang - thị trấn Mã Đầu - huyện Bình Quả - Quảng Tây, chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây phát hiện mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc đầy chữ viết cổ. Để đi sâu vào nghiên cứu chữ viết cổ này, gần đây, chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây đã lần lượt đến hiện trường phát hiện phiến đá có chữ viết cổ để điều tra nghiên cứu, phát hiện chữ viết trên phiến đá có chữ viết này đều tạo thành câu văn cúng tế và chiêm bốc, có phiến đá trên đó khắc mấy chục chữ viết, rõ ràng là tạo thành câu văn. Khối đá có chữ viết lớn nhất là dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đấy mấy trăm tự phù, được xưng là 'đoạn văn dài nhất của chữ viết Trung Hoa cổ'. Phiến đá vỡ nhỏ nhất chỉ lớn bằng ngón tay cái, cũng khắc bảy, tám chữ. Phần nhiều câu ngắn này là lời chiêm bốc. Theo thống kê sơ qua, trên những phiến đá này có khắc hơn 1000 tự phù. Dựa theo sự phân bố xẻng đá lớn hoàn chỉnh ở bên phiến đá có khắc chữ viết mà suy đoán, niên đại của chữ viết trên đá của người Lạc Việt và xẻng đá lớn là giống nhau. Bộ môn khảo cổ uy tín của nhà nước giám định, niên đại của xẻng đá lớn là vào 4000 - 6000 năm trước. Nó cho thấy chữ viết của người Lạc Việt cổ phát hiện ở trong di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang sớm hơn chữ giáp cốt của nhà Thương ở Trung Nguyên đến hơn 1000 năm, cũng có niên đại sớm hơn so với tiền thân của chữ giáp cốt là chữ khắc trên xương thú của người Đông Di ở tỉnh Sơn Đông. Trước mắt, chữ viết này hình thành xưa nhất được phát hiện ở nước ta.
Phát hiện đàn tế của người Lạc Việt có hình khắc của người Lạc Việt
Hình vẽ chim và rắn trên đàn tế của người Lạc Việt cổ ở núi Đại Minh
Chữ khắc trên xương thú phát hiện ở di chỉ mộ táng vách động cỉa người Lạc Việt ở huyện Vũ Minh
Chữ khắc trên xương thú của người Lạc Việt phát hiện ở sông Ung
Chiếc qua đá cổ của người Lạc Việt phát hiển ở sông Tả
Phát hiện di chỉ Cảm Tang có chữ khắc trên đá của người Lạc Việt
Chữ khắc trên đá của người Lạc Việt trên phiến đá lớn nhất
Một phiến đá khắc chữ Lạc Việt
Các phiến đá có khắc chữ phát hiện ở di chỉ Cảm Tang
=====================================
Re: Chữ Khoa Đẩu
Posted by: Lí Nhĩ Chân (117.6.129.---)
Date: January 03, 2012 09:32PM
Như trên đã dẫn, họ dựa vào niên đại của những tấm 'xẻng đá lớn' có niên đại 4000-6000 năm vào thời đại đồ đá mới mà suy đoán, chưa dùng phương pháp carbon-14 trên các phiến đá có khắc chữ.
根据散布在文字石片旁的完整大石铲推断,这些古骆越石片字和大石铲的时代相同。国家权威考古部门曾测定,大石铲时代在4000年前至6000年前。
Dựa theo sự phân bố xẻng đá lớn hoàn chỉnh ở bên phiến đá có khắc chữ viết mà suy đoán, niên đại của chữ viết trên đá của người Lạc Việt và xẻng đá lớn là giống nhau. Bộ môn khảo cổ uy tín của nhà nước giám định, niên đại của xẻng đá lớn là vào 4000 - 6000 năm trước.
Lưu vực sông Châu phát triển từ thời đồ đá đến nay, cũng là một cái nôi văn minh ở vùng Lĩnh Nam. Nói là gần biên giới nhưng cách khá xa trung tâm văn minh sông Hồng và sông Mã. Điều này nói lên một điều, các con sông lớn là nơi tụ hội của văn minh cuối thời đồ đá, bước vào xã hội nông nghiệp. Lưu vực sông Châu vẫn là một vùng độc lập so với các lưu vực khác, dẫu có thể có ảnh hưởng qua lại. Từ lưu vực sông Dương Tử đến lưu vực sông Hồng còn phải qua lưu vực sông Châu. Nếu có thời đồ đá có truyền nhập văn hóa từ phương bắc xuống thì lưu lưu vực sông Châu đã nhập hết rồi, còn ít gì cho lưu vực sông Hồng?
=====================================
Re: Chữ Khoa Đẩu
Posted by: Lí Nhĩ Chân (117.6.129.---)
Date: January 03, 2012 10:04PM
大石铲 Đại thạch sản: xẻng đá lớn
Là một đồ vật bằng đá đơn giản, tạo hình sáng đẹp, góc cạnh đối xứng, là đồ vật rất quan trọng của vùng Đông Nam Á và vùng Lĩnh Nam thời xưa, niên đại khoảng 4000-5000 năm trước, thuộc thời cuối của thời đại đồ đá mới, giới khảo cổ học Trung Quốc gọi là "văn hóa xẻng đá lớn".
Trung tâm phân bố di chỉ xẻng đá lớn tại vùng tam giác của lưu vực sông Tả, sông Hữu, phạm vi phân bố rộng khắp đến các vùng khác của tỉnh Quảng Tây cho đến phía tây nam của tỉnh Quảng Đông, đảo Hải Nam và miền bắc Việt Nam. Ở tỉnh Quảng Tây phát hiện hơn 120 di chỉ xẻng đá lớn, ở tỉnh Quảng Đông là 7 di chỉ, ở đảo Hải Nam là 1 di chỉ, ở Việt Nam là 13 di chỉ.
Xẻng đá lớn phát hiện tại đầm Đại Long - huyện Long An - Quảng Tây
Các loại xẻng đá được phát hiện
Bản đồ phân bố xẻng đá lớn [www.luoyue.net]
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử