lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Lịch Sử Việt Nam

Việt Nam Cộng Hòa Phải Sống Mãi... (*)

1, 2, 3, 4

Đào Nương

LTS: Sau khi Đàn Chim Việt đăng tải bài viết của tác giả Tiên Sa mang tựa đề

“Hãy để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên” – tạo

ra những tranh luận sôi nổi trên không gian mạng – một độc giả đã gửi cho ĐCV bài viết của ký giả Đào Nương thuộc tuần báo Saigon Nhỏ phản biện lại tác giả Tiên Sa. Khác biệt tư duy là điều tự nhiên và cần thiết của xã hội con người, nhưng cùng tìm giải pháp đồng thuận có thể còn quan trọng hơn nữa, thay vì đưa đến chia rẽ vì sự khác biệt. Trên tinh thần đó, chúng tôi hân hạnh giới thiệu bài viết của ký giả Đào Nương và mời bạn đọc theo dõi.

Sau 36 năm Miền Nam rơi vào tay cộng sản, ngày nay không chỉ những người sinh sống tại Miền Nam Việt Nam trước đây, không công nhận lá cờ đỏ sao vàng của đảng cộng sản Việt Nam mà ngay cả những người trong nước cũng không tôn trọng lá cờ này mặc dù đó là lá cờ đang tung bay khắp lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Người Việt hải ngoại tôn trọng lá cờ vàng ba sọc đỏ, không chỉ thuần túy vì đó là lá cờ của Việt Nam Cộng Hoa, của chính phủ Miền Nam Việt Nam mà vì đó là một biểu tượng cho một quốc gia mà đáng lẽ dân tộc Việt Nam phải có, một chính phủ tự do dân chủ, một nền kinh tế thịnh vượng, một xã hội công bằng bác ái mà lá cờ đỏ và cái chính phủ Việt gian cộng sản ngày nay tại Hà Nội sau 36 năm làm chủ đất nước đã chứng minh những điều ngược lại.

Dĩ nhiên, lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ mà những người sinh sống tại Miền Bắc không quen mắt, không chấp nhận dù họ có thù ghét chế độ cộng sản mà họ đang sinh sống đến tận xương tủy. Người ta không thể chấp nhận một biểu tượng mà người ta không biết, không hiểu, không có những kỷ niệm đẹp, không hy sinh xương máu để bảo vệ nó. Nhất là khi chỉ một sớm, một chiều, những người Việt Nam không chấp nhận Cộng Sản đã mang theo lá cờ vàng trên đường lưu vong, dù phải trải qua những nơi địa ngục trần gian là những nhà tù của cộng sản, và đã phải để lại sau lưng quê hương yêu dấu, mảnh vườn nhỏ, mái nhà ấm cúng, con sông hiền hoà, sau khi đã được chứng kiến chủ nghĩa xã hội cộng sản tiêu biểu cho văn hoá, đạo đức, luân lý Việt Nam phân hoá dần dần trước mắt. Việt Nam Cộng Hoà mặc dù là một xã hội chưa hoàn bị nhưng đã hình thành được mọi cơ cấu của một xã hội văn minh, công bình và dân chủ. Người Việt sống tại Miền Bắc đói

khổ, đã phải hy sinh mọi thứ cho nhu cầu chiến tranh theo sự tuyên truyền của cộng sản nên có thể nói hầu hết đều không biết gì về Việt Nam Cộng Hoà.

Việt Nam Cộng Hòa không phải là Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao

Kỳ… mà là xã hội Miền Nam Việt Nam xây dựng trên căn bản giáo dục. Đó là những cô bé, cậu bé đến trường mỗi buổi sáng, mặc đồng phục với nét mặt tinh anh trong sáng của tuổi thơ.

Đó là những cô nữ sinh áo trắng dễ thương và ngoan ngoãn, thuần hậu trong gia đình. Đó là những thầy, cô giáo sống và hãnh diện với thiên chức của một bậc thầy và được mọi người trong xã hội kính trọng. Trước 1975 Việt Nam Cộng Hoà đã đào tạo nhiều chuyên viên với tiêu chuẩn quốc tế, văn bằng của VNCH được chính phủ Hoa Kỳ, Pháp và nhiều quốc gia khác công nhận tương đương hoặc gần tương đương. Nghề thầy do đó không phải là một thứ… “chuột chạy cùng đường mới vào sư phạm” như ngày nay. Nhưng trong ký ức của tuổi trẻ miền Nam Việt Nam thì Việt Nam Cộng Hoà là những con đường ngợp bóng lá me, các nam sinh đi theo nữ sinh mỗi khi tan học nhưng không dám có một cử chỉ sàm sỡ, một lời nói vô lễ. Phải nhắc đến điều này vì những kỷ niệm đẹp của thời thiếu niên thường ghi sâu trong ký ức người ta suốt đời:

Lời ru nào níu được

Lúc những cánh me xanh

Bay mềm con lộ nhớ

Em sau khung cửa đạn soi

Sách ngăn tầm mắt đời ngoài lộ cao

Khi không lòng bỗng dạt dào

Sông tôi cạn nước nguồn nào bỗng đi

(Bài cho người trong vườn dược thảo, thơ Du Tử Lê)

Cuộc chiến càng thảm khốc thì lại có biết bao thanh niên theo tiếng gọi của núi sông lên đường nhập ngũ để bảo vệ một hậu phương bình yên trong đó có cha, có mẹ, có anh, có em, có cái gia đình nhỏ bé của mình. Đó là lý tưởng. Đó là những chàng trai anh hùng của thế hệ. Hàng trăm ngàn bài hát, bài thơ đã được viết ra trong giai đoạn này và cho đến nay vẫn còn là nguồn cảm hứng bất tận cho toàn nước Việt Nam thống nhất. Nó chính là “nhạc vàng” của văn hoá Việt:

Anh rót cho khéo nhé

Kẻo trúng nhằm nhà tôi

Nhà tôi ở cuối thôn Đoài

Có giàn thiên lý có người tôi thương.

(thơ Yên Thao)

Hay

Năm năm rồi đi biệt

Đường xưa chưa lối về

Thương người em năm cũ

Thương goá phụ bên song

(thơ Phạm Văn Bình)

1, 2, 3, 4

(*) Trúc Lâm Yên Tử Lịch Sử Việt Nam đề tựa

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site