lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

quân sự việt nam, quan su viet nam, sư đoàn nhảy dù, Airborne

Trận Charlie 1972

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

- Tô Phạm Liệu : Người Trở Lại Charlie -

Phạm Anh Dũng

Lật qua tờ Nhật báo Người Việt ngày 5 tháng Mười 1997, một tin cáo phó làm tôi giật mình chú ý đọc ngay:"...Tô Phạm Liệu (1941-1997) Y Sĩ Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù...đã không còn với chúng ta kể từ ngày 29 tháng Chín 1997..."

Vậy là anh Liệu đã từ giã cõi đời này!

Hình ảnh của Tô Phạm Liệu trở về từ dĩ vãng xa xưa.

Lần đầu tiên tôi gặp Tô Phạm Liệu đã lâu lắm rồi, đã hơn 27 gần 28 năm trước đây.

Ngày đó, vừa học xong lớp Y Khoa Năm Thứ Nhất ở trường Ðại học Y Khoa Sài Gòn, tôi đã có một số khá đông bạn bè cùng lớp rủ nhau nộp đơn, đi thi và đỗ vào trường Quân y.

Một ngày tháng Giêng 1970, ngày nhập ngũ, chúng tôi rủ nhau nao nức đi trình diện ở trường Quân Y. Một đám sinh viên Y Dược Nha đến và được tập trung ở cổng trường chỗ gần trạm kiểm soát ra vào. Chúng tôi là những tân sinh viên quân y. Người đầu tiên ra gặp chúng tôi là một sinh viên sĩ quan quân y. Anh mặc quân phục xanh bộ binh, đeo lon trung uý có hai bông mai vàng trên một nền nhung đỏ thẫm ở trên vai với dấu hiện con rắn vàng, của ngành quân y, và dấu hiệu một cánh dù màu xám, bằng nhảy dù, trên ngực áo. Thoáng gặp anh, chúng tôi cũng phải để ý ngay, vì anh là một người to lớn, vừa to vừa cao trông như là một "ông hộ pháp."

Không cười đón niềm nở chút nào cả, với giọng nói to, vang vang trong buổi chiều nắng gió, anh tự giới thiệu. Tôi nhớ đại khái rất ngắn và gọn. Anh cho biết tên là Tô Phạm Liệu, sinh viên sĩ quan quân y năm thứ sáu và anh được cấp trên đề cử làm Sinh Viên Sĩ Quan Ðại Ðội Trưởng Ðại Ðội Tân Sinh Viên.

Anh Liệu dẫn khoảng bốn năm chục người chúng tôi vào một sân rộng lớn của trường Quân Y, nơi có một cột cờ với lá cờ vàng ba sọc đỏ khá cao. Ðó là Vũ Ðình Trường của Trường Quân Y và ở đó đã có thêm sẵn hai sinh viên sĩ quan quân y khác đứng chờ sẵn từ lâu.Chúng tôi được lệnh xếp hàng và ba ông đàn anh dẫn chúng tôi chạy vòng quanh sân cờ cho đến khi tất cả hết sức lực và có một người phải ngất xỉu.

Ðó là kinh nghiệm đầu tiên của đa số chúng tôi đối với quân đội. Ðó là lần đầu tiên hành xác để mở đầu cho Tám Tuần Lễ Huấn Nhục của Ðại Ðội Tân Sinh Viên Sĩ Quan Quân Y. Ðối với những "thư sinh trói gà không chặt" mà còn "dài lưng tốn vải ăn no lại nằm," chỉ biết việc sách đèn, đây quả là một thử thách khá lớn lao.

Và đó cũng là lần đầu tiên tôi gặp Tô Phạm Liệu. Trong tám tuần lễ của "mồ hôi, nước mắt" chúng tôi đã được các đàn anh của các khóa trước "chỉ dạy"một cách rất tận tình bằng mọi cách. Chúng tôi được học qua căn bản quân sự, căn bản thao diễn. Và mọi người được thay nhau tập hít đất, tập thở, tập chạy, tập cười... theo lệnh các huynh trưởng!

Các đàn anh chia ra từng toán ba người. Anh Tô Phạm Liệu đích thân làm trưởng một toán. Mỗi toán có nhiệm vụ hướng dẫn các tân sinh viên một ngày. Riêng anh Liệu hình như ngày nào cũng có mặt để quan sát các hoạt động, tiến triển trong việc huấn luyện các tân sinh viên Quân Y. Anh Tô Phạm Liệu rất tận tâm bỏ khá nhiều thì giờ vào việc dẫn dắt đàn em mới nhập ngũ. Những người nào mà có vẻ lười biếng công việc tập tành là khó qua khỏi mắt của đàn anh. Ai đau thật hay chỉ ốm giả anh cũng biết. Hình như anh biết rõ về bản chất, tính tình của từng người một. Anh là người gần gũi với chúng tôi nhất trong những ngày đầu tiên khi mới gia nhập quân ngũ.

Sinh hoạt với anh một thời gian ngắn, chúng tôi nhận thấy ngay ngoài "cái vỏ" lạnh lùng nghiêm nghị của anh còn có một bề trong khác hẳn với một tâm hồn đầy tình cảm và hiểu biết. Anh Liệu thường thấu hiểu gần như mọi chuyện xẩy ra trong đại đội tân sinh viên quân y và thường giải thích hay giải quyết, thường là bằng tình cảm, những vấn đề khó khăn hay khó nói nhất. Nhiệm vụ chỉ huy hướng dẫn đôi khi làm anh có vẻ khó khăn và khô khan nhưng những lúc nói chuyện với anh Liệu trong khi rảnh rang đã làm chúng tôi thấy anh là một người rất nhiều tình cảm, rộng lượng và rất thương mến những anh em trong gia đình Y Dược Nha trong ngành Quân y. Một điều đặc biệt nhất là Tô Phạm Liệu nói chuyện rất hay, rất lôi cuốn người nghe, nhất là khi anh đứng trước hàng quân. Tôi được biết anh đã còn là một huynh trưởng trong ngành Hướng Ðạo Việt Nam. Sự việc anh giỏi về diễn thuyết hay chỉ huy là đã có kinh nghiệm từ lâu.

Nhiệm vụ khó khăn của anh là cho chúng tôi được có những khái niệm ban đầu về Quân Ðội rồi cũng thành công. Tất cả đám tân sinh viên Y Nha Dược đều qua khỏi tám tuần lễ huấn nhục gian lao. Chúng tôi được tổ chức lễ gắn alpha và trở thành những sinh viên Quân y hiện dịch thực thụ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ðêm hôm gắn alpha, anh có nói chuyện riêng khá cảm động với một vài người chúng tôi. Anh cho biết rất hài lòng với kết quả và nhắn nhủ công chuyện tương lai.Tô Phạm Liệu có nói ngày nào đó chúng tôi sẽ hiểu rõ đàn anh hơn khi đứng ra hướng dẫn những đàn em sau này. Riêng tôi về sau này rất thông cảm anh vì chính bản thân tôi lại "được" cử ra làm nhiệm vụ của anh, dẫn dắt các tân sinh viên quân y, khi khóa sinh viên sĩ quan của chúng tôi trở thành khóa đàn anh lớn nhất trong trường Quân Y.

Năm chúng tôi vào Quân Y cũng là năm khóa 16 Sinh Viên Sĩ Quan Hiện Dịch Quân Y ra trường. Anh Tô Phạm Liệu chọn binh chủng Nhảy Dù và nhiệm sở đầu tiên là một tiểu đoàn Nhảy Dù. Tô Phạm Liệu đã chính thức trở thành y sĩ của một tiểu đoàn tác chiến của binh chủng nhảy dù.

Những ngày sau đó tôi rất ít gặp anh Liệu. Chúng tôi ở lại hậu phương hoàn tất công chuyện học hành ở những trường Y Nha Dược. Anh Liệu và các anh khác tản mác trong những đơn vị của quân đội khắp bốn vùng chiến thuật. Và tôi chỉ gặp lại anh Liệu một hai lần gì đó trong một khoảng thời gian gần hai năm trời khi an hvề ghé thăm trường quân y trong những dịp nghỉ phép giữa những ngày ở mặt trận. Những ngày đó anh vẫn cao lớn và mặc quần áo rằn ri nhẩy dù trông rất oai hùng. Chúng tôi cũng chỉ có dịp nói chuyện chào hỏi chút ít và tôi chỉ biết là anh đã trải qua khá nhiều thử thách ngoài mặt trận nhưng không có nhiều chi tiết.

Và đến một ngày tháng, ở một nơi... của định mệnh.

Thời điểm là năm 1972, vào mùa Hè nắng cháy.

Ðịa điểm là Charlie, Cao Nguyên Nam Việt Nam.

Tôi được nghe đến, được biết đến, được hiểu... Tô Phạm Liệu nhiều hơn.

Bốn năm trước đó, năm 1968, năm bầu cử Tổng thống Mỹ là khi Bắc Việt cho tổng tấn công và thất bại trên các chiến địa Tết Mậu Thân nhưng phải nói họ đã có ảnh hưởng trong việc tuyên truyền chính trị. Hình ảnh chiến tranh Việt Nam tràn ngập trên đất Mỹ theo vào từng nhà riêng của dân Mỹ bằng máy vô tuyến truyền hình. Dân chúng Hoa Kỳ đã bắt đầu chán sợ cuộc sống chiến tranh đẫm máu và dai dẳng cách xa một nửa trái đất. Ðầu óc thực tế của họ đã đếm nhiều đến số tiền trang trải cho cuộc chiến. Hình ảnh quan tài những người Mỹ chết ở Việt Nam đem về Mỹ được chiếu rõ trên truyền hình làm nao núng cả quốc gia. Cá cphong trào phản chiến Mỹ hoạt động mạnh hơn. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ đều biết rõ tầm quan trọng của việc cần phải chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

Năm 1972, một lần nữa là năm bầu cử Tổng thống Mỹ. Do đó, một lần nữa, cũng là lúc Bắc Việt cần có tiếng vang vọng với bất cứ giá nào. Ðại tướng Bắc Việt Võ Nguyễn Giáp còn nghĩ là có thể chiếm đoạt miền Nam vào lúc này.

Cũng như Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân năm 1968, Tướng Giáp đã lại "thí quân" và lần này quyết định tấn công với ba mặt trận lớn được bùng nổ vào mùa Hè 1972.

Thứ nhất: Mặt Trận Giới Tuyến tại vùng Phi Quân Sự. Việt Cộng đã bất chấp tất cả mọi ký kết của chính họ ở Hiệp định Genève 1954. Họ đã cho hai Sư đoàn 304 và 308 tăng phái bởi bốn Trung Ðoàn Ðặc Công với hơn 200 chiến xa của Trung đoàn 203 và 204 và thêm ba Trung đoàn Pháo Binh vượt khu Phi Quân Sự đánh chiếm Quảng Trị.

Thứ hai: Mặt Trận Biên Giới chiếm đánh Lộc Ninh, An Lộc do các Sư đoàn Cộng Sản 5, 7 và 9 cùng với hơn 200 xe thiết giáp. Trong khi Sư đoàn 1 Bắc Việt quấy rối vùng Ðồng bằng Cửu Long để cầm bớt quân đội Việt Nam lại vùng IV chiến thuật.

Thứ ba: Mặt trận Cao Nguyên thì có hai Sư đoàn 2 và 320 với cùng một trung đoàn chiến xa đánh chiếm vùng Kontum, Pleiku. Trong khi Sư đoàn 3 Cộng Sản đánh vùng Bình Ðịnh. Tại Cao Nguyên, tướng Võ Nguyên Giáp mưu định cắt Miền Nam thành hai mảnh.

Thời điểm là Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972.

Ðịa điểm là Charlie của Chiến Trường Cao Nguyên.

Trong quyển sách viết về chiến tranh Việt Nam "Mùa Hè Ðỏ Lửa," Phan Nhật Nam đã viết trong đoạn đầu tiên

"Charlie, tên nghe lạ quá":

"Quả tình nếu không có trận chiến mùa hè 1972, thì cũng chẳng ai biết đến Charlie, vì đây chỉ là tên quân sự dùng để gọi một cao độ nằm trong chuỗi cao độ chập chùng vùng Tân Cảnh, Kontum. Charlie hay Cải Cách hay"C" đỉnh núi cao không quá 900 thước trông xuống thung lũng sông Poko và đường 14, Ðông Bắc là Tân Cảnh, với 12 cây số đường chim bay, Ðông Nam là Kontum thị trấn cực Bắc của Tây Nguyên... Charlie lọt giữa bị bao vây bởi căn cứ 5, căn cứ 6, ở phía Bắc, những mục tiêu quân sự nổi tiếng, những vị trí then chốt giữ cửa ngỏ vào Tân Cảnh mà bao nhiêu năm qua, bao nhiêu mùa hè,mùa "mưa rào," báo chí hằng ngày trong và ngoài nước phải nhắc tới khi những hạt mưa đầu mùa rơi xuống miền núi non xương sườn cực Tây của quê hương Việt Nam..."

Năm nay, sau bao nhiêu lần thử thách từ mùa mưa của năm 1971 qua đầu xuân của 1972, Bắc Quân vẫn không vượt qua hai cửa ngỏ. Căn cứ 5, Căn cứ 6... Cộng quân đổi hướng tiến lòn sâu xuống phía nam của hai căn cứ trên để tiếp tục sự nghiệp "giải phóng" với mục tiêu cố định: Tân Cảnh, cắt đường 14..."

Lữ đoàn 2 Nhảy Dù được cử đến lập một vòng đai để giữ những yếu điểm trong vùng quanh Quốc Lộ 14 và Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù có nhiệm vụ đóng giữ Charlie. Tô Phạm Liệu, người y sĩ trưởng của Tiểu đoàn, một người sĩ quan Nhảy Dù, đã được thả đến Charlie cùng với Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù, Tiểu đoàn Nhảy Dù mới nhất của Sư đoàn Nhảy Dù Việt Nam, vào ngày 2 tháng Tư.

Sau đó, tại Charlie, một trận đánh oai hùng và bi thương của người lính Nhảy Dù đã xẩy ra.

Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù là Trung tá Nguyễn Ðình Bảo tốt nghiệp khóa 14 Trường Sinh Viên Sĩ Quan Hiện Dịch Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt. Trung tá Bảo có tính tình giản dị và là người chỉ huy rất giỏi, nhiều kinh nghiệm chiến trường. Ông gia nhập Nhảy Dù ngay sau khi ra trường võ bị, dự nhiều trận chiến khốc liệt chiến thắng nhiều và đã bị thương hai lần ở mặt trận.

Tuy vậy, lần này Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù bị bao vây bởi cả một Sư đoàn Bắc Việt, Sư đoàn 320 có mang danh là Sư đoàn Ðiện Biên và cũng được gọi là Sư đoàn Thép tăng phái thêm Trung đoàn 64 của Sư đoàn Sao Vàng CộngSản. Không phải đoán cũng thấy ngay là một chiến thuật thí quân lấy thịt đè người. Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù và Trung Tá Nguyễn Ðình Bảo bây giờ có lẽ giống như một con hổ trong lồng.

Ngày 11 tháng Tư là lúc Cộng Sản sửa soạn tấn công.Hàng trăm quả pháo rót vào Charlie kể cả đại pháo 130mm với đạn xuyên phá "delay." Ðây là loại đạn đặc biệt nguy hiểm, không nổ ngay khi chạm đất mà sẽ nổ sau khi đã xuống dưới mặt đất khoảng hơn một thước để tàn phá những hầm trú ẩn.

Ngày 12 tháng Tư, Cộng Quân tiến đánh. Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù kể cả Bác sĩ Quân y Tô Phạm Liệu đã quần thảo với lính Cộng của Sư đoàn Ðiện Biên tranh thủ từng thước đất.

Trung tá Nguyễn Ðình Bảo, nhiều sĩ quan và binh sĩ nhảy dù đã hy sinh tại mặt trận.

Ngày 15 tháng Tư 1972 Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù tan rã. Chính bản thân Tô Phạm Liệu cũng bị thương ở chân. Tô Phạm Liệu và Thiếu tá Tiểu đoàn phó đã dẫn một nhóm nhỏ còn lại và các thương binh rút khỏi Charlie. Và nhóm này cuối cùng được trực thăng "bốc" đi thoát. Một số khác chạy bộ băng rừng về.

Xác chết của nhiều quân nhân và của Trung tá Nguyễn Ðình Bảo đã không đem được về và đã để lại ở Charlie.
Nhiều chiến sĩ nhảy dù đã anh dũng "ở lại" Charlie.

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sau này đã cảm hứng vì sự hy sinh của Trung tá Nguyễn Ðình Bảo và những chiến sĩ nhảydù khác tại mặt trận Charlie mà đã sáng tác "Người - Lại Charlie," một bản nhạc khá hay và cảm động:

"Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie.
Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ khí.
Vâng chính anh là ngôi sao mới, một lần này chợt sáng trưng, là cánh dù đan bằng tiếc thương vô cùng.
Này anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie.
Anh! Vâng, chính anh là loài chim quí.
Ôi, cánh chim trùng khơi vạn lý, một lần dậy cánh bay, người để cho người nước mắt trên tay..."

Sự kiện Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù tan rã ở Charlie khi bị hơn một Sư đoàn bộ đội Bắc Việt tấn công với đại pháo và chiến xa là chuyện dĩ nhiên phải xảy ra. Nhưng điều quan trọng hơn là sự hy sinh dũng cảm của những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã gây tổn thất nặng cho đối phương và ảnh hưởng đến tinh thần của Cán Binh Bắc Việt.

Tuy là ngay sau đó, Lữ đoàn 2 Nhảy Dù phải bỏ cả Tân Cảnh về Kontum. Tuy là các Sư đoàn Bắc Việt kiểm soát được Quốc lộ 14. Tuy là họ đã bao vây thành phố Cao Nguyên Kontum. Tuy là họ dốc toàn lực đánh Kontum hai lần ngày 14 và 25 tháng Năm. Nhưng họ vẫn thất bại. Cuối cùng Cộng Sản Việt Nam vẫn không đạt được mục tiêu vào năm 1972 và phải rút lui tại mặt trận miền Cao Nguyên.

Mặt trận Biên Giới nổ lớn tại An Lộc - Bình Long. Bộ đội Cộng Sản hàng hàng lớp lớp biển người được yểm trợ bởi hàng trăm chiến xa tối tân và đại bác hỏa tiễn hùng hậu đã tràn ngập mặt trận. Nhưng họ đã phải đứng khựng lại ở quận An Lộc, cứ điểm quan trọng ngăn cản đường tiến của Bắc Quân đến Quốc lộ 13 để về "giải phóng" Sài Gòn. Trong khoảng 100 ngày gần 60 ngàn quả đại bác đã bắn vào độ một cây số vuông của quận lỵ nhỏ bé An Lộc. Năm lần Việt Cộng đã mở những cuộc tấn công. Cả năm lần Bắc Quân phải chùn bước. Người hùng Chuẩn tướng Lê Văn Hưng và các lực lượng phòng thủ với sự phụ lực của Ðại tá Lê Quang Lưỡng và Lữ đoàn 1 Nhảy Dù cùng với sự yểm trợ với sự phụ lực của Ðại tá Lê Quang Lưỡng và Lữ đoàn 1 Nhảy Dù cùng với sự yểm trợ hữu hiệu Của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa và Không Quân Hoa Kỳ đã cho Bắc Việt một bài học cay đắng, họ cho tướng Võ Nguyên Giáp biết thế nào là "tử thủ." Ngày 8 tháng Sáu 1972 Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù tiến vào thành phố, đã "bắt tay" được với Tiểu đoàn Nhảy Dù "bạn," Tiểu đoàn 6 NhảyDù là đơn vị đã được trực thăng vận đến An Lộc mấy ngày trước.

An Lộc hoang tàn. Nhưng An Lộc vẫn đứng vững.

An Lộc đẫm máu. An Lộc đầy lửa khói. Nhưng An Lộc vẫn còn.

Cuối cùng Bắc Quân phải rút lui.

Mặt trận Vùng Hỏa Tuyến. Ngay những ngày đầu tiên Việt Cộng đã tràn ngập Quảng Trị và Sư đoàn 3 Bộ BinhViệt Nam sau đó phải tan rã chạy về phía Nam. Dân chúng Quảng Trị ghét sợ cộng sản chạy theo quân. Hỗn loạn! Kinh hoàng! Máu đổ nhiều! Quân dân chạy giặc dưới làn đạn làm hàng ngàn người chết ở Ðại Lộ Kinh Hoàng. Bắc Quân tràn lan đánh chiếm khắp nơi.

Nhưng họ đã bị chận đứng ở sông Mỹ Chánh. Nơi đây ngày 2 tháng Năm, Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến đã bắn hạ 17 chiến xa Bắc Việt. Cùng một lúc Thiếu tướng Ngô Quang Trưởng được cử ra giữ chức Tư LệnhQuân Ðoàn I. Thế cờ được lật ngược.

Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù tan rã ở Tân Cảnh nhưng không biến mất mà đã phối trí lại. Và chỉ độ một tháng sau ngày tan rã ở Charlie, Tô Phạm Liệu và Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù đã có mặt ở miền Hỏa Tuyến. Tháng Sáu 1972, Sư đoàn Nhảy Dù, Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và Sư đoàn 1 Bộ Binh cùng với sự yểm trợ của Không Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Không Quân Hoa Kỳ đã mở chiến dịch tổng phản công.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site