lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Tìm hiểu các mô hình mốc giới được cắm trên đường biên giới Việt Trung theo các công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895
...
Cột mốc cắm phía bờ Trung Quốc: (lưu bản bên phải) Hàng giữa ghi: Đại Thanh Quốc Khâm Châu Giới. Hàng phải: Quang Tự Thập Lục Niên Nhị Nguyệt Lập (làm năm Quang Tự thứ 16, tháng hai) Hàng trái: Tri Châu Sự Lý Thọ Đổng Thư (do tri châu Lý Thọ Đổng viết)
- Vùng biên giới tỉnh Quảng Tây được chia làm hai đoạn. Ðoạn 1 từ Bình Nhi, trên sông Kì Cùng, cho đến biên giới Quảng Ðông có 67 cột mốc, cắm từ Tây sang Ðông. Ðoạn thứ 2 từ Bình Nhi đến biên giới Vân Nam có 140 cột mốc, cắm từ Ðông sang Tây.
Ký tên trên sơ đồ mốc giới là đại úy Didelot ngày 30 tháng 3 năm 1891 tại Bình Nhi. Nội dung mốc được ghi theo hình sau:
← (xem hình bên) Trên mốc có ghi: hàng trên chữ Pháp Frontière Sino-Annamite (Biên giới Trung-Việt) Hàng dưới chữ hán: An Nam Quốc Biên Giới. Năm 1891.
Hình này chụp từ cuốn "Au Tonkin et sur la frontière du Kwang-si" của Commandant Famin. Trên mốc có ghi: Trung Quốc Quảng Tây Giới.
← (xem ảnh bên, có bia cột mốc ở giữa hình)
- Vùng biên giới tỉnh Vân Nam: Trên vùng biên giới Vân Nam thì được phân chia ra làm năm đoạn.
Vùng hữu ngạn sông Hồng, là đoạn thứ 5, được phân định lại theo công ước Gérard năm 1895. Theo công ước nầy, phần thượng Lào thuộc về Việt Nam. Từ Sông Hồng đến sông Ðà (Rivière Noire) thì không cắm mốc. Từ sông Ðà đến biên giới Lào có 4 cột mốc được cắm theo thứ tự từ Ðông sang Tây. Cột thứ 1 ở mệng núi Phúc Ngỏa, cột thứ 2 ở miệng núi Chỉ Sưởng, cột thứ 3 giáp Mường Sa và Mường Bun, cột thứ 4 ở cửa trại Sông Mặc Ô. Vùng nầy đã được ông Auguste Pavie, trong lúc nhận công tác nghiên cứu vùng thượng Lào để chuẩn bị cho một Quốc Gia trái độn (Etat tampon), thì đã vẽ họa đồ. Vùng tả ngạn sông Hồng thì được chia làm bốn tiểu đoạn. Ðoạn thứ nhứt, từ hợp lưu của sông Hồng với sông Lũng Pô qua sông Nậm Thi, biên-giới là dòng sông thì không cắm mốc. Ðoạn 1 đến sông Kosso (Qua Sách) thì có 21 cột mốc. Ðoạn hai từ sông Qua Sách đến Cao Mã Bạch có 19 cột mốc được cắm. Ðoạn 3 và 4 từ Cao Mã Bạch đến biên giới Quảng Tây gồm có 24 cột mốc được cắm. Như thế tổng cộng gồm có: Từ sông Hồng đến biển có 314 cột mốc. Từ sông Hồng đến biên giới Lào có 4 cột mốc. Tức là có 318 cột mốc tất cả.
Mô hình cột mốc vùng Vân Nam:
Trên mốc có ghi: Hàng trên số mốc, hàng kế Chine-Annam, hai hàng (viết dọc) ở dưới bằng chữ Hán, hàng phải: Đại Pháp Quốc Việt Nam; hàng trái Đại Thanh Quốc Vân Nam. Các cột mốc được làm bằng xi măng, vôi, gạch, đá…tùy theo có sẵn ở địa phương. Ngoài ra còn có một số mốc thiên nhiên làm bằng những tảng đá lớn, trên đỉnh núi hay đèo.
Kết luận:
Quan sát các cột mốc đăng trên BBC: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/pict...ina_border_mar...
Hình thứ nhất mốc có đề chữ Hán: Đại Nam. Theo ghi chú trên BBC thì mốc này ở Đông Hưng (Quảng Tây) Thực ra mốc này là mốc kép, cắm dọc theo sông Ka Long, phía bờ Việt Nam, thuộc đoạn biên giới Quảng Đông (nay thuộc Quảng Tây) giáp ranh với Đông Hưng. Phía Trung Quốc cho người đào như thế cho thấy vùng đất này thuộc về họ, mặc dầu theo công ước 1887 là trên đất Việt Nam (nếu cột mốc còn ở đúng vị trí cũ)
Hình thứ 4, chụp cột mốc số 17. Theo nội dung và hình dáng thì cột mốc thuộc vùng biên giới Vân Nam như không biết đoạn nào vì có đến 3 cột mốc cùng mang số 17 sau đây:
Ðoạn thứ 1: Từ hợp lưu sông Long Bác (Lũng Pô) (龍賻) với sông Hồng (紅河) đến sông Qua Sách (戈索河)
Cột số 17: ở giữa đèo, trên đường từ Nhai Đầu (崖頭) đến Ðường Tử Biên (塘子邊)
Ðoạn biên-giới thứ 2: Từ Qua Sách Hà (戈 索 河 ) đến Cao Mã Bạch (膏 馬 白 ) thuộc Bắc Kỳ và Tân Nhai (新 崖) thuộc Vân Nam.
Cột số 17: đường từ Thạch Duẫn (石筍) đến Tie-Tchang.
Các đoạn biên giới thứ 3 và thứ 4: Từ Tân Nham 新 岩 (Trung Hoa) và Cao Mã Bạch 高 馬 白 (Việt Nam) đến biên giới Quảng-Tây廣 西.
Cột số 17: trên đèo, trên con đường nối Long Qua Ca 龍 戈 卡 (Trung-Hoa) với Long Cô 龍 姑 (Việt Nam)
Trong nhất thời ta không thể xác định cột mốc trong hình thuộc về đoạn biên giới nào, nhưng điều chắc chắn là mốc này, theo công ước 1887, thì nằm trên biên giới và thuộc chủ quyền của hai nước.
Hình thứ 5: mốc có ghi Đại Thanh Quốc Khâm Châu Giới. Mốc này là mốc kép, cắm dọc theo sông Ka Long, cắm ở phía bờ Trung Quốc.
Trương Nhân Tuấn
* Tài liệu tham khảo: Tập tài liệu "Biên Giới Việt-Trung 1885-2000 Lịch sử thành hình và những tranh chấp" NXB Dũng Châu, in năm 2005, của Nhân-Tuấn Ngô Quốc Dũng.
1. Như các vùng tổng Tụ Long (Hà Giang, diện tích 700km², có nhiều mỏ kim loại quí), Đèo Lương (hay Luông) (Cao Bằng, diện tích khoảng 300km²), các xã thuộc hai tổng Kiến Duyên và Bát Trang (thuộc Hải Ninh), vùng mũi Bạch Long (phía bắc Móng Cái…)
2. "Việt-Trung và Đường biên giới pháp lý, công bằng và hữu nghị", nguồn http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2009/01/821775/, tác giả TS Nguyễn Hồng Thao.
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks