lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Lịch Sử Việt Nam

PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY

---š]›---

Củng Cố Giáo Quyền – Thống Nhất Giáo Hội – Xiển Dương Giáo Pháp

THÔNG ĐIỆP

***********

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

...

Nhưng mọi sự trên đời đều không đứng yên một chổ “có sanh phải có diệt” là một định luật muôn đời của Tạo hóa, Trúc Lâm Yên Tử cũng không thể ngoài vòng định luật này, nên chỉ tồn tại và rạng ngời được 76 năm (1258-1334) mà thôi.

* * *

BỬU SƠN KỲ HƯƠNG

“Thệ giả như tư phù bất xả trú dạ” Khổng Tử tại xuyên thượng viết. Dòng nước chảy ngày hôm qua không phải là một dòng nước ngày hôm nay, dòng nước ngày hôm nay không phải là dòng nước chảy ngày mai.

Thời gian trôi đi như dòng nước chảy không ngừng cuốn theo bao nhiêu chuyện đời, thăng trầm hưng phế, bể dâu . . . vào quá khứ.

Từ ngày dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử khuất bóng, Phật Giáo VN rơi vào một thời kỳ âm u, lu mờ, từ hình thức đến tinh thần qua một quá trình ảm đạm:

-Từ cuối nhà Trần sang nhà Hồ (1400-1407) qua thời đô hộ của nhà Minh (Trung Hoa) (1414-1427) rồi đến nhà Nguyễn (Nguyễn Ánh) thì Phật Giáo lại càng lu mờ.

-Thời kỳ Nam Bắc phân tranh (Trịnh Nguyễn Tranh Hùng) và cuộc nội chiến giữa nhà Nguyễn (Gia Long) và Tây Sơn (Nguyễn Huệ) kéo dài hơn 240 năm (1558-1802) làm cho vận nước ngửa nghiêng, sinh linh đồ thán, Phật Giáo VN gặp nhiều khó khăn gần như chỉ còn sinh hoạt trong phạm vi chùa chiền.

Từ năm Mậu Ngũ (1858) về sau, quân xâm lược Pháp đã chiếm gần hết các tỉnh Nam Kỳ, đặt ách thực dân , đưa xã hội VN vào một thời kỳ băng hoại cùng tột về mọi mặt, nhân tâm ly tán, đạo lý suy đồi, phong hóa, cang thường đổ nát . . .

Trong cái bầu trời âm u ảm đạm này, lại được bừng lên một nhân duyên sanh khởi:” ĐỨC PHẬT THẦY ĐOÀN-MINH-HUYÊN “XUẤT HIỆN Ư THẾ” . . .xướng xuất  tông phái BỬU SƠN KỲ HƯƠNG”.

BỬU ngọc quân minh thiên việt nguyên
SƠN trung sư mang địa nam tiền
KỲ niên trạng tái tân phục quốc
HƯƠNG xuất trình sinh tạo nghiệp yên.

Đây là bài thi khoáng thủ ẩn ngữ, ẩn tự của Đức Phật Thầy, súc tích ý nghĩa huyền cơ, tiên tri về thời kỳ rạng rỡ của một thế hệ mới.

Ngoài ra, Ngài còn có thiên tài trị bệnh bằng phương pháp cho uống nước lã và giấy vàng mà bệnh nào cũng được lành mạnh.

Dù là mang danh nghĩa Bửu Sơn Kỳ Hương để tránh những trấn áp của Thực dân Pháp, nhưng đường lối quảng bá Đạo Pháp Đức Phật Thầy vẫn chánh thức cổ vũ Phật Pháp và xương minh tôn chỉ Đạo Đời của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử qua pháp môn HỌC PHẬT TU NHÂN. Học Phật là về Đạo, lấy Tâm Tông làm căn bản, Tu Nhân là về đời đặt Ân Đất Nước vào hàng đầu, ẩn tàng một nguồn tư tưởng yêu nước bảo vệ quê hương, chống xâm lăng thực dân Pháp.

Qua một vài nhận định đại lược như trên đã thấy rõ ràng rằng: Bửu Sơn Kỳ Hương là kế thừa dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Đức Phật Thầy Đoàn Minh Huyên trụ thế được 7 năm (1849-1856) nhưng công đức của Ngài như một ánh huyền quang chói rạng trong đêm âm u tăm tối, làm sống lại sinh khí Phật Pháp đã lu mờ trong lòng dân Việt miền Nam Bộ. Ngài khêu tỏ lại ánh đuốc chân lý của Phật Giáo qua tôn chỉ ĐỜI ĐẠO LƯỠNG TOÀN, tạo niềm tin vào quảng đại quần chúng đang lặn hụp trong cảnh nhiễu nhương ly loạn .

. .
Thất niên trụ thế độ mê tình
Việt địa trùng trùng khổ chiến chinh
Phật Pháp hoằng dương khai ngũ hệ
Thượng nguơn tái lập kiến thanh bình

Tạm dịch:
Bảy năm ở thế độ sinh linh
Đất Việt dẫy đầy khổ chiến chinh
Hoằng hóa năm đời khai Phật lý
Thượng nguơn lập lại thấy thanh bình

Đây là bài kệ của Đức Phật Thầy lưu lại sau khi Ngài viên tịch (giờ Ngọ ngày 12 tháng 8 năm Bính Thìn (1858), hưởng thọ 50 tuổi)

Sau khi Đức Phật Thầy viên tịch, người đời truy tặng Đức Phật Thầy là Đức Phật Thầy Tây An, vì chữ Tây An là nơi Ngài xuất hiện và hệ thống Bửu Sơn Kỳ Hương  được kế thừa liên tục như sau:

a)- Đức Phật Trùm (1868-1875)

Hạ nguơn mạt pháp khổ trời Nam,
Thừa lịnh Phật Tôn xuống cõi phàm.
Học Phật tu Nhân noi diệu lý,
Long hoa ký hội độ hiền nhân.

Là bài kệ của Đức Phật Trùm để lại sau khi viên tịch.

b)- Đức Bổn Sư (Ngô Lợi) – (1879-1890)

TỨ phương loạn lạc khổ sanh linh,
ÂN trọn non sông phải gắn gìn.
HIẾU nghĩa đạo nhà danh vạn thưở,
NGHĨA nhân trọn vẹn đến long đình.

- - - - --

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site