Âu châu, ngày 26/08 - 07/09/2010
Tâm tình người chép sử
Kính gởi đến các sử gia:
Dương Trung Quốc Tổng thư ký hội sử học Việt Nam kiêm đại biểu quốc hội (cộng sản Việt Nam) khóa XI, Lê Mạnh Thát giáo sư, Phó Viện trưởng - Viện Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam tại Sài Gòn, PGS. TS Nguyễn Văn Nhật, Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi (trang nhà Bauxit), Giáo sư Phan Huy Lê Chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam.
- Các Sử gia cư ngụ ngoài nước Việt Nam: nhà nghiên cứu sử Nguyễn Hùng Kiệt, sử gia Trần Nhu, sử gia Hoàng Cơ Thụy, nhà nghiên cứu Trọng Đạt.
Thưa quý sử gia,
Lời Kêu Gọi Tẩy Chay Quốc Khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa Ngày 1/10/2010 Dưới Tiêu Đề "Kỷ Niệm Đại Lễ Kỷ Niệm 1000 Năm Thăng Long - Hà Nội" được Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam và Tinh Thần Trúc Lâm Yên Tử (gọi tắt là Nhóm Trúc Lâm Yên Tử) phổ biến trên hệ thống xa lộ thông tin toàn cầu được hơn 10 ngày qua. Lời Kêu Gọi Thứ Hai : Kính Mừng Thăng Long 1000 Năm Tuổi Tẩy Chay Quốc Khánh và Thần Phục Xưng Chư Hầu Với Tầu Cộng Ngày 1/10/2010 của đảng Cộng sản Việt Nam Dưới Tiêu Đề " Đại Lễ Khai Mạc Kỷ Niệm 1000 Năm Thăng Long - Hà Nội" được phổ biến ngày 31/08/2010 cũng đã được quý đồng bào, đồng hương Việt Nam khắp nơi tiếp tay trung chuyển và đăng tải trên các trang nhà.
Ba tuần trôi qua, Lời Kêu Gọi số 1 và 2 nói trên đã được những tấm lòng còn thiết tha đến lịch sử dân tộc Việt Nam tiếp tay trung chuyển đến mọi người dân Việt ở trong cũng như ngoài nước. Con số nhận được, đọc được bản văn, chúng tôi nghĩ hẳn không dưới hàng ngàn người. Hàng ngàn người, nhưng được trung chuyển, truyền tai nhau có thể hàng chục ngàn, rồi lên đến trăm ngàn và triệu là điều khả dĩ.
Ngoài ra, ngày 1/09/2010, các hội đoàn, tổ chức đấu tranh, chính trị đã ra bản Tuyên Cáo Chung: Tẩy chay Lễ 1000 năm Thăng Long để ăn mừng Quốc Khánh Trung Cộng. Khởi sự đã có gần 30 tổ chức khác nhau ủng hộ Tuyên Cáo Chung. Còn phải kể đến tấm lòng của những cá nhân đã ký ủng hộ bản Tuyên cáo chung, con số khoảng trên 500 chữ ký.
Còn nỗi đau nào hơn khi giang sơn gấm vóc của Đại Việt khi xưa, Việt Nam hôm nay đã và đang bị giày xéo dưới gót giày của quân du kích Tầu cộng. Họ ẩn núp trên khắp lãnh thổ của chúng ta qua lớp áo công nhân từ Bắc chí Nam tận mũi Cà Mau dưới hình thức đầu tư hợp tác sẳn sàng chờ dịp để bức hại người dân Việt, cũng như chiếm đoạt đất nước của chúng ta.
Tim gan không ứ máu cho được khi hay tin tập đoàn thái thú Ba đình đứng đầu là Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng cùng Nguyễn Sinh Hùng chọn dịp khai mạc lễ lớn kỷ niệm Thăng Long ngàn năm tuổi lại là ngày 1/10/2010 thành lập nước Tầu cộng với một kinh phí lớn lao đến 94 ngàn tỷ đồng Việt Nam tương đương với 4,5 tỷ Mỹ kim. Một sự hoang phí vô cùng trong một đất nước đầy dẫy bất công, nghèo khổ của mọi tầng lớp dân chúng.
Đây thật sự không phải là lễ hội mừng Thăng Long Ngàn Năm Tuổi mà là buổi lễ Việt Nam chính thức trở thành một quận huyện của nước Tầu cộng do sự sắp xếp kỹ lưỡng của đảng Cộng sản Việt Nam muốn duy trì độc quyền lãnh đạo bất chấp phải hy sinh sơn hà gấm vóc của tổ tiên đã đổ bao nhiêu xương máu gầy dựng từ hơn 5000 năm qua.
Được biết trong buổi lễ còn có sự hiện diện một viên chức cao cấp Tầu cộng để chứng nhận sự bàn giao chủ quyền của Việt Nam cho họ.
Đây là một điều không thể chấp nhận được và vô cùng sỉ nhục cho lịch sử dân tộc Việt Nam.
Quý vị là những bậc nghiên cứu thâm sâu về lịch sử Việt Nam, chúng tôi không dám dùng vải thưa che mắt thánh, chỉ xin lược lại một vài dữ kiện như sau:
Từ ngàn xưa vó ngựa xâm lăng của quân Tầu luôn dầy đạp lên xứ sở của chúng ta. Nhưng chúng đã gặp phải những đoàn quân dân tộc của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, Ngô Quyền, Lê Đại Hành đánh cho tan tác mộng xâm lăng
Đi xa hơn Tướng quân Lý Thường Kiệt đã Bắc tiến phạt Tống. Đoàn quân thủy binh thiện chiến thời nhà Trần của Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo đánh tan đạo quân của Ô Mã Nhi tạo nên chiến thắng Bạch Đằng lẫy lừng thiên niên kỷ.
Có được những chiến công hiển hách đó chính là nhờ Đức vua Lý Thái Tổ vì cơ nghiệp lâu dài của dân tộc đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về kinh thành Thăng Long, nơi ngài gọi là Ngọa Hổ Tàng Long, nơi địa linh nhân kiệt tức là vùng đất linh thiêng sản sinh anh hùng hào kiệt.
Đức Lê Thái Tổ hoàng đế đã chiến thắng quân Minh xâm lược sau 10 năm gian khổ kháng chiến và bản văn Bình Ngô Đại Cáo của Người Thi Sĩ Lớn dân tộc là tiên sinh Nguyễn Trải, một lần nữa khẳng định nền độc lập và tự
chủ của nước Nam, thể theo tinh thần bài thơ Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư năm 981 của ngài Pháp Thuận thiền sư trong cuộc chiến chống quân Tống xâm lược. Bài thơ Thần Nam Quốc Sơn Hà và Bình Ngô Đại Cáo là hai bản Tuyên Ngôn Độc Lập duy nhất của dân tộc Việt Nam từ hơn 5000 năm lịch sử.
Quang Trung Hoàng Đế Nguyễn Huệ, với tinh thần văn hiến chi bang đã cùng ba quân đánh đuổi quân Thanh xâm lược ra khỏi kinh thành Thăng Long năm 1789.
Thời cận đại, các chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, hậu duệ của Hoàng đế Trần Nhân Tông, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã anh dũng kịch chiến với quân Tầu cộng xâm lược trên biển Thái Bình Dương để bảo vệ chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Những người hậu duệ đó đã anh dũng đánh chìm nhiều tàu chiến của Hải quân Tầu cộng, và gây sát thương không ít cho quân Tầu, cấp cao nhất có mặt tại chỗ bị tử thương là cấp Đô đốc. Hơn 50 chiến sĩ Hải quân VNCH đã an nghĩ giấc ngàn thu trong lòng mẹ đại dương và người hạm trưởng Hải quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà đã cùng với chiến hạm HQ10 vĩnh viễn ở lại chiến trường
Năm 1979, chiến tranh biên giới Việt Trung xảy ra, lại bao nhiêu sinh mạng của quân dân Việt bị quân Tầu cộng tàn sát; trận chiến núi Lão Sơn năm 1984, vì bị sự phản bội từ một sĩ quân quân báo cao cấp (đến năm nay 2010 viên sĩ quan này vẫn chưa bị đưa ra xét xử) trong bộ chính trị cộng sản Việt Nam, nên Tầu cộng đã có dịp tàn sát 3700 binh lính trong quân đội Việt Nam cộng sản; năm 1988, 64 binh sĩ hải quân CSVN đã bị quân Tầu cộng giết chết khi họ chiến đấu để bảo vệ quần đảo Trường Sa.
Thiết nghĩ, ôn lại bao nhiêu dữ kiện lịch sử như vậy cũng đã đủ.
Do đó, việc mừng lễ lớn Thăng Long ngàn năm tuổi lại trùng vào quốc khánh Tầu cộng là điều khó thể chấp nhận được và đó là một điều vô cùng sỉ nhục cho lịch sử Việt Nam cũng như tủi nhục cho anh linh những người đã nằm xuống trong các trận chiến chống quân Tầu xâm lăng từ hơn 5000 năm qua của dân tộc.
Chúng tôi khẩn thiết mong mỏi sự lên tiếng phản đối cho sự thật, vì sự thật của chư quý liệt vị, cũng như phá vỡ sự im lặng để lễ lớn kỷ niệm Thăng Long ngàn năm tuổi không là ngày 1/10/2010 mà dời lại vào tháng 12/2010 là thời điểm mà cung Thúy Hoa, thành Thăng Long hoàn tất và cũng là thời điểm phù hợp với lịch sử nước nhà.
Với uy tín lớn của chư quý liệt vị, thiết nghĩ sẽ tạo được sự quan tâm hơn nữa của dư luận người Việt trong và ngoài nước cũng như những người đã quyết định chọn 1/10/2010 làm ngày lễ lớn kỷ niệm Thăng Long ngàn năm tuổi.
Sử gia Trần Gia Phụng đã viết trong bài Ngàn Năm Gương Cũ (phổ biến ngày 1/09/2010): Kỷ niệm ngàn năm Thăng Long là để tưởng nhớ đến sự kiện lập đô hết sức trọng đại của Lý Thái Tổ và tưởng nhớ đến quá trình sống còn của dân tộc với kinh đô Thăng Long, mà CSVN lại tổ chức vào ngày quốc khánh Trung Quốc, là một hành vi quốc nhục, xỉ vả vào lịch sử Thăng Long, lăng nhục lịch sử dân tộc. Tuyệt đại đa số người Việt Nam không chấp nhận thái độ khinh mạn nầy của CSVN. Lễ kỷ niệm chỉ diễn ra vài ngày phù du, nhưng vết nhơ quốc nhục do đảng CSVN gây ra sẽ được dân chúng truyền tụng thiên thu, theo như câu ca dao: "Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ."
Chỉ có mấy dòng chữ, nhưng sức nặng có đến ngàn cân, đảng cộng sản Việt Nam làm sao có thể chịu được sức nặng ngàn cân này? Trân trọng cám ơn sử gia Trần Gia Phụng.
Xương máu của dân Việt đã đổ xuống quá nhiều qua các cuộc chiến, xin góp phần để cho xương máu đừng đổ thêm. Cũng như lịch sử Việt Nam đã bị hoen ố xin đừng để hoen ố hơn nữa.
Kính Mừng Thăng Long 1000 Năm Tuổi
Tẩy Chay Quốc Khánh và Thần Phục Xưng Chư Hầu
Với Tầu Cộng Ngày 1/10/2010 của đảng Cộng sản Việt Nam
Dưới Tiêu Đề " Đại Lễ Khai Mạc Kỷ Niệm 1000
Năm Thăng Long - Hà Nội"
Một vài tâm tình của người chép sử gởi tới các sử gia, nhà nghiên cứu Dương Trung Quốc, Lê Mạnh Thát, Nguyễn Văn Nhật, Phan Huy Lê, Nguyễn Hùng Kiệt, Trần Nhu, Hoàng Cơ Thụy, Nguyễn Huệ Chi và Trọng Đạt.
Trân trọng
Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc, Tổng thư ký Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam và Tinh Thần Trúc Lâm Yên Tử tại Âu Châu.