lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

quân lực việt nam cộng hòa, bộ quốc phòng

Là Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa,

Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.

Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.

Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.

Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.

Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.

Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.

---------------

Quân Sử Sư Đoàn 7 Bộ Binh Việt-Nam Cộng-Hòa

sư đoàn 7 bộ binh quân lực việt nam cộng hòa

mekongrepublic.com

Nguyên là Sư đoàn 4 Dã chiến, Bộ Tư lệnh đóng tại căn cứ Đồng Tâm, tỉnh Định Tường, chịu trách nhiệm Tiểu khu Kiến Tường-Kiến Phong-Kiến Hòa-Hậu Nghĩa-Long An-Gò Công. Dưới thời Đại tá Huỳnh Văn Tồn, Sư đoàn 7 Bộ binh bị Thiếu tướng Lâm Văn Phát và Ðại tá Phạm Ngọc Thảo móc mối tham gia cuộc binh biến ngày 19 tháng 2/1965 chống Đại tướng Nguyễn Khánh.

Sư đoàn 7 Bộ binh vốn là một đơn vị của Quân đoàn 4 mang danh là “Sư đoàn Tìm và Tránh địch”, sau khi bị tổn thất nặng trong trận Ấp Bắc (1/1963) do tình báo nội tuyến. Từ sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam và Chuẩn tướng Trần Văn Hai, SD 7 BB dần dần trở thành sư đoàn thiện chiến nhất của QLVNCH ở miền Tây. Ở Bến Tre, tỉnh Kiến Hoà, SD 7 BB là lực lượng chính gây nên nhiều khó khăn cho Cộng quân do hầu hết binh sĩ của Sư đoàn được tuyển mộ ở vùng châu thổ sông Cửu Long nên họ thông thuộc các vùng hoạt động khiến CSBV và Việt Cộng tay sai không còn khả năng tung ra những cuộc tấn công quấy rối. Với 4 lần được tưởng thưởng Anh Dũng Bội Tinh cấp Sư đoàn, SD 7 BB đã được mang dây biểu chương và khăn quàng màu Anh Dũng Bội Tinh (đỏ).

Năm 1974, Sư đoàn tung ra một cuộc hành quân lớn để càn quét Cộng quân khỏi mật khu Tri Pháp ở vùng giáp ranh ba tỉnh Định Tường-Kiến Tường-Kiến Phong. Tri Pháp vốn là mật khu của CSBV chưa bao giờ bị tấn công do vị trí phòng thủ kiên cố. SĐ 7 BB đã gây tổn thất nặng cho địch đến nổi Cộng quân phải che dấu sự thất bại vì e sợ tinh thần bộ đội suy sụp.

Tháng 4/1975, khi cuộc chiến đã gần tàn, SĐ 7 BB vẫn anh dũng chiến đấu đánh bại Cộng quân khi chúng muốn cắt quốc lộ 4, con đường duy nhất nối vùng Châu thổ Cửu Long với Thủ đô Sài Gòn.

Sư đoàn tan hàng ngày 30 tháng 4/1975, tại căn cứ Đồng Tâm, Định Tường. Hai giờ 30 chiều cùng ngày, sau khi nhận được lệnh chờ bàn giao của Tổng thống Dương Văn Minh, Chuẩn tướng Trần Văn Hai đã triệu tập tất cả sĩ quan thuộc cấp ngỏ lời cám ơn cùng chào từ giã. Đồng thời ông ra lệnh cho tất cả mọi người trở về gia đình, tránh đụng độ với địch quân, đổ máu vô ích. Sau đó ông về văn phòng uống thuốc độc tuẫn tiết.

Chỉ huy


6/1955

Đại tá

Tôn Thất Xứng

4/1957

Trung tá

Ngô Dzu

3/1958

Đại tá

Trần Thiện Khiêm

3/1959

Đại tá

Huỳnh Văn Cao

12/1962

Đại tá

Bùi Đình Đạm

11/1963

Đại tá

Phạm Văn Đổng

12/1963

Đại tá

Lâm Văn Phát

2/1964

Đại tá

Bùi Hữu Nhơn

3/1964

Đại tá

Huỳnh Văn Tồn

9/1964

Chuẩn tướng

Nguyễn Bảo Trị

10/1965

Đại tá

Nguyễn Viết Thanh

7/1968

Chuẩn tướng

Nguyễn Thanh Hoàng

1/1970

Đại tá

Nguyễn Khoa Nam

11/1974

Chuẩn tướng

Trần Văn Hai

Tiểu sử các vị tư lịnh

Thiếu tướng Tôn Thất Xứng
Chỉ huy trưởng trường Chỉ huy Tham mưu (Đại học Quân sự, Đà Lạt) (11/1964 đến 1966), rời quân ngũ (1967).

Trung tướng Ngô Dzu
Trung tá Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 (1963), Đại tá Tham mưu trưởng Quân đoàn 1 (2/1964), Phụ tá Tư lệnh Quân khu 3 (1965-1966), sau đó về Bộ ...

Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao
Trung tá Tham mưu trưởng Tham mưu Biệt bộ Phủ Tổng thống (1956), thăng cấp Đại tá trong thời gian làm Tư lệnh SĐ 7 BB, thăng Thiếu tướng giữ ...

Thiếu tướng Bùi Đình Đạm
Đại tá Tham mưu trưởng SĐ 7 BB (1960), Giám đốc Nha Động viên Bộ Quốc phòng (11/1965), Tổng Giám đốc Tổng nha Nhân lực Bộ Quốc phòng (9/1973)

Thiếu tướng Phạm Văn Đổng
Tên thật là Nùng Khánh Lâm, Đại tá Tư lệnh phó QĐ 3-QK 3 (1963), Tư lệnh Biệt khu Thủ đô (10/1964), giải ngũ (1966). Tháng 9/1969, ông đảm nhận ...

Thiếu tướng Lâm Văn Phát
Đại tá Tổng Giám đốc Nha Bảo an Dân vệ (ĐPQ/NQ) (1960). Mặc dù không tham gia đảo chánh lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm sau ngày 1 tháng ...

Thiếu tướng Bùi Hữu Nhơn
Sau khi làm Chỉ huy trưởng Pháo binh (8/1955), Trung tá Nhơn rời binh chủng Pháo binh theo học khóa Chỉ huy và Tham mưu tại Fort Leavenworth (Kansas). Sau ...

Đại tá Huỳnh Văn Tồn
Tham gia cuộc “Biểu dương lực lượng” chống Trung tướng Nguyễn Khánh ngày 13 tháng 9/1964 bất thành, bị cho giải ngũ.

Trung tướng Nguyễn Bảo Trị
Đại tá Tư lệnh Khu Chiến thuật Tiền Giang (1964), thăng chức Chuẩn tướng Tư lệnh SĐ 7 BB (9/1964), thăng Thiếu tướng (11/1965), giữ chức Tư lệnh QĐ 3 ...

Trung tướng Nguyễn Viết Thanh
Đảm nhận chức vụ Tư lệnh SĐ 7 BB khi vừa thăng cấp Đại tá, thăng Chuẩn tướng giữa năm 1966, thăng Thiếu tướng tháng 6/1968 giữ chức vụ Tư ...

Chuẩn tướng Nguyễn Thanh Hoàng
Tư lệnh phó QĐ 4-QK 4 đặc trách Hành quân (1972), Tư lệnh phó QĐ 2-QK 2 (1974), Chánh Thanh tra Quân đoàn 2, giải ngũ vào tháng 4/1974.

Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam
Đại úy Trưởng ban 3 TĐ 3 ND (1961), Trưởng phòng 4 LĐ ND (1964), thăng cấp Thiếu tá (1965), Trung tá sau cuộc hành quân Liên Kết 66, Quảng ...

Chuẩn tướng Trần Văn Hai
Trong thời gian làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Phú Yên (1965), ông được thăng cấp Trung tá. Vì không dùng công xa để đưa đón vợ Thiếu tướng ...

Nguyễn Hữu Có - Trung tá Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh số 31, tiền thân của SĐ 7 BB (1/1955 đến 6/1955)

Lý Tòng Bá - Đại úy Đại đội trưởng Đại đội 7 Cơ giới của SĐ 7 BB (1962)

Nguyễn Hữu Có - Tư lệnh SĐ 7 BB (5 ngày) thay Đại tá Bùi Đình Đạm ngày 1 tháng 11/1963

Lâm Quang Thi - Tư lệnh phó SĐ 7 BB (1964)

Lê Văn Thân - Đại tá Tư lệnh phó SĐ 7 BB (1971)

Phạm Ðình Chi - Tham mưu trưởng SĐ 7 BB (1972)

Lê Văn Mạnh - Thuyên chuyển về SĐ 7 BB (4/1972)

Huỳnh Văn Chính - Tư lệnh phó SĐ 7 BB đặc trách Hành quân (1973)

Thiết Đoàn 6 Kỵ Binh - Tan hàng (30/4/1975, xem SĐ 7 BB)

Trung Đoàn 12 Bộ Binh - Tan hàng (30/4/1975, xem SĐ 7 BB)

Tiểu Đoàn 7 Truyền Tin - Tan hàng (30/4/1975, xem SĐ 7 BB).

Trung Đoàn 11 Bộ Binh - Tan hàng (30/4/1975, xem SĐ 7 BB)

Trung Đoàn 10 Bộ Binh - Tan hàng (30/4/1975, xem SĐ 7 BB)

Các Đơn vị trực thuộc

Chiến Đoàn 310:  Là đơn vị cơ hữu của SĐ 7 BB. Chiến đoàn Đặc nhiệm với Trung đoàn 10 BB là đơn vị nồng cốt.

Pháo Binh SĐ 7 BB: Gồm các Tiểu đoàn 71, 72, 73 và 74. Chỉ huy là Đại tá Nguyễn Khắc Thiệu (1975)

Thiết đoàn 6 Kỵ Binh: Nguyên là lực lượng trừ bị cho Bộ Tổng Tham mưu (1963-1969). Hậu cứ đóng tại Mỹ Tho, trang bị thiết vận xa M-113, tham dự chiến dịch Svay Rieng giải vây căn cứ biên phòng Long Khốt (3/1974). Đêm 30 tháng 4/1975, Cộng quân tiến vào Mỹ Tho đánh chiếm Dinh Tỉnh trưởng và căn cứ Giang đoàn Hải quân Chương Dương, đồng thời phá hủy một số thiết vận xa M-113 của TĐ 6 KB.

Tiểu đoàn 7 Công Binh: Là đơn vị cơ hữu của SĐ 7 BB

Tiểu đoàn 7 Truyền Tin: Là đơn vị cơ hữu của SĐ 7 BB. Trung tá Bùi Văn Hạp chỉ huy (1974)

Trung Đoàn 10 Bộ Binh: Là đơn vị cơ hữu của SĐ 7 BB. Tiểu đoàn 3/10 tham dự cuộc hành quân tại Trúc Giang (Bến Tre), tỉnh Kiến Hòa (10/1967); Tiểu đoàn 4/10 tham dự cuộc hành quân tại Bến Tre.

Trung Đoàn 11 Bộ Binh: Là đơn vị cơ hữu của SĐ 7 BB. Tiểu đoàn 2, 3/11 sau trận Mậu Thân 1968, Cộng quân treo giải thưởng cho ai hạ sát được hai Tiểu đoàn Trưởng TĐ 2/11 và 3/11 BB, là hai đơn vị gây thiệt hại nặng cho chúng.

Trung Đoàn 12 Bộ Binh: Là đơn vị cơ hữu của SĐ 7 BB. Đơn vị trực thuộc gồm ĐĐ 3/4/12 BB. Đại tá Đặng-phương-Thành là trung đoàn trưởng. Người đã tạo ra chiến thắng Bến-Tranh lẫy lừng và được ân thưởng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Tờ Paris Match đã đến tận nơi xảy ra giao tranh để phỏng vấn đại tá Thành.

Các Chiến trường tham dự:

Ấp Bắc (1/1963)

Biệt khu 44 Chiến thuật (1968)

Quân khu 4 (1972)

Svay Rieng (3/1974)

http://www.mekongrepublic.com/vietnam/...sChild=

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site