lịch sử việt nam
Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook
6 Điều Tâm Niệm Của Chiến Sĩ Việt-Nam Cộng-Hỏa
Là Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa,
Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.
Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.
Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.
Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.
Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.
Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.
***
Quân Sử Sư Đoàn 2 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Nguồn: MekongRepublic.com
Nguyên là Liên đoàn 32 Dã chiến được đổi danh thành, Bộ Tư lệnh Sư đoàn đóng tại Sơn Trà (Sơn Chà), Quảng Nam (6/1957), sau dời về Quảng Ngãi (1965, Biệt khu 12 Chiến thuật). Sư đoàn 2 BB đã được tuyên dương công trạng với chiến công phá tan mật khu Đỗ Xá tháng 5/1970 (Hành quân Quyết Thắng 63). Năm 1971, Bộ Tư lệnh Sư đoàn dời về căn cứ Chu Lai, Quảng Ngãi, tiếp nhận từ Sư đoàn 23 Bộ binh Hoa Kỳ.
Cho đến năm 1972, Sư đoàn 2 BB chịu trách nhiệm khu vực nam Hải Vân ở Quân khu 1, bao gồm ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi. Bộ Tư lệnh Sư đoàn đặt ở căn cứ Chu Lai cùng với Thiết đoàn 4 Kỵ binh, Trung đoàn 5 hoạt động gần Hội An (Quảng Nam), Trung đoàn 6 tại căn cứ Artillery Hill (Quảng Tín) và Trung đoàn 4 tại căn cứ Bronco (Quảng Ngãi). Do vùng trách nhiệm rộng lớn, Sư đoàn 2 BB cũng được trợ lực bởi 6 tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng.
Do Trung đoàn 5 và 6 của Sư đoàn 2 BB bị thiệt hại sau các trận đánh với Sư đoàn 711 CSBV, hai trung đoàn này được bổ sung quân số bằng cách đôn quân từ lực lượng Địa phương quân-Nghĩa quân trong hai tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngãi. Trung đoàn 4 tăng cường cho Sư đoàn Nhảy dù ở mặt trận Quảng Trị được trở về. Sư đoàn 2 BB được tăng cường thêm Trung đoàn 2 của Sư đoàn 3 BB để đảm nhiệm phần lãnh thổ trách nhiệm chạy dài 150km dọc quốc lộ 1 đến biên giới tỉnh Bình Định của Quân khu 2.
Cuối tháng 9/1972, Trung đoàn 5 BB tăng cường cho Tiểu đoàn 77 BĐQ Biên phòng nhưng vẫn không giữ được Tiên Phước, Quảng Tín. Đại tá Nhựt cho mở các cuộc hành quân tập trung vào tỉnh Quảng Ngãi nơi Sư đoàn 2 CSBV và Trung đoàn 52 của Sư đoàn 320 vừa chuyển về từ mặt trận Kontum. Đầu tiên là hành quân tái chiếm Tiên Phước do Trung đoàn 6 BB và Trung đoàn 2 (SD 3 BB). Tiếp theo đó Trung đoàn 4 và 5 BB cùng Liên đoàn 2 BDQ và Tiểu đoàn 78 BĐQ Biên phòng, được Thiết đoàn 4 Kỵ binh yểm trợ mở cuộc hành quân giải tỏa Mộ Đức và Đức Phổ, Quảng Ngãi, đang bị áp lực của Trung đoàn 52 và Sư đoàn 3 Sao Vàng. Sau thắng lợi Tiên Phước, Trung đoàn 6 và Liên đoàn 1 BĐQ mở cuộc hành quân giải tỏa khu vực bán đảo Ba Làng An (với ngôi làng Mỹ Lai). Sau đó Trung đoàn 5 BB cố gắng trái chiếm lại Ba Tơ từ Trung đoàn 52 CSBV nhưng không thành công.
Tháng 3/1975, cùng ngày Ban Mê Thuột bị tấn công, Cộng quân đã tiến chiếm các quận Tiên Phước và Hậu Đức, cách thị xã Tam Kỳ 20km về phía tây, gây nhiều tổn thất cho Liên đoàn 916 ĐPQ. Trong khi Huế đang ở vào cao độ của cuộc chiến thì tại Quảng Nam và Quảng Tín, từ ngày 16 tháng 3/1975 đến ngày 21 tháng 3/1975 Cộng quân tung một trung đoàn thuộc Tỉnh đội Quảng Nam đánh chiếm vùng Bình Tú, quận Thăng Bình, phía bắc Tam Kỳ.
Sau khi mất quận Tiên Phước, Bộ Tư lệnh Tiền phương Sư đoàn 2 Bộ binh dời về đóng tại trường trung học thị xã Tam Kỳ. Sáng ngày 24 tháng 3/1975, một biệt đội Đặc công và hai chiến xa PT-76 của Cộng quân đã lọt vào thị xã Tam Kỳ, tỉnh lỵ tỉnh Quảng Tín. Do bị tấn công bất ngờ, binh sĩ trú phòng đã không kịp có phản ứng nên Cộng quân đã chiếm được thị xã này. Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy Tiểu khu Quảng Tín, Bộ Tư lệnh Tiền phương SĐ 2 BB và Bộ Chỉ huy TRĐ 5 BB đang đóng ở thị xã Tam Kỳ đã phải rút quân về vùng hoạt động của SĐ 3 BB ở phía bắc quận Thăng Bình, rồi từ đó về Đà Nẵng.
Ngày 25 tháng 3/1975, SD 2 BB rút từ căn cứ Chu Lai ra Cù Lao Ré, Lý Sơn, khoảng 2.000 binh sĩ về đến Huế và được chuyển vận vào Bình Tuy tái chỉnh trang. Ngày 12 tháng 4/1975, SĐ 2 BB di chuyển ra phòng tuyến Phan Rang, ngoại trừ TRD 6 BB, do bị tổn thất trên đường rút lui từ miền Trung về, được Quân đoàn 3 tăng phái cho Tiểu khu Bình Tuy để phòng thủ bảo vệ phi trường.
Tại Phan Rang, Trung đoàn 4 BB được điều động thay thế TĐ 5 ND phòng thủ mặt tây phi trường. Đại tá Trương Đăng Liêm, Trung đoàn trưởng TRĐ 4 BB, được đề cử giử chức vụ Tỉnh trưởng Phan Rang thay Đại tá Trần Văn Tự. Trung đoàn 5 BB cùng một tiểu đoàn Địa phương quân của Tiểu khu Ninh Thuận có nhiệm vụ phòng thủ trung tâm thị xã. Ngày 16 tháng 4/1975, phòng tuyến Phan Rang bị tràn ngập, các đơn vị phòng thủ trên đường rút về Phan Thiết, trong đó có SĐ 2 BB, coi như tan hàng.
Tiểu sử Đơn vị trưởng |
● Trung tướng Tôn Thất Đính Con nuôi Cố vấn Ngô Đình Cẩn, Thiếu tướng Tư lệnh Vùng 3 Chiến thuật, kiêm Tổng trấn Sài Gòn–Gia Định (1963), tham dự cuộc đảo chánh do người Mỹ ... |
● Thiếu tướng Dương Ngọc Lắm Trung tá Thanh tra kiêm Chỉ huy trưởng Thiết giáp (3/1955), sau khi rời binh chủng Thiết giáp thăng Ðại tá, Tư lệnh SD 2 BB (8/1958), Tổng Giám đốc ... |
● Thiếu tướng Lâm Văn Phát Đại tá Tổng Giám đốc Nha Bảo an Dân vệ (DPQ/NQ) (1960). Mặc dù không tham gia đảo chánh lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm sau ngày 1 tháng ... |
● Thiếu tướng Tôn Thất Xứng Chỉ huy trưởng trường Chỉ huy Tham mưu (Đại học Quân sự, Đà Lạt) (11/1964 đến 1966), rời quân ngũ (1967). |
● Trung tướng Ngô Dzu Trung tá Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 (1963), Đại tá Tham mưu trưởng Quân đoàn 1 (2/1964), Phụ tá Tư lệnh Quân khu 3 (1965-1966), sau đó về Bộ ... |
● Chuẩn tướng Nguyễn Thanh Sằng Giữ chức Tư lệnh SĐ 22 BB hai lần (11/1963 và 3/1965), thăng Chuẩn tướng tháng 10/1964, Tư lệnh phó QD 4-QK 4 đặc trách Hành quân (1972-1973), giải ngũ ... |
● Trung tướng Hoàng Xuân Lãm Thăng cấp Đại tá sau ngày 1 tháng 11/1963, sau đó được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh SD 23 BB, thăng cấp Chuẩn tướng (8/1964), Tư lệnh SD ... |
● Trung tướng Nguyễn Văn Toàn Nickname Quế tướng công (do dính líu đến vấn đề khai thác quế ở quận Quế Sơn, Quảng Tín ?!), Đại tá Tư lệnh phó SD 1 BB, thăng cấp ... |
● Chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp Đại úy Thiết giáp chỉ huy đoàn xe đi bắt anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm, bị nghi ngờ là có liên can (hay biết) đến cái chết của ... |
● Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt Sau khi chỉ huy TĐ 1 TQLC tham gia cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11/1963 Tổng thống Ngô Đình Diệm, thăng chức Thiếu tá, giữ chức vụ Tư lệnh ... |
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử