lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Quân Sự Việt Nam Quân Đoàn I Quân Khu I Việt Nam Cộng Hòa 

quân sự việt nam

 

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

Quân Đoàn I Và Cuộc Lui Binh 

...

Cùng lúc, Tướng Trưởng cho SĐ 22 BB cùng với lực lượng Tiểu khu Quảng Ngãi, rút về đảo Ré nằm ngoài khơi cách Chu Lai chừng 30 km.

3/1975 - Tại Huế, các đơn vị của Sư đoàn 1 BB và các đơn vị yểm trợ phòng ngự ở phía bắc và khu vực cận sơn ở phía đông Thành phố Huế được lệnh rời bỏ phòng tuyến chuyển quân về để cùng với Bộ Tư lệnh Sư đoàn rút quân khỏi chiến trường Trị Thiên. Trong khi đó, các tiểu đoàn Bộ binh và Biệt Động Quân đang án ngữ phòng tuyến dọc trên Quốc lộ 1 được lệnh di chuyển về bờ biển và tập trung tại các điểm hẹn để tàu Hải Quân vào đón.

Theo kế hoạch tổng quát, Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân Đoàn 1 do Trung tướng Lâm Quang Thi chỉ huy sẽ chịu trách nhiệm điều động và kiểm soát cuộc rút quân này. Về phương tiện vận chuyển, Bộ Tư lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên hải do Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại làm Tư lệnh có nhiệm vụ cung cấp tối đa tàu thuyền để chở tất cả các đơn vị thuộc SĐ 1 BB, TQLC, BĐQ và lực lượng quân sự của hai Tiểu khu Thừa Thiên và Quảng Trị vào Đà Nẵng. Bộ Chỉ huy Quân vận Quân Khu 1 sẽ sử dụng LCU để đưa các đơn vị từ bờ ra tàu. Công binh sẽ lập những cầu phao tại các cửa sông để đoàn quân đi qua.

Sau khi Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm, Tư lệnh SĐ 1 BB, tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn trong căn cứ Giạ Lê phổ biến lệnh rút quân khỏi Huế, thì một giờ sau đó, cảnh tượng hỗn loạn đã diễn ra tại Bộ Chỉ huy của các đơn vị trực thuộc.

Theo ghi nhận của Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Sư đoàn TQLC, do lệnh rút quân quá nhanh, các đơn vị không có thời gian chuẩn bị nên kế hoạch rút quân đã không thể thực hiện đúng theo thời biểu. Cũng theo Thiếu tướng Lân, khi Trung tướng Trưởng quyết định cho rút quân khỏi Thừa Thiên và Thành phố Huế thì LĐ 147 TQLC đang hoạt động tại chiến trường này. Bộ Chỉ huy Lữ đoàn đóng tại căn cứ Tân Mỹ ở cửa Thuận An, hai tiểu đoàn đang phòng thủ tại phòng tuyến An Lỗ, cách trung tâm Thành phố Huế khoảng 17 km, tiểu đoàn thứ ba đang phòng thủ ở phía bắc quận Hương Điền và ở phía nam của sông Mỹ Chánh.

Trước tình hình đó, nhiều đơn vị đã tự rút quân bằng phương tiện tự túc. Một đơn vị TQLC rút theo Quốc lộ 1 để vượt qua đèo Hải Vân vào Đà Nẵng đã bị Cộng quân phục kích chận đánh và bị tổn thất nặng. Bộ Chỉ huy LĐ 147 TQLC và một số đại đội do Đại tá Nguyễn Thế Lương, Lữ đoàn trưởng chỉ huy, từ Thuận An đi bộ dọc theo bờ biển để về hướng Đà Nẵng. Trên đường đi, đoàn quân đã được LCU và tàu Hải Quân vào đón. Trong khi điều động quân sĩ lội ra tàu, Đại tá Lương đã bị thương ở chân.

Một tiểu đoàn TQLC và một số đơn vị Bộ binh cũng rút theo đường biển nhưng khi đến phá Tam Giang ở cửa Tư Hiền thì gặp phải con sông chắn ngang quá rộng, trong khi phía bên kia sông đã bị Cộng quân chiếm giữ. Một số chiến binh quyết vượt sông nhưng đã bị tử thương do đạn Cộng quân. Theo ước tính của Thiếu tướng Lân thì chỉ có một số nhỏ quân nhân TQLC vào đến Đà Nẵng, số đông còn lại bị tử thương vì trúng đạn pháo kích hoặc bị kẹt lại ở Huế. Những người bị kẹt lại đã lập thành từng đội quyết tử với Cộng quân cho đến khi hết đạn.

Về phần SĐ 1 BB, các tiểu đoàn của các Trung đoàn 1, 3, 51 và 54 BB và các đơn vị thống thuộc như Thiết giáp, Pháo Binh, cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Một số được tàu Hải Quân chở, một số khác mở đường máu ven theo Quốc lộ 1 hoặc ven theo biển, phần lớn đã hy sinh trên đường rút quân.

Nhận định tổng quát về cuộc rút quân khỏi Huế, Đại tướng Cao Văn Viên ghi nhận rằng trong cuộc hành trình triệt thoái này, thì chỉ có 1/3 số quân nhân về đến Đà Nẵng được. Nhưng khi về đến Đà Nẵng, thì họ tự động bỏ hàng ngũ đi tìm gia đình và thân nhân. Chỉ còn các đơn vị TQLC là giữ được trọn vẹn tình hình.

3/1975 - Sáng ngày 25 tháng 3/1975, tại cửa Tư Hiền biển động mạnh nên tàu Hải Quân đến trễ. Cầu phao tại cửa sông cũng chưa hoàn tất kịp để sử dụng. Đến trưa thì thủy triều lên cao, không làm sao ra tàu được. Lúc đó, Cộng quân biết được có các cuộc chuyển quân nên bắt đầu pháo kích dồn dập vào các vị trí điểm hẹn để tàu đến đón. Bộ Tư lệnh Tiền phương QĐ 1 từ Mang Cá chuyển về đặt tại căn cứ Tân Mỹ cũng bị pháo kích nặng. Hỗn loạn đã diễn ra, do đó chỉ có khoảng 30% binh sĩ về đến Đà Nẵng được. Nhưng một số đông khi vừa về Đà Nẵng đã rời đơn vị đi tìm gia đình và thân nhân. Riêng các đơn vị TQLC là còn giữ được trọn vẹn đội hình.

Về đến Đà Nẵng, một số sĩ quan của bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 BB trình diện Bộ Tư lệnh QĐ 1. Riêng Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm, Tư lệnh Sư đoàn 1 BB, đã ghé thăm Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh SD 3 BB, tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 ở căn cứ Hòa Khánh để nhờ giúp cho một số máy móc truyền tin đã bị thất lạc trên đường chuyển quân. Sư đoàn 1 BB cần gấp để liên lạc giữa các cánh quân vì theo Tướng Điềm còn rất nhiều quân nhân bị kẹt ở các bãi gần Thuận An và Tư Hiền.

Tướng Điềm cũng cho biết ông và Trung tướng Lâm Quang Thi đã hứng pháo kích của Cộng quân ở bãi biển khi điều động các đơn vị rút quân. Sau đó ông và Tướng Thi vào Đà Nẵng bằng tàu Hải Quân thay vì đi bằng trực thăng. (Các Tư lệnh Sư đoàn bộ binh, Tư lệnh phó và Tư lệnh Quân Đoàn đều có trực thăng riêng, nhưng trong ngày rút quân, Tướng Thi và Tướng Điềm đã từ chối sử dụng phương tiện

3/1975 - Trong cảnh hỗn loạn tại Quân Khu 1 lúc đó, Hải Quân VNCH đã thành lập Phân đội Bắc, gồm nhiều chiến hạm, chiến đĩnh đổ bộ vào cửa Thuận An, Huế, di tản quân dân về Đà Nẵng. Do bởi các phi trường gần như bị tê liệt vì bị pháo kích, Hải Quân trở thành phương tiện di tản chính. Chiều ngày 26 tháng 3/1975, Phân đội Nam gồm có HQ 802, HQ 505, HQ 404, Liên đoàn Đặc nhiệm Chu Lai, một số Giang vận hạm tăng phái, được giao nhiệm vụ vào Chu Lai đón SD 2 BB ra đảo Lý Sơn (Cù lao Ré).

Ngày 26 tháng 3/1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng gặp Trung tướng Lâm Quang Thi, các Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Nguyễn Duy Hinh, và Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm để bàn về kế hoạch lập tuyến phòng thủ bảo vệ Đà Nẵng. Theo đó, các đơn vị còn lại của SD 1 BB sẽ tập trung tại Nam Ô (phía nam đèo Hải Vân) và sẽ cùng với lực lượng Thiết giáp và Pháo Binh phụ trách phòng thủ từ đèo Hải Vân về đến gần Hòa Khánh. SĐ 3 BB sẽ bảo vệ phòng tuyến “vàng” dọc theo phía bắc sông Thu Bồn về đến gần Hòa Cầm. SD TQLC là lực lượng tổng trừ bị sẽ phụ trách khu vực phía tây Đà Nẵng và các khu vực trọng yếu.

Về phần SĐ 2 BB, ngoài TRĐ 5 BB và Bộ Chỉ huy Tiền phương từ Tam Kỳ về Đà Nẵng trong ngày 24 tháng 3/1975, các đơn vị còn lại của Sư đoàn này đã tập trung về căn cứ Chu Lai, nơi bộ Tư lệnh Sư đoàn đặt bản doanh. Một ngày sau, Tướng Trưởng ra lệnh cho Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, Tư lệnh SĐ 2 BB, cho rút toàn bộ lực lượng tại Chu Lai ra Cù lao Ré thuộc lãnh hải tỉnh Quảng Ngãi.

Theo nhận xét của Đại tướng Cao Văn Viên ghi trong hồi ký của ông, cuộc di chuyển từ Chu Lai ra đảo Ré bằng tàu diễn ra êm xuôi. Các đơn vị SĐ 2 BB và lực lượng Địa Phương Quân được tàu Hải Quân đến đón và sau đó tập họp lại trên đảo an toàn. Quân sĩ được nghỉ ngơi và được tái tổ chức. Trong cuộc rút quân khỏi căn cứ Chu Lai, Sư đoàn 2 BB không bị áp lực nặng của Cộng quân.

Ngày 26 tháng 3/1975, Đại tướng Viên cử Thiếu tướng Nguyễn Xuân Trang, Tham mưu phó BTTM ra Đà Nẵng để tổng kiểm tra tình hình quân dụng, quân trang tại tổng kho Đà Nẵng và gặp Trung tướng Trưởng để biết về tình trạng quân số tại hàng của các đơn vị tại Quân Khu 1. Một khó khăn lớn đối với Tướng Trưởng và Bộ Tư lệnh Quân Khu 1 lúc bấy giờ là dân chúng từ các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Tín, Quảng Trị, Thừa Thiên chạy giặc dồn về Đà Nẵng. Thành phố có nguy cơ hỗn loạn, chính quyền địa phương bất lực trong việc ổn định tình hình an ninh trật tự. Để giải quyết thực trạng này, ngày 26 tháng 3/1975, Tướng Trưởng đã cử Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc, Tư lệnh phó Quân Khu 1 vào Sài Gòn để yêu cầu chính quyền trung ương có biện pháp giải quyết khẩn cấp tình trạng cư ngụ, sinh hoạt của dân chúng tị nạn. Thế nhưng, chuyến đi Sài Gòn của Tướng Lạc không có kết quả.

3/1975 - Ngày 27 tháng 3/1975, phi cơ dân sự của Hoa Kỳ ra Đà Nẵng để bắt đầu chở người di tản. Theo dự trù thì phi cơ sẽ chuyển mỗi ngày khoảng 14 ngàn người từ Đà Nẵng vào Cam Ranh. Nhưng tin di tản lan truyền nhanh chóng đến độ phi trường tràn ngập người tị nạn. Hàng rào phòng thủ bị phá bỏ, mọi người hỗn loạn úa ra phi đạo để lên phi cơ. Cuối cùng do tình hình vô trật tự không an toàn nên các chuyến di tản phải tạm ngưng. Ngày sau đó có 4 chiếc C130 tìm cách thay thế nhưng chỉ chở được một chuyến rồi ngưng luôn. Chiều ngày 27 tháng 3, một số quân nhân SĐ 2 BB gây áp lực đòi HQ 404 đưa họ về Đà Nẵng. Trong khi hàng chục ngàn dân tị nạn từ Quân Khu 1 về đến Vũng Tàu hay Phú Quốc thì tại phòng tuyến Đà Nẵng, tình hình chiến sự trở nên khốc liệt hơn từ rạng sáng ngày 28 tháng 3/1975.

Tại hải cảng, người di tản bám đông nghẹt cầu tàu. Một số chiến hạm của Hoa Kỳ đến Đà Nẵng nhưng được lệnh thả neo ngoài khơi. Từ bờ sẽ có nhiều phà và thuyền nhỏ vào đón dân chúng ra tàu lớn. Cuộc vận chuyển này diễn ra khá chậm, nhưng kết quả khả quan hơn. Hễ mỗi khi có đủ 10 ngàn người thì tàu chở vào Cam Ranh. Rạng sáng ngày 29 tháng 3, Tướng Trưởng đặt bản doanh tại Căn cứ Hải Quân ở Tiên Sa, Đà Nẵng. Ông ra lệnh cho SĐ 3 BB lập đầu cầu ở phía bắc Hội An, Đà Nẵng, để tàu Hải Quân đến đón. Sau đợt di tản binh sĩ TQLC lần thứ nhất, đến đợt thứ nhì cách đó 6 tiếng, do binh sĩ SĐ 3 BB mất kiên nhẫn, bắn vào chiến hạm, công tác triệt thoái phải ngừng lại.

Đến ngày 1 tháng 4/1975 các tàu này được lệnh chở người tị nạn vào Vũng Tàu và Phú Quốc vì lúc đó Nha Trang cũng đang phải di tản. Đến Phú Quốc, dân chúng phát giác có 10 tên VC trà trộn để xúi giục nên đã xử tử chúng ngay tại bãi.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site