lịch sử việt nam
Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook
Uy tín nhà nước Việt Nam sẽ được gia tăng với thế giới trong vụ xử CHHV sắp tới đây?
Nguyễn-Khoa Thái Anh phỏng vấn luật sư Nguyễn Xuân Phước sau khi vụ án của Cù Huy Hà Vũ được nhà nước hoãn lại 10 ngày.
Hỏi: Trước tiên xin phép được gọi Luật sư Phước bằng anh cho thân mật. Không phải gần chùa gọi bụt bằng anh đâu nhé, vì tôi ở tít tận Cali mà anh thi tận Texas, xa nhau đến hai múi giờ…!
Vừa rồi, nhiều người rất cảm kích chuyện anh đại diện cho gia đình CHHV đệ đơn khởi tố nhà nước Việt Nam lên Liên Hiệp Quốc. Bài phỏng vấn của anh trên Người Việt và nhất là sau đó được thông tin trên BôxitViệtNam là một chuyện đáng ghi nhớ. Anh có nghĩ rằng tác dụng của nó (về việc đưa vụ án này ra công pháp quốc tế) có ảnh hưởng tích cực cho vụ xử luật sư Cù Huy Hà Vũ không? Và nếu có thì anh nghĩ sao về vụ nhà nước Việt Nam đình chỉ vụ này. Có phải họ đang nao núng, tìm cách đối phó với phản ứng của công luận? Theo anh vụ đình hoãn 10 ngày này lợi hại ra sao?
LS Nguyễn Xuân Phước: Cảm ơn Thái Anh đã cho tôi cơ hội chia sẻ một số suy nghĩ về vụ án Cù Huy Hà Vũ. Nhưng Thái Anh tham quá. Hỏi một câu mà thành 3, 4 câu làm cho tôi bội thực. Hơn nữa Thái Anh đặt những vấn đề rất chuyên môn và phức tạp của hệ thống luật quốc tế rất khó để trình bày ngắn gọn và đầy đủ. Do đó, tôi xin trả lời từng luận điểm và tìm cách làm đơn giản từng vấn đề một để mọi người dễ theo dõi.
Luật sư Nguyễn Xuân Phước
Vấn đề đưa hồ sơ của Cù Huy Hà Vũ ra Hội Đồng Nhân Quyền LHQ thật ra chỉ là thủ tục chính thức để HĐNQ xét trường hợp bắt giam tùy tiện. Nếu chúng ta lên website của HĐNQ thì chúng ta đã thấy thông tin về Cù Huy Hà Vũ đã có trên đó trước rồi. Điều nầy có nghĩa Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã có mối quan tâm đặc biệt về trường hợp Cù Huy Hà Vũ trước khi chúng tôi chính thức đệ trình hồ sơ của ông ta.
Về tác dụng của đơn khiếu tố của Cù Huy Hà Vũ lên HĐNQ thì ở một chừng mực nào đó nó có ảnh hưởng tích cực cho vụ án chứ. Chúng ta nên nhớ là đây là vụ án chính trị. Và có lẽ vụ án chính trị lớn nhất từ khi Việt Nam đổi mới, và do đó, nó là vụ án chính trị lớn nhất từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi ghế thủ tướng.
Tôi nhấn mạnh đến giai đoạn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đây là giai đoạn mà Việt Nam đã hội nhập vào cộng đồng thế giới. Vấn đề tư tưởng Mác Lê vô địch muôn năm, hay chủ nghĩa xã hội sẽ chôn vùi chủ nghĩa tư bản, thì ĐCS và nhà nước chỉ nói với nhau nho nhỏ trong nhà, chứ ra ngoài thế giới thì tuyệt đối không hề nói tới vấn đề nầy.
Tôi nói vụ án Cù Huy Hà Vũ là vụ án chính trị lớn nhất từ xưa đến nay vì “tội ác” của ông ta là đặt lại giá trị chủ nghĩa Mác-Lê, sự độc quyền lãnh đạo của đảng CS, đồng thời ông yêu cầu phải có dân chủ, đa đảng và xây dựng cơ chế pháp trị tam quyền phân lập. Quan điểm của ông Hà Vũ về Dân chủ, đa đảng và tam quyền phân lập lại là những tiêu chí và nguyên lý chính trị căn bản của Liên Hiệp Quốc.
Thành ra vụ án Cù Huy Hà Vũ không những đụng chạm đến quyền tự do ngôn luận của người dân mà trở thành phiên toà do nhà nước Việt Nam xét xử tiêu chí và nguyên lý tổ chức của Liên Hiệp Quốc. Trong đơn khiếu tố hồ sơ Cù Huy Hà Vũ lên Hội Đồng Nhân Quyền tôi đã trích dẫn tất cả các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về vấn đề dân chủ, đa đảng và độc lập toà án.
Thời kỳ trước nhiệm kỳ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng các vụ án chính trị chỉ là một họp mặt xử lấy lệ để tuyên án theo quyết định của … “bề trên.” Nhưng hiện nay Việt nam đã hoàn toàn hội nhập thế giới, và cả thế giới đang theo dõi xem Việt Nam có tôn trọng luật chơi chung không qua vụ án nầy.
Như vậy thì sự quan tâm của quốc tế đối với vụ án chắc chắn phải làm cho nhà nước và Đảng Cộng Sản (ĐCS) phải vô cùng thận trọng.
Tình hình nhân dân Bắc Phi và Trung Đông nổi dậy đòi tự do dân chủ và Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết bảo vệ dân chúng nổi dậy chống độc tài cho thấy khi dân đã hết sợ độc tài thì “cái hết sợ” của họ làm cho các chế độ độc tài “rất sợ”. Ước vọng tự do dân chủ của người dân dưới chế độ độc tài ngày nay có cả một thế giới yêu tự do dân chủ đứng đàng sau họ.
Do đó, tôi cho rằng việc hoãn lại ngày xử Cù Huy Hà Vũ phản ảnh sự do dự của nhà nước. Hoặc Việt Nam phải để cho ông Hà Vũ được tự do để mua “tín dụng nhân quyền” với thế giới, để chứng tỏ với thế giới là Việt Nam là một thành viên đáng tin cậy của cộng đồng nhân loại; hoặc nhà nước Việt Nam cho ông đi tù và ‘xù’ giá trị tín dụng nhân quyền, và hành xử như một Gaddafi của Libya. 10 ngày là thời gian dài đủ đề bộ chính trị có thì giờ cân nhắc sự chọn lựa phương thức giải quyết vụ án và hậu quả nghiêm trọng của nó.
Nói chung, tôi cho rằng hoãn ngày xử Cù Huy Hà Vũ là sách lược mua giờ khôn ngoan. Nó có lợi cho cả hai bên bị cáo và nhà nước.
Hỏi: Nếu anh nghĩ rằng công luận hay dư luận quốc tế làm cho nhà nước (hệ thống tòa án) Việt Nam chùn chân phải xét lại thủ tục và bước đi sắp tới của mình, thì có phải pháp luật Việt Nam đã có tiến bộ hơn so với khi trước, vì họ bớt chai mặt, tự ý hay cố tình chà đạp một cách trắng trợn lên quy trình/trình tự pháp lý của một cá nhân mà Anh-Mỹ gọi là due process?
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử