lịch sử việt nam
Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook
Bản Lên Tiếng Thứ 77_ Ngày Quân Lực 26-10 Và Ngày Quân Lực 19-06 (hiệu đính nhân ngày Hoàng-Sa 19-01-2015) Lời góp ý chân thành gởi tới tiến sĩ Nguyễn-đình-Thắng giám đốc BPSOS về việc tổ chức ngày quân lực 19-06-2015 ở Hoa thịnh Đốn
Cách đây khoảng một tháng, hội sử-học Việt-Nam có gởi một thư riêng đến tiến sĩ Nguyễn-đình-Thắng đề nghị suy nghĩ, dời việc tổ chức ngày quân lực 19-06-2015 ở Hoa thịnh Đốn. Lý do đề nghị việc dời lại này đã được nêu lên trong bản lên tiếng thứ về ngày quân lực 26-10 và 19-06 đăng trên hệ thống trang web của hội sử-học.
Ngay lập tức, chúng tôi nhận được từ ts Thắng chương trình hoạch định trước của BPSOS liên quan đến việc tổ chức vừa nêu. Từ đó đến nay một tháng trôi qua không hề nhận được bất cứ sự trả lời chính thức nào đến từ BPSOS.
Vì lý do nêu bên trên, phổ biến lại nội dung thư gởi ts Thắng cùng bổ túc một số điểm cần thiết.
Ý nghĩa hai ngày quân lực 26-10 và 19-06 ra sao, đã trình bày trong bản lên tiếng thứ 38, đăng trên trang quansuvn và được 22491 lượt người đến xem, thiết nghĩ không lập lại nơi đây.
Hai ngày này có liên hệ mật thiết đến vận mạng của nước Việt-Nam Cộng-Hòa. Cũng như hai vị lãnh đạo đệ nhất Việt-Nam Cộng-Hòa là tổng thống Ngô-đình-Diệm; Đệ nhị VNCH là tổng thống Nguyễn-văn-Thiệu.
Ngày 26-10 là ngày dựng nước Việt-Nam Cộng-Hòa, hay là ngày Quốc Khánh. Cũng trong ngày này Quân Đội Quốc Gia Việt-Nam được được đổi tên thành Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa. Tổng thống Ngô-đình-Diệm đã phó thác trách nhiệm bảo quốc an dân cho quân đội để bảo vệ non sông chống lại sự xâm lược của nước Tàu cộng sản (chú ý: Việt cộng và Trung cộng là một).
Trong suốt cuộc đời lãnh đạo quốc gia, tổng thống Ngô-đình-Diệm đã hết lòng chăm lo cho quân lực VNCH được phát triển tốt đẹp về phẩm cũng như lượng.
Đến những ngày cuối cùng trước khi tuẫn-quốc, ông luôn luôn lo lắng, trân quý sự đoàn kết keo sơn của quân lực để tạo thành sức mạnh chống cộng. Vì lý do đó, đã khẳng khái từ chối sự can thiệp mạnh mẻ của quân đội chống lại cuộc đảo chánh ngày 01-11-1963.
Trong nhật ký Đỗ-Thọ có ghi rằng, khi cuộc đảo chánh xảy ra, tướng Trần-thiện-Khiêm đã mở một đường sống cho tổng thống Ngô-đình-Diệm và cố vấn Ngô-đình-Nhu vượt thoát khỏi dinh Gia-Long một cách dễ dàng, đồng thời có thời gian dài và đủ để tổ chức chống đảo chánh.
Nhưng như trên đã trình bày, tổng thống Ngô-đình-Diệm không tổ chức chống đảo chánh, lấy lại chính quyền. Khi khẳng khái từ chối như vậy, ông và bào đệ, cố vấn Ngô-đình-Nhu đã chấp nhận sự hy sinh vì nước không hối tiếc vào ngày 02-11-1963.
Ngày 19-06 được lấy làm ngày Quân lực sau khi hội đồng tướng lãnh đứng ra gánh vác trọng trách điều hành quốc gia thay thế chính quyền dân sự. Chính ngày này quân lực VNCH đã nhận lãnh nhiệm vụ làm tiền đồn chống cộng cho thế giới tự do song song với nhiệm vụ bảo vệ quốc gia.
Người nhận trách nhiệm tạm thời điều hành quân đội và quốc gia chính là trung tướng Nguyễn-văn-Thiệu. Trung tướng Nguyễn-văn-Thiệu về sau trở thành tổng thống dân cử của nền đệ nhị Việt-Nam Cộng-Hòa.
Cũng cần nhắc lại, khi xảy ra cuộc đảo chính ngày 01-11-1963, tổng thống Nguyễn-văn-Thiệu lúc đó là đại tá tư lịnh sư đoàn 5 bộ binh. Sư đoàn 5 bộ binh là một cánh quân quan trọng trong cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963. Đây là điềm bất tường thứ nhất.
Ngày quân lực 19-06-1971, bưu điện VNCH phát hành bộ tem kỷ niệm ngày quân lực. Bộ tem này đã là điềm bất tường cho QLVNCH. Hình vẽ của bộ tem này cho thấy người lính VNCH, phi cơ, chiến xa v.v... quay mũi súng về phía lãnh thổ VN và hướng tiến quân hướng vào đất liền. Các chiến hạm cũng thế.
Nếu bộ tem này được vẽ ngược lại, chắc chắn một điều sẽ không có ngày 30-04-75 đau thương đến với đất nước và quân đội. Đây là điềm bất tường thứ hai.
Tương tự như bức tượng Thủy Quân Lục Chiến đứng trước tòa nhà quốc hội VNCH và hướng mũi súng vào nơi đó. Đây là điềm bất tường thứ ba.
Cả ba điềm bất tường này đều có liên quan đến ngày quân lực 19-06.
Trở lại ý nghĩa ngày quân lực 19-06, quá trình lịch sử cho thấy, tổng thống Nguyễn-văn-Thiệu trong một phần lớn cuộc đời điều hành quốc gia, quân đội, ông đã bỏ rất nhiều công sức để gầy dựng, phát triển quân lực VNCH.
Nhưng dường như chưa đủ!
Sau trận chiến mùa hè đỏ lửa 1972, hai sư đoàn tổng trừ bị là Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến được điều động ra vùng I chiến thuật để làm nhiệm vụ giữ đất như những chiến sĩ bộ binh. Quyết định này đã làm giảm đi sức tinh nhuệ, linh động cần thiết của hai đơn vị tổng trừ bị lớn này.
Hiệp định ngưng bắn ký ở Paris ngày 27-01-1973, đánh dấu sự rút lui của Hoa Kỳ cũng như thế giới tự do. Sự kiện này có ý nghĩa là dân tộc Việt-Nam và Quân lực Việt-Nam Cộng-Hòa phải tự túc chiến đấu chống cộng.
Đứng trước tình hình đó, nếu là người lãnh đạo mẫn cán thì cần phải tìm phương tiện tự túc chiến đấu từ đó đưa đến nhu cầu phải cải tổ sâu rộng quân lực là điều hết sức cấp bách và cần thiết. Cải tổ từ một đạo quân trận địa chiến qua du kích chiến. Cho đến tịch thu vũ khí Việt cộng_Trung cộng và xử dụng thuần thục các loại này để bù đắp sự thiếu hụt viện trợ; Đồng thời đề cử những tướng lãnh tài ba, xuất chúng ra nắm giữ những trọng trách của quân đội và đất nước v.v...
Thế nhưng, tổng thống Nguyễn-văn-Thiệu đã không có những nỗ lực cần thiết để duy trì tinh thần chiến đấu, sự tinh nhuệ của quân lực để đối đầu chống xâm lược trung cộng.
Quần đảo Hoàng-Sa mất về tay trung cộng ngày 19-01-1974; kế đến là tỉnh Phước-Long vào đầu tháng 1 năm 1975; Rồi đến ngày 30-04-1975, Quân lực VNCH phải bất đắc dĩ gác súng là kết quả hiển nhiên của những điều đã nêu trên kể từ sau hiệp định Paris 27-01-1973.
Khi đất nước và quân lực lâm nguy vào những ngày cuối tháng 4-1975, tổng thống, trung tướng Nguyễn-văn-Thiệu đã không biểu hiện được những hành động có trách nhiệm của một nhà lãnh đạo quốc gia và quân đội.
Trong bài diễn văn đọc sau cuộc triệt thoái cao nguyên của quân đoàn II ngày 14-04-1975, tt Thiệu hoàn toàn đỗ trách nhiệm thất bại này cho Thiếu tướng Phạm-văn-Phú, tư lịnh quân đoàn. Thực tế qua cuộc họp ở Cam-Ranh, có sự tham gia của hội đồng tướng lãnh, chính Tổng thống thiệu là người quyết định, còn tướng Phú chỉ có nhiệm vụ thi hành.
Trước khi từ chức tổng thống VNCH ngày 21-04-1975, tổng thống Thiệu tuyên bố trở lại và chiến đấu cùng với quân đội. Thế nhưng ngày 25-04-1975 ông âm thầm rời bỏ đất nước và quân đội.
Do đó, tổ chức mừng ngày quốc khánh VNCH và ngày quân lực 26-10 là thể hiện sự nhớ ơn đến cố tổng thống Ngô-đình-Diệm, cố vấn Ngô-đình-Nhu là hai vị lãnh đạo xuất chúng của dân tộc Việt-Nam đã hết lòng hết dạ với đất nước và quân đội đến hơi thở cuối cùng.
Ngày quân lực 19-06 chỉ là một giai đoạn lịch sử trong đó Quân lực VNCH làm tiền đồn chống cộng cho thế giới tự do và tham dự cuộc chiến tranh chống cộng ủy nhiệm. Quân lực VNCH đã hoàn thành tốt đẹp và nhiệm vụ này chấm dứt vào lúc 10 giờ sáng ngày 30-04-1975 khi tướng Dương-văn-Minh kêu gọi quân đội buông vũ khí bàn giao lãnh thổ cho quân Trung cộng Việt cộng xâm lược.
49 lần tổ chức ngày quân lực 19-06, do đó, đã đến lúc cần phải can đảm thay đổi chiến lược để tồn tại với lịch sử và phát triển. Sự can đảm thay đổi chiến lược là tổ chức ngày quốc khánh VNCH và ngày quân lực 26-10 cùng một lúc và đề cao ý niệm bảo quốc an dân song song với châm ngôn Tổ quốc – Danh dự – Trách nhiệm.
Hoa Kỳ và Việt cộng họ đã thay đổi chiến lược để tiến tới bình thường hóa sự liên lạc ngoại giao. Gần đây lại bình thường hóa ngoại giao với Cuba.
Người lính VNCH hôm nay cần sáng suốt để duy trì, phát triển tinh thần bảo quốc an dân cứu nguy giống nòi trước họa diệt vong của dân tộc đang ngày càng rõ rệt bởi giặc Tàu xâm lược.
Chân thành mong mỏi Tiến sĩ Nguyễn-đình-Thắng, giám đốc BPSOS, cùng các tổ chức quân dân cán chính Việt-Nam Cộng-Hòa đã và đang dự trù tổ chức ngày quân lực 19-06-2015 ở thủ đô Hoa thịnh Đốn, hãy điều chỉnh chương trình và dời lại sự tổ chức vừa nêu vào ngày 26-10-2015.
Dời lại vào ngày 26-10-2015 là thời điểm rất gần với Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ là điều thích hợp với nhân tâm và đạo nghĩa.
Cho dù lời góp ý chân thành này của chúng tôi, vì lý do nào đó, ts Thắng chưa thấy thích hợp để điều chỉnh, hội sử-học thiết tha mong rằng, các tầng lớp tuổi trẻ Việt-Nam ở trong, ngoài nước muốn tìm hiểu tận tường ý nghĩa của hai ngày quân lực, thì đây là một sự đóng góp khiêm nhượng của chúng tôi.
Liên Âu ngày 19-01-2015, Việt lịch 4894, tưởng-niệm 41 năm hải chiến Hoàng-Sa.
Trúc Lâm Nguyễn-việt phúc-Lộc, tổng thư ký Hội Sử-Học Việt-Nam.
***
Những sự góp ý chân thành từ các cựu quân nhân Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa
23-01-2015
Tôi đọc đi đọc lại lần bài viết.
Suy nghĩ hồi lâu, thấy hai việc khác nhau, không thể nhập một được.
1/ Ngày 26 tháng 10, là ngày khai sanh nước Việt Nam Cộng Hòa, TRONG ĐÓ CÓ QUÂN LỰC VNCH. Đó là việc đương nhiên không nên tách rời.
2/ Ngày 19 tháng 6 là ngày Quân lực VNCH đứng ra lãnh trọng trách LÃNH ĐẠO QUỐC GIA để ổn định tình thế trước các tranh chấp lộn xộn của các phe phái dân sự.
Như vậy, ý nghĩa thật là khác nhau: Ngày 26 tháng 10 là ngày Quốc Khánh của Toàn Dân. Ngày 19 tháng 6 là ngày đánh dấu QLVNCH lãnh trách nhiệm lãnh đạo Quốc gia trong một giai đoạn đặc biệt.
Do đó, không nên và không thể nhập một được.
Vã chăng hai ngày kỷ niệm ấy đã đi vào truyền thống cũng như Ngày Quốc Hận 30 tháng tư.
Thân kính,
Nguyễn Nhơn
***
23-01-2015
Theo chúng tôi ngày QLVNCH là ngày TT Ngô Đình Diệm nhận các đơn vị quân đội từ người Pháp trao lại. Tổng Thống đã tổ chức lại một lực lượng quân đội dưới danh xưng của chính phủ Đệ I VNCH. Lực lượng quân đội đó có danh xưng là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi nghĩ rằng ngày QLVNCH là ngày 26/10 xứng đáng hơn là ngày 19/6. Bởi vì, ngày 19/6 chỉ là một ngày mang ý nghĩa là các chính phủ dân sự, sau cuộc phản loạn 1963, đã không thể đảm trách được nhiệm vụ điều hành quốc gia, vì vậy các chính phủ dân sự đó đã trao lại trách nhiệm điều hành quốc gia cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 19/6 là ngày Kỷ niệm ngày QLVNCH đứng ra nhận lãnh trách nhiệm để ổn định tình hình đất nước lúc đó mà thôi.
Như vậy ngày 26/10 là ngày Quân Lực VNCH là sự lựa chọn đúng nhất.
Kính,
Liên Thành
***
30-01-2015
Qua sự tham cứu ý kiến dự thảo của Hội Sử Học Việt Nam, dời ngày tổ chức QL/19-6- 2015 vào ngày 26-10-2015 làm ngày Quốc Khánh VNCH, cũng là ngày QL.VNCH, là hoàn toàn hợp tình, hợp ý có tinh thần tình tự dân tộc việt nam yêu nước, và để nói lên sự lập quốc Tự Do Việt Nam, theo thể chế dân chủ cộng hòa Việt Nam, do công lao sáng lập, gầy dựng của Tổng Thống VNCH- Ngô Đình Diệm.
Ngày Quốc Khánh & QL.VNCH- 26-10-2015, có tính truyền thống- thuần Việt- yêu nước của Người Việt Quốc Gia tỵ nan cộng sản, hơn là ngày QL.VNCH- 19-6- 2015, vì nó có tính cách giai đoạn quốc tế hóa chiến tranh. Và hơn thế nữa," Việt Nam hóa" chiến tranh của Hoa Kỳ đã chấm dứt sau biến cố lich sử 30-4- 1975. Với sứ mệnh VN bị trao đổi làm con tin " chiến bại " cho quốc tế Cộng Sản Nga Tầu, để đổi lấy an ninh, hòa bình cho thế giới Tự Do. Đã chấm dứt cho Việt Nam thảm hại. thì cớ gì, Người Việt phải mang cái ngày 19/6/ 2015 để kỷ niệm ngày QL.VNCH do Mỹ tạo dựng lên và bị Mỹ bỏ rơi...?!. Dẫu biết rằng Người Việt Nam ta vẫn còn nhớ ơn và mang ơn họ một thời trên cùng một chiến tuyến Tự Do!!!
Chân thành mong mỏi Tiến sĩ Nguyễn-đình-Thắng, giám đốc BPSOS, cùng các tổ chức quân dân cán chính Việt-Nam Cộng-Hòa đã và đang dự trù tổ chức ngày quân lực 19-06-2015 ở thủ đô Hoa thịnh Đốn, hãy điều chỉnh chương trình và dời lại sự tổ chức vừa nêu vào ngày 26-10-2015.
Dời lại vào ngày 26-10-2015 là thời điểm rất gần với Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ là điều thích hợp với nhân tâm và đạo nghĩa.
Trân trọng, và cùng Hội Sử Học Việt Nam góp ý!
Mai Nguyễn Huỳnh
Cựu sĩ quan QL.VNCH
***
Nguyên văn lá thư gởi tiến sĩ Nguyễn-đình-Thắng ngày 17-12-2014
Thư gởi đến Ts Nguyễn Đình Thắng về việc tổ chức ngày Quân Lực 19-06-2015 ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Chúng tôi hân hoan đón nhận chương trình của BPSOS sẽ tổ chức ngày QL 19-06 ở thủ đô HTĐ vào năm 2015.
Tuy nhiên, với quan niệm là một người nghiên cứu sử, ngày 19-06 không thực sự là ngày QL đích thực. Cho dù đã tổ chức 49 năm qua từ trong ra đến ngoài nước.
Ngày 19-06 chỉ là ngày đánh dấu một biến cố chính trị, trong đó liên quan chặt chẻ đến cuộc chính biến đẫm máu 01-11-1963 đưa đến cuộc sụp đỗ của thể chế đệ nhất VNCH, cũng như nhiều cái chết khác, trong đó có Tổng thống Ngô Đình Diệm, cố vấn Ngô đình Nhu.
Ngày QL thực sự là ngày 26-10.
Chúng tôi xin gởi tới ông Bản Lên Tiếng Thứ 38_ Ngày Quân Lực 26-10 Và Ngày Quân Lực 19-06 để tường. Chân thành kêu gọi ông hãy vì sự thực lịch sử cũng như trả lại lẽ công bằng cho cố TT Ngô Đình Diệm, Cố vấn Ngô Đình Nhu hãy đình chỉ việc tổ chức ngày QL 19-06 ở HTĐ vào năm 2015.
Thay vào đó tổ chức ngày QL 26-10.
Chúng tôi rất thông cảm cho sự khó khăn trong việc sắp xếp vấn đề tổ chức; tuy nhiên mong ông suy xét lại.
Chân thành cám ơn
Kính chúc ông và quý quyến một mùa giáng sinh an lành.
Trân trọng
Trúc-Lâm Nguyễn-việt phúc-Lộc, tổng thư ký Hội Sử-Học Việt-Nam
***
Tham khảo:
- Bản Lên Tiếng Thứ 20_Tôn Vinh Anh-hùng Ngô-đình-Diệm_Anh-hùng Ngô-đình-Nhu Là Anh-Hùng Dân-Tộc Việt-Nam, Danh-Nhân Lịch-Sử Việt-Nam Cận Hiện-Đại - http://www.truclamyentu.info/tlls_thu-vien-bo-de-online/tvbd_nvpl_ban-len-tieng-thu-20_ton-vinh-ah-ngo-dinh-diem_ah-ngo-dinh-nhu-la-anh-hung-dan-toc-vn.htm
- Bản Lên Tiếng Thứ 38_ Ngày Quân Lực 26-10 Và Ngày Quân Lực 19-06 - http://www.truclamyentu.info/tlls_lichsuvietnamcandai/blt_thu-38-nay-quan-luc-26-10_19-06.htm
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử