Một Góc Độ Nhìn: Những Lượn Sóng Ngầm
1, 2
NQV - Một Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản
Con trốt chiến tranh thế giới nhen nhúm từ lâu và gần đây bắt đầu quyện gió. Ý đồ tranh bá quyền của Trung quốc (TQ) lộ rõ qua những tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở biển Đông và gây hấn với Nhật về vấn đề tương tự.Từ thể thao, kỷ thuật tin học, kinh tế, quân sự, ngoại giao…, TQ âm mưu khống chế không chừa lãnh vực nào.
Thành tích huy chương trong kỳ thế vận hội vừa qua cho thấy Mỹ không còn ở vị thế cao tột. Về quân sự, xét về nhiều mặt, TQ chưa phải là đối thủ của Mỹ nhưng trong tương lai gần, không quá 20 năm, nếu đụng độ, Mỹ không thể khống chế địch thủ dễ dàng như với Iraq hoặc Afghanistan …Về ngoại giao, cánh tay của chú ba đã vươn tới Nam Mỹ, Châu Phi. Trước mắt, cả thế giới tư bản đều điêu đứng trong cuộc chiến kinh tế, bao gồm tiền tệ và giao thương. Cán cân thương mại nghiêng phần thặng dư về phía TQ. Với ưu thế nhân công đông như kiến với đồng lương rẽ mạt, hàng hóa của chú ba mặt sức thao túng thị trường dù chất lượng rất thấp.
Về kỹ thuật vi tính, điệp viên TQ len lõi cùng khắp. Với túi tiền rủng rỉnh, chú ba phóng khoa học gia vào không gian, cải tiến vũ khí kỹ thuật cao, nâng cấp quân đội lên hàng cường quốc quân sự. Thế giới không dửng dưng trước sự cựa mình của con rồng lớn Á châu này. Hơn ai hết, Ấn độ phải lo an ninh cho bản thân. Vùng Hy Mã là miếng mồi mà TQ luôn chờ cơ hội thuận tiện. Cách đây không lâu, chừng vài tháng, Ấn độ vừa ký kết mua 300 chiến đấu cơ thuộc loại hiện đại của Nga. Âu châu, sau 1975, đã ngồi lại thành một khối ngày càng vững mạnh. Nếu Liên Hiệp Âu châu không thành hình thì các cựu cường quốc này sẽ dễ dàng bị chú ba tỉa dần.NATO, từ nguyên thủy, là liên minh quân sự được thành lập để đối đầu với Liên sô. Liên sô sụp đổ, khối liên minh quân sự Varsaw tan rã, NATO mất đối tượng tranh hùng, đáng lý phải bị giải tán, nhưng ngược lại ngày càng kết nạp thêm hội viên; và gần đây nhất, Nga vừa lên tiếng tham gia chương trình phòng thủ lá chắn của tổ chức này. Tổng thống Nga còn cho biết là Nga không chỉ tham gia hời hợt mà là trong vai trò tích cực. Chương trình phòng thủ lá chắn, trên ngôn từ là để ngăn chận hỏa tiển từ Iran, nhưng bình tâm nhìn kỹ xem những vũ khí kỹ thuật cao của Iran có đáng cho cả khối NATO –cùng với Nga - phải bận tâm rối rít như vậy không. Xem thế, cả khối Âu châu, ít ra đã có một đạo quân có bộ chỉ huy thống nhất; đây là một trong những yếu tố hệ trọng trong việc điều quân.
Chiếc ghế cường quốc lãnh đạo thế giới đang bị ngấm nghé, Mỹ phản ứng như thế nào. Không phải chỉ trong vòng vài thập niên gần đây Mỹ mới ý thức hiểm họa này. Tiêu mốc dễ nhận ra nhất là sau thế chiến thứ hai, kể từ khi CS Trung Hoa kiểm soát hoàn toàn lục địa, phong trào vô sản tràn lan như nước vỡ bờ. Chậm tay, Mỹ sẽ bị bao vây. Cuộc chiến ở Triều Tiên tạo cơ hội cho quân đội Mỹ đóng quân sát bên nách TQ.Tham chiến ở VN, ban đầu Mỹ nghĩ là sẽ có một Triều Tiên thứ hai. Tiếc rằng cuộc chiến quốc cộng ở VN quá phức tạp, Việt cộng trà trộn len lõi trong chánh quyền cũng như trong dân chúng dày đặc cho nên Mỹ chọn phương sách khác. Nếu VN có trữ lượng dầu cao như ở Trung đông và tinh thần cũng như lập trường nhân dân miền Nam được như Nam Hàn, thì có thể Mỹ đã không bỏ rơi miền Nam. Quyết định phủi tay ở VN, Mỹ đã không khoán trắng cho TQ tự do Nam tiến. Khi Kissinger bí mật gặp Mao Trạch Đông, Mỹ đã hoàn tất kế sách trong vùng này. Hãy nghe một vài thỗ lộ của vài tướng lãnh Mỹ hành quân ở VN: "Những nhà chánh trị ở Hoa Thịnh Đốn gởi quân ra trận với đặc lệnh hành quân là đánh nhưng không được thắng". Xem thế, mọi chuyển biến trên thế giới không ra ngoài dự kiến của Mỹ. Trong khi quân đội Mỹ không được thắng ở VN thì các lực lượng CS ở Nam Dương, Mã Lai bị quét sạch không còn một móng!!! Thì ra chiến trường VN trở thành nút chặn sự bành trướng của CS – Tàu –về các quốc gia ĐÔNG NAM Á. Khi Đông Nam Á không còn cơ nguy bị nhuộm đỏ, vai trò nút chặn của miền Nam VN trở nên thừa.
Nhìn xa hơn, trong chiến lược toàn cầu, mục tiêu tối hậu của Mỹ lúc bấy giờ là đập tan khối CS thế giới. Nga Tàu còn thân thiện thì Mỹ còn mất ngủ. VN là một vị trí chiến lược ở Đông Nam Á. Cường quốc nào muốn làm chủ khu vực này thì chỉ cần chiếm giữ VN. Thế là Mỹ biến VN thành miếng mồi để nhử Nga Tàu húc nhau. Nhìn lại những diễn biến ở VN sau chuyến Hoa du của Kissinger ta sẽ thấy sự thần sầu quỉ khốc của Hoa Thịnh Đốn. Lúc bấy giờ thềm lục địa VN được phân lô để khai thác dầu. Các hãng dầu lớn rầm rộ tranh nhau đấu thầu khiến thế giới có cảm tưởng như dầu ở biển Đông tràn khắp! Tổng thống Nguyễn văn Thiệu cười hớn hở với cây đuốc trên tay được châm lửa với dầu vừa khai thác ngoài khơi Vũng Tàu. Màn trình diễn này càng khiến Nga Tàu háo hức tranh nhau vồ mồi. Lúc ấy nhân dân miền Nam càng thêm vững tin Mỹ sẽ không bỏ VN. Đùng một cái, Mỹ rút quân, Nga Tàu phóng nhanh vào kho nguyên liệu mà Mỹ bỏ tiền khai thác nữa vời. Thế là ngày nào ôm nhau xưng tụng đồng chí, giờ đây Nga Tàu càng thêm hục hặc. Điển hình là các đồng chí trong Bộ Chính trị CSVN đánh nhau vỡ đầu phun máu, phe thân Liên Sô thắng thế, Hoàng Văn Hoan phải nhanh chân đào thoát sang Tàu. Giờ đây dầu vẫn chỉ là tài nguyên phụ ở VN, chỉ đủ để chong đèn trong lăng Hồ chủ Tịt! Dầu là mạch máu của kỷ nghệ. Chú ba hí hững xua hải quân chiếm Hoàng sa. Được trớn, hậu duệ của Mao xếnh xáng tuyên bố chủ quyền biển Đông. Thế giới, nhất là các quốc gia Đông Nam Á – trong đó có VN - lo sốt vó. Mỹ vẫn dững dưng và lẳng lặng ngầm khuyến khích TQ làm tới. Sau 1975, các quốc gia vùng Đông Nam Á tự thấy thân thiện với Mỹ có ngày sẽ như miền Nam VN. Dè dặt với Mỹ chứ không dám đoạn giao với tư bản Mỹ. Trong khi đó, CSVN hồ hỡi trong chiến thắng, lại thêm đặt hết niềm tin nơi Liên Sô cho nên ngày càng đi vào lộ trình được Mỹ vẽ sẳn (ROAD MAP) mà không hay biết. Đến khi cái lưỡi bò biển Đông của TQ sắp liếm vào lãnh thổ, các quốc gia Đông Nam Á, nhất là VN, xúm nhau lại thỉnh Mỹ vào ngồi ghế trên và răm rắp tuân theo sự sắp xếp của chú Sam. Thế là tư bản kỹ nghệ chiến tranh của Mỹ tha hồ nhận đơn đặt hàng.
Bấy giờ, Hillary Clinton mới nở nụ cười ngoại giao – gây hộc máu cho chú ba – tuyên bố Mỹ có quyền lợi thiết yếu ở biển Đông và cương quyết bảo vệ quyền giao thông quốc tế của tàu bè Mỹ. Để hậu thuẩn cho lời tuyên bố trên, hàng không mẫu hạm của Mỹ tới lui thoải mái như vào chỗ không người trong khu vực lưỡi bò.
* * *
Thử Đòn
Trong trao đổi thương mại, Mỹ ù lì ục ịch bồi dưỡng cho các đồng chí lãnh đạo TQ trở thành tư bản hút máu. Thế là CSTQ tự đặt mình vào hàng ngũ đàn em của Mỹ qua nghị quyết nhìn nhận quyền tư hữu, một kẻ thù cần phải bị tiêu diệt dưới chế độ CS. Mỹ tiếp tục đưa hơi tiếp sức cho TQ thặng dư thương mại. Để chi? Trước hết, khoảng cách giàu nghèo giữa thống trị và bị trị càng xa, bất mãn càng tăng!!! Đám thống trị quen mùi tư bản, lâm vào thế cởi cọp. Thế là chú Sam bắt đầu ra tay, tuy muộn.(Về điểm này Mỹ bị hố, đánh giá thấp tiềm năng lao động và không tiên liệu mức phát triển kinh tế của TQ quá nhanh. Bên cạnh đó Mỹ không ngờ tên thiến heo Đỗ Mười quá sức ngu dốt, chịu áp lực của Tàu, từ chối vào WTO do Tổng Thống Clinton mở cho một lối thoát. Đến khi chú ba vào được tổ chức này, Giang Trạch Dân tha hồ bắt chẹt, buộc VN phải mở cửa biên giới cho Tàu tự do qua lại không cần chiếu khán, mới chịu chấp nhận cho VN vào WTO. Đây là một đau đớn cho đất nước VN dưới sự lãnh đạo của một nhóm người dốt nát!) Rất nhịp nhàng, Mỹ và Âu châu cùng áp lực TQ tăng giá đồng yuan với lý do là giao hoán thương mại không công bằng. Một nan giải đối với TQ. Tăng giá đồng yuan tức nhiên giá thành cao, mất ưu thế cạnh tranh, xuất cảng giảm, xí nghiệp đóng cửa, nhân công thất nghiệp đưa đến bất ổn xã hội. Đó mới là đòn hiểm của Mỹ. Biết chắc là TQ khó chấp nhận tăng giá đồng yuan, Mỹ cho in thêm 600 tỉ bơm vào thị trường tiền tệ. TQ chới với la hoán yêu cầu Mỹ giải thích lý do in thêm tiền. Trước đó vài hôm, tại G20 ở Hán Thành, Hồ Cẩm Đào dõng dạc tuyên bố các quốc gia hãy tự lo liệu chuyện tiền tệ, thương mại của mình. Giờ đây Mỹ ra chiêu gậy ông đập lưng ông: "In tiền là chuyện riêng của nước Mỹ, không ai có quyền xía vào". Thế là bao nhiêu ngoại tệ dự trữ của TQ đầu tư vào chứng phiếu của Mỹ bỗng chốc bốc hơi; trước mua được một cái bánh bao giờ chỉ còn đáng giá một cái giò chảo quảy! TQ thừa biết có ngày sẽ bị Mỹ chơi đòn này cho nên trước đó đã nhiều lần vận động nhiều nước chọn đồng yuan thay cho vị thế "đô la bản vị" của tiền tệ thế giới nhưng bất thành. Chưa hết, trong chuyến viếng thăm Ấn Độ, Obama đưa hậu duệ Ghandi lên tận mây xanh qua lời hứa vận động cải cách cơ cấu hội đồng bảo an LHQ để Ấn Độ ngồi ghế ủy viên thường trực. Chỉ với chiêu này, Mỹ có được một thị trường nhân công khổng lồ và lương thiện hơn. Thêm được một món hời khác là mấy ngàn công ty tháp tùng Obama tha hồ nhận đơn đặt hàng. Tại Nam Dương, Obama, trong chuyến về thăm quê hương của 'kế phụ', được tiếp đón hết sức nồng nhiệt. Trong tương lai không xa, khách hàng của TQ, chánh yếu là Mỹ, sẽ chuyển đơn đặt hàng sang các quốc gia ĐNÁ và Ấn Độ…Chưa hết, tư bản đầu tư sẽ rút khỏi TQ. Được biết Intel đang thành lập một xưởng sản xuất qui mô ở VN. Trước viễn ảnh đó, TQ đang lợi dụng 'đất hiếm' để áp lực các công ty xe hơi Nhật ở lại với chú ba.Về mặt chánh trị thế giới, TQ bị tây phương, qua Na Uy, lột mặt nạ độc tài, đàn áp đối lập, chà đạp nhân quyền qua việc trao giải Nobel hòa bình cho Liêu Hữu Ba, một trí thức đối lập đang thọ án tù vì đòi hỏi dân chủ cho nhân dân TQ. TQ áp lực một số quốc gia tẩy chay lễ phát giải Nobel tổ chức vào ngày 10-12-2010. Đây là lần đầu tiên trong 74 năm qua, giải thưởng cao quí này không được trao tận tay người trúng giải. Trước những quan khách đồng loạt đứng dậy vỗ tay hưởng ứng, Ông chủ tịch Ủy Ban Giải Hòa Bình Nobel phát biểu về sự vắng mặt của ông Liu: "Chỉ riêng sự kiện này đủ chứng tỏ Giải Nobel dành cho Ong Liu là điều rất thiết yếu và thích đáng". (Noting Liu's absence, the chairman of the Norwegian Nobel Committee Thorbjorn Jagland said to a standing ovation: "This fact alone shows that the award was necessary and appropriate.") (The Toronto Star Dec 11, 2010) TQ lồng lộn trước việc này. Thiết tưởng cũng nên nhìn qua việc Bắc Triều Tiên nả trọng pháo vào một hòn đảo nhỏ thuộc Nam Hàn. Lâu nay cả thế giới đều biết Bắc Triều Tiên chỉ là con múa rối do TQ giật dây. Việc gây hấn này xảy ra vài tuần trước ngày trao giải Nobel chỉ là thâm ý của TQ muốn thế giới bớt chú ý việc chú ba bị thế giới vạch mặt độc tài đảng trị. TQ không bó tay để mộng bá chủ không thành. Chú ba không ngớt mượn tay đàn em khuấy động hết nơi này đến nơi khác. Hiện TQ đang phát động cuộc chạy đua vũ khí với Mỹ. Cuộc chiến trong tương lai không giới hạn trong qui ước cũ. Điễn hình là TQ thành công trong việc bắn hạ vệ tinh. Gần đây nhất Mỹ vừa thí nghiệm thành công chiếc phi thuyền con thoi X-37B, hoàn toàn dựa vào kỹ thuật mới, thuộc quyền sử dụng của quân đội. X-37B có nhiều ưu điểm trong hoạt động. Hình dáng nhỏ - chiều dài không quá 30m, chiều rộng 4.5m – khó bị dò tìm; xài 'lithium battery' và năng lượng mặt trời – ít hao năng lượng. Ưu điểm vượt trội của con thoi này là có thể thay đổi quĩ đạo khiến địch không phát hiện được để bắn hạ cũng như địch không che dấu kịp các vị trí trọng yếu khi con thoi bay ngang để thu lượm tình báo kỷ thuật, hoặc bắn tia laser vào kho vũ khí nguyên tử của địch. Được hỏi phải chăng đây là dấu hiệu chiến tranh bắt đầu lan rộng ra không gian, vị giám đốc trách nhiệm chương trình ởm ờ đây là bí mật quân sự.
1, 2