lịch sử việt nam
Nhìn lại Hiệp định Vịnh Bắc Bộ sau 10 năm
1, 2
Dương Danh Huy, Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông
Viết cho BBCVietnamese.com từ Oxford
...
Theo luật sư Brice Clagett thì việc vạch ranh giới phải dựa trên cơ sở địa lý, và nguyên tắc tỷ lệ chiều dài bờ biển chỉ là một thước đo phỏng chừng cho sự công bằng. Tác giả bài này cho rằng dù tỷ lệ diện tích bằng tỷ lệ chiều dài bờ biển, vẫn có thể tồn tại những sự bất công mà nguyên tắc tỷ lệ chiều dài bờ biển không phát hiện được. Vì vậy cần phải xét đến các khía cạnh địa lý, quan trọng nhất là đường trung tuyến được vạch giữa những điểm nào và ảnh hưởng của các đảo của Việt Nam và Trung Quốc trong việc vạch và điều chỉnh đường trung tuyến – đó là mấu chốt của sự công bằng.
Hiệp định Vịnh Bắc Bộ. Nếu vòng tròn với tâm ở một điểm phân định tiếp xúc lãnh thổ Trung Quốc và phủ trùm lên lãnh thổ Việt Nam thì điểm đó nằm gần lãnh thổ Việt Nam hơn.
So sánh khoảng cách từ mỗi điểm 9-21 đến lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc, tác giả nhận xét:
Điểm 9: gần các đảo Vĩnh Thực và Trần của Việt Nam hơn đất liền Trung Quốc khoảng 4 và 6 hải lý.
Điểm 10: gần các đảo Thanh Lam, Cô Tô và Bạch Long Vĩ của Việt Nam các đảo Vị Châu và Tà Dương của Trung Quốc khoảng 7, 7 và 14 hải lý.
Điểm 11, 12: tương đương đương với đảo Bạch Long Vĩ được “dời vào” đất liền khoảng 75% khoảng cách. Mặc dù như thế phù hợp với quan điểm chính thức là đảo được khoảng 25% hiệu lực, nhưng điều đó lại có nghĩa hơn hai ngàn đảo của Việt Nam trong vùng Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long đã không được hay chỉ được ít hiệu lực trong việc tính hai điểm này.
Điểm 12: gần vùng cửa Ba Lạt của sông Hồng hơn đảo Hải Nam khoảng 3 hải lý.
Điểm 13: gần vùng cửa Ba Lạt của sông Hồng hơn đảo Hải Nam khoảng 10 hải lý.
Điểm 14: gần vùng cửa Ba Lạt của sông Hồng hơn đảo Hải Nam khoảng 20 hải lý.
Điểm 15, 16: gần bờ biển vùng Ninh Bình hơn đảo Hải Nam khoảng 12 hải lý.
Điểm 17: gần bờ biển phía nam Hà Tĩnh hơn đảo Hải Nam khoảng 27 hải lý.
Điểm 18: gần bờ biển phía nam Hà Tĩnh hơn đảo Hải Nam khoảng 3 hải lý.
Điểm 19, 20, 21: phù hợp với đảo Cồn Cỏ được 50% hiệu lực.
Cho đến nay chưa có thông tin chính thức để trả lời các câu hỏi thí dụ như:
1/ Tại sao điểm 9 nằm gần các đảo của Việt Nam hơn đất liền Trung Quốc?
2/ Tại sao điểm 10 nằm gần các đảo của Việt Nam hơn các đảo của Trung Quốc? Nếu sự thật là tất cả các đảo này đã bị bỏ qua trong việc tính điểm 10 thì như thế có công bằng hay không?
3/ Với quan điểm chính thức là đảo Bạch Long Vĩ được khoảng 25% hiệu lực, có vẻ như là hơn hai hàn ngàn đảo của Việt Nam trong vùng Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long đã không được hay chỉ được ít hiệu lực trong việc tính hai điểm 11, 12. Sự thật là thế nào và nếu đúng là như thế thì có công bằng hay không?
4/ Tại sao vùng cửa Ba Lạt đã không được tính tới trong việc tính điểm 12.
5/ Tại sao các điểm 13, 14, 15, 16, 17, 18 nằm gần đất liền Việt Nam hơn đảo Hải Nam?
Kết luận
Quan điểm phê phán hiệp định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 rằng công ước Pháp Thanh 1887 đã phân định toàn bộ Vịnh Bắc Bộ, có vẻ thiếu cơ sở pháp lý.
Ngược lại, quan điểm cho rằng hiệp định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 là công bằng, vẫn chưa thuyết phục.
Những nghi vấn tồn tại có thể, nhưng không nhất thiết, có nghĩa hiệp định Vịnh Bắc Bộ là không công bằng. Điều chắc chắn là chưa có thông tin chính thức để giải thích chúng. Tác giả cũng không có giải thích công bằng cho tổng thể các nghi vấn này.
Hướng về tương lai, câu hỏi quan trọng là nếu Việt Nam và Trung Quốc ký kết hiệp định phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ thì các điểm phân định có sẽ nằm gần lãnh thổ Việt Nam hơn lãnh thổ Trung Quốc hay không? Đó là chưa kể đến sự nan giải của tranh chấp quần đảo và vùng biển Hoàng Sa.
Tác giả xin cảm ơn Lê Trung Tĩnh, Phạm Quang Tuấn và Vũ Hữu San về góp ý và thảo luận hữu ích
1, 2
Thư-Viện Bồ Đề @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Thiên-Niên Sử Thăng-Long Thành
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử