lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Lịch Sử Việt Nam

Nhận xét về sự biểu tình chống Tàu (*)

1 Thành Viên Facebook Ở Trong Nước

Mấy hôm trước, mình đang nằm nhà thì có thằng Q ghé chơi. Thằng Q tính lông bông, thích la cà nhậu nhẹt, hội họp, tiệc tùng, thích hưởng thụ mọi thú vui của cuộc sống, là dân ngành luật, đang làm việc cho một đoàn luật sư trong thành phố. Biết nó làm trong ngành luật, giao tiếp rộng với người trong nghề nên mình định bụng sẽ tranh thủ khai thác từ nó vài thông tin về hiện tình của đất nước mà mình nghĩ cánh luật sư biết rành hơn người ngoài. Sau màn thăm hỏi, mình gợi chuyện:

"Mày có nghe nói về mấy vụ biểu tình gần đây không?"

Thằng Q hờ hững đáp lại:

"Có."

Nó trả lời với một thái độ tránh né, không bàn vô một chữ nào làm mình cũng mất hứng. Mình cũng không thích vòng vo nên hỏi thẳng luôn:

"Mày có nghĩ phong trào biểu tình có thể phát triển thành cách mạng không?"

Thằng Q cười cười, ra vẻ chế giễu:

"Chỉ có tụi hải ngoại mới âm mưu ba cái vụ lật đổ chế độ thôi chứ dân trong nước đang ấm no thế này thì thằng nào nghĩ tới chuyện làm cách mạng?"

Thật ra câu nói của nó không hẳn là hoàn toàn vô lý nhưng mình vẫn cảm thấy khó chịu. Mình hỏi tiếp:

"Sao mày lại nghĩ dân trong nước đang ấm no?"

Thằng Q thản nhiên trả lời:

"Ðược sống trong hòa bình thế này là ấm no rồi."

Mình toan cãi lại vài câu nhưng lại thôi. Dằn lòng một chút, mình lại hỏi:

"Hỏi thật mày có ưa cái chế độ này không?"

Thằng Q lại cười cười:

"Công việc của tao đang ổn định mà."

Câu trả lời trớt quớt của nó ban đầu khiến mình không hiểu. Mình còn đang suy nghĩ thì nó móc điện thoại ra nghe. Bấy giờ mình mới để ý là nó đã đổi điện thoại, mà lúc nó mới tới thì mình cũng đã thấy nó đi chiếc Air Blade mới cáu cạnh rồi, chẳng bù với năm ngoái nó còn đi chiếc Wave Trung Quốc cà tàng tới nhà mình. Nghe nó nói chuyện điện thoại thì mình biết ngay nó đang thả lưới một em nào đó. Lúc bấy giờ mình chợt hiểu ra: đối với một luật sư trẻ đang trên đà thăng tiến, công việc đang thuận buồm xuôi gió như nó thì ai dại gì dính líu đến những việc bất lợi cho công danh tiền trình của mình như đấu tranh dân chủ hay biểu tình chống Trung Cộng, mà cũng bởi vì cái tài lộc nó đang hưởng quá nhiều: có công danh, có xe tay ga, có điện thoại mới, có đủ mọi tiêu chuẩn để cặp kè với người đẹp nên nó cảm thấy cuộc sống như vậy là "ấm no" rồi, đâu có gì để phàn nàn nữa.

Nói chuyện một hồi, thằng Q gọi điện rủ thêm thằng L qua chơi. Thằng L là dân điện tử viễn thông, bụng dạ hẹp hòi, lại mê gái, thích bàn những chuyện gái gú, xưa nay mình cũng ít nói chuyện. Lúc thằng L tới thì mình với thằng Q đang nói chuyện về Cù Huy Hà Vũ. Thằng L nghe qua liền hỏi:

"Cù Huy Hà Vũ là ai?"

Mình hơi bất ngờ, bèn nói đại khái cho nó hiểu. Thằng Q thì bàn thêm mấy câu về vụ Trung Quốc khai thác Beauxite ở Tây Nguyên. Thằng L nghe xong rồi nói một câu làm mình chưng hửng:

"Thật ra kinh tế Việt Nam phát triển được như hôm nay cũng nhờ tụi người Hoa qua đây làm ăn mà."

Mình không biết thằng L lấy đâu ra luận cứ để tuyên bố như vậy, mà vốn kiến thức của mình cũng hạn hẹp nên mình không tiện cãi lại. Thằng L lại nói tiếp:

"Tao thấy Việt Nam với Trung Quốc chẳng có bên nào tốt, nhưng nếu bây giờ Trung Quốc qua chiếm được Việt Nam thì bất quá mình nhập quốc tịch Trung Quốc thôi chứ biết làm sao."

Mình biết thằng này vốn có tính tư lợi, đặt cái lợi cá nhân lên hàng đầu, không màng đến người khác, gió chiều nào ngả theo chiều đó, nhưng xưa nay mình chỉ thấy nó mánh mun trong chuyện tiền bạc, cũng xem như đó là việc thường tình chứ không ngờ cái tính xấu của nó bây giờ lại trầm trọng như vậy. Rồi mình chợt nhớ ra thằng này là người gốc Hoa.

Nói chuyện một hồi nữa thì thằng Q lại rủ cả ba đi qua nhà thằng T - dân quản trị kinh doanh. Thằng T tính lanh lợi, thích nói chuyện tếu lâm, cứ liến thoắng nói về tài chính, kinh tế. Đôi ba lần mình thử gợi chuyện về Trung Quốc thì nó chỉ gật đầu ừ hử rồi lại bàn sang chuyện mua nhà, mua xe. Mình cũng chỉ có ý thăm dò nên không trách gì nó. Mỗi người đều có cuộc sống riêng, mỗi người đều có những mối bận tâm riêng. Mình không thể ép thằng T phải lo chuyện "trên trời, trên mây" vốn không tác động trực tiếp gì đến cuộc sống của nó trong lúc này. Hơn nữa, mình cũng chẳng thành công hơn nó thì làm sao dám dạy bảo nó phải biết lo những chuyện to tát hơn chuyện đi mua nhà, mua xe của nó.

Nếu xem ba thằng bạn của mình như những đại diện cho ba nhóm người trong xã hội thì số lượng người đang thuộc ba nhóm này là bao nhiêu? Liệu họ có chịu thay đổi tư tưởng vì lợi ích cá nhân của mình để nó có thể hòa vào ước nguyện chung của những người muốn đấu tranh cho lợi ích cộng đồng không? Và nếu họ không đồng thuận, chúng ta có quyền trách móc, phán xét, trừng phạt hay cưỡng ép họ không? Dẫu biết rằng trên lý thuyết, điều kiện tối cần thiết để cách mạng dân chủ thành công là sự đoàn kết, đồng lòng của toàn dân nhưng trên thực tế, việc thu phục lòng dân lại phức tạp và khó khăn đến không tưởng. Vậy chúng ta dám làm một điều không tưởng là đúng hay sai?

...

Chợt nhớ có lần mình nói giỡn với một anh bạn học cùng lớp tiếng Anh:

"Tui đang nghiên cứu tài liệu về đấu tranh bất bạo động để tìm ra đường hướng thực hiện cách mạng dân chủ."

Anh bạn này tròn mắt nhìn mình rồi bĩu môi:

"Mày hết chuyện làm rồi phải không? Mày chỉ là con tép riu, làm được cái gì mà làm?"

Kỳ thực, anh bạn đó nói chẳng sai. Mình chẳng phải là người có quyền cao chức trọng gì, cũng chẳng thuộc một thế lực lớn mạnh nào, chỉ có nhiệt tâm. Tất cả chúng ta ở đây đều có nhiệt tâm. Vậy chỉ với cái nhiệt tâm đó, "một đàn tép riu" chúng ta dám đứng lên làm chuyện đại sự là đúng hay sai?

...

Lại nhớ có một lần mình nói chuyện với một ông bạn lớn tuổi - một người đã từng hoạt động chống Cộng, bây giờ dở dang đường công danh, sống cô độc, chỉ còn biết trốn đời bằng kinh Phật, không thiết nghĩ đến chuyện tương lai nữa - ông bạn đó nói:

"Anh đã từng có nhiệt tâm, đã từng tin tưởng, đã từng hy vọng, đã từng tranh đấu, nhưng bây giờ anh chỉ muốn trốn khỏi cái thế giới này, thậm chí là trốn khỏi cái thân xác này."

Có phải đây là sự trừng phạt của số mệnh dành cho những người dám chống lại thời thế? Có phải chỉ có những kẻ biết sống thuận theo thời thế mới được số mệnh cho phép sinh tồn trong lịch sử? Vậy chúng ta dám chống lại số mệnh, dám xoay chuyển thời thế là đúng hay sai?

...

Có những điều đúng sai mà chỉ có thời gian mới có thể phán xét được. Mình đã suy nghĩ về những điều không tưởng, về thân phận "tép riu" của mình và về số mệnh. Cuối cùng, điều mà mình cảm nhận được là khi con người ta đặt hết niềm tin vào một điều gì đó, cho dù không tìm ra được lý lẽ của lý trí, họ vẫn sẽ hành động theo tiếng gọi của trái tim.

(*) Tựa do Trúc Lâm Yên Tử Lịch Sử Việt Nam đặt

 

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site