lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Lịch Sử Việt Nam

Người Việt Tị Nạn và Vấn Đề “Vô Gia Cư”

người việt tỵ nạn

“Ăn mày là ai? Ăn mày là ta.
   Đói cơm rách áo hóa ra…  ăn mày!
(Ca dao)

1, 2, 3, 4, 5, 6

...

“Người vô gia cư” được định nghĩa là người không có một mái nhà riêng cho họ.  Họ phải sống vất vưởng trên đuờng hè phố, công viên, gầm cầu, subways... hay các nơi tạm trú (vào buổi tối, ban ngày họ phải rời nơi tạm trú này.  Cũng có vài chỗ cho tạm trú ban ngày nhưng rất hiếm).  Người vô gia cư có thể là cá nhân độc thân, hay cả gia đình (có con nhỏ) vô gia cư (“houseless but not homeless”).

Nguyên do chung của sự “vô gia cư” rơi vào hai trường hợp: Do hoàn cảnh (“circumstamces”) chung quanh; hoặc do chính các khó khăn cá nhân (“personal characteristics / difficulties”) của người vô gia cư; hoặc cả hai trường hợp cùng một lúc. 

Hoàn cảnh:

- Nghèo (vì mất việc hay làm việc với lương bổng kém, không đủ sống.)
- Bị đuổi nhà, hay bị tịch thu nhà vì không có khả năng trả tiền nhà.
- Thiếu nhà cho thuê với giá rẻ cho người nghèo.
- Bị cưỡng bức, cô lập bởi chính quyền phi dân chủ (không có trường hợp này ở Mỹ!)
- Chiến tranh với nước ngoài hay bất ổn dân sự (“Civil unrest”) trong nước (Ở Mỹ chỉ có “bất ổn dân sự - Vụ Rodney King chẳng hạn).
- Thiên tai.
- Mới ra tù hoặc mới được nhà thương điên thả ra.

Khó khăn Cá nhân:

- Không có chuyên môn, thiếu giáo dục tối thiểu để tìm việc.
- Không biết cách quản trị thu vén tiền bạc (xài hoang phí).
- Nghiện ngập (rượu, thuốc lá, ma túy, cờ bạc...)
- Lười biếng.
- Thiếu sức khỏe để làm việc, bị bệnh nan y, hay tàn phế không tự mưu sinh được.
- Bị bệnh tâm thần.

Phải kể thêm, vì tình trạng suy thoái kinh tế càng ngày càng trầm trọng, bây giờ chúng ta thấy có nhiều người vô gia cư vào hạng tuổi thanh niên rất khỏe mạnh, và có khả năng làm việc...  nhưng họ đành phải chịu sống lây lất với số phận vô gia cư, mất nhân phẩm vì họ không thể làm gì hơn (nếu họ không muốn phạm pháp trộm cắp, cướp của...)  Họ là những người chỉ cần sự giúp đỡ tối thiểu từ chính phủ và các cơ quan từ thiện; nhưng thực tế không có ai, không có cơ quan nào thật sự quan tâm đến họ.

Những khó khăn chung của người vô gia cư:

Vấn đề anh ninh: Nhất là lúc ban đêm, phải ngủ ngoài đường.  Có thể bị người vô gia cư khác hay kẻ bất lương cướp, hành hung, hãm hiếp.

Vấn đề giữ gìn vật dụng cá nhân: vì không có chỗ riêng để cất giữ các vật dụng cá nhân, người vô gia cư luôn luôn phải mang theo tất cả của cải (?), quần áo, vật dụng linh tinh của mình.  Đây là một trở ngại cá nhân vô cùng lớn lao.  Chúng ta thấy vô số các “bag ladies,” “shopping cart people” đi lang thang không mục đích ngoài đường phố…

Vấn đề vệ sinh:  Không có chỗ tắm rửa và giặt giũ, chỗ phơi cho khô ráo quần áo...  Chỉ riêng vấn đề vệ sinh cũng đã làm người vô gia cư bị sa lầy xâu và nhanh hơn, khó thoát ra được tình trạng khó khăn đang vướng phải.  Họ sẽ bị các hãng xưởng, cơ sở thương mại kỳ thị, xem như không thích hợp (“not suitable”) để mướn họ làm việc.

Vấn đề ăn uống và thuốc thang: Không được ăn thực phẩm nóng, sạch sẽ và đủ dinh dưỡng; Phải sống ngoài trời sương gió nóng và lạnh đương nhiên sẽ dễ bị đau ốm; nhưng lại không có bác sĩ chăm sóc và thuốc uống.

Vấn đề liên lạc: Vì không có một địa chỉ và một số điện thoại cố định, Thật vô phương cho người vô gia cư đi xin việc và nhận việc làm (nếu nói giả dụ là có người muốn cho họ việc làm!)

Vấn đề cô lập / cô đơn: Mất liên lạc với những người thân, hoặc bị gia đình, thân nhân bỏ rơi hoàn toàn.  Cộng đồng, khu thương mãi của người Việt, vì nhiều lý do, không muốn thấy người vô gia cư lai vãng trong khu vực của họ.  Thành ra người vô gia cư bị kỳ thị, xua đuổi không nương tay.  Nhiều thành phố vì vấn đề thể diện (“image”) và an ninh công cộng (“public safety”), còn có các lệnh rất nghiêm khắc cấm người vô gia cư xin tiền (“pan-handling”) và cấm nằm ngủ nơi cộng cộng trong khi lại không có chương trình trợ giúp hay cho chỗ tạm trú...  Người vô gia cư bị dồn vào chỗ “đời tàn trong ngõ cụt.” (deadend!)

Các vấn đề tiện nghi đời sống khác:  Dịch vụ ngân hàng, cơ hội học nghề, tiện nghi điện thoại, internet... bị lấy mất hẳn.

Thân phận và tương lai của người vô gia cư tương tự như một toa xe lửa đi xuống dốc không có thắng; không thể, không có cách nào “U-turn” được nữa.  Đã có một số giải pháp mà tôi sẽ liệt kê dưới đây; nhưng hình như xem kỹ ra chẳng cái nào có hiệu quả khả dĩ làm một người (tôi lập lại chỉ một người) vô gia cư trở lại được với cuộc sống, với sinh hoạt của người bình thường như chúng ta:

 

1, 2, 3, 4, 5, 6

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site