lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Người Lính Nguyễn Xuân Phúc
Ngọc Thủy
Các cấp chỉ huy trẻ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Robert Lửa Nguyễn Xuân Phúc đang tươi cười rất hồn nhiên (ảnh Phạm huấn)
"Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay..."
(thơ Thôi Hiệu-Tản Đà)
Thêm một tháng Tư nữa đã về. Nhìn lại, hai mươi chín năm dằng dặc đã trôi qua, thời gian không xóa nhòa được niềm đau thương Non Nước với bao nỗi bi hận trong lòng những người con dân đất Việt phải rời xa Tổ Quốc bao ngày...
Ôi! hai mươi chín năm qua vẫn mang theo những hoài bão khát khao của những người dân Việt ở hải ngoại: nỗ lực đấu tranh để dành lại Tự Do-Nhân Quyền cho người dân trong nước sớm được vươn cao trong đời sống ấm no - hạnh phúc - mạnh giàu.
Xé lịch hoài thôi, sao chẳng rụng
Một ngày buồn bã tháng Tư Đen?
Bao nhiêu năm vẫn ngờ cơn mộng
Nỗi Đau... còn nặng, chẳng sao quên!
n.t.
Mỗi năm đến một ngày này tháng Tư, lòng ai không khỏi ngậm ngùi khi nhớ đến những người trai thời chiến cuộc năm xưa, những người đã hy sinh xuơng máu đắp bồi cho bờ cõi Việt Nam, đã liều chết quên thân mình để chiến đấu cho chính nghĩa Tự Do của miền Nam thân yêu. Những máu xương, tuổi trẻ ấy đã một thời là dũng khí vang rền khắp bốn phương, chấp nhận những nhọc nhằn gian khổ để giữ gìn mạch đất sống yên vui cho bao người dân Viê.t. Nay, dẫu phần đất Tự Do đã bị cưỡng chiếm bởi những mưu mô thâm độc, bất chấp lòng nhân, dày xéo lên cả mạng sống những người dân lành vô tội, hai mươi chín năm qua vẫn bị lầm than dưới chế độ cộng sản nghiệt ngã bạo tàn.
Còn nghe tiếng nhạc quân hành
Vang ra từ máy thu thanh, cũng mừng1
Bao giờ sóng lặng biển Đông
Người đi trở lại với giòng sông xưả
Bao giờ lòng đẹp như mơ
Quê Hương thấy thuở nắng mưa thuận hòả
Nói mà... lệ muốn tuôn ra
Việt Nam thống nhất, người xa chưa về...
Bước chân Lính rộn ràng khuya
Lòng Dân Tộc vẫn tư bề vắng hiu!
n.t.
Quê hương tan vỡ, đất nước điêu linh, lòng dân xao xác. Tổ Quốc còn gì với những thương đau. Đã hao hụt, đổ vỡ và mất mát quá nhiều trên mảnh đất thân yêu. Nhưng dũng khí ngày nào của những người trai nước Việt được hun đúc bằng máu xương tuổì trẻ ấy vẫn không hề biến mất mà còn vang vọng đến thiên thu: hào khí của những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa vẫn rầm rập như tiếng chân đi dập dồn mang theo trái tim yêu thương đồng bào, tổ quốc, lý tưởng tự do trên vạn nẻo đường đất nước thân yêu!
Ôi, hai mươi chín năm trôi qua rồi đấy ư, kể từ ngày đất nước tang thương, nhuốm lệ cả một bầu trời đau thương... sao vẫn còn thương đau mãi thế?!
Bây giờ đã hết thời chinh chiến
Nghe khúc quân hành bỗng nhớ xưa
Ai đó bỏ thân ngoài chiến địa
Nghìn Thu còn ấm những bài Thơ!
n.t.
Đó là những người trai đất Việt, những người đã xông pha vào nơi gió cát trận tiền và đã ra đi theo hồn thiêng sông núi từ những ngày khói lửa binh đaọ
Tháng Tư! còn tháng đầu năm
Buồn thay Sử Việt lại nằm cuối chương
Trải qua mấy nhịp đoạn trường
Mới hay ruột héo, tim mòn bể dâu!
Tháng Tư! tháng của ve sầu
Của mầu phượng vỹ, của mầu máu xương
Những người chết cho Quê Hương
Nằm đâu bờ bụi dọc đường Bắc Nam?
Tháng Tư! chiều nhạt khói lam
Con sông rộng mấy chưa bằng nỗi đau!
Mẹ già nước mắt không lau
Hòa Bình mà để lệ trào đêm đêm!
Tháng Tư! tháng anh tìm em
Tháng con lạc mẹ, cha quên đường về
Đất bằng bỗng rẽ sơn khê
Vầng trăng vàng vọt nửa khuya chờ người
Tháng Tư! tháng nói không lời
Khóc không hết khổ, mà cười với aỉ
Trên trời cờ cũ thôi bay
Dưới sâu sông biển như đầy khói sương...
n.t.
Ngày 30 tháng Tư và ngày Quân Lực 19 tháng Sáu mỗi năm, xin được chân thành tưởng nhớ và Tri Ân đến tất cả những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, những người đang sống còn nơi góc bể chân trời khắp bốn phương hoặc những người đã nằm sâu trong lòng đất Mẹ năm xưa.
Tháng sáu có ngày Quân Lực
Nhớ sao người Lính Cộng Hòa
Hình ảnh anh hùng chưa mất
Mà đâu? đâu nữa Sơn Hà?
Tháng sáu nhớ ngày Quân Lực
Người đi xa nước ngậm ngùi
Mẹ già nhắc cha rồi khóc
Thương cha 'cải tạo' thây vùi!
Tháng sáu nhớ ngày Quân Lực
Những người tha hương cúi đầu
Bàn thờ phủ cờ Tổ Quốc
Thương hoài những kẻ Thiên Thu!
n.t.
Mỗi lần đọc lại bài thơ Anh Hùng Vô Danh của thi sĩ Đằng Phương tức giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, tôi không thể ngăn được giòng nước mắt trong cảm xúc nghẹn ngào. Bởi sự hy sinh của họ cao cả quá.
Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước
Họ là kẻ tự nghìn muôn thuở trước
Đã phá rừng, xẻ núi, lấp rừng sâu
Và làm cho những đất cát hoang vu
Biến thành một giải sơn hà gấm vóc...
Họ là những anh hùng không tên tuổi
Trong loạn ly như giữa lúc thanh bình
Bền một lòng dũng cảm chí hy sinh
Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch
Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật
Nhưng máu họ đã len vào mạch đất
Thịt cùng xương trộn lẫn vớì non sông
Và anh hồn chung với tấm tình trung
Đã hòa hợp làm linh hồn giống Việt
(Đằng Phương)
Trong số hằng vạn người trai anh hùng đất Việt không sao kể xiết được, có những Lê Hằng Minh, Trần Thế Vinh, Nguyễn Cao Hùng, Nguyễn Du, Lưu Thế Kiệt, Đỗ Hữu Tùng, Nguyễn Xuân Phúc.v.v...
Quốc Gia hưng vong
Thất phu hữu trách
(Tục ngữ)
Từ khi còn cắp sách dưới mái trường Nguyễn Trãi ở Hà Nội, cậu học trò Nguyễn Xuân Phúc đã sớm hiểu được những sự đau thương và kinh hoàng của cuộc chiến tranh đang diễn ra càng lúc càng khốc liệt vào những thời điểm sôi bỏng (1945-1954). Sống và lớn lên trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, lòng ai không khỏi sục sôi trước những chủ tâm cai trị của ngoại bang. Hơn nữa, sự tranh đấu, hy sinh, ái quốc của các nhà chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.v.v... là tấm gương sáng chiếu rọi vào tâm hồn, nuôi dưỡng thêm những hoài bão, khát khao lòng yêu nước của các thanh niên thời đại ấy.
Những ngày khói lửa trong giai đoạn chiến tranh bấy giờ kéo dài cho đến khi Hiệp định Genève được ký kết (ngày 20 tháng 7 năm 1954), chia đôi đất nước hai miền Nam & Bắc, tách rời từ đấỵ
Theo làn sóng hằng triệu người yêu chuộng Tự Do, trong đó có gia đình cậu học trò Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định rời bỏ tất cả cơ ngơi, ngược giòng vĩ tuyến 17 để vào Nam.
Lúc đó không còn là chiến tranh với ngoại xâm nữa mà là cuộc chiến giữa hai miền Nam-Bắc với hai chủ thể Quốc Gia và Cộng Sản. Trong khi miền Nam với chính thể Việt Nam Cộng Hòa đang cố gắng kiến tạo đời sống người dân được ấm no thịnh vượng, nỗ lực xây dựng đất nước tới chỗ phát triển phú cường thì cộng sản Bắc Việt xiết chặt đời sống dân chúng trong sự kềm kẹp hà khắc, lén lút vi phạm hiệp định, bất chấp đời sống an dân bằng những thủ đoạn dã tâm và đê hèn với mục tiêu xâm chiếm luôn lãnh thổ miền Nam. Trước những âm mưu tiếp tục bạo ngược, cố tình gây cảnh tang thương cho dân lành vô tội, khiến núi sông cũng phải chuyển mình đau lên tiếng giục. Lớp lớp người trai đã nối bước lên đường theo tiếng gọi non sông. Bút nghiên đành gác lại hẹn ngày về khi đất nước yên vui, bởi quân tham tàn còn nhiễu nhương bờ cõi, chí làm trai sao có thể lặng im.
Dù thân phụ đang là công chức cao cấp, lại là học sinh khá với những năm cuối trung học Chu Văn An, có đủ điều kiện đi du học hoặc tiếp tục việc học hành lên cao. Nhưng với hoài bão lý tưởng ấp ủ từ lâu, Nguyễn Xuân Phúc đã cùng với người em trai kế là Nguyễn Phú Thọ quyết định ghi danh vào trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam để thỏa chí tang bồng, đáp đền ân nợ Núi Sông. Gia nhập khóa 16 Võ Bị vào tháng 11 năm 1959, được đào tạo thêm kiến thức và nhân cách của một sĩ quan chỉ huy tương lai bằng kỷ luật rất nghiêm nhặt. Ngôi trường Mẹ đón nhận những người trai tám hướng về đây hun đúc chí can trường, tôi luyện thành những người chiến sĩ hùng anh dũng cảm, sẳn sàng phục vụ cho đồng bào-tổ quốc thân yêu. Từ những ngày đầu nhập khoá với tất cả sự nao nức sớm được thi hành nghĩa vụ bởi bên ngoài chiến dịch Ấp Chiến Lược do Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành đang được phát động quy mô rộng rãi để bảo vệ an ninh cho đời sống dân lành và kiểm soát chặt chẽ hơn sự xâm nhập của cộng quân đang tìm đủ mọi cách gia tăng.
Những ngày tháng rèn luyện về quân sự, đạo đức và văn hóa ở quân trường Võ Bị rồi cũng qua nhanh. Những buổi sáng còn mờ mịt hơi sương lạnh buốt, che lấp cả mặt hồ Chi Lăng không phân biệt được đâu là làn nước trong đâu là mầu khói trắng sương mù. Đến những buổi trưa lấp lánh hàng thông xanh dưới tia nắng mặt trời, dậy thơm mùi đất cao nguyên như nhựa sống những chàng trai đang căng tràn chí lớn. Cho đến những buổi chiều rơi, từ lưng đồi 1515, ngắm cảnh hoàng hôn tựa tấm voan mềm, mỏng nhẹ như tơ, dần phủ buông xuống khắp núi đồi mầu lam tím nhạt, rừng thông lao xao, đưa hương tỏa ngát nhớ nhung ngập hồn người. Đỉnh Lâm Viên vời vợi ánh trăng khuya, bình yên như giấc ngủ của những người khóa sinh sau một ngày tắm đẫm mồ hôi kiên trì thao dơ.t. Để ngày mai tới, huy hoàng trong ánh sáng bình minh, ngọn núi sừng sửng hơn hai ngàn cao độ ấy sẽ đón nhận những bước chân đi chinh phục của những chàng sinh viên tuổi trẻ. Tuổi trẻ ắp đầy lý tưởng đẹp ngời như câu khẩu hiệu hằng ngày: 'Chúng tôi không tìm an lạc dễ dàng mà chỉ khát khao gió mưa cùng nguy hiểm' với điều tiên quyết để nhận lãnh, đó là Trách Nhiệm Danh Dự -Tổ Quốc của người sinh viên sĩ quan Võ Bị Đà Lạt.
Trong những ngày dưới mái trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam danh tiếng lẫy lừng khắp Đông Nam Á, Nguyễn Xuân Phúc là một sinh viên sĩ quan ưu tú, luôn giữ gìn tác phong tốt làm gương cho các khóa đàn em. Khi đảm nhận chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng/Tiểu Đoàn 2 của Liên Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan trông coi bốn đại đội gồm các khóa 16, 17, 18, anh đã chứng tỏ được bản lĩnh của người chỉ huy hấp thụ được mọi mặt về văn hoá và đạo đức, lúc nào cũng nêu cao tinh thần tự giác và kỷ luật nghiêm minh. Với vóc dáng tầm thước, nhưng các bạn sinh viên sĩ quan đều nhớ tiếng nói của anh rất hùng hồn mạnh mẽ khi ra lệnh, giọng dõng dạc vững vàng khi hô to các khẩu hiệu trong mỗi lần tập huấn. Ngoài tác phong quân kỷ kể trên, Nguyễn Xuân Phúc còn được các anh em thương mến ở đức tính hòa nhã, tận tình hướng dẫn, sẳn sàng chia xẻ cùng các sinh viên khóa sinh trong tình huynh đệ chi binh. Trong những lần các khóa đàn em phải ứng chiến, cắm trại, Nguyễn Xuân Phúc cùng ở lại chia xẻ vì anh không muốn hưởng riêng đặc quyền được miễn của một SVSQ cán bộ. Đó là những nét chính mà phong cách bên ngoài của anh lúc nào cũng biểu hiện là một cán bộ sĩ quan gương mẫu, từ quân phục thẳng nếp, đai nịt gọn gàng đến dáng điệu đường hoàng chững chạc, cung cách khiêm tốn, thái độ thân thiện vui vẻ, cư xử với trên dưới đều phân minh, tử tế.
Ngày tốt nghiệp, sinh viên sĩ quan Á Khoa Nguyễn Xuân Phúc ra trường Võ Bị Việt Nam (đậu hạng Ưu về văn hóa và quân sự) với cấp bậc Thiếu Úy trong buổi lễ mãn khoá vào ngày 22 tháng 12 năm 1962. Từ giã ngôi trường Mẹ thân yêu nằm bề thế rộng đẹp trên ngọn đồi 1515 với rừng thông xanh ngát quanh năm, ôm quyện làn sương trắng mỏng phủ mờ thơ mộng mà anh đã gắn bó với hơn ba năm dài học tập với bao niềm lưu luyến. Từ đây anh sẽ là cánh chim tung bay khắp hướng. Mộng sơn hà trị giặc an dân được vung kiếm, vẫy vùng. Chí cả bay cao như ngày nào anh vượt qua được những chông gai hiểm trở của núi rừng, đứng ngạo nghễ trên ngọn núi Lâm Viên (còn gọi là núi Lang Biang, cách thành phố Đà Lạt khoảng mười hai cây số về phía Bắc) cao 2163 thước. Từ chiến thắng chinh phục được ngọn núi này đã tạo bước chân những người sinh viên sĩ quan thành chân cứng cho đá mềm trên khắp bốn vùng chiến thuật mai sau.
Làm trai cho đáng nên trai
Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài tan
Với ước mộng như lời tiền nhân: 'Làm trai cho đáng nên trai. Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài tan', Nguyễn Xuân Phúc chọn binh chủng Thủy Quân Lục Chiến và tình nguyện xin đi tác chiến, đáp ứng với tình hình chiến sự đang gia tăng sôi bỏng.
Sau khi về trình diện Bộ Tư Lệnh Liên Đoàn TQLC, đầu năm 1963, thiếu úy Nguyễn Xuân Phúc được thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 2 TQLC đang đóng quân tại Cà Mau-An Xuyên với chiến dịch Sóng Tình Thương để yểm trợ an ninh cho các khu ấp chiến lược đang được xây dựng, cùng tiếp tay trong sự ngăn chận đường len lỏi của quân du kích, chở vũ khí xâm nhập vào Nam của cộng sản Bắc Việt qua ven biển Cà Mau.
Sau khi trình diện Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 là Đại úy Nguyễn Thành Yên, thiếu úy Nguyễn Xuân Phúc được bổ nhiệm làm Đại đội phó Đại đội 3 dưới quyền của Trung úy Đại độì trưởng Nguyễn Năng Bảo.
Đời lính chiến đây đó mười phương, ngày nào anh chỉ nghe nói về những nẻo dường Việt Nam trải dài suốt từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Thế là giờ đây anh đã có mặt ở khắp Cà Mau, Đầm Dơi, Năm Căn.v.v... Ôi quê hương miền Nam trù phú nhưng bởi còn nhiễu nhương giặc Cộng nên mảnh đất đầm lầy này còn hẻo lánh hoang vu. Hương hoa rừng Tràm, gỗ, than rừng Đước là những tài nguyên hiếm quý vẫn chưa được khai thác tới nơi. Cà Mau nước mặn, rạch, kinh có tôm cá ngập đầy nhưng dân làng còn hoang sơ thưa thớt bởi quân cộng còn hoạt động khá mạnh ở vùng đất này, dùng địa thế chi chít kinh rạch, rừng cây để làm địa bàn tấn công phá hoại các đồn bót, ngăn chận sự củng cố quân sự, phát triển cải cách đồng ruộng nơi đây của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Như âm mưu phá hoại đã dự định, tối ngày 9/9/1963 Việt cộng kéo quân bất ngờ đánh úp vào chi khu Cái Nước, gây tổn thất khá nặng nề cho chi khu này. Và cũng ngay trong đêm đó, Tiểu đoàn U Minh của Việt cộng tiếp tục dùng xuồng và đường bộ tiến thẳng vào chi khu Đầm Dơi để tấn công (Cái Nước và Đầm Dơi cách nhau khoảng gần hai mươi cây số đường chim bay). Trong vài giờ đồng hồ, địch quân đã chiếm được một nửa chi khu, quận trưởng Dầm Dơi bị tử thương, những người lính Địa phương quân đang cố gắng chống trả cố giữ nửa phần đất còn la.i. Tiểu Đoàn 2/TQLC liền được Bộ Tư Lệnh Hành Quân Quân Đoàn IV đặt căn cứ tại An Xuyên do Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao điều động có mặt để giải vây. Bằng trực thăng H-21, các đại đội của Tiểu đoàn 2/TQLC đổ quân xuống cách khoảng từng đợt một:
- Đại Đội 1 do Trung Úy Phạm Nhã chỉ huy đổ xuống gần quận.
- Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn do Đại Úy Nguyễn Thành Yên và Đại Đội Trưởng Tiểu Đoàn 2 là Đại Úy Nguyễn Văn Hay đáp xuống bãi Charlie ở địa điểm kế.
- Đại Đội 4 do Trung Úy Ngô Văn Định chỉ huy đáp xuống bãi Alpha cách quận ba cây số về phía đông nam.
- Đại đội 3 của Trung Úy Nguyễn Năng Bảo (Đại Đội Trưởng) và Thiếu Úy Nguyễn Xuân Phúc (Đại Đội Phó) đổ quân xuống ngay sát bờ sông là lực lượng Việt Cộng đang tập trung.
Nguyễn Xuân Phúc và các anh em đồng đội được trực thăng vận xuống cánh đồng ruộng cằn cỗi như mầu cỏ cháy. Nơi đây thiếu mầu mỡ phì nhiêu nhưng không thiếu những hố đạn bom vẫn ngày đêm cày xéo. Buổi chiều chưa tắt nắng nhưng bầu trời như nhuốm mầu u uất thê lương. Dân làng đã bỏ chạy mong lánh nạn giao tranh. Họ trốn chui trốn nhủi ở những bụi bờ, khóc không thành tiếng, sợ hãi đến quên cả cầu đến Chúa, Phật, Trời mà chẳng biết có qua được cơn lửa đạn này không?! Có sống được về làng thì cũng hai bàn tay trắng như đã bao lần khổ sở trước. Người thân ruột thịt có khi cũng chẳng còn. Nhà cửa, heo, gà, rau cỏ bị cày xới, cháy rụi thiêu tàn hết rồi còn đâu. Đời sống quá gian lao đói khổ rồi mà giặc Cộng sao vẫn chẳng buông tha. Chỉ biết đánh, giết, chiếm miễn sao đạt được tham vọng xâm lăng. Đất nước có điêu linh, dân lành có đổ máu đến bao nhiêu họ có xá kể gì. Đời dân nghèo sống dở chết dở như thế này cho tới bao giờ...? Thương đau biết mấy cho vừa, quê hương ơi!
Những người lính TQLC của Đại Đội 3 lội trên cánh đồng ruộng ngập nước đến đầu gối, địa thế quá trống trải để lấy tư thế nấp bắn. Địch ở phía bờ sông bên trong đang bắn ra tua tủa. Phi pháo hoả lực yểm trợ cho quân ta lại ở ngoài tầm độ. Tình thế thật nguy hiểm, dễ trở thành bia đạn nhắm tới nếu không kịp xông vào khóa các ổ bắn của đi.ch. Là lính vừa mới ra trường chưa được bao lâu, lần đầu tiên T/U Nguyễn Xuân Phúc đụng một trận cận chiến toé lửa lại bất lợi như thế này, đại đội chết dễ như chơi. Tính thế nào đây? Bọn giặc kia khát máu quá. Cảnh chết thê thảm của đồng đội, oan ức của người dân như con dao nhọn xoẹt qua lòng anh. Nỗi căm hận như ánh thép vừa đốt nung lên, mắt anh loé lên những tia sáng như lửa. Nhất định phải đánh cho tan những dã tâm khát máu đê hèn này. Anh phải khởi sự ngay thôi. Những năm được đào tạo về chỉ huy và quân sự cộng thêm sự dũng cảm, bén nhạy, Nguyễn Xuân Phúc đã mau chóng nghĩ ra một chiến thuật chớp nhoáng như tung đi cú đánh thần tốc, tuy có phần liều lĩnh nhưng trước sự sống chết như đường tơ kẻ tóc của đơn vị, anh không ngại ngần là kẻ xung phong vượt qua lửa đạn, quyết tiến chiếm cho được vị thế đổi lật tình hình trận chiến. Anh luôn là kẻ đi đầu bất cứ trong tình huống nào, bởi chỉ có hành động của chính mình mới có thể là câu nói hùng hồn, xác đáng với người nghe. Anh lao nhanh như gió bão khiến những viên đạn như chưa bắn tới đã rơi. Hành động của anh là ngọn lửa truyền đi, cả đại đội như cháy bừng lên sức chiến đấu mãnh liệt. Họ cũng lao đi như tên bắn. Giặc đốt phá quê hương, hãm hại dân lành thì ta đâu thể nương tay. Đánh giặc phải đánh tới cùng. Chốn sa trường há gì mũi đạn lằn tên. Giặc còn là đồng bào mình còn lầm than đau khổ. Phải diệt được giặc nước nhà mới được thái bình yên vui. Xung phong. Anh em ơi, xung phong. Tiếng hò reo xung phong vang dội dọc cả bờ sông sắp rút nước theo thủy triều đang hạ. Trước khí thế như vũ bão của những người lính Thủy Quân Lục Chiến thuộc Tiểu Đoàn 2, VC kinh hoàng vứt bỏ súng ống, vượt sông tháo chạy qua phía bên kia bờ.
Tiếng súng dần thưa thớt rồi ngưng hẳn. Trời đêm đã dịu đi cơn nóng như đã dịu đi những nòng đạn lửa xối xả bắn ra từ cả hai bên. Mùi tử khí trên những xác người chưa kịp dấy nồng. Chỉ còn lại mùi khét của súng và tiếng reo mừng chiến thắng. Cuộc tấn công của VC đã kết thúc, không chiếm được mục tiêu như đã định. Tiểu Đoàn 2 cũng tổn thất một số binh lính, nhất là Đại Đội 3 đã hy sinh khá nhiều. Nhưng bù lại Tiểu Đoàn 2 đã đánh tan được Tiểu Đoàn U Minh, chặn đứng được âm mưu phá hoại và tịch thu được rất nhiều đạn dược, súng lớn của Việt cộng.
Vui mừng với chiến công mà mình đã góp phần để dành lại đời sống yên ấm cho người dân hiền. Nhưng lòng người lính Nguyễn Xuân Phúc cũng không thể tránh được nỗi buồn đau ghê gớm trước cái chết thảm khốc của những người chiến hữu chung đơn vị trong trận đánh vừa qua. Dẫu vẫn biết rằng đã xông pha ra sa trường là người lính đã chấp nhận tử sinh... Xưa nay, vẫn hiểu lời cổ nhân: 'Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồí. Có mấy ai đi đánh giặc biết được ngày trở về. Chỉ cố làm tròn nghĩa vụ người trai trong thời đất nước ngả nghiêng để giữ gìn bảo vệ đồng bào tổ quốc thân yêu.
Thôi đành mượn đến ly rượu đầy rót cho đến cạn trong đêm nay để gởi những giọt nồng cay này đến bạn bè anh em đã cùng chia xẻ gian nguy mà chẳng sống còn để cùng hưởng chút vui say. Thôi, hãy say đi để khóc bạn bè cho hả. Say đi để thấy đường gian nan trước mặt không hề nản chí bước chân người lính trâ.n. Say đi, kìa tiếng gọi Non Sông đang rền vang tiếng thét sục sôi, những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa ơi, hãy giữ gìn, chống đỡ quê hương thoát khỏi bàn tay đốt phá giang sơn. Say đi để hào khí những người thanh niên đất Việt bừng bừng lên như ngọn lửa quyết xả thân tạo hòa bình cho đất nước yên vui. Ly rượu đã rót tràn để mời anh, mời bạn, mời em. Tràn như tình yêu của những người con dành cho Tổ Quốc, cay nồng như nỗi đau xé lòng của Mẹ ôm từng mảnh đất phân ly, lau giòng máu chảy như đã thành sông...
Đêm lạnh đã tàn, chai rượu cạn cùng với bạn bè cũng đã vỡ tan. Người sống nhắc đến người chết cũng đã mòn hơi. Nhìn những ánh sao lấp lánh lưng trời, đêm nay có vì sao nào đã ru.ng... Nhìn trời nhìn sao, một phút giây nhìn sững lại mình, người Thiếu Úy trẻ Nguyễn Xuân Phúc bỗng khóc như chưa bao giờ khóc thế! Nước Non ơi...!
Trận chiến Đầm Dơi là một chiến thắng vẻ vang của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung và của Tiểu Đoàn 2 TQLC tại vùng IV nói riêng. Cả Tiểu Đoàn 2 đã được tưởng thưởng nhiều huy chương cao quý của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và Quân Đội Hoa Kỳ trong năm 1963. Tư Lệnh Liên Đoàn TQLC Lê Nguyên Khang xuống tận mặt trận Đầm Dơi ngợi khen và thăm hỏi các chiến sĩ. Trận thư hùng này đã đi vào quân sử Việt Nam Cộng Hòa với những trang hùng tráng nhất sau ngày hiệp định Genève (1954).
Lưỡi dao ta đang sắc
Ngọn giáo giặc phải lùi
(Nguyễn Trãi)
Cũng qua trận tham chiến lớn đầu tay của Nguyễn Xuân Phúc ở Đầm Dơi, thượng cấp và anh em đồng đội đã biết được sự gan dạ quả cảm cùng khả năng chiến trường nhạy bén của Nguyễn Xuân Phúc như thế nào nên càng tin tưởng và quý mến thêm.
Bấy giờ, Nguyễn Xuân Phúc không còn là một cán bộ SVSQ Đà Lạt lúc nào cũng áo quần thẳng nếp, giày, đai bóng loáng nữa mà qua những cuộc hành quân liên tiếp, Thiếu Úy Nguyễn Xuân Phúc giờ đây đã sạm đen nắng cháy sa trường trong bộ áo trận bạc màu sương gió, dấu giày dây vết bùn dơ nơi đầm rừng lau lách.
Tình hình chiến sự vẫn sôi bỏng khắp nơi, những người lính tác chiến vẫn miệt mài sương gió, đi hết cuộc hành quân này lại có mặt ở các trận chiến kia như cơn sóng cuốn, sáng ở đầu ghềnh, chiều đã chân mây... lớp lớp phủ dồn, ra khơi!
Tháng 6 năm 1966, trong lần hành quân ra Huế, Đại Úy Nguyễn Xuân Phúc lúc bấy giờ là Đại Đội Trưởng/Đại Đội 4 của Tiểu Đoàn 2/TQLC đã cùng Tiểu Đoàn đánh một trận nhớ đời ở đoạn cầu Phò Trạch-Phong Điền trên dọc đường số I vì đã lật ngược được thế cờ, tạo thành trận phản phục kích thật lẫy lừng do vị Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Lê Hằng Minh chỉ huy. Giặc Cộng đã thua to sau vài giờ giao chiến đã phải chém vè chạy thoát về phía núi, bỏ lại nhiều súng cối, SKZ 57 ly và đại bác 75 ly... Nhưng quân ta đã phải trả một giá quá đắt, đó là sự hy sinh của vị chỉ huy Tiểu Đoàn Trâu Điên/TQLC Lê Hằng Minh cùng một số chiến hữu khác, đã vĩnh viễn nằm xuống trên mảnh đất khói lửa Tri.-Thiên.
Riêng Đ/U Nguyễn Xuân Phúc cũng bị thương trong trận phản phục kích oanh liệt nàỵ
Sau đó Đại Úy Ngô Văn Định về làm Tiểu Đoàn Trưởng/Tiểu Đoàn 2 và Đại Úy Nguyễn Xuân Phúc làm Tiểu Đoàn Phó thay cho Đại Úy Nguyễn Văn Hay (chuyển về phòng thanh tra Sư Đoàn). Người lính Nguyễn Xuân Phúc vẫn tiếp tục chiến đấu, luôn đặt danh dự của người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lên hàng đầu, thanh liêm thẳng thắn, tôn trọng kỷ luật và chu toàn trách nhiệm đối với đơn vị thật nhiệt tình hăng say, lúc nào cũng chí tình đối với anh em chiến hữu bằng tinh thần đồng đội nên anh được mọi người từ thượng cấp đến thuộc cấp rất thương mến nể vì.
Nguyễn Xuân Phúc khi ra trận luôn chiến đấu dũng cảm, quyết định nhanh và táo bạo. Tánh tình bộc trực nhưng rất tốt rất hiền với các chiến hữu của mình và thật dữ dội khi đối mặt với quân thù. Vì thế anh được các đàn em và bạn hữu thương mến đặt biệt danh cho anh là Robert Lửa. Lửa của cương trực, của khí thế đanh thép, bừng bừng.
Nhưng bên trong con người cương nghị ấy lại ẩn chứa một tâm hồn mẫn cảm, yêu mến cái đẹp cái hùng, thích hát hò hay đóng vai Trấn Thủ Lưu Đồn mỗi khi có dịp vui chơi văn nghệ từ những năm trung học hoặc sau những giờ phút hành quân căng thẳng gian lao. Là người hào sảng, đối với bạn bè là cho đi tất cả, ngay khi cần phải dốc đến đồng bạc cuối cùng trong túi cũng chẳng tiếc, chẳng màng. Anh cũng là người con chí hiếu trong gia đình lễ giáo có chín anh chị em. Rất trọng kính bố mẹ, nhưng có lần anh cảm thấy mình có lỗi, bất hiếu vì đặt tình nước trên tình nhà khi dấu gia đình âm thầm ghi danh vào trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Nhưng thân phụ và thân mẫu anh là người hiểu biết đức độ nên dẫu xót thương con vẫn phải nén lòng chấp nhận, thông cảm và khuyến khích khi hai người con trai rời nhà cùng một lúc, đi làm lính trận miền xa, chẳng biết đến ngày về.
Rồi Nguyễn Xuân Phúc được đi học khóa Tham Mưu ở Đà Lạt, khi về làm Tiểu Đoàn Phó/Tiểu Đoàn 5 TQLC. Và thời gian này, anh cũng đã tham gia trận đánh Rạch Ruộng vào cuối năm 1967 khi Tiểu Đoàn 5 được tăng cường để phối hợp với Sư Đoàn 9 Bộ Binh Hoa Kỳ & Lực Lượng Sông Ngòi HK đặt căn cứ tại Đồng Tâm để mở cuộc hành quân tiêu diệt các ổ đóng quân của Việt cộng dọc theo phía bắc khu vực sông Mỹ Tho. Đoàn quân được lệnh di chuyển bằng tàu lúc gần sáng để tiến vào Rạch Ruộng là nơi ẩn trú của Tiểu Đoàn 502 VC. Dọc đường bị VC phục kích làm một chiếc tàu LCM bị thiệt hại. Sự việc xẩy ra khiến đoàn quân sục sôi thêm. Tiểu Đoàn Trưởng/TĐ 5 TQLC là Thiếu Tá Phạm Nhã yêu cầu cố vấn Mỹ cho vượt qua chỗ phục kích để nhanh chóng đến địa điểm đổ bộ. Hừng sáng thì tới nơi, Tiểu Đoàn 5 TQLC chia ra làm hai cánh quân. Cánh A do Thiếu Tá Phạm Nhã chỉ huy cùng các Đại Đội CH (Trung Úy Huỳnh Văn Phú), Đại Đội 3 (Trung Úy Đoàn Đức Nghi), Đại Đội 1 (Trung Úy Hồ Quang Lịch) đánh ngay phía mặt tiền bờ sông, thẳng vào bên trong ẩn nấp của đi.ch. Cánh B do Đại Úy Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu các Đại Đội 4 (Đại Úy Đỗ Hữu Tùng), Đại Đội 2 (Trung Úy Cổ Tấn Tịnh Châu) vượt lên trên địa điểm đổ bộ, bọc hậu từ phía sau đánh tới. Nguyễn Xuân Phúc đã cùng với các chiến hữu Tiểu Đoàn 5 TQLC chiến đấu hết sức mình với quyết tâm phải giữ vững Đồng Tháp Mười lúa ngọt cây lành này cho người dân vô tội nơi đây. Cuộc giao tranh kéo dài từ rạng sáng cho đến mặt trời lặn mới kết thúc. Cảnh đổ vỡ thật điêu tàn. Giặc về gieo khói lửa, làng vắng không người dân, ruộng đồng lúa ngã xác xơ, Mặt trời ngó xuống như cũng rầu rầu, giòng sông Cửu Long vẫn vô tình chảy xiết qua kinh rạch hiền hòa, trôi mênh mang... Lửa đạn biến đất trời thành cơn lốc xoáy, thây người tung theo bụi cát mịt mù. Trận đánh diễn ra trong một ngày nhưng thật dữ dội như năm xưa trên giòng sông Tiền Giang, người anh hùng Tây Sơn Nguyễn Huệ cũng đã đánh bạt được quân Xiêm La trong trận thủy chiến kinh hồn, chiếm giữ lại mảnh đất phù sa mầu mỡ này cho cháu con đời sau.
Đêm đã xuống, trận giao tranh đã tàn. Những hàng dừa lả ngọn theo gió lay uyển chuyển trên các bờ mương. Phong cảnh mộc mạc nên thơ này sẽ đẹp biết bao cho người dân sống với làng quê nếu được thanh bình, không bóng dáng cộng quân về phá nát yên vui.
Với sức chiến đấu kiên trì và mãnh liệt của Tiểu Đoàn 5 TQLC cùng sự phối hợp và yểm trợ của lực lượng Bộ Binh Hoa Kỳ. Quân ta đã toàn thắng với nhiều chiến lợi phẩm. Thành tích đó đã tạo cho Đại Tá David (SĐ 9 Bộ Binh) và Đại Tá Salzer (Hải Quân) được vinh thăng cấp Tướng. Và Tiểu Đoàn 5 TQLC nhận lãnh được nhiều huy chương cao quý. Sự thiệt hại bên ta hy sinh và bị thương mấy chục người. Trung Úy Cổ Tấn Tịnh Châu và Trung Úy Hồ Quang Lịch cũng bị thương trong trận đánh nàỵ
Chiến cuộc vẫn lan tràn tiếp diễn khắp nơi nơi, người lính Nguyễn Xuân Phúc có mặt hầu hết khắp bốn vùng chiến thuật. Từ Bình Chánh đến Gio Linh, Quảng Trị, Thừa Thiên... Người em ruột là Trung Úy Nguyễn Phú Thọ thuộc Sư Đoàn I Bộ Binh đang hành quân trong trận đánh Đông Ba để phản công lại trận tổng công kích Tết Mậu Thân đợt 1 của VC ở Huế, hai anh em gặp nhau ở Mang Cá khi Tiểu Đoàn N.X.Phúc từ trong Nam ra bổ xung giải tỏa. Từ khi rời trường Mẹ, đời lính chiến đẩy đưa mỗi người một nơi, lâu lắm rồi họ mới gặp lại nhau nhưng cũng chỉ trong thoáng chốc như khói bụi chiến trường bởi tình hình đang căng thẳng. Chỉ kịp bắt tay và nói đùa với nhau một câu của người anh: 'Mày chưa chết à?'', người em ngạo nghễ trả lời: 'Đánh giặc sức mấy mà chết được'.
Với chủ mưu xâm chiếm miền Nam bằng mọi giá, mọi cách, CSBV càng lúc càng gia tăng những cuộc đánh phá mạnh mẽ.
Với sự chuẩn bị từ nhiều tháng trước cùng sự tiếp tay của những tên Việt gian nội gián, Việt cộng đã thực hiện trận tổng công kích quy mô trên khắp lãnh thổ Quốc Gia. Nặng nhất là Huế và Sàigòn trong những ngày đầu xuân Mậu Thân (31/01/1968), gây máu lửa tang thương cho người dân trong những ngày lễ Tết dân tộc thiêng liêng. Vừa nhận được lệnh tăng phái, Tiểu Đoàn 5 của N.X. Phúc đã có mặt ở Huế ngay. Huế đang chìm ngập trong dầu sôi lửa bỏng của chết chóc kinh hoàng. Những vụ thảm sát, mồ chôn tập thể những người dân lành vô tội trong thành phố diễn ra hằng loạt hằng giờ. Đó là tội ác hay chiến tích lớn của Cộng quân khát máu đã gây rả! Thật là 'Độc ác thay! trúc rừng không ghi hết tô.i. Dơ bẩn thay! nước bể khôn rửa sạch mùi (Nguyễn Trãi)'.
Nhưng nhờ sự hy sinh chiến đấu dũng cảm của các lực lượng quân binh chủng Việt Nam Cộng Hòa dưới sự điều động đảm lược của vị chỉ huy Tư Lệnh Sư Đoàn I Ngô Quang Trưởng đã nhanh chóng chặn đứng và đẩy lui được làn sóng đỏ xâm lăng, đánh phá bạo tàn của CSBV sau gần một tháng phản công.
Tháng 4/1968, Việt cộng lại tấn công vào thành phố Sàigòn trong cuộc tổng công kích đợt hai. Hết đem quân ra Huế lại xuôi về trong Nam, Thiếu tá Nguyễn Xuân Phúc cũng vừa nhận chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Thần Ưng thay cho Thiếu Tá Phạm Văn Chung. Trước sự tấn công dã man có mưu mô kế hoạch của VC, Nguyễn Xuân Phúc lại một lần cùng với các anh em chiến hữu trong đơn vị quyết sống chết đối đầu để ngăn chận giòng tiến quân xâm nhập cũng như tháo lui của giă.c. Dây chuyền kế hoạch tổng công kích của CSBV dần vỡ tan, bị chặt đứt trước những nhát kiếm sắc bén vung lên của những chiến sĩ đảm lược kiên cường thuộc các đơn vị tinh nhuệ hào hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tiểu đoàn 6 TQLC cũng góp được chiến công là đã càn quét được bọn giặc ra khỏi trận địa Bình Hòa.
Sau khi bị thương, Nguyễn Xuân Phúc được thuyên chuyển về Tiểu Đoàn Công Vụ để dưỡng thương thêm một thời gian. Ở đây tuy công việc nhàn nhã hơn, không phải đối đầu với những nguy nan sống chết từng phút từng giờ nhưng lòng anh vẫn khát khao quãng đời chiến đấu nơi rừng sâu núi thẵm với các bạn bè chiến hữu như tâm sự hổ nhớ rừng của Thế Lữ mà anh nhớ thuộc lòng khi còn đi học:
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả, cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khí thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc đường hoàng...
(Thế Lữ)
Đến tháng 3 năm 1969, Nguyễn Xuân Phúc nhận được sự vụ lệnh từ Đại Tá Tham Mưu Trưởng Bùi Thế Lân về giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 TQLC. Một Tiểu Đoàn vang danh khắp chốn sa trường mà anh đã từng tham dự gắn bó và đổ máu trước đây với những chiến tích hào hùng của Tiểu Đoàn Trâu Điên uy dũng.
Trong chiến dịch hành quân sang Kampuchia nhằm truy quét các lực lượng võ trang CSBV đang chiếm đóng những vùng đất này để dễ bề xâm nhập vào lãnh thổ Nam Việt Nam qua các ngả đường biên giới. Đầu năm 1970, Tiểu Đoàn 2 TQLC từ căn cứ Chương Thiện-Cần Thơ đã cùng với các Tiểu Đoàn 1 và 4 TQLC thuộc Lữ Đoàn B của Đại Tá Tôn Thất Soạn tham gia vào cuộc hành quân Cửu Long để dẹp địch. Sau cuộc đổ bộ thần tốc từ bến phà Neak Luong, Tiểu Đoàn 2 chưa kịp đóng quân đã nhận được lệnh trên cấp bách và theo lời yêu cầu của chánh phủ Cộng Hòa Cambodia: nhẩy trực thăng vận xuống giảì vây khu vực Prey Veng đang bị VC chiếm đóng. Vị trí thành phố Prey Veng nằm trên vùng đất cao nên các cánh quân của Tiểu Đoàn lần lượt đổ xuống phía bên ngoài bờ thành, bám theo các cánh đồng dưới thấp. Đại đội I của Trung úy Lâm Tài Thạch vừa chuyển quân xuống đầu tiên đã chạm địch nấp dưới những lớp rơm phủ trên đường hầm theo lối đánh độn thổ để phục kích. Nhưng với sự bình tĩnh sáng suốt và dũng cảm của Tiểu Đoàn Trâu Điên do Thiếu Tá Nguyễn Xuân Phúc chỉ huy đã càn quét được tuyến giặc đột kích phòng thủ bên ngoài, phối hợp cùng đơn vị bạn tiến công thẳng vào bên trong thành phố và mau chóng lập nên chiến công hiển hách: đánh tan được một Trung Đoàn VC, tái chiếm được tỉnh lỵ Prey Veng ngay sau một ngày giao chiến dữ dô.i.
Với những chiến công lừng lẫy như thế và tám lần được tuyên dương Anh Dũng Bội Tinh, Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Xuân Phúc & Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên là Tiểu Đoàn đầu tiên của Sư Đoàn TQLC Việt Nam và cũng là Tiểu Đoàn duy nhất đã được tưởng thưởng huy chương cao quý của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đó là dây biểu chương Tam Hợp, tạo cho Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến nói chung và Tiểu Đoàn 2 nói riêng thêm sức mạnh tự hào, oai phong.
Ngắm Non Sông căm nỗi thế thù
Thề sống chết cùng quân nghịch tặc
(Nguyễn Trãi)
Sau những thất bại nặng nề, vẫn không từ bỏ ý đồ xâm lăng, CSBV tiếp tục dàn quân ở biên giới Việt-Lào. Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên lại tiếp tục lao vào trận địa với cuộc hành quân Lam Sơn. Trận chiến càng gay go khốc liệt thì những người lính Việt Nam Cộng Hòa càng gan lì quyết liệt hơn. Trong lửa đạn của cuộc chiến Lam Sơn, dũng khí của người Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên Nguyễn Xuân Phúc đã ngời lên như ánh thép, vung gươm chống đỡ gìữa vòng vây của địch tràn xung hàng hàng lớp lớp. Bằng dũng cảm can cường cùng sự nhậy bén như mũi tên xuyên thẳng vào nguy nan, xem thường sống chết, quyết đưa dẫn các đại đội đàn em bạt núi băng rừng từ cứ điểm Đống Đa vượt qua tám cây số đường chim bay lửa đạn bắn tua tủa như mưa từ phía nam biên giới Việt-Lào để về đến Khe Sanh gần đầy đủ, an toàn. Trong chiến thuật hành quân, đụng chạm và đối đầu với địch đã gian nguy. Rút quân mà vẫn giữ được an toàn lại càng khó khăn hơn. Nguyễn Xuân Phúc đã chu toàn trách nhiệm của người Tiểu Đoàn Trưởng, với tất cả sự quan tâm, thương mến của một người anh Cả luôn bảo vệ cho đàn em mình vượt qua khỏi những hiểm nguy bằng đảm lược, kiên trì. Những ai đã từng chiến đấu, cùng chung đơn vị với anh đều hiểu rõ điều này và nhiều năm sau khi nhắc lại đều tỏ lòng thương tiếc và quý mến.
Trong chiến công hành quân Lam Sơn 719 năm 1971, Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Xuân Phúc được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên dương công trạng ban thưởng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, Tiểu Đoàn Phó Trần Văn Hợp được thăng cấp Thiếu Tá và Trung Úy Lâm Tài Thạch được Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương tại Huế.
Bước chân người lính Nguyễn Xuân Phúc cùng Tiểu Đoàn 2 vẫn tiếp tục trải dài suốt các ngả đường đất nước, nơi nào có bóng giặc thù là nơi đó có xung phong chiến đấu của những người chiến sĩ Quốc Gia hết lòng bảo vệ Non Sông. Từ Hạ Lào, Khe Sanh, Triệu Phong, Mai Lộc, Đông Hà, Quảng Trị, Gio Linh.v.v... Tháng 3 qua tháng 4 năm 1972, Tiểu Đoàn 2 vẫn tiếp bước với những cuộc hành quân gay go ở Vùng I đã chặn đứng và đẩy lui được nhiều cuộc tấn công của CSBV ở Mỹ Chánh, La Vang. Quê hương miền Trung nắng cháy với những buổi sáng, trưa, chiều tối vẫn đạn bom khói lửa mù trời dưới tầm đạn pháo kích như mưa của CSBV. Lòng anh không chai cứng nổi trước những tàn phá của chiến tranh, những nỗi đau thê thiết rã rời của những người dân phố nhỏ quê nghèo. Anh biết làm gì cho vơi hết những nỗi niềm đeo nặng trong tâm tư. Làm thế nào để sớm chấm dứt những tang thương, máu đổ của chiến cuộc đầy dẫy cảnh lệ rơi máu đổ hằng ngày, của anh em đồng đội, của bao dân lành vô tội chung quanh. Rồi đây, trang sử có lật qua nhưng con đường đẫm máu với bao cảnh chết hãì hùng của trẻ thơ, phụ nữ, người già, thanh niên thiếu nữ gánh gồng chạy loạn trên con đường từ Quảng Trị.-Mỹ Chánh dọc theo quốc lộ 1, nằm ngả chết chất chồng lên nhau thành cảnh chết chưa từng thấy chưa từng có trước đây, nay bằng sự dã tâm khát máu của CSBV cố tình nhả đạn thẳng vào đoàn người vô tội không chút nương tay đã tạo nên được con đường Đại Lộ Kinh Hoàng này, thật quá khủng khiếp! Nước sông Thạch Hãn vẫn luân chuyển từng giờ ra biển cả nhưng không sao kéo trôi, rửa tan được giòng máu lệ oan khiên đổ tràn nơi đây, tháng ngày này!
Sau khi được thăng cấp Trung Tá, cuối tháng 5/1972 Nguyễn Xuân Phúc bàn giao Tiểu Đoàn 2 lại cho Thiếu Tá Trần Văn Hợp, nhận chức Lữ Đoàn Phó LĐ147 của Đại Tá Nguyễn Năng Bảo. Thời điểm đó, CSBV đã khởi đầu cuộc xung quân xâm chiếm vào lãnh thổ miền Nam Việt Nam qua địa đầu giới tuyến Quảng Trị với những loạt tấn công ồ ạt bằng chiến xa T-54, PT-76 và đủ loại võ khí lớn của cộng sản Nga-Tàu cung cấp.
Lữ Đoàn 147 TQLC từ Hải Lăng tiếp tục điều quân chận đứng mũi tiến công của VC ở phía bắc Quảng Trị. Sau đó đã cùng với Lữ Đoàn 258 kết hợp táì chiếm Cổ Thành Quảng Trị theo kế hoạch của Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I Ngô Quang Trưởng. Đây là một quyết định rất sáng suốt và thao lược của vị tướng tài ba này: 'Con đường duy nhất là phải tái chiếm lại thành phố này' . Quyết định và câu nói này của ông cùng sự có mặt thường xuyên ngoài mặt trận sôi bỏng để thăm nom khích lệ và theo dõi từng bước tiến của những cuộc truy quét hành quân diệt địch là một động viên tinh thần rất lớn cho các chiến sĩ đang vững vàng chiến đấu dành lại từng tấc đất thân yêu là bao xương máu của người lính Việt Nam Cộng Hòa, là bao máu thịt của người dân đã ngả xuống cho Hòa Bình-Tự Dọ
Với quyết tâm đó, toàn thể các lực lượng chiến sĩ có mặt trong cuộc hành quân tái chiếm cổ thành Quảng Trị đã đánh giặc hết sức mình và sau gần năm tháng chiến đấu, ngày 16/9/1972 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã lấy lại được thành phố Quảng Trị một cách vẻ vang. Chiến thắng này là công trạng của nhiều người, nhiều binh chủng. Với bao xương trắng máu đào mới dành lại được. Trong đó có các Lữ Đoàn 147 TQLC: (Đại Tá Nguyễn Năng Bảo, Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc), Lữ Đoàn 258 TQLC (Đại Tá Ngô Văn Định, Trung Tá Đỗ Đình Vượng), Tiểu Đoàn 6 (Trung Tá Đỗ Hữu Tùng), Tiểu Đoàn 3 (Thiếu Tá Nguyễn Văn Cảnh), Tiểu Đoàn 2 (Thiếu Tá Trần Văn Hợp), Tiểu Đoàn 1 (Thiếu Tá Nguyễn Đăng Hòa), Tiểu đoàn 5 (Thiếu Tá Hồ Quang Lịch), Tiểu Đoàn 7 (Thiếu Tá Nguyễn Văn Kim), Tiểu Đoàn 8 (Thiếu Tá Nguyễn Văn Phán), Tiểu Đoàn 9 (Trung Tá Nguyễn Kim Để).v.v...
Toàn quân Việt Nam Cộng Hòa đã dựng lại được ngọn cờ vàng ba sọc đỏ tung bay rạng rỡ trên bầu trời nắng ấm quê hương vào lúc tái chiếm được cổ thành Quảng Trị thân yêu ngày 16 tháng 9 năm 1972. Tiếng ve sầu đã thôi kêu than sau một mùa hè khóì lửa. Riêng cánh phượng hồng trên những hàng Phượng vỹ vẫn thắm tươi dưới ánh mặt trời, đẹp buổi hoan ca.
Đầu năm 1975, Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc được đề cử chức vụ Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 369 và Lữ Đoàn Phó là Trung Tá Đỗ Hữu Tùng (là vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 đã hạ được nhiều chiến xa T-54 và đã cắm lá cờ vàng tung bay ngạo nghễ trong ngày tái chiếm cổ thành Quảng Trị (16/09/1972), một người bạn đồng khóa 16 Võ Bị Đà Lạt và cũng là người bạn từng chung vai sát cánh với anh trong nhiều trận đánh lẫy lừng trên khắp bốn vùng chiến thuật hành quân. Lữ Đoàn 369 vẫn tiếp tục những cuộc hành quân truy diệt địch xâm lăng, băng rừng lội suối suốt từ Cửa Việt, Đông Hà, Gio Linh, qua Cam Lộ, Hải Lăng, Quảng Nam. Từ bờ sông Thạch Hãn, dưới bóng núi Trường Sơn đến Đà Nẵng, Tiên Sa...
Họa phúc có nguồn, đâu bổng chốc?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi...
(Nguyễn Trãi)
Người lính Nguyễn Xuân Phúc đã đi qua nhiều trận chiến, dãi dầu với sương gió hành quân, máu anh cũng đã đổ nhưng vẫn hiên ngang đứng giữa sa trường. Đạn tên vẫn chừa anh ra cho đến một ngày... ngày 29 tháng 3 năm 1975.
Lệnh lui binh như một tiếng súng ghim thẳng vào tim những người lính đang hiên ngang chiến đấu dưới mầu cờ Tổ Quốc bởi lòng sục sôi phẫn uất trước những bạo tàn của Cộng quân đang gây ra trên mảnh đất quê hương. Miền Trung thương yêu ngập máu lửa tơi bời. Người Lữ Đoàn Trưởng 369 Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa vượt lằn lửa đạn đưa dẫn các Tiểu Đoàn 2, Tiểu Đoàn 6, Tiểu Đoàn 9 của mình về Đà Nẵng an toàn.
Đà Nẵng, ngày 29 tháng 3 năm 1975, nơi mà người Lữ Đoàn Trưởng 369 đang có mặt với nhiều chiến hữu các đơn vị quân binh chủng QLVNCH cùng vị Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I (Ngô Quang Trưởng) một lòng yêu nước yêu dân, đau đớn nhìn quê hương đang từ từ nghiêng ngả.
Cuối tháng ba, quê hương đang rực màu lửa khói, bầu trời tang thương đang đổ lệ xuống nhạt nhòa khắp đất nước điêu linh. Còn gì đâu với cảnh hoang tàn đổ nát thê lương. Lớp lớp người người khóc chạy dưới thác đạn mưa bom. Ôi, nước mất - nhà tan. Bao vong linh đã từng sống chết cho Tổ Quốc còn ẩn khuất đâu đây. Tiếng thét hờn vì đâu nên nỗi này như rung chuyển khắp núi sông. Đỉnh Trường Sơn bạc trắng nỗi niềm Đau. Lòng biển Đông dội vang từng đứt đoa.n. Mạch sông sầu thấm sâu lòng đất Mẹ, khóc thương con tay súng ngỡ ngàng rơi, những tay súng không vì cuồng điên khát máu, không vô tình bắn chết lương dân, không phá nát mảnh tiền đồ Tổ Quốc. Những tay súng hiên ngang vì Chính Nghĩa, diệt bạo tàn xâm lấn quê hương, mang yên ấm cho thôn làng thành thị, đem sức mình tranh đấu chữ Tự Do, để giang sơn tô đẹp màu cẩm tú, cõi bờ thêm rộng mở thăng hoa, hoà bình đến nước nhà vui Độc Lập, cảnh thanh bình ước mơ còn sáng mãi.
Ôi, giấc mộng của những người dân nước Việt, của những người chiến sĩ cầm súng giữ quê hương. Sao giờ đây, phải nhìn cảnh quê hương hoa gấm đang rơi chìm trong đổ nát. Tráì tim muôn triệu người cũng vỡ với đau thương.
Cuối tháng ba, nắng Hạ Lào mới vừa nóng ấm mà sao lớp sóng xanh Non Nước như tuôn giòng lệ đỏ, áng mây trời Tiên Sa tựa phủ lớp khăn tang mờ. Giữa thế cờ thay đổi, khói lửa rực trời Nam, chìm khuất trong những tiếng kêu than ai oán, khung cảnh hỗn loạn, hai người bạn cũng là hai vị Lữ Đoàn Trưởng Nguyễn Xuân Phúc và Lữ Đoàn Phó Đỗ Hữu Tùng cùng đứng dừng lại, dõi mắt nhìn dãy núi cao xa, vời vợi... Bóng hai người lính đổ dài trên bãi biển, lặng yên mà lòng sâu đang bão nổi, sóng ngầm. Nỗi khổ đau của đoạn trường qưê hương sao nói được nên lời! Ôi, xã tắc sơn hà một sớm một chiều như khói mây, tan tác.
Giòng người xao xác lũ lượt ra khơi. Hai người lính đồng hành cùng ở lại. Ở lại với mảnh đất quê hương yêu dấu này đã thấm mặn bao giòng máu của anh em đồng đô.i. Xác thân thà tan rã nơi rừng sâu biển mặn, bám vào cát đá Nước Non trùng điệp, làm hạt bụi Trường Sơn bất khuất để giữ lại khí phách anh linh của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa kiên cường luôn hằng Sống và Chết cho Tổ Quốc cùng lý tưởng Hoà Bình- Tự Do Dân Tộc.
Ngày 29 tháng 3 năm 1975, những người chiến sĩ ấy đã cùng ra đi với tiếng hờn Núi Sông, trở về lòng đất Mẹ thân yêu...
Những người Lính yên nằm ở đây
Trái tim chúng tôi - yêu thương nhất!
Lấy thơ hòa với nước mắt đầy
Chúng tôi tạc tượng người Lính đó!
Những người Lính đạp từng nấc mây
Những người Lính mở đường trên đất
Khắp bốn phương Nam Bắc - Đông Tây
Những người Lính không bao giờ mất!
Người Lính chúng tôi nói hôm nay
Đã đi sâu vào lòng lịch sử
Tượng Người để lại cho Tương Lai
Sẽ giữ hoài Quê Hương Đất Tổ!
Ngọc thủy
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...