lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Lịch-Sử Quân-Sử Việt-Nam Ngày 30/04/1975

1, 2, 3

Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo, Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc hiệu-đính

III. ...Đến Cuộc Kháng Cộng Năm 1975:

Hiệp định Paris được ký ngày 27 tháng 3 năm 1973, quân Bắc xâm Việt cộng đã mở ra nhiều chiến trường mới nhằm tìm cách dứt điểm Việt Nam Cộng Hòa sau khi Hoa Kỳ và Đồng minh đã rút lui.

Căn cứ Tống Lê Chân bị quân Bắc xâm Việt cộng tấn công ngay ngày hiệp định Paris có hiệu lực (28/01/1973), người anh hùng tử thủ là Trung tá Lê Văn Ngôn cùng Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng. Để dứt điểm căn cứ này, quân Việt cộng phải huy động Công trường 9, cùng trung đoàn 271, một Trung đoàn pháo, một Trung đoàn phòng không cũng như một Lữ đoàn xe tăng. Chưa kể quân trừ bị và chận viện. Cuộc chiến dứt điểm bắt đầu từ 05/04/1974 đến 1 giờ sáng ngày 11/04/1974 mới chiếm được đồn.

Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng và Trung tá Lê Văn Ngôn chỉ còn 259 binh sĩ đã chiến đấu đến cùng và phải mở đường máu rút lui.

Căn cứ Tống Lê Chân bị quân Việt cộng tấn công dồn dập trong 510 ngày. Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng và Trung tá Lê Văn Ngôn đã làm sáng danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và xứng đáng là những chiến sĩ chiến đấu cho Hòa bình. Hòa bình của đất nước Việt Nam thân yêu.

Mao Trạch Đông chủ tịch nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa ra lịnh cho quân đội Tầu cộng tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa ngày 17 tháng 1 năm 1974.

Vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 Tháng 1 năm 1974, hạm đội Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa dưới sự chỉ huy của Hải quân Đại tá Hà Văn Ngạc đã đồng loạt nổ súng vào chiến hạm của Hải quân Tàu cộng khi họ hành động xâm chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Sau nửa tiếng đồng hồ giao tranh thì hai bên đều  rút lui vì hai bên đều thiệt hại nặng cả. Bên HQVN chiếc Nhật Tảo bị chìm,  tử thương 58 người (đa số binh sĩ thuộc chiến hạm Nhật Tảo và số còn lại thì gồm có hai người nhái trên đảo). Mỗi  chiến hạm có một số bị tử thương. Phía Tầu cộng cũng  bị thiệt hại nặng nề, một chiếc bị chìm, về nhân mạng có một số sĩ quan cao cấp bị tử thương, thành ra không thể nói bên nào chiến thắng hay chiến bại. Trong lúc đó một lực lượng hùng hậu gồm  17 chiến hạm khác từ Hải Nam đang hướng về hướng Hoàng Sa, trong đó có 13 chiến hạm với bốn chiếc tiềm thủy đỉnh loại tàu ngầm .

Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa có tăng cường thêm hai chiếc nữa tức là sáu chiếc, nhưng khi  hai chiếc sau  đang trên đường tới thì có tin phi cơ phản lực của Trung Cộng  từ đảo Hải Nam đến dội bom. Trong khi đó tầm hoạt động của phi cơ F5 và A37 của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa không thể nào bay tới Hoàng Sa được, để tránh thiệt hại không cần thiết hạm đội Việt Nam Cộng Hòa phải bắt buộc rút lui.

Quân chủng  Hải Quân đã chọn ngày 19/1  hằng năm làm ngày tưởng niệm và vinh danh các chiến sĩ HQ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc đại dương.

Đầu năm 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu theo kiểu quân đội nhà nghèo. Nhưng từ hai năm qua, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã không được cải tổ để thích ứng với tình hình chiến trường mới.

Các Sư đoàn tổng trừ bị như Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù được cử trấn giữ các vùng đất như binh sĩ sư đoàn Bộ Binh làm mất tính năng động cần thiết khi tình hình chiến trường sôi động.

Quân khu V của Việt cộng tổ chức chiến dịch H-9 tấn công hai địa điểm Nông-Sơn và Thượng Đức thuộc tỉnh Quảng-Nam. Họ tung vào các Sư đoàn 324B (hay Sư đoàn Điện Biên), 308, và Sao vàng.

Ngày 06/08/1974, Thượng-Đức thất thủ. Tiểu đoàn 79 Biệt Động Quân đã rút khỏi nơi này. Số phận của Tiểu đoàn này cũng giống như tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân khi rời khỏi căn cứ Tống Lê Chân, những binh sĩ anh dũng này đã không được nhắc đến tên tuổi...

Bộ tổng tham mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa gởi Sư đoàn Nhảy Dù ra Quảng-Nam tăng viện, nhưng đã quá trễ.

Các trận đánh ác liệt đã xảy ra giữa Sư Đoàn Nhảy Dù và 3 sư đoàn Việt cộng diễn ra trên các cao điểm 1235 và 1062. Trận đánh khởi sự từ ngày 15 Tháng Tám đến ngày 8 tháng mười một năm 1974. Đây là trận đánh lớn nhất trong quân sử Việt Nam sau khi Hoa Kỳ rút lui, và cũng là một trong những trận hiển hách nhất của QLVNCH. Cuối cùng quân Việt cộng đã phải rút khỏi đồi 1062 trước sức chiến đấu dũng mãnh và gan dạ của các chiến sĩ Nhảy Dù.

Quân Bắc xâm Việt cộng mở chiến dịch tấn công Phước Long làm bàn đạp tấn công thủ đô Sài Gòn. Họ mở hai mũi tấn công vào mặt đông bắc thành phố Tây Ninh với trung đoàn 205; đồng thời tấn công pháo kích đơn vị Địa Phương Quân trấn thủ trên núi Bà Đen; 3 trung đoàn 33, 812, 274 thuộc sư đoàn 6 vc tấn công hai quận Hoài Đức và Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Tuy. Đây là các trận đánh hỏa mù để cầm chân những lực lượng tinh nhuệ của quân đoàn III Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 26/12/1974, quân Việt cộng tấn công thị xã Phước Long và phi trường Sông Bé. Đồn trú nơi đây có Tiểu đoàn 2 trung đoàn 7 Sư đoàn 5 Bộ binh, ba đại đội Thám báo của các sư đoàn 5, 18, 25, cùng những đơn vị Địa Phương Quân, Nghĩa Quân quân số vào khoảng 6000 người. Trong khi chiến trường đang căng thẳng, các đơn vị trú phòng tại đây được tăng viện thêm đại đội 1 và 4 thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Hơn sáu ngàn binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa phải chống lại một lực lượng tấn công đông gấp ba lần. Các đơn vị Việt cộng tấn công gồm hai sư đoàn 3 và 7, hai trung đoàn biệt lập, hai trung đoàn pháo và phòng không cùng với một trung đoàn chiến xa, tất cả đặt dưới quyền điều khiển của quân đoàn IV Việt cộng.

Quân lực VNCH tăng cường tối đa các phi vụ yểm trợ cho quân bạn, nhưng sức người có hạn. Nên ngày 9/1/1975, Phước Long thất thủ.

Quân Bắc xâm Việt cộng mở chiến dịch Tây nguyên với mục đích cắt đôi Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 10/3/1975, Việt cộng nổ súng tấn công Ban Mê Thuột với các sư đoàn 320 Điện biên và F10. Trách nhiệm phòng thủ có Đại tá Nguyễn Trọng Luật, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng BMT và Đại tá Vũ Thế Quang, Tư lịnh phó sư đoàn 23 bộ binh kiêm Tư lịnh mặt trận Ban Mê Thuột. Quân trú phòng tại chỗ là Trung đoàn 53 thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh dưới quyền điều khiển của Trung tá Võ Ân. Cuộc giao tranh đã xảy ra ác liệt ngay tại mặt trận phi trường Phụng Dực. Ngày 11/3/1975, quân Việt cộng được tăng cường quân số lên gấp 10 lần và đó là một ngày giao tranh đẫm máu nhất tại mặt trận phi trường Phụng Dực. Hầm chỉ huy của Đại tá Vũ Thế Quang bị Không quân ném lầm hai trái bom, nên đã mất liên lạc với bộ tư lịnh quân đoàn II từ phút đó.

Ngày 12/3/1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú Tư lịnh quân đoàn II quyết định tăng cường binh sĩ để tái chiếm Ban-Mê-Thuột. Trung đoàn 44 và 45 thuộc Sư đoàn 23 bộ binh đã được một lực lượng trực thăng tới 46 chiếc HUIB và Chinook không vận vào Phước An. Đây là cuộc hành quân trực thăng vận lớn nhất kể từ sau Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973. Ngoài TĐ45BB, còn có sự tăng cường của Liên đoàn 21 Biệt Động Quân. Cuộc tăng viện đang diễn ra tốt đẹp, trong đó tinh thần binh sĩ các cấp lên rất cao, thì đột ngột có lịnh lui binh sau cuộc họp ngày 14/03/1975 giữa Thiếu tướng Phạm Văn Phú cùng Tổng thống Nguyễn văn Thiệu, Đại tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang.

Hậu quả cuộc lui binh trên tỉnh lộ 7b này là Quân đoàn II đã bị xóa sổ, và giải tán. Tướng Phạm Văn Phú bị cách chức rồi tự sát để giữ tròn khí tiết của một vị tướng lãnh vào ngày 30/4/1975.

Ngày 19 tháng 3/1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng Tư lệnh QĐ I – QK I về Sài Gòn để gặp Tổng thống Thiệu trình bày kế hoạch rút quân của quân đoàn. Cuộc họp bắt đầu 11 giờ, cùng với sự hiện diện của Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Theo ghi nhận của Tướng Viên, kế hoạch của Trung tướng Trưởng rất chu đáo và được tiến hành theo hai phương cách:

- Phương cách thứ nhất: Các lực lượng từ Huế và Chu Lai theo Quốc lộ 1 cùng một lúc rút về Đà Nẵng.

- Phương cách thứ hai: Nếu địch cắt Quốc lộ 1 thì sẽ rút quân về ba nơi: Đà Nẵng, Huế và Chu Lai. Tuy nhiên Huế và Chu Lai chỉ là nơi tập trung tạm thời để sau đó các đơn vị được hải vận về Đà Nẵng. Đà Nẵng sẽ trở thành nơi cố thủ của SĐ 1 BB, SĐ 2 BB, SĐ 3 BB, SĐ TQLC và 4 Liên đoàn BĐQ .

Ngoài các đơn vị kể trên còn có Lữ đoàn 1 Nhảy Dù cũng được tăng phái cho Quân Đoàn I với điều kiện không được sử dụng để tung vào chiến trận.

Ngày 20 tháng 3/1975, khi vừa đặt chân xuống Đà Nẵng, Trung tướng Trưởng nhận được một công điện "mật khẩn" của Tổng thống Thiệu do Bộ Tổng Tham Mưu chuyển. Tổng thống Thiệu khuyên Tướng Trưởng tùy nghi ứng phó và làm sao chỉ giữ một mình Đà Nẵng mà thôi vì không thể nào phòng thủ nổi ba thành phố Huế, Đà Nẵng và Chu Lai cùng một lúc được. Đồng thời Lữ đoàn 1 ND được lệnh lên đường về Sài Gòn ngay khuya đêm đó.

Lại một lần nữa, lịnh rút quân đột ngột của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã khiến các đơn vị thiện chiến nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng như của Quân khu I như Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Sư đoàn 1 bộ binh, các Liên đoàn Biệt Động Quân, Địa Phương Quân - Nghĩa Quân, Thiết Kỵ, Pháo binh v.v...bị thiệt hại trầm trọng về nhân sự cũng như khí cụ, đưa đến tình trạng bất khiển dụng như Quân đoàn II.

lịch sử việt nam, gen Hieu

Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu Tư lịnh phó Quân đoàn III bị ám sát ngày 08/04/1975

Ngày 08/4/1975, Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu Tư lịnh phó Quân đoàn III bị ám sát ngay tại văn phòng tư lịnh phó. Và đây cũng là ngày mặt trận Xuân Lộc - Long Khánh bùng nổ và kéo dài đến 20/4/1975. Ngày 10/04/1975, Tướng Nguyễn Văn Hiếu được tổng thống VNCH truy thăng Trung tướng. Cố Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu bị ám sát khi đang chuẩn bị kế hoạch phản công chống đoàn quân Bắc xâm Việt cộng bằng kỵ binh. Cái chết đột ngột không sớm không muộn khi kế hoạch phản công vừa hình thành hay vì một nguyên do nào khác liên quan đến việc điều tra tham nhũng trong quân đội?

Hơn nữa cái chết đột ngột của Tướng Nguyễn Văn Hiếu làm chúng ta liên tưởng đến việc tử nạn trực thăng của Đại tướng Đỗ Cao Trí ngày 23/02/1971, khi ông từ vùng III đáp trực thăng đi vùng I nhậm chức Tư lịnh quân đoàn hầu cứu vãn cuộc hành quân Lam Sơn 719 đang bị sa lầy.

Hai cái chết vào hai thời điểm nêu trên của hai vị Tướng lãnh tài ba lỗi lạc đã khiến nhiều người trong chúng ta phải thắc mắc: Có phải thế lực nào đó trong bóng tối nhất quyết không muốn Đại tướng Đỗ Cao Trí và Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu trở thành cứu tinh của Quân lực và quốc gia Việt Nam Cộng Hòa? Và từ đó đã ra tay hạ sát hai vị Tướng này. Quả tình sự ra đi của hai vị chiến Tướng vừa nêu là một mất mát lớn lao cho tộc Việt.

Trở lại với tình hình chiến sự khi Xuân Lộc là căn cứ quân sự của SĐ18BB do Thiếu tướng Lê Minh Đảo làm tư lịnh bao gồm: Bộ Binh, Thiết Giáp, Pháo Binh và các đơn vị Kỷ Thuật thuộc mọi Binh chủng của QLVNCH. Quân đoàn IV Việt cộng gồm các sư đoàn 6, 7 và 341. Ngoài ra còn tăng cường thêm sư đoàn 325 và Liên đoàn 75 Pháo binh đủ loại.

Trên đường tiến quân về Sài Gòn, quân vc bắt buộc phải đi ngang Xuân Lộc - Long Khánh. Cho nên trận chiến đã diễn ra rất ác liệt giữa quân trú phòng và quân vc ngay từ những giờ phút đầu tiên.

Ngày 12/04/1975 chiến trường Xuân Lộc được tăng cường Lữ đoàn 1 Nhảy Dù của Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh.

Mũi tiến công để chiếm Sài Gòn của quân vc đã bị khựng lại nơi đây vì gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của tất cả các đơn vị trú phòng. Bộ tư lịnh hành quân của vc bắt buộc phải thay đổi tư lịnh chiến trường, họ đưa Tướng Trần Văn Trà vào thay Tướng Hoàng Cầm và đưa thêm quân tăng viện.

Quân vc dùng "chiến thuật biển người", "tiền pháo hậu xung" liên tục tấn công và cuối cùng đã tràn ngập tuyến phòng thủ của Chiến đoàn 52 Bộ binh của Đại tá Ngô Kỳ Dũng ngày 15/04/1975. Để chận đứng đà tiến của vc tràn về Sài Gòn và Biên Hòa, Thiếu tướng Lê Minh Đảo đã xin xử dụng bom BLU.82 (Daisy Cutter), một loại bom nổ đặc biệt có sức công phá cực mạnh trong một phạm vi rộng lớn.

Chuẩn tướng Trần quang Khôi

Chuẩn tướng Trần Quang Khôi tư lịnh Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III 

Ngày 16/4/75 Lực Lượng Xung Kích Quân Ðoàn III - Lữ đoàn 3 Kỵ Binh do Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi chỉ huy đã giao tranh dữ dội với vc tại Ngã Ba Dầu Giây.

Qua 12 ngày đêm ác chiến với quân Bắc xâm Việt cộng, Xuân Lộc - Long Khánh vẫn vững vàng trước cơn bảo lửa. Quân đoàn IV vc tham chiến tại mặt trận đã bị thiệt hại nặng nề về sinh mạng, pháo binh, xe tăng, v.v… nên Bộ tư lịnh chiến dịch hồ chí minh đã vội vàng thay đổi kế hoạch tiến chiếm Sài Gòn.

Ngày 20/04/1975, Sư đoàn 18 Bộ binh (QLVNCH) cũng như các đơn vị được lịnh lui binh. Cuộc lui binh đã diễn ra tốt đẹp, với tổn thất của các đơn vị bạn rất giới hạn. Cuộc lui binh này nhằm phòng thủ vòng đai an ninh gần Sài Gòn cũng như phi trường Biên Hòa vì quân vc sau khi không chiếm được Xuân Lộc nên đã rẽ sang con đường khác và theo Quốc lộ 15 tiến vào thủ đô Sài Gòn qua Biên Hòa. Tinh thần của các đơn vị QLVNCH tham chiến còn vững vàng, quân trang, đạn dược còn đầy đủ chứ không thiếu thốn hay bị mất tinh thần mà phải lui binh.

Cùng ngày, Ðại Sứ Mỹ Graham Martin gặp TT Thiệu và yêu cầu ông Thiệu nên từ chức để sớm có thương thuyết với CS bằng chính phủ mới của Dương Văn Minh. Chiều ngày hôm đó thì Phan Rang lọt vào tay Cộng quân và Cộng quân cũng cố tình xua cho dân chúng di tản để làm rối loạn tinh thần dân chúng ở Saigòn.

Ngày 20/04/1975, cũng là ngày phòng tuyến xa của quân đoàn III dưới quyền chỉ huy của Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi bị thất thủ. Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang Tư lịnh sư đoàn 6 Không quân bị quân việt cộng bắt trên đường triệt thoái.

Trước khi bị ám sát chết ngày 08/04/1975, Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu được Bộ tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đề cử trách nhiệm phòng thủ Phan Rang, nhưng không hiểu vì lý do gì quyết định này lại thay đổi. Đặt giả thuyết, nếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu được trao trách nhiệm phòng thủ Phan Rang một cách thật sự, có lẽ tình hình chiến sự sẽ có nhiều thay đổi thuận lợi hơn cho QLVNCH và đất nước Việt Nam.

lịch sử việt nam

Ngày 21/04/1975, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu từ chức và trao quyền lại cho Phó tổng thống Trần Văn Hương. Mặc dù với số tuổi 71, phó tổng thống Trần Văn Hương đã can đảm đứng ra gánh lấy trọng trách điều hành quốc gia trong cơn bảo lửa.

Từ ngày 1/04/1975 đến ngày 30/04/1975, quân đoàn IV của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam vẫn còn nguyên vẹn và trong tinh thần sẳn sàng chiến đấu.

Tình hình quân sự ngày 28/04/1975 khi Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa như sau:

- Tại các vùng trong và ngoài của thủ đô Sài Gòn, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa còn khoảng trên dưới khoảng 60 ngàn binh sĩ đó là chưa kể còn khoảng trên dưới gần 70 ngàn binh sĩ thuộc quân đoàn IV của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, để đối đầu lại với khoảng 280 ngàn quân Bắc xâm Việt cộng.

- Lực lượng quân sự của Quân đoàn IV do Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam làm Tư lịnh gồm có:

18 Liên đoàn Biệt Động Quân; 5 Thiết đoàn và 17 Chi đoàn Kỵ binh với 493 chiến xa đủ loại; Sư đoàn 4 Không quân đóng ở phi trường Trà Nóc, Cần Thơ với khoảng 100 phi cơ đủ loại; Về bộ binh có các Sư đoàn 7, 9 và 21; Hải quân có 4 Duyên đoàn và 9 Giang đoàn với 600 tàu đủ loại.

Tương quan lực lượng giữa Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và quân Bắc xâm Việt cộng được ghi nhận như sau trong lãnh thổ quân đoàn III:

- Phòng tuyến Bình Dương về hướng Bắc có Sư đoàn 5 Bộ binh đóng ở Lai Khê, bảo vệ Quốc lộ 13 và đối thủ là Sư đoàn 1 Việt cộng.

- Phòng tuyến Biên Hòa về hướng Đông có Sư đoàn 18 Bộ binh của Thiếu tướng Lê Minh Đảo sau khi rút khỏi Xuân Lộc về trấn thủ Long Bình, Biên Hòa; Lực Lượng Xung Kích Quân Ðoàn III của Chuẩn tướng Trần Quang Khôi chỉ được lịnh trấn tại Dầu Giây-Hưng Lộc, sau đó là phòng thủ Biên Hòa (chứ không phải Sài Gòn); Lữ đoàn 468 Thủy quân Lục Chiến của Trung Tá Huỳnh Văn Lượm phụ trách đối đầu với các Sư đoàn 2, 304, 325 quân Việt cộng.

- Phòng tuyến Vũng Tàu do Lữ đoàn 1 Nhảy Dù của Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh phụ trách đối đầu với Sư đoàn 3 sao vàng Việt cộng.

- Phòng tuyến Long An trấn giữ bởi Sư đoàn 22 Bộ binh đối đầu với các Sư đoàn 8, 24 và 6, trừ bị là các Sư đoàn 7, 9 và 3 Việt cộng; Liên đoàn 6 và 8 Biệt Động Quân đối đầu với các Sư đoàn 8, 5, 262 Việt cộng.

- Phòng tuyến Củ Chi do Sư đoàn 25 Bộ binh của Chuẩn tướng Lý Tòng Bá trấn đóng ở Củ Chi, nơi đây Sư đoàn đã đối đầu với Sư đoàn 50 Việt cộng; Liên đoàn 9 Biệt Động Quân đối đầu với Sư đoàn 232, 27, 71 của Việt cộng.

Ngoài ra, quân đoàn III VNCH còn có 14 Tiểu đoàn Pháo binh với 376 đại pháo đủ loại; 7 Thiết đoàn Kỵ binh với gần 700 chiến xa đủ loại; Sư đoàn 3 Không quân đóng ở Biên Hòa và Sư đoàn 5 Không quân đóng ở Sài Gòn; Hải quân có 4 Hải đoàn Duyên phòng và 6 Giang đoàn với 700 tàu đủ loại; Các đơn vị Địa Phương Quân Nghĩa Quân, Nhân Dân Tự Vệ cũng như Cảnh Sát Quốc Gia và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù.

Tuy nhiên qua cách bố phòng, chúng ta có thể nhận thấy một điều, hầu hết các đơn vị lớn và thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ đóng ở vòng đai xa thủ đô Sài Gòn, không có một đơn vị tinh nhuệ nào được lịnh trực tiếp bảo vệ thành phố đông dân này (nếu chúng tôi không nhầm). Sài Gòn đã bị bỏ ngỏ từ trước, nhất là khi phòng tuyến Củ chi của Sư đoàn 25 Bộ binh bị xuyên thủng, quân Bắc xâm Việt cộng đã thâm nhập Sài Gòn một cách dễ dàng.

- Về phía quân Bắc xâm Việt cộng bao gồm các quân đoàn I, II, III , IV tổng cộng 15 sư đoàn bộ binh, ngoài ra còn có 5 Lữ đoàn bộ binh biệt lập, 4 Trung đoàn chiến xa, 6 trung đoàn đặc công.

Kể từ khi quân Bắc xâm Việt cộng phát động cuộc tổng tấn công chiếm thủ đô Sài Gòn ngày 26/04/1975, thì Sư đoàn 25 Bộ binh có căn cứ tại Củ Chi bị thất thủ khi quân đoàn III vc gồm các Sư đoàn 320, 316, 70, 968 tấn công dồn dập, Chuẩn tướng Lý Tòng Bá một Tướng lãnh tài ba lỗi lạc rốt cuộc phải thúc thủ và bị bắt tại mặt trận đêm 29 rạng sáng 30/4/1975 do quyết định sai lầm từ vị Tư lịnh quân đoàn III.

lịch sử việt nam, Tướng Lê Nguyên Vỹ

Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ

Sư Ðoàn 5 Bộ Binh do Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ làm tư lịnh đóng ở Lai Khê, tình hình không có gì đặc biệt. Nhưng sáng hôm sau khoảng 10 giờ 30, khi nghe Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng cộng sản, Tướng Lê Nguyên Vỹ cho kéo cờ trắng. Sau đó, ông nghiêm trang chào quốc kỳ rồi trở về văn phòng tự sát. Tướng Lê Nguyên Vỹ đền nợ nước đúng ngày 19 tháng 3 năm Ất Mão (Âm Lịch), tức ngày 30 tháng 4 năm 1975 (Dương Lịch).

08 giờ sáng ngày 30/4/75, liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu hoàn toàn bị cắt đứt, Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi quyết định họp các chỉ huy trưởng để tham khảo ý kiến. Tất cả cùng quyết định kéo quân về giải vây thủ đô. Đoàn quân giải vây thủ đô gồm:

Lữ Ðoàn 2 Nhảy Dù do Trung Tá Nguyễn Lô chỉ huy tiến theo Ðường Sắt phía phải về Saigòn.
Lữ Ðoàn 468 Thủy Quân Lục Chiến của Trung Tá Huỳnh Văn Lượm tiến theo phía trái Ðường Sắt
Lữ Ðoàn 3 Kỵ Binh và Liên Ðoàn 33 Biệt Ðộng Quân tiến theo Xa lộ Biên Hòa về Saigòn.
Chiến Ðoàn 315 của Trung Tá Ðỗ Ðức Thảo tiến về Cầu Bình Triệu.
Chiến Ðoàn 322 của Trung Tá Nguyễn Văn Liên tiến theo sau Chiến Ðoàn 315.
Chiến Ðoàn 318 của Trung Tá Nguyễn Ðức Dương đi phía sau các đơn vị để yểm trợ.

Tuy nhiên khi các chiến xa của Lữ đoàn 3 Kỵ Binh tiến tới gần nhà thờ Fatima, Bình Triệu, thì Tướng Trần Quang Khôi nghe được lịnh buông súng đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. Đó là ngày 30 tháng 4 năm 1975 lúc 10 giờ 25 phút sáng.

danh nhân quân sự việt nam nguyễn văn long csqg

Khi lịnh đầu hàng ban hành, vì không chấp nhận đầu hàng kẻ thù, Trung tá Nguyễn Văn Long (Cảnh Sát Quốc Gia) đã tự sát bằng súng lục lúc 11giờ 30 dưới tượng đài Thủy Quân Lục Chiến phía trước tòa nhà Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa trong ngày 30 tháng 4 năm 1975.

danh tướng lịch sử việt nam lê văn hưng

Thiếu tướng Lê Văn Hưng

Thiếu tướng Lê Văn Hưng, Tư lịnh phó quân đoàn IV tự sát vào lúc 20 giờ 45 phút tối ngày 30 tháng 4 năm 1975.

danh tướng lịch sủ việt nam phạm văn phú

Thiếu tướng Phạm Văn Phú

Thiếu tướng Phạm Văn Phú nguyên Tư lịnh quân đoàn II quân khu II tự tử bằng thuốc độc ngày 29/04/1975 và chết vào trưa ngày 30/04/1975 khi nghe tin Dương Văn Minh đầu hàng Việt cộng.

danh tướng lịch sử việt nam nguyễn khoa nam

Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam 

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam tư lịnh Quân Ðoàn IV Quân khu IV, đã quyết định không đầu hàng Việt cộng và tuẫn tiết vào sáng ngày 01 tháng 5 để bảo vệ khí tiết của một vị tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông tự sát khi mới 48 tuổi.

danh tướng lịch sử việt nam trần văn hai

Chuẩn tướng Trần Văn Hai 

Chuẩn tướng Trần Văn Hai Tư lịnh Sư đoàn 7 Bộ binh tự sát bằng thuốc độc chiều ngày 30/4/1975.

danh nhân quân sự việt nam hồ ngọc cẩn

Đại tá Hồ Ngọc Cẩn 

Ðại tá Hồ Ngọc Cẩn Tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện, chiến đấu đến cùng và bị bắt lúc 11 giờ đêm ngày 1/5/75 khi bộ chỉ huy Tiểu khu thất thủ.

Và còn nhiều, rất nhiều gương trung liệt khác của quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong ngày 30/4/1975 vì không chấp nhận đầu hàng quân Bắc xâm Việt cộng.

Một trang sử đã lật qua !

Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo, Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc hiệu-đính

1, 2, 3

 

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử

free counters

un compteur pour votre site