- Lễ Hội Một Ngàn Năm Thăng Long
Với Những Điều Trông Thấy -
Lý Đại Nguyên
Thăng Long Thành là thủ đô của nước Đại Việt độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, là quốc đô tinh thần của truyền thống Văn Hóa Dân Tộc, là công lao vĩ đại của ông cha trên một ngàn năm đấu tranh chống ngọai xâm Phương Bắc, là kết tinh công trình dung hóa tư tưởng của các nền Văn Minh Thảo Mộc Trời Đông, qua sự đãi lọc tinh hoa của 3 nguồn Đạo Học: Phật-Lão-Khổng của Ấnđộ-Trunghoa, bởi Việt Tính Nhân Chủ Tự Nhiên của Việttộc, để thiết lập một nền Văn Hiến Đa Nguyên Phân Nhiệm Điều Hợp làm chủ đạo cho 2 triều đại Độc Lập Thịnh Trị Phát Triển Lý-Trần, đóng đô ở Thăng Long Thành. Thăng Long còn là điạ bàn tranh sống, thua, thắng giữa Việt--Tầu suốt Một Ngàn Năm dài, đến nay vẫn chưa kết thúc.
Để được thế, trên một ngàn năm bị giặc Tầu thống trị, bắt đầu từ năm 111 trước Tâylịch, bởi các triều đại Hán, Luơng, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh của Phương Bắc. Không thời nào không có những cuộc khời nghĩa giành độc lập tự chủ cho nòi giống Việt. Mở đầu do 2 vị nữ lưu của họ Hồngbàng là Trưng Trắc, Trưng Nhị, năm 40 đến 43 Tâylịch, đánh đuổi nhà Đông Hán để xưng vương. Năm 248, vị kiệt nữ Triệu Chinh phất cờ khởi nghĩa đánh lại quân Đông Ngô nhà Hán. Năm 544, Lý Bôn khởi nghĩa đánh đuổi quân nhà Lương, lập ra nhà Tiền Lý, xưng hiệu là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Sau 59 năm độc lập rồi bị Nhà Tùy xâm lăng. Hết Tùy đến nhà Đường thay nhau thống trị Việttộc. Năm 722, Mai Thúc Loan, xưng là Mai Hắc Đế đánh quân nhà Đường. Năm 791, Phùng Hưng được dân chúng tôn là Bố Cái Đại Vương đánh đuổi được binh tướng nhà Đường về Tầu. Nhờ những cuộc khởi nghĩa liên tục đó. Năm 906, nhà Đường buộc phải thay đổi chính sách Thái Thú trực trị thành ra chính sách bảo hộ. Phong thân hào người Việt là Khúc Thừa Dụ làm Tiết Độ Sứ cai trị Giaochâu. Tạo cơ hội cho Ngô Quyền năm 939 đánh đuổi quân Nam Hán, mở mùa Độc Lập Tự Chủ Hoàn Toàn cho nuớc Việt sau 1050 năm bị Đế Quốc Trung Hoa thống trị.
Ngô Quyền 939-944, tự xưng Vương, đóng đô ở Cổ Loa. Sau khi Ngô Vương mất, nước Việt rơi vào nạn sứ quân đánh phá lẫn nhau. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh, hiệu là Vạn Thắng Vương, dẹp loạn 12 Sứ Quân thống nhất tổ quốc, xưng hiệu là Đinh Tiên Hoàng Đế. Lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, thiết lập chế độ Quân Chủ Tập Trung. Nhưng không lấy Đạo Nho là chủ đạo như Hántộc, mà tôn Thiền sư Khuông Vìệt làm Tăng Thống Phật Giáo và là Quốcsư. Nhà Đinh bị loạn thần soán đoạt, trong khi nhà Tống đem quân xâm lăng, năm 980, triều thần tôn Thập Đại Tướng Quân Lê Hoàn lên làm vua, hiệu là Đại Hành Hoàng Đế. Chém chết tướng nhà Tống là Hầu Nhân Bảo ở Chi Lăng. Việt--Tống nghị hòa. Triều Tiền Lê vẫn lấy Đạo Phật là chủ đạo. Nhưng Đạo Phật là Đạo Giải Thoát không phải là đạo của nhà Cai Trị. Nên tới thời Lê Long Đĩnh thì Phậtgiáo bị ngược đãi. Năm 1010, Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, Lý Công Uẩn, được viên đại thần là Đào Cam Mộc, thiền sư Vạn Hạnh và triều đình tôn lên làm vua. Mở ra nhà Lý. Tháng 7, năm Thuận Thiên nguyên niên -1010- rời đô về thành Đại La và đổi là Thăng Long Thành.
Tuy vua Lý Thái Tổ xuất thân từ cửa Chùa, thiền sư Vạn Hạnh là vị thầy của nhà vua, là nhà khai sáng chế độ, là kiến trúc sư kinh thành Thăng Long, nhưng các Ngài đã không lấy Phật Giáo làm Quốc Giáo Độc Tôn. Cũng không để cho Triều Đình dùng Phậtgiáo làm phương tiện nhằm khống chế tư tưởng người dân, như Hán Võ Đế đã dùng Đạo Khổng để tạo ra Đế Quốc Đại Hán. Mà thiết lập ra nền Văn Hiến Dung Hoá: Đa Nguyên, Phân Nhiệm, Điều Hợp. Dùng Nho giáo hữu vi thực dụng vào việc trị quốc, an dân. Dùng Lão giáo vô vi duy nhiên vào việc di dưỡng tinh thần tự do, tự tại của giới trí thức. Dùng Phật giáo vô ngã, giải thoát, siêu vi vào việc hướng dẫn tâm linh con người trên hành trình: hướng nội, hướng tha và hướng thượng. Nhờ vậy mà Tâm con người thường an tịnh trong cõi vô thường hằng hóa, Trí con người được phóng khoáng sáng suốt rộng mở, hành động con người dễ dàng tùy duyên ứng xử. Xã hội Đại Việt hài hòa phát triển, Giặc đến toàn dân ứng chiến. giặc tan cùng nhau sản xuất, trong nếp sống gia đình bình đẳng thân yêu, trong làng xóm tự quản của truyền thống Việt tộc tự chủ.
Những tướng tài lẫy lừng kinh sử chiến thắng xâm lăng như bà Trưng, bà Triệu, Triệu Quang Phục, Ngô Quyền, Phùng Hưng, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Nhưng văn tài quán triệt như: Lê Văn Thịnh, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Nguyễn Thuyên, Hồ Qúy Ly, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ôn Như Hầu, Nguyễn Du…Những anh hùng chí sĩ này đã làm cho dòng sử Việt hào hùng rạng rỡ, đã là nhân tố tạo nên nền tảng trường cửu của kinh thành Thăng Long. Thế mà hiện nay tổ chức kỷ niệm “Một Ngàn Năm Thăng Long”, Hànội lại cố tình không đề cập tới công lao của tiền nhân đã đổ biết bao xương máu, tâm can, trí lực để chiến đấu chống ngoại xâm, chống đồng hóa khắp mặt, nhằm xây dựng nên một Thăng Long Văn Hóa muôn đời, một Việtnam Tự Chủ dài lâu trong tiến trình Toàn Cầu Hoá hiện nay. Chẳng những đảng và nhà nước Cộngsản Việtnam cố quên đi công lao của tiền nhân có công chống Tầu, mà còn nhẫn tâm chọn ngày quốc khánh 01/10/2010 của Trungcộng để khai mạc Lễ Hội Ngàn Năm Thăng Long, và ngày 10/10/2010 quốc khánh của Trunghoa Dân Quốc làm ngày bế mạc. Phải chăng, đây là một ý đồ của bọn tay sai Trungcộng đang nắm quyền tại Hànội đã hứa với người Hoa là “dù Cộng hay Quốc thì Việtnam cũng vẫn thuộc về Trunghoa”?
Những người đã từng theo cộng sản Việtnam, liệu có vẫn còn hãnh diện là mình, Đảng của mình, chế độ của mình, và lãnh tụ Hồ Chí Minh “vô vàn kính yêu’ của mình là người Việtnam yêu nước nữa không? Khỏi cần phải trình bày về cái thứ lễ hội ‘nô lệ Tầu’ đầy rác rưởi này. Chẳng cần phải nhắc tới những lời phê phán, lên án của giới trí thức, toàn dân và toàn thế giới về thứ lễ hội Tầu hóa đầy tốn kém ngân sách nhà nước, mà nhiều lợi lộc cho kẻ có quyền thế. Những điều trông thấy cũng đủ đau đớn lòng cho những đảng viên còn chút lương tâm, còn biết liêm sỉ, còn nghĩ mình là ngưới Việtnam. Có lẽ sợ ê mặt, nên lãnh tụ cộng đảng Nông Đức Mạnh, chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết, thủ tướng Việtcộng Nguyễn Tấn Dũng đã không dám xuất hiện ở lễ khai mạc, đùn cho chủ tịch Quốchội Nguyễn Phú Trọng chủ toạ và các cựu lãnh đạo Việtcộng hiện diện. Hay là quá sợ Trungcộng vì đã cho tập thể quân đội ‘Hải Cảnh’ diễn hành với bộ quân phục rằn ri và súng M 18 hãm thanh của Mỹ. Khiến quan thầy Bắckinh ngứa mắt. Rồi lại tra vấn rằng: “Các chú định thực hiện du kích chiến trên biển ‘có sát thương mà không tiếng súng’ phải không”? Riêng người Việt Quốc Gia thì cũng nhẹ mình, vì Việtcộng bây giờ đã mặc nhiên tự thú họ là Việtgian bán nước cho Tầu rồi. Little Saigon 05/10/2010.