lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Khi Nước Toàn Có Lậu Là Khi Nước Tầu Có Loạn
Nguyễn Xuân Nghĩa
Dư lụy lạc hề, quân lụy lạc
Ca thanh cao dã, khấp thanh cao!
Sau những biến động ngoài Đông hải và trước những cuộc thử lửa sắp tới, chúng ta đừng nên giận dữ lãnh đạo Bắc Kinh. Mà nên thương họ! Họ đáng thương lắm, xin độc giả dằn hỏa xuống để đọc tiếp....
Chẳng là suốt một tuần qua, Quảng Đông lại dậy mùi Tứ Xuyên. Khét lẹt.
Ngày mùng sáu Tháng Sáu, thị trấn Triều Châu của Quảng Đông có loạn vì một số dân công biểu tình phản đối về chuyện lương lậu và xô xát với lực lượng thành quản. "Dân công" là di dân từ nơi khác đến kiếm việc và kiếm ăn. "Thành quản" là bọn đầu gấu mặc đồng phục để bảo vệ trật tự của thành phố, nhưng hèn hơn cảnh sát, ác hơn công an và... mất dậy có đăng ký.
Đầu đuôi là có chú dân công 19 tuổi tự trói mình vào hàng rào để phản đối việc cha mẹ bị hãng xưởng quịt lương nên bị thành quản lên gối thấy tam tinh. Đám dân công bèn nổi đoá và tờ Global Times báo cáo là có 200 người nhập cuộc đánh lộn với thành quản. Tờ Dương Thành Vãn báo kể lại là có 40 xe hơi bị phá tan tành! Báo đảng nói là không sai được!
Bốn ngày sau, mùng 10, cũng tại Quảng Đông nhưng cách đó 400 cây số, ở thị trấn Tăng Thành trong khu vực phụ cận của thành phố Quảng Châu, một phụ nữ bán hàng rong bị thành quản đánh gần trụy thai. Chị ta cũng là gốc dân công. Vụ đàn áp đê tiện gây ra ba ngày hỗn loạn ở Tăng Thành.
Đầu đuôi chỉ vì lũ thành quản mẫn cán dẹp các gánh hàng rong đang kiếm chút bạc cắc ngoài lề một cửa hàng bách hóa. Dùng chữ mẫn cán là đúng vì chúng phang lên đầu lũ dân công những đòn nặng như cán búa. Ngẫu nhiên sao, đám dân công này đều là dân Tứ Xuyên.
Muốn hiểu tại sao lại là Tứ Xuyên, xin quý vị tìm đọc lại bài "Vịt Tứ Xuyên" đã đăng trên Việt Báo và có yết lại trên dainamax.org.
Bị khuyển ưng thượng cẳng chân hạ cẳng tay, đám dân công Tứ Xuyên bèn gọi nhau ơi ới. Và biểu tình, rồi dàn trận với lũ thành quản. Cảnh sát bèn nhảy vào can cả đôi bên, cũng lại với cái cán, làm khách qua đường bèn nổi điên nhảy vào. Ta có bốn lực lượng lâm chiến loạn đả, là dân công, thành quản, cảnh sát, và khách vô can gốc Quảng Đông.
Ba ngày khói lửa tại Tăng Thành với cả ngàn dân công Tứ Xuyên từ các nơi khác tụ về, có nhiều người đến từ Triều Châu. Như vậy chúng ta có chuyện đồng hương đùm bọc lẫn nhau và tất nhiên là họ phải có hệ thống liên lạc giữa đám "tong xiang" này.
Tứ Xuyên là một vựa người - thưa rằng dân số là hơn 82 triệu - bằng cả nước Đức chứ không ít. Nhưng rất đông những người đói khát nơi đó phải tha phương cầu thực và nương tựa vào nhau chứ chẳng có cái tổ tam tam hay chi bộ chi đoàn nào cả. Họ lập ra "xã hội dân sinh" con con, mini civil society qua một mạng lưới liên kết để giải quyết chuyện tương tế.
Trong lực lượng dân công lầm than toàn quốc - chừng 150 triệu người - dân Tứ Xuyên là một mũi nhọn. Nơi đất khách quê người, họ bị bọn chủ nhân trấn lột, bị địa phương trấn áp, nên đã đan lưới rất rộng và rất bền để đùm bọc lẫn nhau. Vì vậy, dù cách nhau 400 cây số và bốn ngày đường, trận chiến tại Triều Châu và Tăng Thành đã hòa làm một.
Để trở thành vấn đề địa phương, khiến trung ương phải giật mình.
Trung ương giật mình vì bọn dân công gốc Tây Xuyên đang tự tổ chức với cùng phương pháp của dân Tây Tạng, hay dân Hồi giáo Tân Cương, và dân Nội Mông! Ngày xưa, thực dân Pháp gọi trò liên lạc theo kiểu rỉ tai đó tại Đông Dương là "radio bambou", hay tại Bắc Phi là "radio Arabe".
Weblinks :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks