lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm:

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Human Rights For Vietnam - Human Rights Activist

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Khi các đao phủ run sợ

1, 2

Ngô Nhân Dụng

...

Tháng trước, khi có những lời kêu gọi xuất hiện trên Internet mời dân Trung Hoa đi biểu tình tại những địa điểm hẹn trước ở Bắc Kinh và Thượng Hải, guồng máy công an đã mở cuộc tấn công toàn diện trên các phương tiện truyền thông như Internet, Twitter, vân vân. Tháng Ba vừa qua, công an Bắc Kinh ngang nhiên đặt máy nghe trộm và theo dõi tất cả các điện thoại di động trong thành phố 20 triệu dân này, lấy cớ là họ cần theo dõi việc lưu thông và tránh bị kẹt trong xe điện ngầm. Công an Thượng Hải đã yêu cầu cuộc diễn hành Thánh Patrick ngày 12 Tháng Ba phải đổi địa điểm tụ họp, vì nơi họ chọn quá gần nơi hẹn biểu tình Hoa Lài; khiến cho ban tổ chức, gồm những người Ái Nhĩ Lan ở Thượng Hải, phải bãi bỏ cả chương trình lễ Thánh Quan Thầy của nước họ.

Chính quyền cộng sản sợ các mạng lưới thông tin, vì họ đã nếm mùi cay đắng. Những cuộc biểu tình của người dân Tây Tạng năm 2008 và người Yughur ở Tân Cương năm 2009 đều được tổ chức qua các mạng thông tin điện tử.

Các “công dân mạng” rất hoạt động ở Trung Quốc và họ đã gây nên nhiều phong trào quần chúng lớn. Vụ điều tra về nạn tham nhũng sau trận động đất ở Tứ Xuyên là một thí dụ. Cũng trong năm 2008, các công dân mạng cùng nhau hoan hô một người bị kết án tử hình, là Dương Giai (Yang Jia) ở Thượng Hải. Chàng thanh niên 28 tuổi này đã bị công an chửi bới đánh đập khi bị bắt, chỉ vì chuyện đi xe đạp mà không đóng tiền mua bảng số. Anh ta đã trở lại đồn công an, ném chai xăng lửa, xông vào đâm chết 6 viên công an và làm nhiều người bị thương. Anh bị đưa ra tòa, nhưng cả một phong trào toàn quốc đã nổi lên, ví anh như Võ Tòng đả hổ, ca ngợi anh như là một “Ðao Khách Bất Hủ!” Nhiều người viết trên mạng: “Chúng tôi có lúc cũng muốn làm như anh nhưng chưa dám!”

Tháng Năm năm 2009, vụ án oan khuất của cô Ðặng Ngọc Kiều (Deng Yujiao’s) cũng được các công dân mạng gây nên thành phong trào phản kháng khắp nước. Cô Kiều ở quận Ba Ðông, tỉnh Hồ Bắc, làm thợ “neo” ở một khách sạn, bị một viên quan chức trong thị xã đến khách sạn tìm hoa dụ dỗ cô không được nên tìm cách cưỡng bức. Cô dùng con dao nhỏ đồ nghề của mình đâm hung thủ đến chết. Câu chuyện cô bị đưa ra tòa được đưa lên Internet, với nhiều chi tiết cho thấy các quan chức khinh thường người dân như thế nào. Bốn triệu blog đã lên tiếng kêu gọi dân chúng phản đối. Nhiều đám sinh viên đã tổ chức biểu tình ngay tại thủ đô Bắc Kinh, họ trương biểu ngữ gọi cô là nữ anh hùng, là liệt nữ, vân vân. Những chiếc áo T Shirt in các khẩu hiệu, trong đó có cả một câu thơ của Mao Trạch Ðông: “Giang sơn như thử đa Kiều!” (Ðất nước như vầy nhiều vẻ đẹp; nhưng có thể hiểu là “nhiều người như Kiều”). Trong cuộc biểu tình, một cô gái mặc toàn đồ trắng nằm co quắp trên đường, chung quanh là hàng chữ: “Ai cũng có thể thành một Ðặng Ngọc Kiều!” Cuối cùng công tố viện phải thay đổi tội danh cho cô được xử nhẹ hơn.

Hiện tượng “Công Dân Mạng” (Nettizens, Võng Dân trong tiếng Trung Hoa) đang phát triển rộng lớn là một mối đe dọa cho độc quyền chính trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Số người vào Internet gia tăng rất nhanh; năm 2007 có 162 triệu, các năm sau đã tăng lên thành 298, 384 và năm ngoái lên 457 triệu “công dân mạng.” Những người vào mạng đều thuộc thành phần có học và khá giả hơn người dân thường (mỗi tháng trung bình họ chi tiêu 25 đô la để vào mạng), đa số là thanh niên ở các thành phố. Những nhà trí thức có tinh thần độc lập và đấu tranh cho tự do dân chủ như Ngải Vị Vị đang sử dụng mạng lưới Internet để đánh thức giới trẻ về tình trạng đảng Cộng Sản xâm phạm các quyền công dân của người Trung Hoa. Chế độ cộng sản sợ nhất là có thể một biến cố lớn sẽ khiến người dân nổi giận, khi đó chỉ cần một người lên tiếng, tất cả mọi người sẽ đứng lên, nhất hô vạn ứng. Vì vậy, bộ phận công an trong đảng Cộng Sản đã thuyết phục được Bộ Chính Trị thay đổi sang đường lối cứng rắn! Các tay đao phủ đang run sợ, họ phải ra tay trước. Họ đã bắt rất nhiều nhà trí thức trong thời gian gần đây, và chắc chắn sẽ tiếp tục chính sách này trong 2 năm cầm quyền sau cùng của các ông Hồ Cẩm Ðào và Ôn Gia Bảo.

Ngô Nhân Dụng

12-04-2011

Theo Người Việt

1, 2

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site