lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

tôi yêu việt nam cộng hòa

***

Cảm nghĩ về hồi ký Kháng Chiến "Hành Trình Người Đi Cứu Nước" của cựu Kháng Chiến Quân Phạm-Hoàng-Tùng

Điệp Mỹ Linh

Hồi ký Hành Trình Người Đi Cứu Nước của Phạm-Hoàng-Tùng đã được ra mắt tại Houston. Điệp-Mỹ-Linh là người duy nhất giới thiệu hồi ký này. Nhận thấy những nhận xét củaĐiệp-Mỹ-Linh đã làm nổi bật những góc cạnh đáng suy gẩm, Tòa Soạn xin đăng tải để độc giả có một cái nhìn bao quát hơn đối với một tổ chức bị nhiều tai tiếng.

Kính thưa quý vị,

Trước khi vào chủ đề của buổi ra mắt hồi ký Kháng Chiến Hành Trình Người Đi Cứu Nước của cựu Kháng Chiến Quân Phạm-Hoàng-Tùng, tôi xin cảm ơn ban tổ chức đã dành cho tôi vinh dự hiếm hoi này. Và tôi cũng xin xác định, tôi chỉ sẽ nói về bộ hồi ký này chứ tôi sẽ không gián tiếp hoặc trực tiếp đề cập đến bất cứ một đoàn thể, một cá nhân hay là một tổ chức nào cả.
Kính thưa quý vị,

Sau khi nhận lời của ban tổ chức tôi hơi phân vân, khó nghĩ, vì tôi chỉ là một ngòi bút tài tử. Tôi không thích và không hề tham gia vào các hoạt động chính trị, mà đây là một buổi ra mắt của bộ hồi ký mang nhiều dữ kiện chính trị thời đại. Nhưng nghĩ lại, tôi thấy rằng tôi hành động đúng khi nhận lời phát biểu cảm tưởng về bộ tài liệu chính trị này; bởi vì, khi một nhà văn cầm bút viết ra một tác phẩm – dù chỉ là một tác phầm tình cảm lãng mạng lứa đôi – thì nhà văn đó đã, một phần nào đó, hé lộ chiều hướng chính trị của mình. Riêng tôi, tôi nghĩ rằng độc giả của tôi cũng đã âm thầm đặt tôi vào vị thế không cùng giới tuyến với những người đã đem đau thương, tan tóc vào miền NamViệt-Nam.
Một lý do khác cũng khiến tôi rất ngại ngùng, đó là tôi không nhận được sách để đọc. Đến tối thứ Năm, cách nay 3 hôm, đi làm về tôi mới nhận được cuốn thứ nhất. Khi thấy hai chữ “Bí mật” trên bìa cuốn sách, tôi hơi khựng lại. Rồi thứ Sáu tôi mới nhận được cuốn thứ hai. Trong khi đọc sách và tìm ý để viết bài thì vài người bạn, sau khi nghe đài phát thanh thông báo tôi sẽ là người giới thiệu hai cuốn hồi ký đó, đã điện thoại, khuyên tôi không nên “dính” vào hai cuốn sách này...nguy hiểm. Tôi lại suy nghĩ và lo âu, có ý muốn từ chối, không giới thiệu sách nữa. Nhưng nghĩ lại, tôi tự biết tôi là người biết tự trọng, có trách nhiệm và luôn luôn tôn trọng sự thật; thêm nữa Hành Trình Người Đi Cứu Nước chỉ là những trang sách ghi lại những diễn tiến trong cuộc đời của một thanh niên, vì hoài bảo lớn, vì lòng yêu quê hương, đã dấn thân và vô tình trở thành chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử, cho nên tôi vẫn viết bài. Vậy thì, dù hôm nay nếu chỉ có một vị quan khách thôi tôi cũng sẽ vui lòng trình bày cảm nghĩ  của tôi để vị đó cùng chia xẻ với tôi. Vì đây là hai cuốn sách mà ai không đọc thì người đó sẽ không tìm được những phút giây ngậm ngùi để lòng mình lắng xuống cho những xót xa, ray rức dâng trào.

Kính thưa quý vị,

Về hình thức, tác phẩm được trình bày rất công phu, rất đẹp, rất tỉ mỉ. Cách sắp xếp các chương theo thứ tự thời gian. Tác giả cũng có công tìm tòi nhiều chi tiết địa lý rất chi li về những vùng mà tác giả đã đi qua. Sơ đồ của các vùng chiến khu cũng được vẽ rất rõ ràng, dễ hiểu.
Về nội dung, hồi ký Hành Trình Người Đi Cứu Nước chứa đựng rất nhiều dữ kiện mà chính tác giả Phạm-Hoàng-Tùng đã trực tiếp tham dự. Vì vậy, đây không những là hồi ký của một người đã thật sự dấn thân cho đại cuộc mà đây còn là tài liệu lịch sử rất giá trị, viết về những người hùng có thật, những đau thương có thật, những dã mang có thật, những cuộc đụng độ với Việt-Cộng có thật và những cái chết đầy bi hùng cũng có thật.

Sở dĩ tôi tin những gì tác giả Phạm Hòang Tùng viết là sự thật, vì những lý do sau đây:

1.-Tác giả viết từ vị thế của một thanh niên đi theo tiếng gọi thầm kín của lòng yêu nước chứ không phải từ cương vị của một cấp lãnh đạo hoặc cương vị của một người viết hồi ký để đánh bóng cái “tôi” của họ rồi đổ bừa tất cả lỗi lầm cho người đã chết. Tác giả không ngại ngùng khi viết về sự rời bỏ đơn vị của chính anh khi đơn vị của anh đụng độ trận quyết liệt cuối cùng với V.C.. Và tác giả cũng rất thành thật khi viết về thân thế của anh chứ anh không hề thêm bớt hoặc vay mượn như nhiều người khác.

2.- Văn phong của tác giả rất dung dị, chừng mực, bình thảng, trầm tĩnh. Phạm-Hoàng-Tùng không nặng lời với bất cứ nhân vật nào và anh cũng không hề oán trách ai. Ngay như đối với cộng sản Việt-Nam, một tập thể bất nhân đã tạo ra không biết bao nhiêu cảnh tương tàn trên quê hương và đã đưa tác giả Phạm-Hoàng-Tùng vào lao tù mà Phạm-Hoàng-Tùng cũng chỉ vạch rõ những sai lầm, những bất nhân của họ chứ Phạm-Hoàng- Tùng cũng không thóa mạ, không dành cho họ những danh từ hạ cấp, thiếu lễ độ. Tôi nghĩ đây là tác phong của người trí thức, của người cầm bút có nhiều tự tin và tự trọng.

3.-Phạm-Hoàng-Tùng ghi lại danh tánh và cho biết tình trạng còn sống, đã chết, mất tích hoặc còn bị cầm tù của từng Phục Quốc Quân.

Thưa quý vị, tôi còn nhớ, khoảng đầu thập niên 80, tại trường đại học U of H, khi cựu phó đề đốc Hòang-Cơ-Minh cùng tổ chức của Ông trình diện trước nhiều ngàn đồng bào, tôi đã khóc vì xúc động. Tôi thầm mong Ông cũng như những người trẻ dấn thân sẽ làm được “một chút gì” cho quê hương. “Một chút gì” đó không có nghĩa là lập lại những khuông mẫu của thời Việt-Nam Cộng-Hòa trước năm 1975 mà là “một chút gì” tốt đẹp hơn.

Nói đến “một chút gì” tốt đẹp cho quê hương tôi chợt nhớ đến một một nhân vật chính trong truyện ngắn Cây Đàn của Thầy Dưỡng do tôi viết, dựa theo những chi tiết có thật của một người bạn của Ba tôi trong Hội Mỹ Thuật Nhatrang vào thập niên 40 và cũng là vị giáo sư toán của tôi thời trung học. Tôi muốn nói đến Giáo sư Nguyễn-Hữu-Dưỡng mà ở Nhatrang hầu như mọi học sinh ban Toán đều biết Thầy. Thập niên 40 Thầy Dưỡng, cũng như Ba tôi, tham gia kháng chiến. Sau năm 1975, Thầy Dưỡng thành lập cơ cấu phục quốc. Sự việc bại lộ. Thầy Dưỡng bị VC. bắt và bị tra tấn rất tàn bạo. Ba tôi, sau khi mãn tù, đã vào nhà tù Nghĩa-Phú thăm người bạn xưa. Khi thấy tình trạng sức khỏe của Thầy Dưỡng quá suy sụp, Ba tôi hỏi nhỏ: “Dưỡng, mày nghĩ như thế nào về những việc mày đã làm?” Thầy Dưỡng đáp: “Tao không hối hận về tất cả những gì tao đã làm. Có điều, nếu những việc tao làm mà chỉ để lập lại ‘cái đã mất’ năm 75 thì tao không làm”.

Vâng, đúng như Thầy của tôi đã khẳng định: “Cái đã mất” năm 75 không phải cái nào cũng đáng tiếc và đáng quý. Và chính trong hồi ký Hành Trình Người Đi Cứu Nước, ở nhiều đoạn, tác giả Phạm-Hoàng-Tùng cũng mạnh dạng vạch ra những cái không đáng quý, không đáng tiếc trong “cái đã mất” năm 75.

Theo ý nghĩ của riêng tôi, cái đáng tiếc và đáng quý nhất trong “cái đã mất” năm 75 là sự hy sinh oan uổng của không biết bao nhiêu thanh niên miền Nam. Và, theo sự  cảm nhận cũng như những điều được tác giả Phạm-Hoàng-Tùng ghi lại trong Hành Trình Người Đi Cứu Nước, tôi nghĩ rằng sự hy sinh mạng sống và tuổi trẻ của những Kháng Chiến Quân cũng là một sự phí phạm và oan uổng!
Trong vài đoạn tác giả có vẻ tiếc cho sự thất bại của một tổ chức kháng Cộng quy mô nhất của tập thể tị nạn mà tác giả đã đặt trọn niềm tin cũng như đã dấn thân theo đuổi – dù anh biết rõ rằng: “Đường cách mạng chỉ có một chiều: Giải phóng hay là chết!” (Trang 474)
Nhiều đoạn tác giả diễn tả lại các trận đụng độ nặng giữa vài đơn vị Kháng Chiến với Việt-Cộng và những cái chết tuyệt “đẹp”, tưởng-chỉ-thấy-được-trong-phim-ảnh, của các vị chỉ huy trực tiếp và sau hết là của toàn Ban Lãnh Đạo Mặt Trận khiến tôi ngậm ngùi thán phục. Nhưng cũng có nhiều đoạn khiến tôi đau lòng, phải dừng lại trong phút giây rồi mới đủ can đảm đọc tiếp, vì tính chất bi phẫn đến cùng cực của sự việc do tác giả thuật lại. (Trang 492, 493, 494...)

Cũng có nhiều đoạn tác giả viết về những vấn đề khác. Nhưng theo tôi nghĩ, tất cả những vấn đề đó đều quá nhỏ nhoi và tầm thường so với sự dấn thân, sự hy sinh và những cái chết tức tửi, oai hùng của những chàng trai nước Việt như Nguyễn-Huy, Lưu-Minh-Hưng, Huỳnh-văn-Tiến, Lê- văn-Long, Trần-văn-Đực, Nguyễn-vĩnh-Lộc, Nguyễn-Hoàng v.v. Xin quý vị hãy nghe đoạn văn ngắn này để ngậm ngùi, kính phục những người con ưu tú của Mẹ Việt-Nam: “...Còn chiến hữu Võ Hoàng, khi thấy chiến hữu Chủ Tịch tự sát đã nói: ‘Tôi không thể chết, tôi phải là nhân chứng cho sự hào hùng và bi thảm này!’ Nhưng khi anh vừa bò lên khỏi vách suối thì bị trúng nguyên một trái đạn M79 vào đầu...” (trang 662)

Ngoài những điều như tôi đã nêu ở phần trên, Phạm-Hoàng-Tùng còn làm ray rức lòng người đọc bằng những đoạn viết về những ý nghĩ thầm kín của anh, một thanh niên trẻ, sống xa gia đình, và sống lâu trong rừng sâu núi thẩm: “Nét yểu điệu của phái nữ như có sức cuốn hút lạ lùng. Ý nghĩ tôi lại xa thoát thực tại trong phút chốc. Một chút gợi nhớ gì đó trong tôi về không gian bình yên xa vắng lâu rồi, một chút luyến tiếc hương vị nồng nàn, êm đềm nhiều cám dỗ của quá khứ ấm cúng gia đình...”(Trang 568) Và rồi.... “Buổi chiều đó, sau khi được tháo còng để ra giếng và ăn cơm tù. Lúc người bộ đội chưa tới phòng giam còng chân tôi lại như mọi khi, tôi tiến đến gần cửa sổ ngôi nhà sàn, có chiếc ghế cũ, chậm chạp ngồi xuống đấy, toàn thân như mềm mại hơn, hướng cặp mắt mệt mỏi, u buồn nhìn ra dòng sông Mekong trước mặt. Dòng nước chuyển dịch im lặng nhưng tràn sức mạnh, nó đang hướng về quê hương tôi tận bên dưới kia. Dòng Mekong vẫn chảy như nó đã chảy tự bao giờ, hằng trăm năm trước đây, khi không có tôi nơi đây cũng như không có những con người mà tôi được biết, được nghe nói, được chỉ dạy là đồng bào của tôi mà lại giam cầm tôi như một sinh vật mang chứng bệnh cần tránh xa, nếu có thể được, họ sẽ khai tử tôi, sinh vật tù tội, ra khỏi cuộc sống phàm tục này.

Cảnh dòng sông im lặng  giữa cái nắng nhạt dần của buổi hoàng hôn đang đến chầm chậm nhưng trong lòng tôi lại dâng tràn cơn xúc động. Những giọt nước mắt hiếm hoi tưởng chừng rất kiên nghị, ẩn sâu kín trong hốc mắt như sẵn sàng  chực ứa trào ra. Tôi biết chắc rằng đoàn quân Đông Tiến sẽ bị tiêu diệt trong nay mai. Nhưng khi nghe tin chiến hữu Chủ Tịch đã nằm lại vĩnh viễn trong rừng sâu kia, bên cạnh những thanh niên trẻ – các chiến hữu của tôi – từng nuôi ước mơ đẹp, hoài bảo cao thượng, xây lại đời. Không hiểu tại sao, trong tôi dấy lên nỗi niềm bi phẫn mênh mông, nói không thành lời!...” (Trang 679)

Tác giả Phạm-Hoàng-Tùng cũng gián tiếp cho thấy rằng không phải chỉ một mình anh mới mang trong lòng “nỗi niềm bi phẫn mênh mông” mà các cựu Kháng Chiến Quân khác, ngay trong nhà tù Cộng-Sản, cũng vẫn lén lút tổ chức ngày giỗ chủ tịch Hoàng-Cơ-Minh để có dịp nhắc lại những chuyện đau lòng ngày trước. Điều này cho thấy, mặc dù lực lượng quân sự của Mặt Trận đã tan rã, nhưng lý tưởng đấu tranh giải phóng đất nước và cái chết oai hùng của Cựu Phó-Đề-Đốc Hoàng-Cơ-Minh cũng vẫn được nhiều cựu Kháng Chiến Quân tưởng nhớ và tôn kính.

Kính thưa quý vị, nhân vật nổi bật nhất trong bộ hồi ký này, theo tôi nghĩ, không phải là tác giả Phạm-Hoàng-Tùng mà là cố Phó-Đề-Đốc Hoàng-Cơ-Minh, một sĩ quan cao cấp có tác phong đứng đắn, đạo đức cao, rất thanh liêm và can cường của Hải-Quân./QLVNCH. Tôi  thuộc vào đại gia đình Hải-Quân. Cho nên tôi may mắn được biết cố Phó-Đề-Đốc Hoàng-Cơ-Minh từ ngày Ông còn là sĩ quan cấp tá. Tôi còn nhớ, thời gian Ông nhận chức Tư-Lệnh Lực-Lượng Thủy-Bộ, mỗi khi vợ con của Ông đến thăm, đích thân Ông lái xe đi mua thức ăn về cho vợ con của Ông dùng chứ  Ông không bao giờ nhờ tài xế hoặc các anh cận vệ. Mỗi khi đơn vị Thủy-Bộ nào “đụng” nặng là nghe tiếng Ông điều động trực tiếp ngay trên... đầu (trực thăng). Vào tháng 03 và tháng 04-1975, Phó-Đề-Đốc Hoàng-Cơ-Minh được chỉ định giữ những chức vụ quan trọng như thay thế Tướng Phan-Đình-Niệm ở chức vụ Tư-Lệnh chiến trường Bình-Định và sau đó Ông được bổ nhiệm kiêm luôn chức vụ Tổng-Trấn Qui-Nhơn trong nhiệm vụ phối trí các lực lượng, đổ quân vào tái chiếm Qui-Nhơn....(Theo cuốn tài liệu lịch sử Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh). Và, Phó-Đề-Đốc Hoàng-Cơ-Minh đã tìm một cái chết rất oai hùng!

Cái chết hào hùng của Ông Hoàng-Cơ-Minh cũng như của các Kháng Chiến Quân trong hồi ký của Phạm-Hoàng-Tùng khiến tôi nhớ đến 3 cái chết tưởng như không thật của cố Hải-Quân Thiếu Tá Lê-Anh-Tuấn, người đã tuẩn tiết trên chiến đỉnh, bên bờ sông Vàm Cỏ đêm 30-04 rạng ngày 01 tháng 05-1975; cố Hải-Quân Thiếu Tá Đặng-Hữu-Thân, người bị Việt-Cộng xử bắn tại trại tù A30 về tội thành lập tổ chức Phục-Quốc; và cố Hải-Quân. Trung Tá Ngụy-Văn-Thà, người đã chết theo chiến hạm HQ.10 trong trận hải chiến với Trung-Cộng tại Hoàng Sa.

Ai rồi phải cũng chết. Nhưng như Garnier đã nói: “Ai chết cho quê hương thì sống đời đời.”

Riêng về tác giả Phạm-Hoàng-Tùng, sau khi đọc xong hai cuốn sách, tôi nghĩ, quý vị cũng sẽ như tôi, đều thấy rằng Phạm-Hoàng-Tùng không những là một Kháng Chiến Quân, một nhà báo làm việc cho nhiều đài phát thanh mà còn là một nhà văn chuyên nghiệp nữa; bởi vì chỉ có nhà văn chuyên nghiệp mới đủ khả năng diễn đạt được những rung động thầm kín, sâu xa của mình để làm ray rức lòng người đọc. Tôi, sau hai đêm đọc xong hơn 900 trang sách, chữ nhỏ, lòng cứ ray rức, bồi hồi. Tôi tự hỏi tại sao với những dữ kiện sống thực như vậy mà tác giả Phạm-Hoàng-Tùng đợi đến bây giờ mới phổ biến? Tại sao tác giả không khai triễn thành một trường thiên và dựng thành phim?

Những ai chưa đọc hai cuốn sách này thì xin người đó đừng vội kết tội Phạm-Hoàng-Tùng là tay sai của Việt-Cộng, được V.C. thả tù sớm để viết sách làm hoang mang, lũng đoạn và phân hóa cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Sự thật thì Phạm-Hoàng-Tùng vượt thoát trại tù – sự kiện này không phải là hiếm hoi, bởi vì nhiều tù nhân chính trị, như Lý Tống, cũng đã vượt thoát và thành công chứ không phải một mình Phạm-Hoàng-Tùng. Và, cũng trong hai cuốn sách này, Phạm Hoàng Tùng đã vạch ra nhiều tội ác của VC như việc xua thanh niên VN xâm lăng các nước lâng bang.

Nói tóm lại, hồi ký này như là một tác phẩm điêu khắc hay là một xã hội thu hẹp. Tùy vị thế, nhãn quan và cảm quan của mỗi người mà nhìn ra những nét đẹp, những nét hùng vĩ hoặc những dị dạng của nó. Riêng tôi, tôi đã nhận ra những nét hùng vỹ. Và tôi đã tìm thấy những sự kiện lịch sử rất hào hùng nhưng không kém phần bi thảm của những thanh niên cùng thời đại với chúng ta.

Đến đây tôi xin dứt lời.

ĐIỆP-MỸ-LINH

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site