lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
HÃY CAN ĐẢM LÀM MỘT CUỘC CÁCH MẠNG ĐỂ THAY ĐỔI TỪ GỐC TỚI NGỌN.
...
Hệ thống điều hành đất nước của Việt Nam không phải chỉ có vài lỗi nhỏ, theo khái niệm thông thường, có thể nhìn thấy ở bất cứ hệ thống nào và có thể sửa chữa qua loa được. Với sự quan sát và đánh giá của Dr. Iris Vinh Hayes thì hệ thống điều hành của Việt Nam hiện nay có thể ví với một chiếc xà lang gỉ sét, quá nặng nề và quá nhiều lỗ thủng. Để có thể sinh tồn trong kỹ nguyên mới này, kỹ nguyên mà tốc độ lên ngôi, Việt nam cần một chiếc máy bay phản lực để theo kịp các nước khác.
Mọi cố gắng sửa chữa/ cải cách có giỏi tới đâu cũng không thể biến một chiếc xà lang thành một chiếc máy bay phản lực được, hà huống chi nó lại là một chiếc xà lang sắp chìm. Hãy can đảm hủy bỏ nó đi và mua một chiếc máy bay phản lực cho Việt Nam! Hãy can đảm làm một cuộc cách mạng để thay đổi từ gốc đến ngọn.
Hệ thống điều hành đất nước của Việt Nam có phải là “một chiếc xà lang gỉ sét, nặng nề và nhiều lỗ thủng” như tôi đã nói? Chắc chắn là như vậy. Nào là hệ thống đảng, hệ thống đoàn, hệ thống hành chánh, hệ thống công an, hệ thống quân sự, hệ thống mặt trận tổ quốc . . . trải dài từ cấp trung ương xuống tới địa phương, trải rộng khắp hết mọi tỉnh thành, bao trùm mọi ngõ ngách của đời sống. Một đất nước mà có tới ngần ấy hệ thống cầm quyền điều hành nằm chồng chéo lên nhau thì làm sao mà không nặng, làm sao không chậm, làm sao không thiếu minh bạch, làm sao không hao tốn, làm sao không phát sinh mâu thuẫn, làm sao không có bất cập, làm sao không tạo ra lỗ tối cho sâu trùng sinh sôi? Những chính sách cấp quốc gia được ban hành, dầu là những chính sách đúng và hay đi nữa, trong một hệ thống như vậy cũng khó có thể đạt được hiệu quả mong muốn. Những con người đảm trách công việc điều hành đất nước, dầu là có tài và có thiện chí đi nữa, trong một hệ thống như vậy cũng khó có thể đạt được hiệu quả mong muốn. Để tôi đề cử một thí dụ điển hình. Vừa rồi, khi đối diện với cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2010, Việt Nam đã nỗ lực cứu vãn tình trạng phá sản của doanh nghiệp trong nước thông qua chính sách tiền tệ. Một số lượng tiền được bơm vào hệ thống ngân hàng nhằm tiếp máu cho doanh nghiệp tư nhân, với lãi suất rất thấp so với trước đó. Nó là một chính sách đúng và kịp lúc. Tôi dám đoán là có cả kinh tế gia của Harvard cố vấn bài bản. Nhưng tại vì cái cấu trúc kinh tế tồi tệ (trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm gần một nữa GDP, là khu vực doanh nghiệp thua lỗ kinh niên nhưng lại có nhiều quyền lực chính trị và bè đảng bao che, hơn một nữa kia thuộc về khu vực doanh nghiệp tư nhân, khu vực của những doanh nghiệp nhỏ rất năng động và là nguồn sống nuôi cả nước nhưng lại không có quyền lực chính trị và thiếu chỗ dựa) cho nên chính sách không đạt được điều mà ông Thủ Tướng mong muốn, chỉ vì máu không chảy tới nơi cần tới.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước, gồm những tổng công ty hay tập đoàn và những công ty lớn, đã dùng thế của họ đối với những ngân hàng để hút một số lớn lượng máu về nuôi cái khu vực ăn hại đó (không, phải nói là hút máu về để gỡ kẹt đầu tư vì chứng khoáng và địa ốc bị phá giá thì đúng hơn) nên không còn đủ máu chảy vào khu vực tư doanh. Không chỉ có thế. Nếu nhìn sâu hơn vào bức tranh kinh tế của Việt Nam lúc đó, người ta sẽ thấy ra là các “ngân hàng gia” cũng thừa cơ hội hút máu về cho mình, trong số lượng máu ít ỏi chảy vào khu vực tư doanh. Những doanh nghiệp đến ngân hàng để vay tiền với lãi suất thấp hơn nhiều thì trước tiên phải trả hết nợ cũ đã dầu là chưa đáo hạn. Ngân hàng không làm thủ tục cho vay nợ mới nếu chưa đóng hồ sơ nợ cũ. Doanh nghiệp đang trong tình trạng khốn đốn tài chánh đành phải “mượn nóng” một số tiền từ những ngân hàng gia (không phải vay từ ngân hàng mà vay từ ngân hàng gia làm việc trong ngân hàng, họ có quỹ làm ăn riêng để cho vay) với lãi phí rất cao chỉ cho vài ba ngày để làm thủ tục trả dứt nợ cũ vay nợ mới. Như vậy là những ngân hàng gia nằm trong hệ thống ngân hàng lặng lẽ cắn doanh nghiệp tư
nhân một miếng và hút một số máu. Chưa hết, nhìn sâu thêm nữa, dưới điều kiện kinh doanh bấp bênh và cực kỳ khó khăn trong thời buổi khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp tư nhân vay được tiền không dại gì đem tiền mới vay mà bơm vào doanh nghiệp của mình. Họ đem tiền đó cho thiên hạ vay nóng, có lợi hơn là cố cứu doanh nghiệp. Họ trở thành là những ngân hàng di động. Kết quả là doanh nghiệp tư nhân ngã nhào hàng loạt làm cho kinh tế Việt Nam vốn đang bị áp lực nặng vì những cú sốc chứng khoán và địa ốc càng thêm khốn đốn. Một chính sách đúng và kịp lúc nhưng không thể phát huy được hiệu năng của nó chỉ vì cái hệ thống tồi tệ. Tôi cố gắng đơn giản hóa thực trạng tới mức tối đa cho dễ hiểu chứ thực ra còn rất nhiều điều nhiễu nhương trong bức tranh kinh tế tôi vừa mô tả. Nhân lên gấp vạn lần và nhân vào tất cả các lãnh vực thì có lẽ không xa với thực trạng của hệ thống điều hành đất nước Việt Nam hiện tại. CTQH Nguyễn Văn An nói đúng. Hệ thống điều hành đất nước Việt Nam “lỗi từ gốc tới ngọn.” Trước thực tế hiển nhiên đến như vậy tại sao không can đảm làm một cuộc cách mạng thay đổi triệt để từ gốc đến ngọn đi? Đã đến lúc cần phải cứu lấy đất nước của chúng ta!
Nhấn mạnh lỗi của hệ thống không có nghĩa là phủ nhận trách nhiệm của hoặc không thấy cái sai trái của những cá nhân nắm quyền điều hành đất nước. Ngược lại, tôi hiểu, tôi thấy rõ, và rất phẫn nộ về hành vi của họ. Nhưng chỉ nhìn thấy lỗi của và qui trách nhiệm vào cá nhân điều hành cơ chế mà không thấy cái tồi tệ của cả một hệ thống thì không khác nào tôi chỉ biết qui trách nhiệm cho cỏ dại mọc trong vườn hoa của tôi mà không muốn thấy sự sai lầm căn bản ngay từ lúc tôi thiết lập cái vườn hoa đó.
Weblinks :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks