lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks

 

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

1, 2

Lâm Lễ Trinh

ngô đình nhu

Nguồn: Vietnamexodus.org

Sự tịnh khẩu từ 1963 cho đến nay của ông Dương Văn Hiếu, nguyên Trưởng đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung thời Đệ nhứt Cộng hoà Việt Nam, là một cuộc hành trình xuyên sa mạc dài trên bốn thập niên. Tác giả bài này đã liên lạc lại được với ông Hiếu hiện định cư tại San Jose, Californie. «Con người biết quá nhiều, L’homme qui en savait trop» và từng bị gán biệt danh «Hùm Xám của Chế độ» đã chấp nhận trả lời nhiều câu hỏi của chúng tôi liên hệ đến một giai đoạn chính trị cực kỳ sôi động trong cuộc chiến tranh tình báo chống Bắc Việt từ 1954 cho đến tháng 11.1963. Sau vụ đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông Hiếu bị Hội đồng Quân Dân Cách mạng điều tra, đưa ra Côn đảo với một số nhân vật khác  của Chính phủ củ và được trả tự do năm 1964.                        

Đêm 28.4.1975, ông rời Việt Nam với đứa con trai đầu lòng trên một chiếc tàu Hải quân VN cùng với Trung tướng Nguyễn Văn Là, cựu Tổng Giám đốc Công An. Năm 1989, gia đình gồm có vợ và tám người con sau  qua đoàn tụ với ông tại Hoa kỳ.

Ông Dương Văn Hiếu nay 81 tuổi, sức khoẻ không dồi dào như trước nhưng trí nhớ còn sắc bén khi nhắc đến ký ức xa xưa. Ông giới hạn hoàn toàn sự giao thiệp bên ngoài về mặt chính trị và đã từ chối mọi đề nghị phỏng vấn của báo chí. Sau đây là những điểm chính có thể tiết lộ trong cuộc nói chuyên có ghi âm giữa ông Dương Văn Hiếu (DVH) và tác giả (LLT) :

LLT: Xin ông vui lòng cho biết sơ lược, nếu được, những năm niên thiếu của ông và trường hợp nào ông tham gia ngành công an và được bổ nhiệm vào chức vụ Trưởng đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung (ĐCTĐMT). Chức vụ chót của ông trước cuộc đảo chính 1.11.1963 là gì ?

DVH : Tôi sanh ra tại Hà Nam, Bắc Việt, trong một gia đình trung lưu làm ăn thành công. Tôi học tại trường trung học Louis Pasteur và Thăng Long, Hà Nội. Vừa lấy xong bằng diplôme d’Etudes primaires supérieures  vào năm 1944-1945 thì Nhựt đảo chính Pháp. Tôi lập gia đình năm 1948, bố vợ tôi là bác sĩ Nguyễn Văn Tam từng phục vụ trong Liên khu 5 và cộng tác với Đức cha Lê Hữu Từ ở Phát Diệm. Sau Hiệp định Genève năm 1954, tôi được cụ Võ Như Nguyện, Giám đốc Công an Trung Phần, để ý trong một buổi học tập chính trị mà tôi là thuyết trình viên (về đề tài Điện Biên Phủ). Ông tuyển tôi vào ngành công an. Giữa 1957, tôi giữ chức Trưởng ban Khai thác Nha CA-CS Trung nguyên Trung phần. Khi ông Nguyễn Chử, một lãnh tụ Quốc Dân Đảng, thay thế cụ Nguyện, tôi trở thành Trưởng ty Công an Tỉnh Thừa Thiên và Đô thị Huế. Nhờ phá vở được trong vòng hai năm hệ thống điệp báo Cộng sản Khu 5 và mở rộng hoạt động ra đến các tỉnh Quảng trị, Quảng Ngải, Bình Thuận, Qui Nhơn..v..v.., tôi được ông Tỉnh trưởng Thừa Thiên Nguyễn Đình Cẩn và Đại biểu Chính phủ Miền Trung Hồ Đắc Khương giới thiệu nhiệt tình với Tổng thống Ngô Đình Diệm. Giữa 1957, tôi được bổ nhiệm Trưởng Đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung (ĐCTĐBMT) để làm việc tại Sàigòn vào dầu năm 1958. Chủ đích của Đoàn là thi hành chính sách của Cố vấn Ngô Đình Cẩn mệnh danh «Chiêu mời (sau đổi thành Cải tạo) và Xử dụng các cán bộ cựu kháng chiến». Lúc đó tôi đã gia nhập đảng Cần Lao.

Sau vụ đảo chính hụt của Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông và Phan Quang Đán  ngày 11.11.1960, tôi làm Phụ tá cho Tổng Giám đốc Công an Nguyễn Văn Y, còn ông Nguyễn Văn Hay thì  giữ chức Phó Tổng giám đốc Công an.(Vợ ông Hay là một người em bà con của tướng Dương Văn Minh)

LLT: Có phải cùng một lúc,  ba sĩ quan Cần Lao Nguyễn Văn Châu, Phạm Thư Đường và Lê Quang Tung cũng được đưa vào Nam. Châu trong chức Giám đốc Nha Chiến tranh Tâm lý, Bộ Quốc phòng; Đường, Phụ tá cho Trần Kim Tuyến, Sở Nghiên Cứu Xã hội Chính trị (SNCCTXH); và Tung, cầm đầu Lực lượng Đặc biệt?  Ngoài ra, còn có Phan Ngọc Các, hoạt động cho cánh Cần Lao Ngô Đình Cẩn.  Đoàn CTĐBMT đặt trụ sở tại đâu? có bao nhiêu nhân viên? chi phí họat động do cơ quan nào trang trải?

DVH: ĐCTĐBMT có trách vụ lo về tình báo chiến lược và phản gián, không liên hệ đến ba sĩ quan vừa kể và  Phan Ngọc Các. Trụ sở của Đoàn đặt tại trại Lê Văn Duyệt, Sàigòn, gần Quân khu Thủ đô. Dưới quyền tôi, có tám nhân viên và hai thơ ký đánh máy. Chi phí hoạt động (lương bổng, đồ ăn, feuille de route.v.v...) do Phòng Hành chính của  Phụ tá Nguyễn Thành tại Tổng Nha Công an cấp vì trên giấy tờ, tôi và các nhân viên được coi như vẫn thuộc Ty Công an Thừa Thiên. Đôi khi Đoàn cũng nhận được sự trợ giúp của Chánh Văn Phòng Đặc biệt Võ Văn Hải, với tiền lấy từ Quỷ đen của Tổng thống. Số tiền này không hệ trọng, chỉ có tính cách nâng đỡ tinh thần. Riêng cá nhân tôi không được cấp một nhà chức vụ. Tôi có mua một công xá gần nhà bí thơ Trần Sử ở khu Công Lý, Sàigòn. Đoàn không nhận một ngân khoản nào đến từ ông Ngô Đình Cẩn.

LLT: Xin ông cho biết vài chi tiết hệ trọng trong hồ sơ Vũ Ngọc Nhạ (từng tự xưng là cố vấn của TT Diệm) và Huỳnh Văn Trọng (cố vấn của Tổng thống Thiệu)

DVH : Nhạ không bao giờ làm cố vấn cho TT Diệm. ĐCTĐBMT đã bắt y thời Đệ nhứt Cộng Hòa như một cán bộ CS tép riu, một tiểu công chức tại Bộ Công Chánh. Nhạ mang nhiều tên khác: Vũ Đình Long, Hai Long, Ông Giáo, Thầy Bốn..v..v..  Còn Trọng thì bị dính trong vụ mệnh danh «Gián điệp Pháp ở Nhà hàng Morin Huế». Y đã trốn thoát qua Nam Vang. Sau 1963, trở về Sàigòn, y  được Nhạ bố trí vào Dinh Độc lập. Chính Tổng trưởng Nội vụ Hà Thúc Ký đã thả Nhạ sau 1963. Nhạ tái hoạt động với cụm tình báo A 22 trong đó có Trọng và Lê Hữu Thúy tự Thắng. Linh mục Hoàng Quỳnh giới thiệu Nhạ cho Trần Ngọc Nhuận, cha sở nhà thờ Phú Nhuận, bạn thân của vợ chồng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

LLT: ĐCTĐBMT có xử dụng «hầm» P42 – được báo giới ngoại quốc mô tả là «địa ngục trần gian»- để tra vấn các tù nhân hay không ?

DVH: P42 là một biệt thự thuộc Bộ Canh nông nằm bên trong Sở Thú, Jardin botanique Sàigòn, dùng để nhốt một số can phạm chính trị đặc biệt. Đoàn chúng tôi không xử dụng vì có trại Lê Văn Duyệt rồi.

LLT: Trong công tác, ông phúc trình cho ai?  Tổng thống? Ông Nhu hay ông Cẩn?  Ông có trao đổi tin tức, tài liệu gì với cơ quan CIA hay không? Mối giao hảo công vụ giữa ĐCTĐBMT và Tổng Nha Công An, Sở NCXHCT của Trần Kim Tuyến, Tổng Nha An ninh Bộ Quốc phòng (Đỗ Mậu) và Lê Quang Tung ra sao?

DVH: Tôi làm việc gần ông Nhu hơn. Khi có chuyện hệ trọng cần hỏi thêm, Tổng thống gọi tôi vào Dinh. Tôi chỉ gởi bản sao một vài phúc trình cho ông Cẩn. Trong những ngày cuối cùng trước đảo chính 1963, tôi bị ông Cẩn hiểu lầm “nhức đầu”. Ông Nguyễn Văn Minh, bí thơ ông Cẩn, và Trung tá Phạm Thư Đường, chánh văn phòng Cố vấn Nhu cũng ở trong hoàn cảnh đó.

Tôi không bao giờ liên lạc với CIA. Tuy nhiên, sau vụ đảo chính 1.11.1963, bị Cách Mạng giam tại Chí Hoà, tôi mới được biết rằng tên Phan Khanh, phụ tá cho tôi, chiụ trách nhiệm về operations, được CIA móc nối. Khanh do ông Cẩn giới thiệu với tôi “vì biết võ”.

Đại Tá Nguyễn Văn Y, Tổng Giám đốc Công An cũng như Trần Kim Tuyến (SNCCTXH), Lê Quang Tung (Lực lượng Đặc biệt) và Đỗ Mậu (An ninh Quân đội) không ưa tôi. Vợ ông Bộ trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương và bà Thiếu tướng Nguyễn Văn Là (tiền nhiệm ông Y tại Công An) đều không thích bà Tuyến vì tranh dành địa vị bên cạnh bà Nhu nên ảnh hưởng đến các ông chồng. Tôi tránh xen vào mê hồn trận này.

Riêng về Đỗ Mậu, ông hận tôi vì ĐCTĐBMT đã phát hiện và bắt Thiếu úy Lê Hữu Thúy, một điệp viên VC được ông đặt làm Trưởng phòng An ninh tại Nha An ninh Quân đội.

LLT: Phương pháp làm việc của ĐCTĐBMT có gì mới lạ?  Hiệu quả công tác của Đoàn ra sao? Phản ứng của phía CS Bắc Việt như thế nào?

DVH: Sau đây tóm tắc vài đặc điểm của Chính sách Cải tạo (đi đôi với việc thành lập Lực Lượng Võ Trang Nhân Dân): Trong các nhà tù không song sắt, Công an Mật vụ ăn, ở, học tập, chơi và sinh hoạt chung với cán bộ Việt cộng sa lưới. Các Toán trưởng thu thập những tờ khai báo của những cán bộ này nạp cho Ban cải tạo hay Ban nghiên cứu. Chúng tôi không bắt công khai mà tổ chức bắt bí mật; giữ kín hoàn toàn những trường hợp đầu hàng hay hợp tác; Đoàn chúng tôi đã tạo nên một màng lưới phục kích, bao vây các cán bộ từ chính đường giây giao liên và cơ sở cũ mà Cách mạng đã dày công tổ chức. Thay vì hỏi cung thông thường, chúng tôi áp dụng phương thức mạn đàm, trao đổi, tranh luận, khai thông tư tưởng, cởi mở với đối tượng. Nếu cần, mua chuộc, dụ dỗ chuyển hướng. Đối với những cán bộ CS ngoan cố, chúng tôi xử dụng tập thể CS cải tạo để khuyên nhũ lôi cuốn hoặc, theo đường lối “xa luân chiến”,  giải thích chính sách chuyển hướng, tranh luận áp đảo các thắc mắc, phản ứng của người bị bắt…v..v..Vì thời lượng buổi nói chuyện hôm nay giới hạn nên chúng tôi mong trở lại vấn đề phức tạp này trong một dịp khác.

Để trả lời phần hai câu hỏi của Luật sư, ít nữa 4 quyển sách tịch thu được trong chiến khu VC cho thấy chúng rất e sợ “chính sách mới lạ, kỳ diệu và nguy hiểm” do ĐCTĐBMT áp dụng. Bốn quyển ấy mang tên “Đoàn Mật vụ của Ngô Đình Cẩn (tác giả Văn Phan), Đường Thời Đại (tác giả Đặng Đình Loan), Cuộc chiến tranh đặc biệt (hồi ký của Đinh Thị Vân) và Bội phản hay Chân chính (tiểu thuyết hồi ký của Dư Văn Chất). Với chính sách này, Đoàn chúng tôi bắt gọn được - vào hạ bán niên 1958 - hai màng lưới Tình báo Chiến lược và Quân báo CS từ Bến Hải vào đến Sàigòn.

Trong tài liệu mệnh danh “Thư vào Nam” của Tổng bí thơ Lê Duẫn gởi tháng 7.1962 cho Nguyễn Văn Linh tức Mười Cúc, khi ấy Xứ Ủy Nam bộ, có đoạn viết: “Đã có lúc ở Nam Bộ cũng như ở khu 5 (Miền Trung), tình hình khó khăn đến mức tưởng như Cách mạnh không thể duy trì và phát triển được.”

LLT: Vì sao (Nha sĩ dỏm và Play boy) Phan Ngọc Các, đại diện Cần Lao cho ông N Đ Cẩn tại Miền Nam, bị bắt? Ai bắt?

DVH: Cố vấn Nhu ra lệnh cho Lê Quang Tung bắt vì Các làm tiền thương gia Hoa kiều Chợ Lớn, Các tuyển nạp đảng viên Cần Lao lung tung. Ông Cẩn rất bất mãn về chuyện Các bị bắt và bảo tôi thưa lại với ông Nhu phóng thích  Các. Tung là người của ông Cẩn.Tôi có cảm nghĩ Tung và Tuyến theo dõi tôi còn (Nguyễn Văn) Y thì đố kỵ tôi.

LLT: Thái Trắng (tức Lê Văn Thái, qua đời tại San Diego) và Thái Đen (tức Nguyễn Như Thái, biệt danh Đại tá Thanh Tùng) có làm việc cho ông hay không?

DVH: Chỉ có Thái Đen cọng tác với tôi. Thái Trắng làm việc với Tuyến, y là bà con vợ trước (Đặng Tuyết Mai) của Nguyễn Cao Kỳ. Không biết tại sao  Thái Đen lại mang biệt danh “Đại tá Thanh Tùng” vì y không bao giờ có chân trong Quân đội hay đồng hoá sĩ quan. Y phụ tá cho tôi về mặt hành chính, bị Toà lên án khổ sai chung thân, bị đưa ra Côn đảo về tội “bắt người trái phép” và được thả ra trước tôi. Thời Đệ nhị Cọng Hoà, hình như Nguyễn Ngọc Loan có xử dụng đương sự.

LLT: Ông có thể cho biết tên và chức vụ của vài cán bộ cao cấp Việt Cộng bị ĐCTĐBMT bắt giữ?

DVH: Có thể cho biết hai tên:

A -Trần Quốc Hương tự Mười Hương, Ủy viên Trung ương Đảng, người chỉ huy màng lưới Tình báo Chiến lược của Hà Nội tại Miền Nam. Y bị bắt lối năm 1958. Chính tôi đã đưa Hương ra Huế gặp bí mật hai ông Nhu và Cẩn ở Thuận An, trên một chuyến máy bay đặc biệt do Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ lái. Hương được Hội đồng Cách Mạng trả tự do tháng 5.1964.

1, 2

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters
un compteur pour votre site