lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Đường Mòn Hoàng Cơ Minh

Vào lúc bảy giờ chiều ngày thứ ba, 31 tháng 3 năm 1982 chương trình tin tức thế giới của CBS do Dan Rather phụ trách đã chiếu 4 phút về huyền thoại kháng chiến phục quốc tại Việt-Nam, trên hệ thống truyền hình khắp nước Mỹ.

Sau 7 năm lìa bỏ quê hương, 4 phút tin tức của CBS đã làm xúc động hàng ngàn khán giả Việt Nam. Bản tin cho biết phái viên của CBS đã quay quang cảnh buổi lễ tuyên bố Cương lĩnh của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam vào tháng 3/1982 tại một nơi thuộc biên giới Việt-Miên.

hoàng cơ minh

Phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh (nguyên Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải VNCH,

kiêm Quân Trấn Trưởng Quy Nhơn, 1975) Chủ tịch Mặt Trận, 1982-1987. 

Hình chụp tại chiến khu Thái Lan, 1983

Hơn 200 quân và dân chính thuộc Mặt trận đã tham dự buổi lễ giữa rừng già, bên giòng suối với đại kỳ quốc gia nền vàng ba sọc đỏ và được coi như mở đầu của một trang sử mới. Vị tướng chủ tịch mặt trận hiện nay là cựu Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh của Hải quân Việt Nam đọc bản hiệu triệu trong rừng sâu và nhờ hệ thống truyền hình Hoa-Kỳ đã đưa tiếng nói của đại nghĩa đến khắp thế giới.

Tướng Đặng Quốc Hiền

Tướng Ðặng Quốc Hiền, Tư lệnh Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến, 1982-1985

(tức Trung tá Lê Hồng cựu Lữ đoàn phó Lữ đoàn 1 Nhảy   Dù, 1975) .

Hình chụp trong chiến khu Thái Lan, 1983.

CBS đã chiếu thoáng qua hình ảnh của một Hồ chí Minh với bộ đội cộng sản hơn 40 năm về trước như là một gợi ý về sự tái diễn của lịch sử. Tên tắt của Hồ chí Minh trong một sự trùng hợp kỳ lạ cũng là tên tắt của vị chủ tịch một mặt trận giải phóng Việt-Nam mới: Hoàng Cơ Minh. Con đường mòn HCM 20 năm trước nối liền Nam Bắc Việt Nam phía tây của dãy Trường Sơn đã đưa bộ đội cộng sản vào giải phóng "Sài Gòn tự do" để thủ đô của Nam Việt Nam từ đó phải mang tên một xác người.

Ngày nay với nhân dáng khắc khổ, mang chân dung của người cách mạng, tướng Hoàng Cơ Minh đã bỏ lại gia đình với đầy đủ hạnh phúc của người di tản thành công ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn để đi đúng lại con đường mòn mới, cũng bắt đầu bằng ba chữ tắt định mệnh: HCM.

Lê Hồng

Trung tá Lê Hồng duyệt hàng quân trong chiến khu Thái Lan, 1983.

Năm 1985, ông mắc bệnh nặng và bị chết.

Ðoạn phim chiếu thêm về một số chiến sĩ tiêu biểu trong số người trở về như cựu Trung tá Lê Hồng, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 1 Nhảy Dù đã từng đánh những trận đánh đẫm máu trên con đường triệt thoái từ Long-Khánh, Bà-Rịa đến Vũng-Tàu vào những ngày cuối của tháng 4/1975. Một sĩ quan phi công trực thăng của Không lực Việt Nam Cộng Hòa cũng có mặt trong hàng ngũ kháng chiến phục quốc. Cựu Ðại tá Phạm văn Liễu, nguyên sĩ quan bộ binh cũng được giới thiệu trên màn ảnh ở tại Sacramento và là người đảm trách tổng vụ trưởng tổng vụ hải ngoại của Mặt trận.

Lực lượng kháng chiến phục quốc trang bị đủ thứ vũ khí và quân phục. Một số lớn mặc đồ ngụy trang của lính Dù, Biệt Ðộng Quân và Thủy Quân Lục Chiến. Một số mặc đồ và đi giày đủ loại. Dáng dấp khỏe mạnh và mang vẻ can trường chịu đựng.

Phim còn chiếu cảnh sinh hoạt chính huấn ban đêm, lúc giải trí với màn văn nghệ đấu tranh, hoặc lúc ăn cơm hay đào hào cắm chông.

Ðoạn sau chót để trả lời một câu hỏi của phóng viên CBS, Tướng Hoàng Cơ Minh đã tuyên bố hiện nay ông không nhờ sự giúp đỡ của người Mỹ, và lời nói của ông chấm dứt phần hình ảnh trên TV là câu:"God Bless America".

Trong phần tuyên bố chính, Tướng Hoàng Cơ Minh đã lên án cộng sản Việt Nam đưa toàn thể quốc gia vào vòng nô lệ và suy tàn. Ông kêu gọi toàn dân nổi dậy chống cộng sản, chấm dứt vượt biển, vượt biên, ở lại chiến đấu giải phóng quê hương. Ông cũng kêu gọi cán binh cộng sản ý thức được sự lừa bịp của đảng và nhà nước để quay súng về hợp tác với kháng chiến phục quốc. Mặt khác ông cũng kêu gọi đồng bào hải ngoại tiếp tay với công cuộc kháng chiến vĩ đại của mặt trận.

So với toàn thể cuốn phim, CBS đã đúc kết hết sức đẹp đẻ và bình luận thuận lợi cho lý tưởng phục quốc nhiều hơn là sự trông đợi của những người vẫn biết rõ lập trường của hãng thông tấn này.

Và như vậy là huyền thoại kháng chiến phục quốc đã chính thức nở hoa dưới ánh sáng của thế giới tự do.

Ðã từ lâu chúng ta mang nặng giấc mơ phục quốc, chúng ta đã nghe nhiều về các huyền thoại phục quốc.

Hiển nhiên phục quốc là một sự kiện đã có và phải có ở nhiều nơi tại Việt Nam ngay sau 75 cho đến nay.

Những chiến sĩ anh hùng của chúng ta đã chiến đấu ở nhiều mặt trận khác nhau trong những trận chiến đấu đơn độc hay kết hợp cục bộ.

Họ đã đánh ở Bà-Ðen Tây-Ninh, ở đường Trần Quốc Toản Sài Gòn hay ở Rừng Lá miền Ðông Nam phần. Họ đã chiến đấu trong tuyệt vọng ở Lâm Ðồng năm 76 hoặc đã mở được huyết lộ cạnh Suối Máu Biên-Hòa năm 1979. Họ đã chiến đấu với định mệnh đau thương trên con đường đi ngược chiều Nam tiến với những trận mưa đá hận thù ném trên đầu sĩ quan Ngụy trói thành từng sâu dài bất tận. Và cuộc chiến đấu đã được nuôi dưỡng bởi hình ảnh của người vợ cải tạo bảy năm thăm nuôi những người chồng bị đày đọa ở địa ngục trần gian không biết còn sống hay đã chết. Khi viên tư lịnh cuối cùng của miền Nam tuyên bố đầu hàng, viên đạn tự sát bắn vào đầu tướng Nguyễn Khoa Nam đã ghi dấu một giai đoạn mới mở đầu công cuộc kháng chiến phục quốc.

Tiếng súng phục quốc lẻ tẻ cất lên như tiếng chim gọi đàn. Bền bỉ và chai lỳ chịu đựng. Từ Cao-Nguyên đến Quảng-Ngãi, từ Ðà-Lạt đến Hậu-Giang. Không ai biết ai và không ai liên lạc được với ai. Nhưng, trên đầu súng quê hương, tổ quốc đã vươn mình.

Bảy năm đã trôi qua, nhiều lực lượng kháng chiến phục quốc đã hình thành. Bằng những phương thức khác nhau, ở những hoàn cảnh và nhân sự khác nhau, các chiến sĩ anh hùng của chúng ta đã nêu cao ngọn cờ công lý. Với những danh xưng khác nhau, với những dị biệt tiểu tiết so với đại nghĩa chung, các anh đã lớn lên, đã trưởng thành trong ý thức chính trị và kinh nghiệm tổ chức cũng như chiến đấu.

Ở mặt trận tuyên vận hải ngoại, nhiều tổ chức yểm trợ đã hình thành. Và cũng vậy, tiểu tiết nhân sự có khác biệt, nhưng lấy điều đại nghĩa mà diệt hung tàn cộng sản thì không thể khác nhau.

Cho đến nay, tháng 3/1982 lần đầu tiên mặt trận của Tướng Hoàng Cơ Minh đã có cơ hội giới thiệu về một huyền thoại kháng chiến phục quốc thăng hoa với thế giới tự do. Chắc chắn rằng đây mới chỉ là phần đầu tên của sự kết hợp. Vẫn còn rất nhiều đơn vị phục quốc khác đang chiến đấu độc lập tại khắp nơi trong nước. Nhưng dù trong hay ngoài mặt trận đó, tất cả đều chỉ có một kẻ thù chung: chủ nghĩa cộng sản.

Với sự giới thiệu của CBS, con đường xây dựng bảy năm đã khởi sự được bước đầu. Với người dân Việt tỵ nạn hải ngoại, ngoài sự tích cực tiếp tay cho các lực lượng phục quốc nói chung, hãy gởi cho chiến hữu của Tướng Minh một bông hồng. Gọi là một bông hồng cho người kháng chiến.

Ðối với chiến hữu Hoa Kỳ, sự hiện diện của anh lính phục quốc trẻ với B40 và M16. Với đồ hoa rừng và áo bà ba. Với giàp Map Mỹ và dép cao su. Người kháng chiến phục quốc đã cất lên tiếng gọi nhắn anh bạn cũ. Này anh chiến hữu Hoa Kỳ bên kia bờ biển Thái-Bình, bạn đồng minh của anh vẫn còn đây.

Tiếng gọi bảy năm muộn màng không biết có còn chút âm hưởng nào đối với anh bạn cũ to xác mà yếu tim.

Bây giờ đã bước qua tháng 4/1982. Giờ này bảy năm trước ở quê hương ta đang nhốn nháo. Với tiếng gọi của kháng chiến phục quốc từ rừng khuya miền Ðông Nam Á, bây giờ, chúng ta cũng thấy nhốn nháo xôn xao trong dạ giữa một thế giới bình yên.

Bảy năm nay, xuôi ngược cõi trần gian xứ lạ, trước mắt những người điềm nhiên tọa thị, có một số tới lui làm nghề canh lửa. Trăm phương ngàn kế cũng chỉ mong mỏi giữ được ngọn lửa đấu tranh. Giữa cái xứ xa lộ quanh co, xe chạy ào ào, ngọn lửa đấu tranh lúc tỏ lúc mờ, có chỗ bùng lên rồi tắt lụi. Vì vậy nên mới có nghề canh lửa. Giữ cho lửa mãi vẫn còn nguyên.

Bảy năm trời qua, quốc hận 75 vẫn ghi lòng tạc dạ, với những đóm lửa đấu tranh ở mỗi nơi tụ lại mong rằng biến quốc hận 75 thành quốc kháng 82. Quốc hận 75 ở hải ngoại nhưng quốc kháng 82 sẽ khởi sự tại quê nhà.

Ðường mòn Hoàng Cơ Minh, quốc hận 75 quốc kháng 82, chữ nghĩa chi mà nghe thật rộn rã trong lòng.

Giao Chỉ

Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site