lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Đơn Độc
1, 2
Theo Blog Huy Đức
...
Cho dù, theo Mân Lực, Tuyên bố của Chu Ân Lai “có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải rất rõ ràng (trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa)”. Cho dù, theo ông Trần Việt Phương, người có 25 năm làm thư ký riêng cho Phạm Văn Đồng: “Lúc bấy giờ quan hệ Việt-Trung đang rất tốt. Về phía Việt Nam, đang có quan niệm ngây thơ về chủ nghĩa quốc tế vô sản; quan niệm ngây thơ từ người cao nhất của Ta chứ không phải ở cấp độ vừa. Về phía Trung Quốc hiểu ra sự ngây thơ đó và đã có ý đồ không tốt. Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam có trong máu hàng nghìn năm kinh nghiệm với Trung Quốc để, cho dù có sự ‘ngây thơ quốc tế vô sản’ cũng không đến mức có thể dẫn tới sự nhầm lẫn hoàn toàn”. “Công hàm 1958” là tuyên bố của một đồng minh, được đưa ra khi Mỹ đưa Hạm đội 7 hoạt động trên eo biển Đài Loan và đe dọa chủ quyền của “đồng minh” Trung Quốc. Cho dù, “Công hàm 1958” tuyên bố những gì thì nó cũng hoàn toàn không có giá trị công nhận Hoàng Sa là của Bắc Kinh. Từ năm 1954 đến trước ngày 30-4-1975, theo Hiệp định Geneve được ký bởi các bên trong đó có Hà Nội và Bắc Kinh, thì Hoàng Sa và Trường Sa – ở thời điểm 1958 – không phải là phần thuộc về miền Bắc mà đang là lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam Cộng hòa, một quốc gia vẫn có mặt ở các diễn đàn Liên Hiệp Quốc.
Sở dĩ những nhà văn, nhà báo như Ling Dequan, Mân Lực, bị shock khi nghe tin Việt Nam lấy lại Trường Sa, theo nhà nghiên cứu Dương Danh Di, với chính sách bưng bít thông tin, người dân Trung Quốc không hề biết Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ mà Việt Nam đã có chủ quyền liên tục hàng trăm năm, là phần lãnh thổ mà Chính quyền của họ mới “dùng vũ lực để cưỡng đoạt” trong thế kỷ 20 như những tên xâm lược.
Báo chí chính thống của Việt Nam, từ năm 1958, chưa bao giờ nhắc lại “Công hàm” của Phạm Văn Đồng, chưa giải thích “nội hàm” của tuyên bố ấy. Chính quyền, đã tới lúc nên tuyên bố về giới hạn pháp lý của Công hàm này, nên thừa nhận bản hiệp định (Geneve) mà mình đã đặt bút ký vào theo đó, Hoàng Sa và Trường Sa từ trước 30-4-1975 là phần lãnh thổ thuộc về Chính quyền Sài Gòn, nên dẫu Hà Nội có đưa ra tuyên bố gì thì cũng phải bị coi là “vô giá trị”. Đây không còn là chuyện “ăn-thua” với người anh em miền Nam mà là “mất-còn” với ngoại xâm. Đây cũng là lúc mà người dân tạm gác các bức xúc thường nhật để tập trung vào mối đe dọa đến từ phương Bắc.
Kinh nghiệm từ “Trận tử chiến Hoàng Sa” năm 1974, mọi hành động trên biển đông là để giữ đảo chứ không phải để chứng minh lòng dũng cảm. Nhưng, trước cùng một sự kiện, Hải quân và thường dân đôi khi vẫn có những sứ mệnh khác nhau. Người dân không có trách nhiệm phải cân nhắc mối tương quan sức mạnh giữa hai quốc gia. Người dân có khát vọng chứng minh: Một dân tộc nhỏ hơn không có nghĩa là cam lòng sợ hãi.
Những thanh niên, trí thức, thường dân hôm nay, 12-6-2011, biết chính quyền đang phải chịu những sức ép nào và những sức ép ấy giờ đây lại dồn lên vai họ. Nhưng, hàng ngàn người dân vẫn phải xuống đường. Họ không chỉ đòi lại đoạn cáp thứ hai bị chính quyền hải tặc Trung Quốc cắt trong vòng chỉ hơn một tuần. Họ muốn nói với người phương Bắc, cho dù lịch sử có trải thêm mấy nghìn năm, cho dù bị lừa phỉnh bởi “tình láng giềng, đồng chí”, người Việt Nam vẫn hiểu Trung Quốc là ai và bảo vệ chủ quyền là ý chí không có gì lay chuyển được.
Không phủ nhận những lý do dẫn đến nỗi sợ mơ hồ trong những ngày này. Nhưng, cũng trong những ngày này, chính quyền có cơ hội không hề mơ hồ để đứng bên cạnh nhân dân, đoàn kết mọi người Việt Nam, không chỉ để cho mục tiêu chống ngoại xâm mà còn có thể cho mục tiêu “ổn định”. Chảy nước mắt khi cảm thấy dân mình đơn độc.
1, 2
Weblinks :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks