Đại Hội Đảng Quyết Tâm Đổi Mới Kinh Tế Để Theo Kịp Trung Quốc
1, 2
Nguyễn Quang Duy
...
Trước Đại Hội lần này chúng ta được chứng kiến vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nướcqua quyết đinh vỡnợ của Tập Đoàn Kinh Tế Vinashin. Các công ty tài chính Moody’s và S&P’s đã phải hạ bậc tín nhiệm quốc gia và hệ lụy là chi phí vay mượn vốn quốc tế của Việt Nam cũng phải tăng, việc vay nợ sẽ gặp khó khăn hơn. Nhiều doanh nghiệp cả tư nhân lẫn nhà nước đã lên tiếng thiếu vốn kinh doanh nghĩa là thiếu khả năng kinh doanh và không thể tăng trưởng theo kế họach.
Khi thiếu vốn đầu tư vào hạ tầng cơ sở, như điện lực, thì sẽ thiếu điện cho sản xuất và như thế sẽ tiếp tục thiếu thu hút đầu tư nước ngòai vào Việt Nam . Cái vòng lẩn quẩn cứ thế bám theo khả năng điều hành kinh tế của đảng Cộng sản Việt Nam .
Nợ
Nhắc đến Vinashin là phải nhắc đến nợ. Chỉ riêng tập đòan kinh tế này đã có khỏan nợ lên đến 5 tỷ Mỹ Kim. Tại Việt Nam , con số nợ quốc tế của các doanh nghiệp nhà nước và của nhà nước cộng sản thường chỉ được biết đến khi có vấn đề như trường hợp của Tập Đòan Kinh Tế Vinashin.
Theo ước lượng chính thức từ nhà nước cộng sản, thì Việt Nam nợ Quốc Tế chừng 60 tỷ Mỹ Kim. Số thực có thể lên tới 100 tỷ. Hầu hết được vay mượn gần đây khi Việt Nam gia nhập WTO. Với một lãi xuất trung bình 7 phần trăm, hằng năm Việt Nam sẽ phải trả 7 tỷ tiền lời. Để tiếp tục vay mượn Việt Nam sẽ phải trả thêm khỏan nợ cơ bản. Như thế hằng năm ít nhất Việt Nam sẽ phải trả hằng chục tỷ Mỹ kim nợ quốc tế.
Trở lại Vinashin, chỉ với 60 triệu Mỹ kim đã không có khả năng hòan trả, thì với hàng chục tỷ Mỹ kim phải trả Quốc Tế hằng năm, Việt Nam chỉ có nước đi vay nợ để trả nợ lời. Kiểu làm ăn kết hợp vừa của Công Ty Minh Phụng và vừa của Công ty nước hoa Thanh Hương ngày trước. Xin nhắc bạn đọc một điều là nợ quốc gia là nợ mà chúng ta, mà con cháu chúng ta phải trả, ngay cả khi chính quyền cộng sản đã bị giải thể.
Ngược với Việt Nam, Trung Quốc lại là nước chủ nợ thế giới. Số Nợ của Trung Quốc cho thế giới vay có thể lên đến vài ngàn tỷ Mỹ kim . Trung Quốc là chủ nợ của Hoa kỳ. Trung Quốc là chủ nợ của Việt Nam. Khỏan nợ mà đảng Cộng sản Việt Nam mượn đảng Cộng sản Trung Quốc là những ký kết bí mật nhằm trói buộc Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam trong vòng quỹ đạo của Trung Quốc . Đây là nỗi đe dọa trực tiếp cho nền độc lập quốc gia dân tộc.
Từ những năm 1980, cán cân thương mãi quốc tế của Trung Quốc luôn luôn thặng dư để Trung Quốc có thể trở thành chủ nợ quốc tế. Áp dụng cùng một một mô hình tăng trưởng mà một thành chủ nợ, một vỡ nợ thì đủ thấy trình độ quản lý kinh tế của Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào.
Cán cân thương mãi
Áp dụng cùng một mô hình tăng trưởng, nhưng Trung Quốc ngòai khuyến khích sản xuất để xuất cảng cũng quan tâm đến sản xuất cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Ngược lại Việt Nam chủ yếu chỉ khuyến khích tăng gia xuất cảng. Vì vậy ngày nay nhiều sản phẩm đã phải nhập cảng từ Trung Quốc, cán cân thặng dư thương mãi nghiêng về phía Trung Quốc hằng chục tỷ Mỹ kim mỗi năm.
Gần đây Bộ Chính trị ra một chiến dịch vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam ”. Chiến dịch này không gặt mấy kết quả vì người tiêu thụ chọn lựa món hàng dựa trên giá cả, phẩm chất, hình thức, … của món hàng, thay vì dựa trên “lòng yêu hàng Việt Nam ”. Nói cách khác hàng hóa Việt Nam không thể cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc cũng như không có khả năng đáp ứng nhu cầu nội địa. Điều buồn cười là giới lãnh đạo cộng sản lại là những người thích hàng ngọai (Tây Phương) ra mặt.
Chiến lược mười năm tới
Tóm lại, tình hình kinh tế Việt Nam là thiếu đầu tư ngọai quốc, thiếu tài nguyên, thiếu lao động rẻ, thiếu khả năng cạnh tranh, vỡ nợ, … đã buộc đảng Cộng sản phải đổi mới một lần nữa. Chiến lược đổi mới đã được ông Mạnh giải thích ở đầu bài chủ yếu sẽ cần vốn và chuyên viên kỹ thuật cao cấp.
Nếu đảng Cộng sản vẫn tiếp tục cai trị kiểu đàn áp chính trị, vận hành thiếu minh bạch, không học hỏi cách hành xử đúng đắn (như không để vỡ nợ), giảm tham nhũng … thì Việt Nam khó có thể được tiếp tục dễ dàng vay nợ hay vận động đầu tư từ thế giới. Như vậy việc đầu tiên là “tiền đâu” để thực hiện chiến lược đột phá như Bộ Chính Trị Cộng sản đã đề ra.
Gỉa thử có tiền thì guồng máy cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục đặt hồng (cộng sản) trên chuyên (chuyên môn). Nghĩa là mọi quyết định chuyên môn đều bị guồng máy đảng kiểm sóat và áp đặt. Kiến thức chuyên môn của các sinh viên đại học cũng thấp vì phải dành không ít thời gian học các môn chính trị. Số sinh viên được đào tạo trong nước thì thiếu. Số sinh viên được du học hải ngọai thì ít người quay về. Nói chung guồng máy chính trị hiện tại tạo ra một môi trường cực xấu cho nhân tài Việt Nam .
Nhu cầu đổi mới chính trị
Thực ra, các Chiến lược đột phá của Bộ Chính Trị do ông Mạnh đọc trước Đại Hội Đảng Cộng Sản lần này cũng chỉ là bản sao của mô hình tăng trưởng từ lâu đã được áp dụng tại Trung Quốc. Nói cách khác Đại Hội Đảng Cộng sản lần này quyết tâm đổi mới kinh tế để theo kịp Trung Quốc.
Có điều Bộ Chính Trị Cộng sản không chịu tìm hiểu là so với Việt Nam, Trung Quốc đã thành công trên nhiều mặt, thế mà giới cầm quyền Trung Quốc còn phải ưu tư về nhu cầu thay đổi chính trị để sống còn. Ngày 03/10/2010 vừa qua trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình CNN, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết: “Nguyện vọng và đòi hỏi của dân chúng về dân chủ, tự do là một sức mạnh không thể kháng cự… Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải hành động theo đúng hiến pháp và pháp luật, chứ không thể đứng trên hiến pháp và pháp luật như trong thời kỳ còn là một đảng cách mạng đang đấu tranh để giành chính quyền. … “ Điều mà thể chế hiện nay cần có là một sự thay đổi lớn về các nguyên tắc, chứ không phải chỉ là những sự sửa đổi lẻ tẻ, vụn vặt. Điều này có nghĩa là những nguyên tắc từ trước tới nay của chính thể độc tài toàn trị, như những nguyên tắc của thời Mao Trạch Đông, cần phải được thay thể bởi những nguyên tắc dân chủ pháp trị. Xét theo khía cạnh này thì điều mà chúng ta cần có là một cuộc cách mạng chính trị chứ không phải là cải cách chính trị.”
Trên cũng là đòi hỏi của người Việt Nam , vì thay đổi thể chế chính trị là đòi hỏi bức thiết cho sự phát triển của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam .
Kết
Lại một Đại Hội đảng Cộng sản kết thúc, lại một Bộ Chính Trị được thành hình, lại một Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được đưa ra. Hầu hết kết quả hình thức đều đã được các cơ quan truyền thông quốc tế loan báo trước. Các Chiến lược to lớn và sáng suốt được Bộ Cựu Chính Trị trao cho Bộ Tân Chính Trị thì lại tiếp tục sao chép rập khuôn của mô hình Trung Quốc.
Đại Hội chỉ là trò hề chia chác quyền lợi và quyền lực của nhóm chóp bu cầm quyền. Lần này Đại Hội còn học theo đảng Cộng sản Triều Tiên khi thu xếp để con Nông Đức Mạnh và con Nguyễn Tấn Dũng tham gia Trung Ương Đảng.
Trước Đại Hội khai mạc, phản ứng lời lại kêu gọi giải thể chế độ cộng sản của linh mục Nguyễn văn Lý, Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng đã vội vã ra Công điện hỏa tốc số 2402/CĐ-TTg ra lệnh cho công an sẵn sàng bảo vệ an ninh Đại Hội. Hai nạn nhân đầu tiên của Nguyễn Tấn Dũng lại chính là Tùy viên chính trị của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ông Christian Marchant và Dân biểu Liên Bang Úc ông Luke Simpkins. Sự thật về cái gọi là ổn định chính trị của đảng Cộng sản đã được phơi bày trước thế giới.
Ngày 19/1 là ngày mà giặc Tầu đã cướp Hoàng Sa của Việt Nam. Lại cũng là ngày mà đảng Cộng sản tấn phong một ông vua mới, Nguyễn Phú Trọng để tiếp tục con đừờng mà Mao Trạch Đông, mà Đặng Tiểu Bình đã vạch cho Trung Quốc. Đảng Cộng sản thật càng ngày càng “hèn với giặc ác với dân”. Quyết định của Đại Hội là đảng Cộng sản vẫn tiếp tục làm tay sai cho giặc để độc quyền cai trị Việt Nam. Một quyết định càng ngày càng xa dần dân tộc.
Nhưng thực tế lại chứng minh đảng Cộng sản đang mất dần khả năng kiểm soát kinh tế, kiểm soát chính trị. Và như tại các quốc gia tiền cộng sản Đông Âu và Liên Sô, cũng là lúc để người dân Việt Nam liên kết vùng lên giành lại chính quyền. Việt Nam phải có Tự Do Dân Chủ.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
19/1/2011
1, 2