Trúc Lâm Yên Tử
Trang Sử VIỆT Đề Tên Người Quả Cảm - Khí Hào Hùng Rạng Ngời Mãi Ngàn Sau

Đa đảng hay là chết ?


1, 2

Đại Nghĩa – Sưu tầm

...

2 – Đa đảng là tự sát:

Đứng trước sự băng hoại của đảng CSVN và sự tan rã của khối cộng sản Liên xô và các nước Đông Âu, ông Trần xuân Bách, một ủy viên BCT`sớm nhận ra là cần phải đổi mới theo lời của ông Vũ cao Đàm kể lại:

“ Về kinh tế thị trường, anh Trần xuân Bách luôn khẳng định, đó là con đường duy nhất dẫn đến dân giàu nước mạnh, về đa nguyên chính trị, anh luôn khẳng định, đó là một đảm bảo thực tế cho việc hình thành một nền kinh tế thị trường thực thụ, và con đường tất yếu khắc phục sự mất dân chủ trong xã hội, xóa bỏ những nhóm  độc quyền thao túng chính quyền”. (Đàn chim Việt online ngày 30-12-2010)
Ông Trần xuân Bách đã đi một bước hơi sớm làm chạm vào quyền lợi của đám bảo thủ nên ông đã bị khai trừ một cách không thương tiếc. Một con én chưa làm nên mùa xuân nhất là vị TBT Nguyễn văn Linh lúc đầu thì ủng hộ ông, nhưng sau rồi rút lại sự ủng hộ đó làm cho ông đơn thương độc mã gánh chịu mọi hậu quả đắng cay. Tuy nhiên đề nghị của ông đã làm cho bọn bảo thủ đâm lo mất đảng và mất địa vị nên kể từ đó từ ngữ đa nguyên đa đảng đã trở thành cấm kỵ, họ đã ra lệnh cho quốc hội mà thực chất là “đảng hội” năm 1992 ghi vào hiến pháp Điều 4 để giành quyền cho một mình đảng cộng sản cai trị đất nước mà không có đảng nào nữa cả, nhưng khả năng của đảng CSVN hiện nay theo cụ Trần Lâm thì:
“Không ai trong nhóm cầm quyền có những tố chất của một chính khách: toàn đảng hiện nay lỏng lẻo đến mức chỉ còn những người cầm quyền; bao nhiêu năm vẫn giữ đất nước trong vòng lạc hậu; nếu để tiếp tục cầm quyền thì nhất định nước ta sẽ bị nước ngoài thôn tính..(Đối thoại online ngày 10-6-2010)

Đảng CSVN lợi dụng cái điều 4 hiến pháp này để làm ô dù cho nhóm lợi ích tự tung tự tác. Đứng trước tình thế ngày càng bi đác, ngày càng lộng quyền của đảng CSVN nhiều nhân sĩ trí thức, những nhà tôn giáo đồng thanh lên tiếng yêu cầu bỏ điều 4 này để cho toàn dân tham gia điều hành đất nước chớ không đóng khung chỉ có mấy tên trong bộ sậu CS thay nhau mà đè đầu cởi cổ nhân dân. Linh mục Chân Tín, người đã từng chống chế độ VNCH nay ông lại chống chế độ cộng sản và kêu gọi:

Phải hủy bỏ hiến pháp năm 1992 vì nó vô giá trị, không phản ảnh ý muốn của toàn dân. Nó chỉ do sự độc quyền của đảng CSVN nặn ra và được các dân biểu được đảng chỉ định chấp thuận làm theo chỉ thị của đảng.

Thiết lập đa đảng đa nguyên để mọi người dân được tự do chọn lựa một chế độ chính trị và nói lên những đòi hỏi chính đáng của mình”. (Người Việt ngày 11-9-2001)

Trước cao trào đòi đang nguyên đa đảng mấy lão gìa nguyên là TBT đảng CSVN như Đỗ Mười sợ bi khui vụ cầm nhằm 1 triệu mỹ kim hồi còn tại chức, Lê khả Phiêu thì sợ bị khui vụ qua Tàu bị mấy á xẩm dụ ký hiệp định dâng đất dâng biển cho Tàu cộng chẳng những thế hằng năm cứ mỗi độ xuân về đàn em tấp nập quà cáp để ông dưỡng già. Hai ông sợ rằng bọn đàn em để mất đảng không còn ai bảo vệ sẽ sớm theo vợ chồng chủ tịch Rumani Ceaucescu lên đoạn đầu đài hay nhẹ hơn như TBT Đông Đức Erich Honecker bị lôi ra tòa lãnh án khi thống nhất mất đảng.

Vì quá bức xúc và nhiều trăn trở với nhiều âu lo cho số phận của dân tộc Cụ Trần Lâm thổ lộ tâm tình qua bài viết “ Chia hai là nhân đôi” của tiến sĩ Nguyễn thanh Giang ông nói:

Việc thiết lập thể chế đa đảng, là việc làm không thể đừng được. Ta hiện nay suy thoái nặng nề không lối thoát, còn có con đường nào khác đâu. Cả thế giới một đường một mình ta một hướng thì quả thật là quá lạ, mà cái hướng của ta lại mù mờ, ngay cả nội bộ cũng không thông suốt. Thiết lập thể chế đa đảng là việc làm sáng suốt, một lựa chọn đúng đắn”. (Đối thoại online ngày 10-6-2010)

Trước đây trong quá khứ hồi còn chủ tịch HCM thì lực lượng giải phóng cũng đã có sự tập hợp của các đảng phái ngoài đảng cộng sản. Và Sau khi thống nhất đất nước mãi đến năm 1988 thì đảng cộng sản tranh công và ép hai đảng Xã hội và đảng Dân chủ đã cùng sát cánh trong thời chống Pháp, chống Mỹ phải tự giải tán với lý do là nhiệm vụ đã hoàn thành, thế mới biết trò vắt chanh bỏ vỏ hay còn gọi là hột múi cắn hai cục đường nuốt tuốt. Do đó tiến sĩ Cù huy Hà Vũ phát biểu:

Tôi khẳng định đa đảng là truyền thống của Việt Nam từ trước cho đến khi chủ tịch HCM chết và thậm chí đến 1988…Tuy nhiên tôi vẫn lên án sự độc tài của đảng CSVN…

“- Nên mục tiêu đấu tranh của tôi, cái đầu tiên là buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải thực hiện đa đảng…(Dân Luận online ngày 7-11-2010)

Khát vọng đang nguyên đa đảng đã ngày càng lộ rõ, những nhà lãnh đạo thủ bảo thủ sợ rằng một ngày nào đó đảng sẽ bị giải tán thì không còn chỗ dựa trước khi về cỏi nên họ đã hè nhau lên tiếng chống đối và bảo vệ quyền độc đảng. Ông Đinh thế Huynh, ủy viên ban chấp hành TW đảng đã hùng hổ lên tiếng “ tử thủ độc đảng”:

“Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đản .” (BBC online ngày 10-1-2011)

Để đáp lại cao trào đòi bỏ điều 4 hiến pháp năm 1992 thì ông chủ tịch nước Nguyễn minh Triết vội vã lên đài truyền hình VTV.3 hô hào và khẳng định:

“Dù ai có nói ngã nói nghiêng, dù có ai muốn bỏ điều 4 hiến pháp gì đó thì không có chuyện đó. Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố: tự sát”. (Thời Luận ngày 6-9-2007)

3 – Đổi đảng là tự tồn:

Theo tiến sĩ Nguyễn thanh Giang thì tuy không rõ rệt, nhưng trong thực tế đảng CSVN đã tồn tại hai phe: bảo thủ cấp tiến.

Phe bảo thủ thì ngày nay được lãnh đạo bởi một tân TBT là Nguyễn phú Trọng, người vừa được đảng CSVN để cử là vì có tinh thần “ thân” Trung quốc của ông được đảng đánh giá cao.

“ Ngày nay “phe bảo thủ” biểu hiện bởi đường lối đối nội kiên trì CNXH, đường lối ngoại giao thần phục Trung quốc;“phe cấp tiến”biểu hiện bởi đường lối đối nội đổi mới triệt để, đường lối đối ngoại hướng theo thế giới tiên tiến”. (Đàn chim Việt online ngày 8-1-2011)

Đứng trước sự chọn lựa, độc đảng cũng chết, đa đảng cũng chết, như vậy đảng CSVN cần sáng suốt và can đảm tìm ra một sinh lộ tuy khó khăn nhưng có thể an toàn và danh dự. Theo sự ấp ủ của cụ Trần Lâm, người đảng viên gìa nhiều ư tư cho vận mệnh đất nước thì điều chuyễn đổi nhẹ nhàng là tách đảng CSVN ra làm hai để đảng chọn lọc, cái xấu sẽ bị đào thải và cái tốt sẽ được tồn tại trong cộng đồng đa đảng, cụ giải thích”

“Tách ra là một biện pháp một chủ trương táo bạo nhưng giữ được ổn định xã hội. Luật pháp giữ nguyên, bộ máy giữ nguyên, mọi hoạt động vẫn bình thường, sự thay đổi sẽ từ từ theo một chiến lược rõ ràng từ toàn trị sang đa nguyên đa đảng là môt sự tiệm tiến lấy nâng cao dân trí làm gốc

“Đảng tách ra làm hai là đảng vẫn còn, đảng chấm dứt độc tài, độc đoán, độc quyền chân lý…Đảng sẽ là đảng của dân tộc, của nhân dân một cách đích thực.Đảng mạnh lên, đất nước phồn vinh, dân tộc có chỗ đứng xứng đáng trong cộng đồng quốc tế”. (Đối thoại online ngày 10-6-2010)

Cụ Tô Hải thì rất nmạnh dạn kêu gọi giải tán đảng CS độc tài toàn trị nhưng cụ vẫn thấy được nhu cầu trước mắt là đảng CS phải thay đổi cách làm, cách nghĩ và tự lột xác để sinh tồn nên cụ cũng vẽ đường cho hươu chạy:

“ Đổi tên đảng cộng sản thành đảng Nhân dân hoặc đảng Dân chủ, đảng Cần lao, đảng Xanh, đảng Tím, đảng Vàng gì đó. Lẽ tất nhiên điều lệ, đường lối, tiêu chí của đảng các vị sẽ phải thay đổi, nhưng đó là chuyện sau.

“Hô hào động viên mọi ngưòi tài trí gia nhập đảng mới của chính các vị hoặc thành lập những đảng khác để cùng nhau tranh cử một quốc hội không do“đảng” cơ cấu, chỉ định rồi…bắt dân đi bầu nữa!” (Thời Luận ngày 30-12-2010)

Tiến sĩ Nguyễn thanh Giang, nhà trí thức thường âu lo cho vận mệnh của nước nhà, ông đã dũng cảm ra“ báo lậu” để nói lên ý nguyện của toàn dân, trong bài

Đa nguyên đa đảng là tất yếu” ông đã diễn đạt lại cái ý của nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn văn An như sau:

“Ông không chỉ phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn cho rằng:“Chính những người cộng sản chân chính cũng muốn giải tán đảng đã biến chất để xây dựng đảng mới, để sửa lổi hệ thống, để làm lại từ đầu”. (Đàn chim Việt online ngày 11-1-2011)

Luật sư Lê quốc Quân, nhà trí thức trẻ cũng vẽ ra cho đảng CSVN một lối thoát nhẹ nhàng và ôn hòa để ra khỏi sự bế tắc hôm nay, trong bài “ Đảng cộng sản cần canh tân”, ông viết:

“Năm Canh Dần và Tân Mão là thời điểm để chúng ta sám hối và Canh Tân. Là đảng cầm quyền lãnh đạo dân tộc, đảng CS phải đi đầu trong nhiệm vụ khó khăn nhưng tốt đẹp đó…”

“Hiến pháp mới phải mở rộng tối đa nhân quyền và phải được cụ thể hóa chi tiết trong các điều luật . Tên đảng phải thay và tên nước phải đổi . Các điều luật lập lờ, nước đôi, tối nghĩa phải triệt để loại bỏ. Luật hội, luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý vốn đã bị “ quy hoạch treo” tại điều 69 của hiến pháp gần 20 năm nay phải được nhanh chóng ra đời”. (lequocquan blogspot online ngày 12-3-2010)

Đảng CSVN nên nhớ rằng phải canh tân theo công thức: bình mới rượu pha”. Giải pháp ổn định nhất là thành lập một đảng mới với tinh thần Dân chủ Nhân dân, mục tiêu phục vụ Tổ quốc và Dân tộc, dứt khoát đoạn tuyệt với CNXH mù mờ, phải hoàn toàn lột xác, phải chấp nhận đa nguyên trong đảng, còn về tên đảng là gì tôi không lạm bàn miển không phải là cộng sản. Những đảng viên trong đảng mới này không phân biệt thành phần, giai cấp xã hội nào miễn họ có tâm có lòng phục vụ đất nước. Đảng phải biết lắng nghe và cứu xét cẩn thận những lời phản biện với thực tâm “nói và làm” chớ không phải “ nói và lờ”, không chụp mũ, trả thù, trù dập và phục vụ theo nguyện vọng đích thực của toàn dân, mọi nhân quyền phải được thực thi theo đúng tinh thần luật pháp của nhà nước và công pháp quốc tế, không được vụ lợi cá nhân bao che bè phái. Như vậy, trước mắt đảng sẽ tập hợp được sự đoàn kết của dân tộc, và lúc bấy giờ dù có đa nguyên đa đảng gì đi nữa đảng cũng vẫn sống mạnh sống hùng.

Đây là việc cần làm ngay chớ không cần làm ngơ

Đại Nghĩa

1, 2