Trúc Lâm Yên Tử
Trang Sử VIỆT Đề Tên Người Quả Cảm - Khí Hào Hùng Rạng Ngời Mãi Ngàn Sau

 

SOS- Cồn Dầu !

Nguồn: muoisau

lịch sử việt nam

1.  Hình ảnh minh họa: Đêm Thắp Nến cho Cồn Dầu và chùa Giác Minh tại Nam California- Hoa Kỳ.

2.  Bài đọc suy gẫm:  Câu chuyện của người góa phụ hay cái chết của anh Tôma Nguyễn Thành Năm.

Phàm là con người, không ai tránh khỏi cái chết. Mỗi người có một cái chết khác nhau, người chết do già cả, kẻ do bệnh tật, người do tai nạn, chiến tranh hoặc thiên tai…

Có những cái chết dai dẳng và đau đớn, người nằm đó không thể chết được, với những người hiền lành, đó là sự thương tâm, với những người đã gây nhiều tội ác với đồng loại, người đời thường lấy đó để răn đe con cháu mình biết sống đúng lương tâm và tình nghĩa, với những người sống vô cảm với mọi người, người đời thường lãng quên họ.

Nghĩa trang Giáo xứ Cồn Dầu

Cũng có những cái chết nhẹ tênh và nhanh chóng, nhiều khi chỉ vì một viên công an thèm khát bạo lực như cái chết của thanh niên Nguyễn Văn Khương ở Bắc Giang sau khi vào đồn công an Tân Yên chừng tiếng đồng hồ. Nhiều khi lại là cái chết không bí hiểm nhưng đầy sự khuất tất như những thanh niên đã chết tại Đồn Công an Quận Hai Bà Trưng, quận Hà Đông, Hà Nội mới đây và rất nhiều cái chết tương tự. Đến mức mà người ta tự hỏi và không thể hiểu nổi tại sao vì những lý do lãng nhách, nhân dân thường thích đến đồn công an, nhà tạm giữ để “tự vẫn” nhan nhản trên báo chí nhà nước?.

Cái chết man rợ nhất vẫn là cái chết do con người mang đến một cách mất nhân tính và vô pháp luật. Anh Toma Nguyễn Thành Năm có một cái chết như vậy. Anh bị trói, bị đánh đập cả đêm sau những ngày hoảng loạn vì những trận đòn trước đó trong đám tang bà Maria Đặng Thị Tân. Và chỉ về đến nhà mình một buổi sáng thì trưa ngày 3/7/2010 anh đã từ giã cõi đời ở tuổi 44 để lại người vợ trẻ và đoàn con bé bỏng.

Cũng là những cái chết, nhưng để đỡ oan tủi cho người chết, an ủi người còn sống, nhiều nghi thức tang lễ trang trọng được cử hành, nguyên nhân cái chết được làm rõ ràng. Nhưng có những cái chết mà người thân thích cũng không dám mở lời, không dám hé răng đành phải nuốt tủi nhục vào trong với sự đau đớn khôn cùng. Anh Toma Nguyễn Thành Năm đã có cái chết như vậy.

Câu chuyện của người góa phụ

Chúng tôi đến nhà chị Đoàn Thị Hồng Anh, tại Cồn Dầu để gặp một góa phụ trẻ, mẹ của mấy đứa con nhỏ. Sau nén hương thắp cho người quá cố trong căn nhà nhỏ bên đường làng Cồn Dầu, chúng tôi ngồi nói chuyện trong buổi chiều tà.

Những xúc động ban đầu, những giọt nước mắt và uất nghẹn khi tiếp xúc với những người lạ lần đầu tiên tới đây chị vẫn cố giấu. Đến khi chúng tôi giới thiệu với chị rõ ràng rằng chúng tôi cũng là những giáo dân, nghe tin và tìm đến đây để biết sự thực thì chị mới cho chúng tôi biết về cái chết của anh.

Ngôi nhà nhỏ của người quá cố và góa phụ


Ngồi bệt giữa gian nhà trống trơn bên di ảnh của anh, chị Đoàn Thị Hồng Anh kể lại:

Chồng tôi vốn sống trong một gia đình mọi người khỏe mạnh, không bệnh tật. Kể từ khi xây dựng gia đình đến nay, anh không hề có bệnh tật gì. Anh là một thanh niên khỏe mạnh trong đội trợ tang của Giáo xứ Cồn Dầu.

Ngày 4/5/2010 anh cùng đội trợ tang của Giáo xứ và bà con giáo dân Cồn Dầu tham dự lễ an táng của Bà Đặng Thị Tân. Trước khi chết, bà Tân muốn được gửi nắm xương tàn bên cạnh người chồng thân yêu của mình trong nghĩa trang của Giáo xứ vốn đã có từ cả trăm năm nay.

Rạng sáng, cả đám tang bị tấn công tới tấp, anh là người đi trước trong đội trợ tang nên bị đánh nhiều nhất. Chứng kiến cảnh đàn áp đánh đập man rợ và bắt đi cả trăm người, sau đó một số người được tha về nhưng bị gọi lên đồn liên tục. Lên thì bị đánh họ nói “không có tội đánh cho có tội, có tội đánh cho chừa”.

Sau mấy lần bị gọi lên đồn như thế, anh Năm có biểu hiện sợ hãi. Đến lần thứ năm thì anh không dám lên nữa và anh trốn. Tâm trạng anh hoảng loạn và sợ hãi, chỉ cần nghe tiếng người anh đã thấy sợ và lẩn trốn.
Chiều tối ngày 2/7/2010, anh trốn xuống xóm dưới, đến đêm, chị xuống đi tìm anh, thì anh đang bị một dân phòng tên là Đề trói giật cánh khuỷu anh và bắt quỳ dưới ruộng nước.

Nhìn thấy cảnh ấy, chị khóc và hỏi: “Anh Đề, anh với anh Nam em không có một vấn đề gì, cũng là người quen biết sao anh trói ảnh như thế?”. Ông ta trả lời: “Người ta báo ăn trộm, nên tôi trói anh ấy lại, khi nào công an xuống tôi mới thả anh ra”.

Khi công an xuống, em dìu anh ấy đi mấy bước nhưng anh đi không nổi. Công an nói “Đấu tranh dồn dập” nhưng em cũng không nói chi hết. Đến khi công an hỏi “ảnh tên chi” em khai là “Nguyễn Thành Năm” anh hỏi là “Chị là cái chi” “Tôi là vợ ảnh”, nhưng mà họ hỏi “tên chi” “là Đoàn Thị Hồng Anh”. 

Những ngọn nến đắp xây hình hài Việt Nam.

Nhà cầm quyền với những chính sách cướp đoạt đất đai của dân nhưng Trường Hoàng Sa và Ải Nam Quan chúng dâng cho nước "lạ" tầu cộng .

Ban Tổ Chức trình bày (chiếu hình ảnh và tường thuật) những diễn biến tại Cồn Dầu.

Công an vô hết trong nhà một chặp mới ra lại đưa một anh dân phòng dìu một bên và em một bên dìu đưa anh vô nhà. Khi đó em khóc với anh Nam là anh đi trốn chi cho người ta trói ri. Họ nói là thôi chị dẫn anh đi về tắm rửa.

Khi nhờ chở về nhà họ không chở, khi đưa anh về đến nhà thì máu lỗ tai đổ ra. Em khóc kêu là “anh đi chi tội rứa” thì anh bảo “nó lấy cái cây nó đánh lủng qua”.

Khi về đến nhà đã 1-2 giờ sáng, tắm rửa cho anh xong, anh nằm thì chỉ để một ngón tay lên trán. Trên cổ tay bị còng chảy máu, cả lưng đổ máu và ngực trầy xước hết.

Đến sáng, anh gọi hai mẹ con và bảo “Thôi, chắc quãng đời của tôi chỉ đến đây thôi, cố gắng ở lại nuôi mấy đứa con, còn tôi thì muốn thiêu thì thiêu, còn nếu muốn lấp đâu thì lấp”. Em nghĩ anh nói thế thôi nên đi vào nhà nói chuyện với mẹ chồng.

Đến khoảng 8 giờ em đi tìm đôi dép cho anh, anh bảo là “họ lấy hồi khuya rồi”, rồi đưa vào nhà mẹ em nằm.

Đến khoảng 11 giờ, em khuyên anh là “thôi, giờ đi bệnh viện” anh nói “Tiền bạc đâu mà đưa tôi đi bệnh viện”.

Anh chỉ nói thế thôi, và một giờ chiều thì anh tắt thở, để lại một người vợ góa và mấy đứa con nhỏ cùng với nỗi oan dậy đất, làm xao động lòng người.

Sau khi anh chết, công an về rất nhiều và liên tục có mặt, họ bảo là nếu muốn sẽ đề nghị mổ tử thi.

Nhưng, cả làng xóm hoảng loạn sau cái chết của anh. Chứng kiến những gì đã xảy ra, gia đình chúng tôi biết là có mổ tử thi thì cũng là người nhà nước, chúng tôi không tin tưởng là có mổ tử thi thì mọi việc sẽ được làm sáng tỏ. Trong khi anh đã chết oan khuất như thế cả làng ai cũng biết, công an cũng biết nhưng những người đánh anh không hề hấn gì. Nếu mổ tử thi thì chỉ làm cho anh thêm đau đớn mà thôi.

Vì vậy gia đình chúng tôi không yêu cầu mổ tử thi.

Khi gia đình chúng tôi không yêu cầu mổ tử thì, thì họ đề nghị là “Nếu không mổ tử thi, thì phải nói là ảnh bị đột quỵ”. Và chúng tôi phải chấp nhận nói là ảnh bị đột quỵ để được giữ xác anh nguyên vẹn khi về với đất. Đám tang của anh được sự quan tâm đặc biệt, không phải của bà con chòm xóm, mà chỉ là những người lạ mặt mà có họ, bà con chòm xóm không dám công khai đến thắp những nén hương cho người đã chết.

Đồng bào không phân biệt tôn giáo đều ngậm ngùi cất cao lời ca chung: Kinh Hoà Bình.

Bài ca với những lời kinh nguyện tuyệt diệu... "Để con đem ánh sáng vào nơi tối tăm..."

 

"Chiếu trông cậy vào nơi thất vọng..." 

"Đem ủi an đến chốn u sầu...".

Sau những ngày đám tang của anh, tôi bị gọi nhiều lần lên huyện, nhưng tôi luôn bị đau đầu và con nhỏ nhà tôi nó phản ứng là bố đã bị chết như vậy, nếu cố tình gọi mẹ lên mà đổ xuống đó thì ai lo cho một đàn con. Họ kêu tôi lên để viết tường trình, nhưng tôi chưa lên và chưa viết.

Cho đến bây giờ, người giáo dân Cồn Dầu sống trong sợ hãi, nhiều người muốn đến thắp cho người quá cố một nén hương nhưng cũng không dám đến.

Nghe những lời kể của chính góa phụ này, chúng tôi hiểu rằng trong thời đại thông tin, vẫn có những vùng không phủ sóng văn minh và hiện đại. Vì phương tiện kỹ thuật hay bởi tại lòng người?

Cái chết của anh cũng đơn giản gần như cái chết của chàng thanh niên Nguyễn Văn Khương ở Bắc Giang, nhưng Nguyễn Văn Khương đã có cả thành phố xuống đường đòi công lý cho anh, và kẻ thủ ác đã phải bị chỉ mặt. Còn anh, anh vẫn im lìm nơi nghĩa địa xa lạ và cô đơn với nỗi oan của mình.

Anh Toma Nguyễn Thành Năm đã chết, nhưng sáu người dân Cồn Dầu còn lại vẫn đang trong cảnh ngục tù và đối diện với những bản án mới. Lẽ nào để nỗi oan chồng lên nỗi oan?

Tạm kết

Anh Toma Nguyễn Thành Năm đã chết, đến hôm nay, anh đã về nơi chín suối được 49 ngày. Nỗi đau của anh còn đè nặng lên suốt cuộc đời người mẹ già, góa phụ và mấy đứa con thơ. Nỗi oan khuất của anh còn đè nặng lên tất cả những người có lương tri.

Con đường từ Cồn Dầu đến nghĩa trang Giáo xứ

Những người còn sống có thể yên chăng, khi những cái chết oan khiên kia không được chú ý đến trong một xã hội luôn nêu cao nhan nhản các khẩu hiệu “Sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật” trong một nhà nước luôn mệnh danh là “Nhà nước pháp quyền”, trong một thành phố mà đi đâu cũng thấy đầy rẫy những lời kêu gọi “Học tập đạo đức Hồ Chí Minh”?

Có thể cái chết của anh, dù được ngụy trang dưới hai từ lạnh lùng và dối trá “Đột quỵ” rồi cũng sẽ qua đi như muôn ngàn cái chết khác được ngụy trang bằng những ngôn từ khác.

Nhưng, chắc chắn rằng, những con người biết sự thật này sẽ ám ảnh dai dẳng cho đến tận cuối đời khi đối diện với lương tâm mình câu hỏi: “Vì sao anh phải chết”? Và “vì sao tôi có thể vô cảm trước nỗi oan của anh”?.

Mời các bạn xem đoạn video câu chuyện kể lại cái chết của anh Toma Nguyễn Thành Năm: You Tube
 

Hà Nội 22/8/2010
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.