lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

 

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

Cuộc Lui Binh Nghiệt-Ngã

1, 2

Bảo Định Nguyễn Hữu Chế
Tiểu đoàn 2/43/SĐ18BB/QLVNCH

sư đoàn 18 bộ binh

Tony Chế, Nickname mà anh em chúng tôi gọi anh khi anh vừa tái ngũ, đưa về phục vụ tại TĐ 31/BĐQ - Trắng trẻo, hơi hô hô, nên lúc nào nhìn anh cũng giống như đang cười vui với mọi người, tiếng Anh thuộc loại "vi vút" vì anh làm sở Mỹ, do đó mới có tên Tony - Một thời gian sau, anh được thuyên chuyển về SĐ18/BB và sau đó trở thành Tiểu Đoàn Trưởng xuất sắc của Sư Đoàn - Có một chút "hơi hướm" với BĐQ. 

*

Chẳng dám đem mình ví von với danh nhân - Nhưng đầu óc tôi cứ vơ vẩn nhớ tới câu nói của Napoléon Đệ Nhất:

"Nước Anh đánh trận nào cũng thua, chỉ có trận cuối cùng họ thắng" - Anh em chúng tôi, TĐ 2/43, SĐ18BB, ngược lại, đánh trận nào cũng thắng, chỉ có trận cuối cùng là thua ....... Khởi đầu cho trận thua đau đớn này là cuộc lui binh nghiệt ngã đêm 20-4-75 tại mặt trận Xuân Lộc, mà TĐ 2/43 chúng tôi phải rút lui trước địch quân.  Một việc chúng tôi phải miễn cưỡng làm, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng .

Như quý vị đã biết, hành quân Lui binh là loại hành quân rất khó khăn, nhất là khi phải tiến hành dưới áp lực và hỏa lực của địch.  Trong cuộc chiến tranh Quốc-Cộng vừa qua giữa hai miền Nam-Bắc Việt Nam từ năm 1956 đến năm 1975, QLVNCH đã hơn một lần bị thảm bại cay đắng, trong cuộc triệt thoái, hay di tản chiến thuật, hồi trung tuần tháng 3 năm 1975 từ Cao nguyên về Duyên hải miền Trung, với thiệt hại ít nhất 75% khả năng tác chiến của Quân đoàn II.  Cuộc Hành quân Lui binh do Sư đoàn 18BB thực hiện trong đêm 20 rạng ngày 21 tháng 4 năm 1975 đã thành công tốt đẹp.  Toàn bộ Sư đoàn và các đơn vị tăng phái đã về đến Bình giã, Bà rịa thuộc tỉnh Phước Tuy an toàn.  Nói thế không có nghĩa là không có những tổn thất nho nhỏ, mà Tiểu đoàn 2/43 là một trong những cái nho nhỏ đó. 

Thật sự Tiểu đoàn 2/43, đơn vị rời chiến trường sau cùng, vì có nhiệm vụ đánh nghi binh, đánh chặn hậu cho đại quân rút an toàn, nên đã bị tổn thất đáng kể, khi đơn độc vượt qua vòng vây trùng trùng điệp điệp của Cộng quân, nhưng không đến nỗi bi đát như lời của Luật sư Nguyễn Văn Chức trích lại từ cuốn Việt Sử Khảo Luận của LS Hoàng Cơ Thụy, viết theo ký giả Mỹ Frank Snepp trong cuốn Decent Interval: "Trực thăng đã đến bốc cái tiểu đoàn chót của 4 tiểu đoàn sống sót của sư đòan 18, kể luôn tướng Lê Minh Đảo.  Có 600 người dưới quyền đại tá Lê Xuân Hiếu tình nguyện ở lại sau cùng để che chở cho cuộc triệt thoái.  Trong vài giờ, họ bị tràn ngập bởi 40 ngàn quân Bắc Việt đã được bố trí để trực tiếp đánh họ".   Hai ông Luật sư, một ông ký giả với những nhận định, trích dẫn của nhau về một trận đánh mà chẳng có ông nào tham dự .......Tôi xin miễn có ý kiến về việc này, vì sự thật hiện nay đã phần nào được chứng minh.

Anh em chúng tôi, những người đóng vai chính trong trận đánh, vượt bao hiểm nguy, may mắn thoát chết, bây giờ nghĩ lại vẫn còn thắc mắc: "phép lạ nào mà chúng tôi còn sống sót" - Sự việc xảy ra vừa đúng 30 năm. Tuổi đời của tôi cũng sắp đến "thất thập cỗ lai hy".  Trí nhớ có phần giảm sút.  Những ngày đêm hãi hùng đó trong khu rừng rậm, trong những căn cứ địa của VC, bị Sư đoàn 341 CSBV truy đuổi và bao vây chặt.  Có những điều tôi vẫn còn nhớ như in, nhớ rất rõ ràng.  Nhưng cũng có nhiều điều tôi chỉ còn nhớ mù mờ, nhớ lẫn lộn, thậm chí đã quên hẳn!

Tên của các vị Sĩ quan trong Tiểu đoàn, tôi cũng nhớ không hết, ngoài các vị sau đây:

-Đại úy Tiểu đoàn phó Nguyễn Tấn Chi, K.12 Thủ Đức.
-Đại úy Sĩ quan Hành quân/Huấn luyện/TĐ Nguyễn Mỹ.
-Trung úy Nguyễn Văn Thắng, SQ Quản trị Nhân viên kiêm Chỉ huy Hậu cứ/TĐ
-Trung úy Nguyễn Văn Hào, ĐĐT/ĐĐ1
-Trung úy Võ Văn Mười, ĐĐT/ĐĐ2
-Trung úy Nguyễn Văn Hùng, ĐĐT/ĐĐ3
-Trung úy Hà Văn Dương, ĐĐT/ĐĐ4
-Trung úy Võ Kim Thạch, ĐĐT/ĐĐCH&YT
-Trung úy Tuyễn, SQ Truyền tin
-Trung úy Linh
-Trung úy Chánh
-Vị SQ Trợ Y/TD, SQ Tiền sát viên Pháo binh, Vị Trung đội trưởng Pháo binh,...

Có nhiều đồng đội đã vĩnh viễn nằm xuống trong khu rừng oan nghiệt đó.  Với tư cách là Tiểu đoàn trưởng, người chịu trách nhiệm đến sự an nguy của Tiểu đoàn trong cuộc Hành quân Lui binh, tôi xin nhận sự phán xét của các Chiến hữu.  Và cũng thay mặt các Chiến hữu, tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước Vong Linh của những đồng đội đã anh dũng nằm xuống để cho chúng ta được sống, Nước Việt được trường tồn.  Nhưng bất hạnh thay!  cuộc chiến đấu cho Chính Nghĩa của chúng ta đã bị phản bội.  Rốt cuộc, miền Nam thân yêu của chúng ta đã lọt vào tay bọn CSBV xâm lăng.  Nhưng tôi vẫn tin tưởng sự hy sinh của các bạn không oan uổng, không lãng phí.  Chúng ta chỉ mới thua một trận chiến, cuộc chiến vẫn tiếp tục, nhưng dưới một hình thái khác.  Ngày Quang Phục Quê Hương không còn xa.  Chủ Nghĩa Cộng Sản, Chế độ Cộng Sản nhất định phải bị tiêu diệt.  Dân tộc Việt, đất Nước Việt nhất định trường tồn.  ĐỘC LẬP - TỰ DO - DÂN CHỦ và HẠNH PHÚC - NO ẤM nhất định sẽ trở về với toàn dân.

Bảo Định

* 

Khi Tiểu đoàn xuống núi, vừng đông đã ló dạng.  Một ngày mới bắt đầu.  Những trái đạn pháo 105 ly được bắn đi xối xả, bắn cho hết đạn, đã liên tục rót lên đầu giặc chỉ mới vừa ngưng.  Hai khẩu pháo thân thương hoàn thành xong nhiệm vụ thì nhận hai trái lựu đạn nỗ tung bụng, đang nằm im lìm, trơ càng như hai đống sắt vụn ở ngọn đồi phía dưới, cô đơn và lạnh lẽo.

Tiểu đoàn yên lặng di chuyển.  Lộ trình ấn định là Xuân Lộc - Bà Rịa, theo Liên TL2.  Điểm tập trung tại Đức Thạnh, Tỉnh Phước Tuy.  Sau đó sẽ có xe đưa về căn cứ Long Bình nghỉ ngơi, tái bỗ sung quân số và đạn dược, rồi nhận nhiệm vụ mới.

Buổi sáng ngày 20/4/75, lối 9 giờ, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, TL/QĐ III, Quân Khu 3 bay vào Xuân Lộc gặp Tướng Đảo để chỉ thị việc rút quân.  Chỉ trong một thời gian ngắn, Tướng Đảo và Bộ Tham Mưu Sư đoàn đã cấp tốc soạn thảo một kế hoạch triệt thoái rất tỉ mỉ.  Vừa quá trưa, tôi đã nhận được Lệnh Hành Quân để kịp thời chuẩn bị.  Tôi đã thi hành đúng theo những chỉ thị ghi trong LHQ: Tiểu đoàn giữ lại 2 khẩu pháo 105 ly, còn tất cả sẽ kéo về Xuân Lộc để di chuyển cùng Sư đoàn.  Hậu cứ Tiểu đoàn gồm cả kho lương thực, đạn dược sẽ theo Sư đoàn đi trước.  Tiểu đoàn vẫn duy trì hoạt động bình thường.  Hoạt động nghi binh - cũng giống như trường hợp của Trương Phi cùng 20 người ngựa, tại cầu Trường Bản, đã mưu trí dùng những nhánh cây cột vào đuôi ngựa cho chạy lui, chạy tới trên đường, tạo đất bụi bay mù trời để đánh lừa quân của Tào Tháo, nhờ thế, đại quân của Lưu Bị đã rút đi được - Hai khẩu pháo vẫn tác xạ quấy rối liên tục vào vị trí địch.  Các toán tiền đồn, phục kích vẫn nằm tại vị trí.  Nhất là Trung đội Biệt Kích Tiểu đoàn hoạt động khu vực Núi Ma, đối diện căn cứ Núi Thị, bên kia đường QL1 về hướng Bắc.  Nhờ sự hoạt động hữu hiệu của Trung đội này, Cộng quân đã không thể nào đến gần đặt súng cối bắn vào Tiểu đoàn. 

Theo Lệnh Hành Quân, đúng 7 giờ tối, Tiểu đoàn sẽ vào hệ thống truyền tin của Lữ đoàn 1 Nhãy Dù, đặt dưới quyền chỉ huy của Lữ đoàn trưởng Dù.  Đến 12 giờ đêm, Tiểu đoàn trở lại hệ thống làm việc của Sư đoàn, phá hủy 2 khẩu pháo, rời bỏ căn cứ Núi Thị, rút về điểm tập trung trước, sau đó là các đơn vị của Lữ đoàn Dù.  Đúng lúc 12 giờ, tôi gọi LĐ Dù cho tôi trở về với SĐ.  LĐ Dù bảo chờ.  Lúc 1 giờ sáng, tôi gọi lại, cũng bảo chờ! Lúc 2 giờ sáng, tôi gọi lần nữa, cũng được trả lời: Chờ!  Lúc gần 3 giờ, nhìn về hướng thị trấn, tôi thấy có rất nhiều ánh đèn xe hơi di chuyển.  Tôi liền gọi về LĐ Dù hỏi và được trả lời: Nó đấy!  Hãy xữ dụng pháo bắn.  Nhưng pháo của tôi đã bắn gần hết đạn từ lúc quá n ửa đêm, chuẩn bị phá hủy để di chuyển.  Và cũng từ lúc đó tôi mới được lệnh cho Tiểu đoàn rời căn cứ. Nhìn đồng hồ, kim chỉ vừa đúng 3 giờ - 3 giờ sáng!  Tôi cho lệnh gom quân.  Việc gom quân không phải dễ dàng.  Làm thế nào để các toán tiền đồn và phục kích rời vị trí, trở về căn cứ mà địch không phát hiện được, không bám sát đi theo là chuyện khó.  Trong suốt cuộc chiến vừa qua, nhất là thời kỳ chiến tranh Việt - Pháp, những đơn vị đi tiền đồn, phục kích về bị địch bám sát theo rồi lợi dụng thời cơ, cướp đồn là chuyện thường xãy ra.  Và phải hơn một giờ sau Trung đội BK/TĐ mới về đến Tiểu đoàn.

Theo tập Hồi ký của Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh mà nhà Sử học George J. Veith gửi cho tôi bản dịch tiếng Anh, thì vị cựu Lữ đoàn trưởng LĐ 1 Dù nói đơn vị cuối cùng của LĐ, Tiểu đoàn 9 Dù cùng Trung đội Pháo binh đã rời Long Giao lúc 4 giờ 30 sáng.  Như vậy là toàn bộ LĐ Dù đã rút đi trước, đã rời khỏi Mặt trận trước Tiểu đoàn 2/43.  Và TĐ2/43 là đơn vị cuối cùng rời bỏ Xuân Lộc!

Lúc Tiểu đoàn đi đến gần Ấp Núi Đô thì trời đã sáng hẳn.  Một số Nghĩa quân và Địa Phương Quân vác súng chạy theo, muốn nhập theo đoàn quân.  Nhưng với tinh thần cảnh giác cao độ, tôi buộc phải đổi hướng, tránh xa họ.  Vì tôi không thể phân biệt được thật hay giả.  Tôi phải nghĩ đến sự an nguy của đơn vị trước tiên.  Trong chiến đấu, ta không thể xử sự theo lối nữ nhi thường tình.  Tại mặt trận An Lộc, Bình Long hồi mùa hè đỏ lửa năm 1972, vì lòng nhân đạo, muốn cứu một thương binh Cộng quân, tôi đã mất đi một y tá khi tên thương binh địch mở chốt lựu đạn ném vào người định cứu mình!

Tại Đức Thạnh, tỉnh Phước Tuy, Đại tá Lê Xuân Hiếu, Trung đoàn trưởng 43BB, con chim đầu đàn của chúng tôi, gọi báo cáo với Tướng Đảo là TĐ2/43 vẫn còn kẹt ở Xuân Lộc.

Lối 7 giờ sáng, khi Tiểu đoàn di chuyển gần đến căn cứ Long Giao, đang đi trong khu rừng chồi, sắp đến vùng đồn điền cao su thì tôi nghe tiếng trực thăng bay ngang đầu.  Tôi nghe tiếng gọi tôi.  Đó là tiếng của Đại tá Ngô Kỳ Dũng, Trung đoàn trưởng 52BB đang bay trên chiếc C&C của Tư lệnh, chuyển lệnh của Tướng Đảo, ra lệnh cho tôi phải hủy bỏ lộ trình cũ trong Lệnh Hành quân, mà phải chuyển hướng băng rừng ra Long Thành, trên QL15.

Xin nói rõ thêm một chút, để câu chuyện được mạch lạc : Đường LTL2, Lộ trình triệt thoái theo LHQ, nối liền Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh và Bà Rịa, tỉnh Phước Tuy, dài trên 40 km đã bị bỏ hoang phế từ lâu, kể từ sau Hiệp định Đình chiến Paris, khi quân đội Đồng minh (Úc Đại Lợi) rút khỏi chiến trường.  Khi Tướng Đảo quyết định chọn con đường này để làm Lộ trình triệt thoái.  Ông đã có một quyết định táo bạo.  Nhưng đã tạo được sự bất ngờ.  Đoạn đường dài trên 40 km đó, lâu nay vẫn là vùng an toàn của Cộng quân.  Ngoài những toán du kích địa phương có nhiệm vụ canh giữ con đường, Trung đoàn 33 CSBV vẫn thường xuất hiện hoạt động quấy phá.  Con đường đã là hành lang giao liên an toàn giữa các mật khu cuả VC.  Quyết định táo bạo của Tướng Đảo, yếu tố bất ngờ của cuộc Hành quân Lui binh do Sư đoàn 18BB thực hiện đã làm cho Cộng quân trở tay không kịp.  Chúng không thể tức thời điều quân đến truy kích và ngăn chặn.  Trong quyển "Lịch sữ Quân Đội Nhân Dân" của CSBV, Quân đoàn IV Cộng quân của Tướng Hoàng Cầm thú nhận: "Chúng tôi đã không phát hiện kịp thời cuộc di chuyển quân của Sư đoàn 18 để tổ chức lực lượng truy kích và ngăn chặn."  Nhưng những cuộc chạm súng, tấn công vào đoàn quân triệt thoái, tuy không quy mô, nhưng cũng không phải là nhỏ và đã gây cho lực lượng bạn một số tổn thất đáng kể: Đại tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh trưởng bị bắt.  Trung tá Tham Mưu trưởng bị tử thương, đồng thời cũng đã gây một số thiệt hại cho LĐ1 Dù, khi đơn vị này vừa chiến đấu vừa bảo vệ thường dân các ấp Bảo Định, Bảo Hòa và Bảo Toàn di tản theo.  Sau khi đơn vị cuối cùng của LĐ1 Dù đi qua, con đường giờ đây lại nằm dưới sự kiểm soát của Cộng quân - Yếu tố bất ngờ không còn nữa - Chúng cố vớt vát những tổn thất mà chúng đã gánh chịu trong suốt 12 ngày đêm tại Mặt trận Xuân Lộc, bằng cách phải tiêu diệt cho được đơn vị còn lại của QLVNCH. Đó là Tiểu đoàn 2/43 Sư đoàn 18BB, vừa rời bỏ căn cứ Núi Thị.  Vì lý do đó mà Tướng Đảo đã lệnh cho chúng tôi thay đổi lộ trình.

1, 2

 

pay per click advertising

Weblinks :

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters
un compteur pour votre site