lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Lịch Sử Việt Nam

30 Tháng 4: Chuyện Người Nghĩa Quân Thờ Hình Của Chính Mình

1, 2, 3, 4

Phạm Thành Châu

Rừng thiêng sơn trại không hò trận
Chỉ thấy tiêu điều những bóng ma
(Viên Linh)

...

Tôi nhờ anh ta đưa chúng tôi ra thăm gò mối là mộ của cô gái. Trông không khác bất cứ gò mối nào ở trong rừng, nhưng rất to, kích thước cũng cỡ một ngôi nhà nhỏ. Đứng gần thì không hình dung được, nhưng nếu lùi ra xa, đi vòng phía bên kia, sẽ thấy giống hình một người đàn bà với mái tóc dài, ngực lớn, ngồi xây mặt vô núi. Có một cái nấm nhỏ hơn, giống đứa bé ngồi tựa vào lòng mẹ.

Tôi hỏi.

- Trông giống Hòn Vọng Phu, nhưng sao Hòn Vọng Phu nầy lại xây mặt vô núi?

Anh ta có vẻ đăm chiêu.

- Hai mẹ con chờ người trong núi ra.

Buổi chiều âm u, cảnh vật im lìm, tôi cảm thấy rờn rợn, tưởng chừng cái nấm mộ vĩ đại giống hình người kia cũng có linh hồn, có cảm giác và đang lắng nghe chúng tôi chuyện trò. Tôi nói.

- Đáng lẽ phải đem nhang ra đây…

- Vô nhà cúng cũng được. Trong đó có thờ cô ta.

Khi vào nhà, chúng tôi xin được thắp nén nhang, lễ trước bàn thờ tổ tiên, thân nhân của chủ nhà. Anh ta vén tấm màn che bàn thờ lên và lấy nhang, quẹt diêm đốt, trao cho chúng tôi. Tôi thấy trên bàn thờ có để hình hai người lớn tuổi, có lẽ là cha mẹ anh ta. Phía trước là hình một cô gái, diện mạo bình thường, hơi mập, mặt tròn, nụ cười hiền lành, chất phác. Cạnh hình cô ta là hình một người thanh niên.

- Có phải hình thờ bên cạnh là chồng cô ta không?

-Đúng rồi! Vợ chồng phải thờ bên nhau cho có đôi.

Tôi nhìn hình người đàn ông, thấy ngờ ngợ như gặp ở đâu? Nghĩ mãi một lúc, quay nhìn anh ta… hóa ra là hình của chính anh.

-Ủa, anh chưa chết mà sao lại thờ, hay là hình người khác?

- Hình của tôi đó! Cô ta là vợ tôi. Khi cô ấy mất, tôi về đây phụng dưỡng cha mẹ vợ.

- Nhưng sao anh lại thờ chính mình?

Anh cười buồn, đôi mắt xa xăm.

- Khi học tập cải tạo, cán bộ bảo rằng nước Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa. Tối đó, tôi nằm khóc suốt một đêm. Tôi biết, thế là hết. Đất nước tôi, quê hương, bản quán của tôi đã bị người ta chiếm mất rồi! Cán bộ nói rõ là chúng tôi đáng tội chết, chúng tôi không còn là người dân nước Việt Nam nữa. Chúng tôi sẽ bị kiểm soát, theo dõi như những người tù.

Bạn bè, đồng đội, đứa nào cũng buồn, không muốn gặp mặt nhau! Tôi như người lính duy nhất còn sống sót, lang thang giữa một vùng quen thuộc nhưng không còn nơi để trở về. Cảm tưởng rõ rệt nhất là khi tôi đứng trước quận hành chánh nhìn vào. Quận đường vẫn nguyên vẹn, vọng gác trước cổng, nơi tôi thường ngồi gác vẫn còn đó, nhưng tôi không còn quyền yêu thương nơi đó nữa. Tôi đã bị xua đuổi khỏi quê hương tôi.

Tôi sống một mình ở đây nhưng lại cảm thấy được gần gũi với bao người thân yêu chung quanh. Thỉnh thoảng tôi ra ngồi tâm sự với vợ con tôi ở gò mả ngoài kia. Khi thì tôi qua bên kia đồi, cạnh các ngôi mộ, chuyện trò với đồng đội nằm dưới đó. Tôi nghe được, hiểu được những gì các bạn nói với tôi. Tôi nghe cả tiếng cười đùa của họ, nghe cả tiếng lách cách của súng đạn va chạm nhau, ngửi được cái mùi lính, mùi quen thuộc của mồ hôi thấm vào áo trận. Tôi ngồi đó để cảm thấy được an toàn đồng đội như những lúc hành quân, những ngày đóng chốt cũng như khi đụng độ với giặc.

Tôi ngồi đó để tưởng nhớ nước Việt Nam Cộng Hòa thân yêu của tôi.

Tôi để hình tôi trên bàn thờ là coi như mình đã chết theo với nước Việt Nam Cộng Hòa của tôi. Tôi chỉ sống lây lất, lo nhang khói cho đồng đội, cho cha mẹ, vợ con. Khi nào thực sự nhắm mắt thì tôi đã có sẵn cái huyệt mộ, gần vợ con tôi, ngoài kia.

Phạm Thành Châu

1, 2, 3, 4

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site