CAO TRÀO CHỐNG TRUNG CỘNG XÂM LĂNG
LÀM ĐẢO LỘN NỘI TÌNH VIỆT CỘNG
LÝ ĐẠI NGUYÊN
Giữa những ngày Tết Canh Dần, đầu năm mới linh thiêng của đất, trời, lòng người và của truyền thống dân tộc, Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính Trị, trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương, coi về tư tưởng đảng, đại diện đảng đã bày tỏ lập trường trung kiên với quan thầy Trungcộng, bằng cách bắt dân ta hát lên ‘bài ca mất nước’: “Việtnam-Trunghoa…Chung một ý, chung một lòng, đường ta đi hồng màu cờ thắng lợi. Nhân dân ta ca muôn năm Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông”. Dư luận trong nước cho rằng, Tô Huy Rứa đang cố lập công với quan thầy Bắckinh để được ngoi lên địa vị Tổng Bí Thư Đảng khóa XI này. Trong khi đó Nguyển Tấn Dũng cũng là ứng viên giành chức Tổng Bí Thư, trên thực tế đã lập nhiều công trạng cho quan thầy Trungcộng, như ký nhường độc quyền khai thác bauxite và cho dân quân Trungcộng có mặt ở Tây Nguyên, chiếm cứ điểm chiến lược trọng yếu của toàn cõi Đông Dương. Đồng thời dành cho Trungcộng nhiều đặc quyền kinh tế và khai thác nguyên nhiên liệu tại Việtnam. Ngậm miệng trước việc Trungcộng chiếm Hoàngsa, Trườngsa và xua đuổi, cướp, giết ngư dân Việtnam trên biển Đông của Tổ Quốc…
Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch Quốc Hội Việtcộng, cũng ngấp nghé chức Tổng Bí Thư, Trọng là người cật ruột của Trungcộng, trong khóa Đại Hội X, là trưởng ban soạn thảo các văn kiện về đường hướng chủ nghĩa Mác-Lê-Hồ cho cộng đảng. Đại Hội XI này xem ra đảng cũng khó ra khỏi cơn mê Mác-Lê-Hồ, độc đảng, độc tài, toàn trị. Chính vì thế, trong chuyến công du Ấn Độ, Nguyễn Phú Trọng trả lời hãng thông tấn Express Ấnđộ, về câu hỏi: “Chủ tịch có nghĩ rằng. đã đến lúc chín muồi để Việtnam có hệ thống đa đảng, hoặc có các đảng khác ngoài đảng Cộngsản Việtnam để có thể tính tới các quan điểm nhiều sắc tộc khác nhau, nhiều dân tộc khác nhau. Ví dụ như Việtnam có Ủy ban Dân tộc để giải quyết vấn đề này? Nguyễn Phú Trọng trả lời: “Hiện nay, tôi biết trên thế giới, dư luận cũng rất quan tâm là tại sao Việtnam chỉ có một đảng lãnh đạo, một đảng lãnh đạo thì có dân chủ không, tại sao lại không thực hiện chế độ đa đảng…Mỗi nước có một mô hình tổ chức khác nhau và tôi tôn trọng. Tôi cũng nghĩ không nhất thiết là kinh tế thị trường thì phải đa đảng. Chúng tôi nói là ở Việtnam chưa thấy sự cần thiết phải có chế độ đa đảng. Ít nhất là cho đến bây giờ”. Chính vì hiện nay, Việtnam chưa có báo chí tư nhân để tự do có ý kiến, chính trị đa đảng để kiểm soát chính quyền, nên đảng Cộngsản Việtnam mới tha hồ độc quyền tham nhũng, làm giầu bất chính, dùng tòa án làm phương tiện đàn áp trí thức, khiến văn hóa suy đồi, xã hội băng hoại, dân chúng nghèo khổ, đất nước tụt hậu, chính quyền lệ thuộc ngoại bang.
Nhưng rồi đứng trước cao trào chống Trungcộng xâm lăng Việtnam của toàn dân, toàn quân, nhất là bắt mạch thấy rằng, đa số đảng viên Việtcộng cũng phẫn uất về hành vi bán nước, phản bội lý tưởng độc lập dân tộc của nhóm Mancộng tay sai Bắckinh. Có thể, Nguyễn Tấn Dũng được Bắckinh cho phép, hoặc tự nhận ra rằng, nếu cứ cột chặt vận mệnh chính trị mình vào với việc làm tay sai cho Trungcộng thì khó có thể được bầu vào chức Tổng Bí Thư, kiêm Chủ Tịch Nước, một khi Đại Hội XI được áp dụng phương pháp bầu trực tiếp các chức vụ lãnh đạo đảng. Nên Nguyễn Tấn Dũng đã đổi giọng. Nhân cuộc gặp báo giới ngày đầu Xuân Canh Dần 23/02/10, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việtcộng lưu ý báo chí: “Phải lắng nghe, chắt lọc ý kiến người dân đóng góp cho đảng. Đồng thời, cần thông tin sắc bén, nhanh nhạy hơn nữa về bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền dân tộc”.
Dư luận vẫn chưa quên, những tờ báo góp ý kiến chính trực xây dựng cho Đại Hội kỳ X, sau đó, những người viết bài và chủ biên đều bị thanh trừng. Tết năm ngoái, một tờ báo viết về chủ quyền Việtnam trên 2 quần đảo Hoàngsa, Trườngsa đã bị chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trừng phạt. Sinh viên, thanh niên xuống đường lên án Trungcộng xâm phạm chủ quyền Việtnam bị đàn áp, trong khi Nguyễn Tấn Dũng và đảng, nhà nước Việtcộng úp mặt làm thinh, tiếp tục ký những văn kiện nhường nhiều quyền lợi sinh tử của dân tộc cho kẻ thù truyền kiếp là Tầucộng. Dùng thứ luật pháp man rợ phi pháp để bỏ tù nhiều người yêu nước đòi tự do, dân chủ, nhân quyền, và họ đã nói “Hoàngsa Trườngsa là của Việtnam”. Khiến dư luận quốc tế đánh gía thứ luật pháp và tòa án Việtnam chỉ là trò hề. Chính vì vậy, dù cho Nguyễn Tấn Dũng có thực sự quay 180 độ, thì làng báo trong nước cũng chẳng dám tin, dư luận trong, ngoài nước cũng không thèm để ý.
Trước khí thế toàn đảng, toàn dân sôi sục chống bọn bành trướng Trungcộng và tay sai. Nhất là thấy tinh thần toàn quân muốn ngả về phía Mỹ để ‘hiện đại hóa quân đội’, nhằm bảo vệ lãnh thổ, biển, đảo. Trungcộng cho triệu tay sai thân tín nhất là thứ trưởng Quốc Phòng, Nguyễn Chí Vịnh sang Bắckinh ngày 01/03/10, để gặp và nghe chỉ thị từ Lương Quang Liệt. bộ trưởng Quốc Phòng, và Trần Bình Đức, tổng tham mưu trưởng Quân Đội Trung Quốc. Gần đây Nguyễn Chí Vịnh được xuất hiện nhiều lần trước công chúng. Công bố Sách Trắng Quốc Phòng tháng 12/2009. Chủ tọa cuộc họp báo công bố ‘Chính sách Đối Ngoại Quốc Phòng’ của Việtcộng đầu tháng 02/2010. Không ngoài mục đích đưa Nguyễn Chí Vịnh lên chức Tổng Bí Thư, hay Thủ Tướng, hoặc Bộ Trưởng Quốc Phòng. Để chắc ăn hơn, Bắckinh đã cử Vương Gia Thụy, ủy viên Trung Ương đảng, Trưởng Ban Liên Lạc Đối Ngoại Trung Ương, ngày 01/03/10 đến Hànội, gặp Nông Đức Mạnh, tổng bí thư Việtcộng để tái xác nhận mối quan hệ “đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện”.
Trong khi đó, Hồ Đức Việt, ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư Trung Ương, trưởng ban Tổ Chức Trung Ương đảng, sinh ngày 13/08/1947, người xứ Nghệ, miền Trung, cháu ông Hồ Tùng Mậu, trình luận án tiến sĩ ở Tiệpkhắc, từng là giáo sư Đại Học Tổng Hợp Hànội. Là nhân vật ngang tầm với Trương Tấn Sang, người miền Nam. Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Trung Ương, đứng hàng thứ 2 sau Nông Đức Mạnh, cả 2 cùng có nhiều triển vọng nắm chức Tồng Bí Thư, kiêm Chủ Tịch nước, hoặc Thủ Tướng. Với quyền hạn của Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương, Hồ Đức Việt đang cho áp dụng Điều Lệ Đảng: “Các chi bộ cơ sở mở đại hội thường kỳ bầu Ban Chấp Hành mới. Bầu đại biểu đi dự cấp trên”. Ông cho tổ chức các thí điểm bầu cử Bí Thư Tỉnh Ủy trực tiếp. Nếu Đại Hội XI theo điều lệ đó, chức Tổng Bí Thư. Ủy viên Bộ Chính Tri, Ủy Viện Trung Ương cũng được ứng cử và bầu cử trực tiếp bởi Đại Hội, không còn cảnh danh sách được tiền chế, rồi Đại Hội biểu quyết thông qua, thì đó mới là việc Đảng coi trọng Đảng Viên. Lãnh đạo đảng mới không bị làm tay sai cho đàn anh Trungcộng như hiện nay. Tuy nhiên đối với toàn dân thì đó mới chỉ là việc củng cố nội bộ, dân chủ hóa đảng của Việtcộng. Vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu Tự Do Hóa, Tư Hữu Hóa, Dân Chủ Hóa chế độ của Quốc Dân Việtnam. Nhưng dù sao, năm 2010 cho đến tháng 01/2011 tới, nội bộ đảng Việtcộng, cũng có rất nhiều biến động, đảo lộn gay go, tình thế Việtnam cũng có nhiều thay đổi quyết liệt khôn lường. Little Saigon ngày 02/03/2010.