lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Tổng hợp thông tin chiến tranh điện toán Anonymous, Hoa Kỳ, Liên Âu, Liên bang Nga, Nhà nước hồi giáo và Trung cộng :

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

quân sự việt namGreen Béret

Biệt Cách Dù Việt Nam Cộng Hòa

1, 2, 3, 4

Hoàng Khởi Phong

(Một trong những câu chuyện về những “Người lính” thật sự đã làm nên Quân Lực VNCH là bài viết dưới đây của nhà văn Hoàng Khởi Phong, viết về “Hổ Xám Phạm Châu Tài”, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, người chịu trách nhiệm trấn cửa cuối cùng tại Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH).

...

Buổi họp cấp kỳ tại Bộ Tổng Tham Mưu diễn ra không lâu, sau khi các sĩ quan cao cấp rời khỏi phòng khánh tiết, cái không khí đìu hiu của buổi sáng lại diễn ra. Tuy nhiên buổi chiều đó biệt đội phòng thủ tại Lục Quân Công Xưởng được trả về cho Thiếu Tá Tài.

Đêm 29 Tháng Tư súng nổ ở nhiều nơi vọng về chỗ đóng quân của Thiếu Tá Tài. Binh sĩ dưới quyền ông chạm súng lẻ tẻ với địch ở nhiều nơi, nhưng các đứa con được bung ra không bị một thiệt hại nhỏ nhoi nào. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cảm nhận được một điều là tinh thần chiến đấu cũng như hàng ngũ của đơn vị ông vô cùng vững chãi. Cho dù trên cái vòm chỉ huy của quân đội, các ngôi sao cứ tuần tự băng trong bóng tối của trận chiến sau cùng. Ông vững lòng với binh sĩ thuộc hạ, không hề có một ổ kháng cự nào bị bỏ ngỏ. Đêm 29 Tháng Tư năm 1975, có thể là một đêm dài vô tận với hầu hết mọi người quân như dân, ai nấy đều co mình lại chờ sáng, thậm chí mắt căng ra không ngủ được, nhưng với Thiếu Tá Phạm Châu Tài thì khác, ngoại trừ những lúc phải đi kiểm soát binh sĩ dưới quyền, ngoại trừ những lúc phải chỉ huy, ông đã ngủ rất ngon trong những giờ trống. Sở dĩ Thiếu Tá Phạm Châu Tài ngủ ngon, vì ông đã xác định hẳn cho cá nhân mình cũng như toàn đơn vị một ý chí duy nhất: Giữ cho được Bộ Tổng Tham Mưu không phải chỉ một đêm nay, mà là nhiều đêm sau nếu cần, cho tới khi nào có được giải pháp cuối cùng cho miền Nam.

Tờ mờ sáng ngày 30 Tháng Tư 1975, Cộng Quân tiến vào Saigon qua nhiều ngả. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thầm nhủ với mình là giờ phút cuối cùng đã điểm. Ông liên lạc với các thuộc cấp, dặn dò họ những khẩu lệnh cuối. Qua các máy truyền tin, ông biết bộ binh của CS đã được các xe tăng dẫn đầu bứng các chốt kháng cự một cách nhanh chóng. Phía trước của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, những khóa sinh chưa kịp ra trường đã tiến ra mặt trận, mà mặt trận đâu có xa xôi gì. Bên ngoài vòng đai trung tâm huấn luyện chính là nơi trận chiến cuối cùng đang diễn ra. Thế những những người lính chưa kịp ra lò này đã có một bài thực tập tốt về chống chiến xa. Hai chiến xa của địch đã bị bắn hạ tại đây, thế nhưng những chiếc khác vẫn cứ thẳng đường tiến về Saigon. Núp theo sau những chiến xa này, là những chiếc xe vận tải chuyển quân, trên đó chất đầy những cán binh CS, với quần áo còn có lá cây ngụy trang trên nón.

lịch sử việt nam, T-54

Cổng trại Phi Long- Lăng Cha Cả, tăng địch bị cháy do súng M72 bắn ở tầm gần

Tới Ngã Tư Bảy Hiền, cánh quân này bắt đầu đụng độ với Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy, và bị bắn hạ một chiếc dẫn đầu tại Ngã Tư Bảy Hiền. Những chiếc sau vẫn tuần tự tiến tới, thậm chí Cộng quân cũng không hề ngừng lại phản công tại những địa điểm có ổ kháng cự của những người LÍNH cuối cùng. Cánh quân này lướt qua để tiến về trung tâm thủ đô. Các binh sĩ Biệt Cách Dù vừa đánh vừa rút theo với đà tiến của địch. Hai chiếc tăng khác của Cộng Quân bị bắn hạ ở cổng Phi Long, một chiếc bị bắn hạ ở Lăng Cha Cả….

quân sự việt nam, ARVN Commando

Và bây giờ thì Cộng Quân đã có mặt tại vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu. Hai chiếc tăng nữa bị hạ ngay gần cổng Bộ Tổng Tham Mưu. Các binh sĩ Biệt Cách cũng đã rút về, tập họp khá đầy đủ chung quanh cấp chỉ huy của họ, và tuyến phòng thủ cuối cùng cũng đã thiết lập xong. Mấy trăm người LÍNH hờm súng về phía trước, mắt căng ra chờ địch quân tiến vào.

Vào khoảng hơn 9 giờ sáng của ngày 30 Tháng Tư 1975, qua tần số của máy truyền tin, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nhận được lệnh của một sĩ quan Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu yêu cầu ngưng bắn. Ông đã khước từ tuân hành lệnh này, và trả lời cho vị sĩ quan này là ông chỉ nhận lệnh trực tiếp với ông Tổng Tham Mưu Trưởng mà thôi. Những người lính Biệt Cách Dù vẫn giữ nguyên vị trí phòng thủ trong vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu.

Vào khoảng mười giờ, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nghe trên đài phát thanh truyền đi lệnh của Đại Tướng Dương Văn Minh, yêu cầu tất cả quân nhân các cấp của Quân Lực VNCH buông súng. Thiếu Tá Tài bỏ phòng tuyến trở vào một văn phòng của Bộ Tổng Tham Mưu, đích thân gọi điện thoại lên Dinh Độc Lập và được Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh tự nhận là Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH.. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho biết là bây giờ ông muốn được nói chuyện với Đại Tướng Dương Văn Minh, vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao của Quân Đội.

Khoảng chừng 15 phút chờ đợi dài như một thế kỷ, bên kia đâu dây điện thoại mới nghe giọng nói của Đại Tướng Dương Văn Minh cất lên:

- Đại Tướng Dương Văn Minh tôi nghe.

- Thưa đại tướng, tôi là Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang chỉ huy Biệt Kích Dù phòng thủ Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi được ủy thác phòng thủ tại đây cho tới khi có giải pháp cuối cùng. Cách đây một giờ chúng tôi được lệnh ngưng bắn gọi qua máy siêu tần số, và vừa mới rồi được nghe lệnh của đại tướng trên đài phát thanh kêu gọi ngưng bắn. Chúng tôi xin hỏi lại cho rõ về ngưng bắn là thế nào.

Sau một khắc ngần ngừ, Đại Tướng Minh nói:

- Mình không còn một cái gì để đánh cả. Em chuẩn bị bàn giao cho phía bên kia.

- Thưa đại tướng, thế có nghĩa là đầu hàng vô điều kiện.

Đầu dây bên kia lại một phút im lặng nặng nề trôi qua, Thiếu Tá Tài nói tiếp vào điện thoại:

- Thưa đại tướng, chúng tôi được lệnh là cố thủ tại đây, và từ sáng tới giờ chúng tôi đã ngăn chặn được các mũi tấn công của địch. Chúng tôi đã bắn cháy 6 chiếc tăng của CS trong khu vực này, mà không hề hấn gì cả. Thưa đại tướng, chúng ta không thể đầu hàng được. Công lao của Quân Lực VNCH trong bao nhiêu năm sẽ…

- Tùy các em.

- Thưa đại tướng, nếu đầu hàng đại tướng có bảo đảm cho sinh mạng của hai ngàn người đang tử thủ tại Bộ Tổng Tham Mưu không.

Lại một phút nặng nề nữa trôi qua. Sau cùng Tướng Minh nói:

- Xe tăng của địch quân sắp tiến vào đây. Tùy các em.

Và rồi điện thoại bị cúp.

Thiếu Tá Phạm Châu Tài buông điện thoại xuống, quay trở lại với phòng tuyến của mình. Ông đã đi qua những hành lang rộng, những văn phòng khang trang của Bộ Tổng Tham Mưu, song ông không bắt gặp một tướng lãnh nào, một sĩ quan cao cấp nào. Khi nghe câu nói cuối cùng của Đại Tướng Dương Văn Minh cho biết là xe tăng của Cộng quân đang sắp tới Dinh Độc Lập, Thiếu Tá Tài đã định trình bày cho Đại Tướng Minh biết, là nếu cần ông sẽ mang quân về cứu đại tướng, vì không thể đầu hàng vô điều kiện được, mà phải có một giải pháp nào đó cho quân đội, cho những người lính.

Quay trở ra phòng tuyến của mình, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy toàn thể đơn vị của ông vẫn còn súng lăm lăm trong tay, mắt hướng ra ngoài chờ địch quân tiến tới.

Đúng vào lúc đó thì tiếng Đại Tướng Dương Văn Minh lại vang lên trên làn sóng phát thanh. Bây giờ không phải là lệnh ngưng chiến tại chỗ, chờ bên kia tới bàn giao, mà lệnh đầu hàng vô điều kiện. Các cánh quân CS từ xa vẫn tiếp tục xít chặt vòng vây quanh Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng dường như súng thì đã ngưng nổ, và tất cả chìm trong một sự im lặng ngột ngạt.

Khoảng 15 phút sau dân chúng cư ngụ ở gần Bộ Tổng Tham Mưu kêu gọi rối rít:

- Các ông ơi, đừng đánh nhau nữa. Hòa bình rồi. Đi về nhà đi thôi.

Dân chúng ùa tới mang rất nhiều quần áo dân sự, đặc biệt là những áo thun, đưa cho các binh sĩ Biệt Cách Dù:

- Thôi đừng mặc quân phục nữa, thay đồ đi.

Thiếu Tá Phạm Châu Tài tập họp binh sĩ dưới quyền lần chót. Ông không còn ra lệnh cho thuộc hạ nữa, mà nói với những người anh em không may mắn của ông một lần cuối cùng:

- Chúng ta là Biệt Cách Dù, không có vụ đầu hàng. Thôi tan hàng, và lặn cho kỹ. Không có vụ đầu hàng…. Biệt Cách Dù không thể đầu hàng…

Hoàng Khởi Phong

1, 2, 3, 4

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site