lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Human Rights For Vietnam - Human Rights Activist

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Phạm Thanh Nghiên uất ức cùng biển quê tôi

1, 2, 3, 4

Nguyễn Thanh Giang

...Trong hương thơm hoa nhài thoảng đưa từ Bắc Phi và Trung Đông, nghe âm vang lời kêu gọi dù lẻ loi nhưng rất dũng cảm của bác sỹ Nguyễn Đan Quế, bỗng nhớ đến cô gái Hải Phòng từng gửi đơn lên nhà nước Việt Nam xin biểu tình. Và, chính cô đã từng đi từ Hải Phòng lên Hà Nội, xuống đường biểu tình.

Thầy giáo Nguyễn Thượng Long nhớ lại: “ Tôi còn nhớ vào hồi 19h 42 phút ngày 07/12/2007 trong lúc tôi đang thả bộ trên đường Lê Văn Lương thì điện thoại của tôi nhận được một tin nhắn của một số máy lạ có nội dung: “Sẽ có cuộc biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc vào 9h ngày 9/12/2007”.[1]

Ngày ấy, hình ảnh cô gái “ mảnh mai, gầy yếu đeo cặp kính trắng rất giản dị. Tôi thấy mỗi lần cháu hô to: “Hoàng Sa – Trường Sa !”, lập tức các bạn cháu đồng thanh hô đáp lại: “Việt Nam!” ” đã làm ông thấy “ Từ giây phút đó cảm hứng về Tổ quốc, về Đất nước, về Dân tộc…như bừng sáng, như rực cháy … ” . Ngày ấy:

“Tôi nhớ tôi đã lọt thỏm vào một đám đông thanh niên, sinh viên và học sinh đang vô cùng phấn khích trước cổng đại sứ quán Trung Quốc. ….Đứng gần tôi là một cháu gái mảnh mai, gầy yếu đeo cặp kính trắng rất giản dị. Tôi thấy mỗi lần cháu hô to: “Hoàng Sa – Trường Sa !”, lập tức các bạn cháu đồng thanh hô đáp lại: “Việt Nam!”. Tiếng gọi tên Tổ Quốc vang lên từ những lồng ngực trẻ nhanh chóng cộng hưởng thành một trường âm thanh hào hùng lay động, lan ra xa tắp. Bất ngờ cháu gái đó nhận ra tôi, cháu hét lớn: “Các bạn ơi! đưa mic cho thầy Long đi !”. Tôi bỗng quên cả tuổi tác, nhanh chóng hoá thân tuyệt đối vào sinh hoạt của các em. Từ giây phút đó cảm hứng về Tổ Quốc, về Đất Nước, về Dân Tộc… như bừng sáng, như rực cháy trong tôi nhanh chóng đưa tôi chìm sâu vào trạng thái như bị thôi miên đến nghẹt thở ”.[2]

Theo Phạm Thanh Nghiên: “ Sự kiện ngày 9/12/2007 biểu thị cho quyết tâm của người Việt Nam kiên quyết bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, hải đảo của tổ quốc chúng ta. Nó cũng gửi lời cảnh cáo đến những kẻ bạc nhược trong chính quyền, hy vọng họ có thái độ mạnh mẽ hơn nữa với chính phủ Trung Quốc, khiến họ phải dè chừng trong mục tiêu lấy quyền lợi chung của dân tộc hay quyền lợi riêng của đảng thống trị đặt lên hàng đầu trong mối quan hệ với Trung Quốc. Nó cũng cảnh báo rằng, bất chấp ngăn cấm, người dân Việt Nam đã bắt đầu có ý thức tham gia các sinh hoạt chính trị thay vì bỏ mặc, buông xuôi cho chính phủ ”.[3]

Cô lên án: “ Đảng cộng sản Việt Nam đã thành công trong việc cấm đoán người dân tham gia vào các sinh hoạt chính trị, trong biểu tình. Chính sách này đã làm cho người dân thấp kém cả về dân trí lẫn dân khí, đẩy cộng đồng vào tâm thế ỉ lại, phó mặc ”.[4]

Cô tiếp tục công khai xin biểu tình vì hiểu rằng: “ Biểu tình, là hành vi hợp pháp, chính đáng của quần chúng để tỏ thái độ phản đối một chủ trương, chính sách đối nội hoặc đối ngoại của nhà cầm quyền can dự tiêu cực đến quyền lợi chung của cộng đồng. Biểu tình đã được thừa nhận trong Hiến pháp Việt Nam và trong Công Ước Quốc tế về quyền con người mà Việt nam đã tham gia ký kết. ……điều 69 trong Hiến pháp Việt Nam- 1992 ghi: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin, có quyền được hôi họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.[4]

Ngày 17 tháng 6 năm 2008, cô chính thức đệ đơn lên chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội xin biểu tình. Lời lẽ trong đơn thật rành rọt:

“Chiếu theo quy định dưới luật trong Nghị định 38/CP, chúng tôi làm đơn này xin tổ chức một buổi biểu tình. Mục đích, ý nghĩa, thời gian và địa điểm như sau:

1- Mục đích, ý nghĩa: Yêu cầu Chính phủ có biện pháp kiềm chế lạm phát (Các băng rôn có những câu mang nội dung trên)

2- Thời gian: trong khoảng 13 h 30’ đến 15h vào ngày 16/7 năm 2008

3- Địa điểm: Tập trung để xuất hành trước cửa Bưu điện Bờ hồ, sau đó đi vòng quanh bờ hồ Hoàn Kiếm

4- Thành phần tham gia: Tất cà người làm công ăn lương, trong đó có cán bộ công nhân viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang v.v… (và bất cứ cá nhân, tập thể nào có nhu cầu).
5- Số lượng người tham gia: Lúc cuộc biểu tình hình thành và xuất phát sẽ có khoảng 200 người. Sau này số người tham gia không tính được trước; vì lạm phát ảnh hưởng đến đời sống hàng triệu người dân.

6- Cuộc biểu tình này diễn ra trên tinh thần ôn hoà, chúng tôi không cho phép người tham gia biểu tình do chúng tôi tổ chức đập phá các cửa hàng, nhà băng… như tại các nước Âu, Phi, Mỹ Latinh, hoặc Thái Lan khi Chính phủ quốc gia họ bất lực trong việc kiềm chế lạm phát và khủng hoảng kinh tế, cũng không để xảy ra mất trật tự, an toàn xã hội và giao thông công cộng.

1, 2, 3, 4

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site