lịch sử việt nam
Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook
Chứng Minh Lịch Sử Ải Nam Quan Là Của Việt Nam
Trịnh Quốc Thiên
Nguồn: Vietnhim
...
Ải Nam Quan nằm ở dưới 1 rảnh núi hẹp, hai bên là hai đồi núi khá dựng đứng, cao chừng 50-60 m (xin xem hình vẽ Ải Nam Quan của Eug. Burand). Khi đó thì Trung Hoa đã xây sửa lại Ải này và nối liền nó với 1 bờ tường thành thấp chạy dài theo hai bên núi. Các thành viên Trung Hoa đã kịch liệt phản đối và cho rằng bờ tường thành không phải là biên giới (nên nhớ đại văn hào Nguyễn Du đã làm 1 bài thơ Trấn Nam Quan vào năm 1813, bài thơ nói rõ bờ tường này chính là biên giới phân cách hai nước-xin xem chương 13). Phía Trung Hoa yêu cầu cột biên giới phải cách xa khỏi Ải Nam Quan. Cuối cùng, phía Pháp đồng ý cột mốc biên giới (thứ 25) cách Ải Nam Quan là 100m (theo hồi ký của bác sĩ Neis thì là 150 m (nghĩa là lấy biên giới là con suối nhỏ ở phía trước ải (suối này tên là suối Phi Khanh), theo hình chụp biên bản biên giới tại Văn Khố Đông Dương-Pháp thì cho biết chính xác là 100m). Kết quả là Việt Nam mất 100m ngay trước của Ải Nam Quan. Sau khi đó, hai phái đoàn đi qua các làng kế bên để tiếp tục đóng các cột mốc biên giới khác. Sau hai ngày, thì hai phái đoàn trở lại Ải Nam Quan để làm 1 bản báo cáo chính thức về việc đóng cột mốc biên giới. Cách Ải Nam Quan 150 m là một con suối nhỏ (sau này có 1 cây cầu bắc qua gọi là cầu Nam Quan).
Theo Địa dư Các Tỉnh Bắc Kỳ của Ngô Vi Liễn (1999) thì cửa Nam Quan ở ngay biên giới Trung Quốc và Việt Nam. Kể từ Hà Nội lên đến tỉnh lỵ Lạng Sơn là 150 km ; đến cây-số 152 là chợ Kỳ Lừa ; đến cây số 158 là Tam Lung ; đến cây số 162 là Đồng Đăng ; đến cây số 167 là Ải Nam Quan đi sang Long Châu bên Tàu. Như vậy từ Đồng Đăng lên cửa Nam Quan có 4 km (xin xem hình anh lính Pháp ngồi với bản đề 4 km) ; từ Kỳ Lừa lên Nam Quan mất 15 km.Về phía Tây-Nam chợ Kỳ Lừa có động Tam Thanh, trước động Tam Thanh có núi Vọng Phu hay tượng nàng Tô Thị là những danh thắng của tỉnh Lạng Sơn và từ tỉnh-lỵ Lạng-Sơn lên Nam-Quan là 17 km. Thời Pháp-thuộc, người Pháp gọi cửa Nam-Quan là Porte de Chine, nghĩa là cửa ngõ Trung-quốc. Tên này được dùng cho đến năm 1945. Năm 1931, Tờ báo National Geographic có chụp hình Ải Nam Quan từ bên phía phải của nó.
Sau năm 1954, Mao Trạch Đông cho đổi cách gọi Trấn Nam Quan là Mục Nam Quan (Mục : theo từ điển Hán Việt của Ddào Duy Anh thì có nghĩa là hòa thuận, tin cậy, thân thiết-vì vậy tên tiếng Anh là Friendship Gate. Hồ Chí Minh thì cho gọi là Hữu Nghị Quan). Còn Bộ trưởng ngoại giao Trần Nghị (Chen Yi) thì cho gắn bảng là Mục Môn Quan.
Từ thời Pháp, dựa theo bức họa của Eug. Burnand vẽ năm 1887, biên giới hai nước Trung-Việt ở Nam Quan ngăn cách bởi một bức tường thành, ở giữa có cửa thông sang Trung-quốc và hai bên là hai ngọn núi khá cao (xin xem hình đính kèm). Trải qua những trận chiến Pháp-Hoa ở vùng biên-giới Lạng Sơn, bức tường thành và cửa ngăn cách biên-giới hai nước nay không còn nữa. Còn bưu-thiếp của Collection de L'Union Commerciale Indochinoise vào năm 1910 (xin xem hình) cho thấy một cửa Nam Quan sát chân núi khá cao ; ngoài cửa chính có lính canh gác và còn có một cửa phụ ở bên cạnh và phía sau cửa ải có một tòa nhà lầu ở lưng chừng núi. Cũng vì chiến-tranh Pháp và Việt-Minh, cửa Nam Quan này nay không còn.
Từ Đồng Đăng lên Nam Quan lác-đác có ít nhà nhỏ xây bằng gạch (xin xem ảnh tư liệu). Gần đồn lính của Pháp ở Nam Quan thì có vài hàng quán nhỏ dành cho khách đi đường, lính-tráng trong đồn hoặc một ít người tài-xế lái xe vận-tải hay những người làm nghề khuân vác lẩn quẩn ở đó chờ đêm xuống lẻn qua biên giới sang Tàu để khuân hàng lậu về nước ta để kiếm lời. Từ biên giới Nam-Quan sang Bằng-Tường cũng vậy, nhà cửa thưa-thớt chứ không có phố sá gì nhiều cả. Một đồn lính biên phòng nhỏ của Việt-Nam ở ngay sát đường biên-giới hai nước trước cửa Nam Quan (xin xem hình)
Từ Lạng Sơn đến Đồng Đăng khoảng 14 cây số và từ Đồng Đăng đến cột mốc số 0 do Pháp cắm ngày xưa để làm dấu lằn ranh giới giữa hai nước và cũng là cột mốc đầu của Quốc lộ 1, phải mất 4 cây số nữa. Trước khi tới cột mốc số 0 (theo tài liệu biên bản biên giới Pháp-Thanh thì cột mốc này được đánh số 25. Vào năm 1979, cột mốc này đã bị lính Trung Quốc dùng xe ủi nát mất dấu. Sau đó, dân địa phương cho dựng lại cột mốc nhưng họ không rõ trước đó nó là số mấy nên đành để 0 (trên cột có đề chữ H. N. Quan). Vị trí cột này dễ nhận biết vì nó nằm gần ngay 1 cây đa và 1 giếng nước-còn gọi là giếng Phi Khanh) khoảng 100 thước, phải dừng xe ở trạm gác biên phòng của Việt Nam. Tại đây, mọi người phải vào Phòng Xuất Nhập Cảnh làm thủ tục kiểm dịch quốc tế, đóng thuế Hải Quan rồi mới được đi tiếp. Từ trạm gác biên phòng đi khoảng 100 thước nữa thì đến cột mốc số 0 đã nói ở trên. (Cách đường cái quan là đường xe lửa Việt Trung cách đó 50 mét. Điểm nối ray là cách Ải Nam Quan 300 mét. Bản tín hiệu xe lửa thì cách Ải Nam Quan 500 mét). Qua khỏi cột mốc biên giới khoảng 100 thước lại gặp trạm kiểm soát biên phòng của Trung Quốc rồi đến Phòng Xuất Nhập Cảnh như bên Việt Nam. Tại đây, hải quan biên phòng của Trung Quốc thâu lệ phí và thâu passport cùng giấy tờ tùy thân, rồi cấp giấy tạm nhập khẩu Trung Quốc. Có khi vui miệng, họ còn nhắc rằng phải đổi giờ 1 tiếng đồng hồ vì Trung Quốc theo giờ Bắc Kinh còn dân Việt thì theo giờ Hà nội. Ra khỏi Phòng Xuất Nhập Cảnh là thấy ngay cổng Hữu Nghị Quan (Ải Nam Quan) đồ sộ hiện ra trước mắt-bên tay trái, chỉ cách phòng này khoảng 100 thước. Đi xuôi về phía Trung Quốc khoảng hơn 200 mét nữa thì có trạm xe buýt quốc tế có bảng "International Terminal" để chở khách du lịch đi đến Long Châu (xin xem các ảnh tư liệu đính kèm).
Hữu Nghị Quan - Ải Nam Quan nhìn từ tòa nhà Xuất Nhập Cảnh của Trung Quốc.
Hữu Nghị Quan - Cột cây số 0 KM.
Thật đau buồn cho dân tộc Việt Nam !
Qua các cuộc thương thảo về phân định biên giới Việt-Trung, Thứ trưởng Ngoại Giao Lê Công Phụng đã phải thú nhận nhà cầm quyền VN đã nhượng 200 mét tính từ cột mốc O Km (H.N.Quan). Tính ra biên giới Việt-Trung ngày nay là chính ngay chổ nhà Xuất Nhập Cảnh Việt Nam (tức cách Ải Nam Quan-Hữu Nghị Quan khoảng 400 mét).
Chuyện dưới chân Ải Nam Quan
1. Đám khách du lịch chúng tôi đi vào một ngày tháng sáu nóng nực. Sau khi nhập cảnh vào TQ, tôi kéo chiếc valy đi mấy chục mét nữa mới đến trước chân ải. Phải nói người xưa khéo biết lợi dụng khe núi hiểm, chỉ cần tốn ít công sức xây cái cổng thành với hai đoạn nhỏ tường thành hai bên là có một toà thành vững chãi chống lại sự xâm nhập của ngoại bang.
Đi qua vòm đá mát lạnh của cửa ải cùng với cậu hướng dẫn viên du lịch tên Kiên, tôi hỏi, thành này gọi là gì? Kiên bảo: Gọi là cửa Hữu Nghị quan anh ạ! Sang đến bên kia, tôi bảo một khách cùng đoàn chụp giúp kiểu ảnh đứng trước “cửa Hữu Nghị”. Ra vẻ sành sỏi, cậu hướng dẫn viên du lịch kêu ầm lên: “Sao anh không chụp ảnh mặt chính đằng trước, có quốc huy và cờ TQ đẹp hơn?”. Tự dưng tôi nổi xung quát: “Mày thì biết cóc khô gì, mặt trước với mặt sau. Đây mới là mặt chính của toà thành”. Tự dưng bị quát, cậu bé xịu mặt đi thẳng. Chụp xong tấm hình, tôi tự thấy mình vô lý quá. Cậu bé hướng dẫn viên không có lỗi gì khi cố gắng chỉ dẫn cho khách của mình. Có chăng là…
Bên kia, xe buýt của hãng lữ hành đang chờ, đưa chúng tôi tới thẳng Nam Ninh.
2. Sau gần 10 ngày, chúng tôi chở lại Ải Nam quan, tiễn đoàn khách còn có cả cô hướng dẫn viên người Hoa nói tiếng Việt rất sõi tên Nguyên. Xe sắp dừng, cô hướng dẫn viên người Hoa vui vẻ hỏi: “Các bác, các anh các chị đã ngửi thấy mùi Việt Nam chưa?” Tôi cười: “Ngửi thấy mùi đất Việt lâu rồi, từ lúc rời Nam Ninh cơ”. Câu trả lời của tôi làm cô cụt hứng, từ khuôn mặt đầy vẻ ái quốc của cô ném cho tôi một cái nhìn khó chịu. Thấy vậy tôi không buông tha cô. Đến trước tường thành, tôi hỏi cô: “Thành này ai xây?”. Cô trả lời không đắn đo với đầy vẻ hào: “Người TQ xây”. Tôi cười bảo: “Không phải”. Tôi lại chỉ toà nhà vàng mang phong cách Pháp được xây phía trước ải, hỏi: “Toà nhà này ai xây”. Cô trả lời cụt lủn: “Người Pháp”. “Vậy tức là người Việt Nam xây rồi”, tôi trả lời cô. Thấy tôi nói vậy, cô cũng không nói gì nữa. Có lẽ lần đầu tiên cô gặp một ông khách đến từ phương Nam khó chịu như tôi ở cửa Hữu Nghị.
Một khách cùng đoàn, đề nghị tôi chụp giúp kiểu ảnh trước khi trở về cố quốc.
3. Tôi cảm thấy tiếc cho Kiên, nếu không vì tự ái mà vặn lại tôi thì cậu đã có cái để chỉ dẫn cho những người khách khác của cậu.
Bây giờ du lịch phương Bắc dễ dàng và không quá đắt đỏ, nếu ai có dịp đi đường bộ, qua “cửa Hữu Nghị” thì xin dừng chân giây lát và hãy tự hỏi tại sao cầu thang dẫn lên thành lại ở mặt Nam, trong khi mặt Bắc thì tường cao phẳng đứng, không một chỗ bám để leo lên? Phải chăng các nhà quân sự TQ xưa lại đi ngược lại nguyên tắc xây dựng thành trì? Phải chăng khi hộ thành thì quân Bắc sẽ bắc thang tre để leo lên???
Chỉ xin nhớ đó là “Ải Nam Quan” - cửa ải của nước Nam!
Trích một đoạn bên TTVNOL cho thỏa mãn không cứ dựa vào cái từ Ải Nam Quan rồi cho đó là của Trung Quốc :
Hay thật, từ trưóc đến nay chưa có bất cứ dữ kiện lịch sử nào chứng minh Ải Nam Quan là của TQ, vậy mà cho đến bây giờ, các bạn và ông Trần Bạch Đằng lại đang cố gắng chứng minh nó là của TQ . Thật là sự phỉ nhổ vào lịch sử, ko biết bao nhiêu ông cha ta đã ngã xuống để giữ vững mảnh đất này, vậy mà bây giờ thế hệ trẻ chúng ta lại quên đưọc ư . Sau đây là những dữ kiện lịch sử chứng minh Ải Nam Quan là của VNam :
- Có người định nghĩa chữ Nam Quan là "cửa phương nam" theo như sự diễn giải của người Tàu, để rồi cho rằng cửa đó thuộc Tàu, vì nếu thuộc Việt thì phải gọi là "Bắc Quan" tức là cửa phương bắc. Đó là sự sai lầm khá căn bản, vì Nam Quan chỉ là một danh từ riêng đã có từ lâu đời, như các ải Du Thôn, Cẩm Thành, Ba Ôn, Khấu Sơn, Quỷ Môn, v.v..., dọc theo biên giới Việt Trung vậy. Nam Quan cũng là tên gọi vắn tắt của tên chính thức là Đại-Nam Quan, nghĩa là "Cửa quan của nước Đại-Nam".
- Căn cứ vào sách Sử Ký do sử gia Tàu viết về việc Án Sát Cam Nhữ Lai "tu bổ" lại Nam Quan rồi đặt tên cho cổng là "Trấn Nam Quan", có người đã lý luận rằng cả vùng ải Nam Quan đều thuộc về Trung Quốc nên người Tàu mới có quyền tu bổ cửa ải. Đây là sự thiếu hiểu biết cặn kẽ về sử nước ta. Sử sách VN có đề cập đến tên và chủ quyền lãnh thổ trên vùng Nam Quan từ nhiều đời trước. Điển hình là trong tập thơ "Lạc Đạo" (Con Đường Vui Thú), bài Đường thi "Vườn Phúc Hưng", Thượng Tướng Thái Sư Trần Quang Khải đã có nhắc đến "Ải Nam" sau khi đánh bại giặc Mông Cổ lần thứ 3. Hai câu cuối được Phan Huy Chú dịch như sau:
Báo giặc Ải Nam không khói lửa
Bên giường một giấc ngủ ngon lành"
( Các Triều Đại Việt Nam, Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng, NXB Thanh Niên, 1995, trang 109)
Câu đầu xác định quyền kiểm soát và trấn thủ toàn thể Ải Nam Quan của người Việt Nam, từ thời nhà Trần hoặc xưa hơn.
Chủ quyền ải Nam Quan cũng có ghi rõ trong lịch sử thời nhà Lê dấy nghiệp. Năm 1427, đạo quân nhà Minh từ Quảng Tây kéo đến ải Nam Quan định sang giải vây cho Vương Thông đang bị Bình Định Vương Lê Lợi vây khổn ở Thăng Long, nhưng đã bị các tướng giữ ải là Lê Lựu và Lê Bôi phục kích đánh tan (Việt Sử Tân Biên - Quyển 2, Phạm Văn Sơn, NXB Văn Hữu Á Châu, 1958, trang 442 )
-Những bằng cớ cho thấy Nam Quan là một phần lãnh thổ của Việt Nam có thể được tìm thấy trong bộ sách Phương Đình Dư Địa Chí của Nguyễn Văn Siêu, một danh nho vào thời nhà Nguyễn. Tác giả diễn tả khá chi tiết về Cổng Nam Quan từ trang 451 đến 453 (hình 6, 7, 8). Tác giả viết rằng:
"Ải Nam Quan ở địa phận 2 xã Đồng Đăng và Bảo Lâm châu Văn Uyên, phía bắc giáp giới châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, 2 bên có núi đá cao ngất, ở giữa mở một cửa quan, có cánh cửa có khóa, chỉ khi có việc sứ mới mở, tên là Nam Quan (một tên là Đại Nam quan, một tên là Trấn Di Quan, lại có tên là Trấn Nam quan." (Phương Đình Dư Địa Chí - Nguyễn Văn Siêu, NXB Sài Gòn, 1959, trang 451 )
-Dữ kiện của đoạn trên chứng tỏ quyền kiểm soát toàn vẹn của chính quyền nước ta
Dữ kiện của đoạn trên chứng tỏ quyền kiểm soát toàn vẹn của chính quyền nước ta vào thời đó trong việc mở và đóng khóa cửa quan. Hiển nhiên tên Đại Nam quan là danh từ riêng của Việt Nam đặt, chứ không phải do Trung Quốc đặt để ám chỉ là "cửa phía nam" như có người lầm tưởng.
Phần Hai :
Vào năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi triều đình Nhà Trần. Nhà Minh bên Trung Quốc lập tức công bố họ sẽ trừng phạt giòng tộc Hồ để giúp cho con cháu nhà Trần lên ngôi trở lại. Nhà Minh chuẩn bị đem quân vào Đại Việt. Hồ Quý Ly quá sợ hãi trước quân đội hùng mạnh của Nhà Minh, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1479), vào năm 1405, Hồ Quý Ly nhường cho Nhà Minh phần đất Cổ Lâu ở núi Phân Mao và 59 động ở biên giới Việt-Hoa như một hình thức hối lộ để cho Nhà Minh không tấn công hủy diệt giòng tộc Hồ. Nhà Minh chấp nhận sự nhượng đất này, đem phần đất Cổ Lâu và 59 động nhập vào Vương Quốc của Nhà Minh dưới sự cai quản của Khâm Châu , tỉnh Quảng Tây. Dẫu vậy, vào năm 1407, nhà Minh vẫn đem quân đánh chiếm và cai trị Đại Việt (tức là Việt Nam thời bấy giờ) 20 năm trời.
Khi Nhà Minh đem quân đánh chiếm Đại Việt vào năm 1408, họ bắt và chuyển một số vua quan giòng họ Hồ của Đại Việt về Kim Lăng, ở tỉnh Sơn Đông bên Trung Quốc để dễ bề kiểm soát. Nguyễn Phi Khanh, một trong những đại thần của vua Hồ cũng bị bắt đi theo nhóm này để bị chuyển về Kim Lăng. Nguyễn Trải (1380-1442), con của Nguyễn Phi Khanh, theo cha đến tận Ải, và lúc bấy giờ người ta gọi là Ải Pha Lũy. Nguyễn Trải rất buồn cho số phận của cha đến nỗi ông không còn muốn sống nữa. Đến một nơi, hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trải ôm nhau khóc, khóc rất nhiều, và Nguyễn Phi Khanh khuyên Nguyễn Trải hãy vững mạnh lên, hãy trở về và tìm đường cứu đất nước ra khỏi bàn tay đô hộ của người Trung Hoa. Truyền thuyết thêu dệt rằng những giọt nước mắt của họ đã chảy xuống thành giòng suối ở ngay Ải, và, sau này, để tôn vinh lòng ái quốc của hai cha con, người ta đã đặt tên cho con suối này là Suối Phi Khanh.
Nguyễn Trải buồn rầu chia tay cha trở về Đại Việt, và, sau này, ông gia nhập giúp cho Lê Lợi, một phú nông rộng lượng có một quả tim vĩ đại cho dân tộc vào năm 1418 đã trở thành vị anh hùng cách mạng phất cờ lãnh đạo một cao trào chống lại sự cai trị của Nhà Minh. Nguyễn Trải, một triết gia, đã trở thành bộ óc, lý thuyết gia, và chiến lược gia cho Lê Lợi. Chính ông đã viết Bình Ngô Đại Cáo với những lời hùng mạnh, cao siêu, và đầy triết lý như sau: "Lấy chí nhân mà thay cường bạo; đem đại nghĩa để thắng hung tàn." Sau 10 năm chiến đấu, Lê Lợi và Nguyễn Trải đã giành lại được Độc Lập cho Đại Việt. Lê Lợi và Nguyễn Trải cũng chiếm lấy lại được tất cả các lãnh thổ mà Hồ Quý Ly đã nhượng cho nhà Minh trước đây, và đương nhiên, Suối Phi Khanh, nơi mà Nguyễn Trải đã chia tay với cha, đã trở thành một địa danh linh thiêng từ ngày đó. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi trở thành Lê Thái Tổ, sáng lập ra Triều Đại Nhà Lê. Biên giới Hoa-Việt vào Triều Đại Nhà Lê vẫn thường là ở ngay cột đồng được dựng lên do lệnh của Mã Viện vào năm 43, bị chôn sâu trong đống đá đã trở thành một "ngọn đồi" ở đâu đó tại vùng Cổ Lâu, núi Phân Mao, gần Khâm Châu, tỉnh Quảng Tây.
Thế rồi, vào năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi Nhà Lê. Tám (8) năm sau, năm 1535, gia đình uy dũng họ Nguyễn đã giúp lại cho Vua Lê lấy lại được quyền, đuổi giòng họ Mạc ra khỏi Hà Nội. Sau một thời gian ngắn, gia đình họ Trịnh, sui gia với nhà Nguyễn, đã cướp được quyền Chúa của giòng tộc Nguyễn, đuổi giòng tộc Nguyễn ra khỏi kinh thành. Giòng tộc Nguyễn trôi giạt xuống phía nam lập ra một vương quốc mới, và giòng tộc Trịnh cai trị Hà Nội và vùng phụ cận qua các vua Lê như là những kẻ bù nhìn của họ. Trong khi ấy, giòng tộc Mạc đi về phía bắc thành lập một vương quốc riêng ở vùng đất ngày hôm nay là tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn của Việt Nam và một phần đất ngày hôm nay thuộc về tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc.
Năm 1537, dưới chiêu bài ủng hộ con cháu Nhà Lê trở về ngai vàng, Nhà Minh sai hai tướng Cừu Loan và Mao Bá Ôn chuẩn bị đem trên 100 ngàn quân tiến chiếm Đại Việt. Trước khi đến biên giới, các tướng Nhà Minh hù dọa rằng sẽ mang cả giòng tộc Mạc ra hành quyết. Để đổi lấy sự rút quân của Trung Hoa cũng như để đạt lấy sự bảo hộ của Nhà Minh, theo sử sách Việt Nam, giòng tộc Mạc đã 2 lần dâng đất cho Trung Hoa. Lần thứ nhất xảy ra vào năm 1538, Mạc Đăng Dung dâng hai châu Quy và châu Thuận, và lần thứ hai xảy ra vào năm 1540, Mạc Đăng Dung nhường 6 động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, và La Phù của châu Vĩnh An, Yên Quảng cho Nhà Minh và Nhà Minh sát nhập các phần đất này trở thành một phần của Khâm Châu, tỉnh Quảng Tây.
Sách sử của Trung Hoa có đôi chút khác biệt. Theo họ, lúc đầu hai tướng Cừu Loan và Mao Bá Ôn báo cáo về cho Triều Đình Nhà Minh biết Mạc Đăng Dung đã "trả lại" 4 động Cổ Sum, Tê Lẫm, Kim Lặc, và Liễu Cát mà Đại Việt trước đây đã "xâm chiếm" của Trung Hoa. Trong cuốn Khâm Châu Chí của nhà Thanh lại chép Mạc Đăng Dung nộp trả năm (5) động Ty Phù, La Phù, Cổ Sâm, Liễu Cát, và Kim Lặc mà thôi, chớ không thấy nói đến động An-Lương. Có lẽ dựa trên cuốn Khâm Châu Chí của nhà Thanh, nên sử gia Trần Trọng Kim của Việt Nam vào đầu thập niên 1970s cho rằng Mặc Đăng Dung chỉ có dâng 5 động Tê Phú, Kim Lặc, Cổ Xung, Liễu Cát, và La Phù. Sử gia Trần Trọng Kim bỏ động An Lương. Ngạc nhiên hơn nữa, sử gia Trần Trọng Kim còn cho biết Mặc Đăng Dung cắt dâng đất "Khâm Châu" cho nhà Minh. Chúng ta không biết chắc "Khâm Châu" mà sử gia Trần Trọng Kim nhắc đến có phải cũng là "Khâm Châu" ở tỉnh Quảng Tây hôm nay hay không. Tuy nhiên, nhiều người suy diễn khi sử gia Trần Trọng Kim nhắc đến "Khâm Châu," sử gia Trần Trọng Kim ám chỉ vùng Cổ Lâu, núi Phân Mao, nơi cột đồng Mã Viện đã ra lệnh dựng nên năm 43, cách xa thành phố Khâm Châu khoảng 3 cây số.
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử