lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Trang Lê-anh-Hùng

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Bạn đọc thân mến,

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng lệ thuộc trầm trọng vào Trung cộng. Muốn tháo bỏ sự lệ thuộc này đòi hỏi người Việt Nam trong và ngoài nước cần có những hành động cụ thể, phối hợp nhịp nhàng từng bước đẩy lùi sự nô lệ này.

Những danh xưng, chức vị các nhân vật cầm quyền ở VN, chúng tôi giữ nguyên không thay đổi để độc giả thấy được trách nhiệm làm đất nước rơi vào vòng nô lệ giặc Tầu chính là đảng Cộng sản Việt Nam.

Trúc Lâm Yên Tử hiệu đính ngày 20-08-2012

***

Một Nền Kinh Tế Đang Trên Đà "Hán Hóa"

Lê Anh Hùng

Hà Nội, 19/8/2012

Trong bài viết trước, tác giả đã trình bày về âm mưu “Hán hoá” ngành điện lực Việt Nam của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trước sự bất lực, nếu không muốn nói là sự dung túng và tiếp tay, của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Qua bài viết này, tác giả muốn vạch trần mưu đồ thâm hiểm của ngài PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải trên bình diện quốc gia, tức là toàn bộ nền kinh tế nước nhà, kèm theo những hệ luỵ khôn lường về an ninh - quốc phòng đối với đất nước.

Một trong những “thành tựu” lớn nhất của Chính phủ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là tình trạng lệ thuộc kinh tế ngày càng tăng vào Trung Quốc. Dấu hiệu rõ ràng nhất của thực trạng đó chính là mức độ nhập siêu không ngừng tăng lên với tốc độ chóng mặt trong những năm gần đây:

thống kê nhập siêu

Nhập siêu từ Trung Quốc so với tổng nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012 (đơn vị: tỷ USD)

(*) Tính đến hết tháng 7/2012.

Nguồn: VnExpress 13/8/2012

Biểu đồ trên cho thấy năm 2007 – năm đầu tiên ông Hoàng Trung Hải được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng giao phó chiếc ghế quan trọng thứ 2 trong Chính phủ – là năm chứng kiến sự gia tăng đột biến về giá trị nhập siêu với Trung Quốc, từ 4,1 tỷ USD năm 2006 vọt lên 9 tỷ USD. Liên tiếp những năm sau đó, nhập siêu với Trung Quốc vẫn không ngừng gia tăng ở mức độ đáng báo động. Thậm chí, 7 tháng đầu năm 2012, trong khi nền kinh tế xuất siêu 100 triệu USD thì nhập siêu với Trung Quốc vẫn đạt tới con số 8,3 tỷ USD!

Mặc dù ngay từ năm 2005 đã xuất hiện những lời cảnh báo về tình trạng nhập siêu nói chung và nhập siêu với Trung Quốc nói riêng, cũng như những khuyến nghị hợp lý về giải pháp khắc phục (chẳng hạn như nhập khẩu máy móc thiết bị từ các nước phát triển thay vì từ những nước có trình độ công nghệ trung bình thấp như Trung Quốc, phát triển công nghiệp phụ trợ, v.v.),[i] song dường như những tiếng nói đó hoàn toàn không lọt vào tai những người có trách nhiệm khi mà tình hình lại diễn ra trái ngược và ngày càng tồi tệ hơn cho nền kinh tế. Dưới đây là những gì đã và đang diễn ra trong thực tế:

…Góp phần lớn nhất vào tình hình (nhập siêu) này là hàng loạt gói thầu mà các công ty Trung Quốc giành được với rất nhiều hợp đồng EPC (Engineering, procurement and construction - Thiết kế, mua sắm và xây dựng). Loại hợp đồng nói trên thường được thực hiện trong lĩnh vực xây dựng các nhà máy điện (của Tập đoàn Điện lực VN), mỏ (như bauxit Tân Rai, Nhân Cơ, đồng của Tập đoàn Than Khoáng sản VN-TKV), hóa chất (phân đạm Hà Bắc), giao thông (như xây dựng, cải tạo đường sá ở TP. Hồ Chí Minh, đường sắt trên cao ở Hà Nội)... qua đó các công ty Trung Quốc nhập từ máy móc, thiết bị, vật liệu, đến sắt thép và thậm chí cả nhân công vào VN. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010 Việt Nam nhập từ Trung Quốc 20,02 tỉ USD hàng hóa, trong đó các mặt hàng chính gồm: máy móc thiết bị, phụ tùng (22,37%); bông, vải, sợi, nguyên phụ liệu dệt may, da giày (15,64%); sắt thép, sản phẩm từ sắt thép, kim loại (11,39%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (8,41%); xăng dầu, khí hóa lỏng, sản phẩm từ dầu mỏ (6,97%); hóa chất, sản phẩm hóa chất (4,56%); chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm (2,9%); phân bón, thuốc trừ sâu (2,25%).[ii]

…Trong khi các nhà thầu nước ngoài khác không đáp ứng được những tiêu chí do chủ đầu tư đề ra, thì các nhà thầu Trung Quốc lại coi đó là "thế mạnh” với hàng loạt các dự án trúng thầu, đặc biệt là các dự án về hạ tầng, về điện, xi măng... Hệ quả từ việc "chấp thuận hết” ấy là hàng loạt dự án trong các năm gần đây bị chậm tiến độ, thậm chí phá sản, gây thiệt hại không thể kiểm đếm. Sự chậm trễ của các dự án kéo theo những thiệt hại khôn lường về đất đai, nhân lực, gây ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế của nhiều ngành nghề, địa phương. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, trong vòng 10 năm trở lại đây các nhà thầu Trung Quốc luôn thắng thế ở các dự án điện, nhiệt điện, xây lắp, phân bón, hóa chất... Cụ thể, nhà thầu Trung Quốc đã trúng thầu 13 dự án nhiệt điện than (dưới dạng EPC - chìa khóa trao tay), chiếm gần 30% công suất toàn ngành điện. Lĩnh vực xi măng, nhà thầu Trung Quốc trúng tới 49 dự án trên tổng số 62 dự án dây chuyền. Ngành hóa chất, có 6 dự án phân đạm u rê, thì 5 dự án đã thuộc về tổng thầu Trung Quốc. Trong các gói thầu xây lắp, các nhà thầu Trung Quốc thắng thế tới 50% giá trị gói thầu. Ngoài ra là dự án chế biến khoáng sản tại Lâm Đồng, dự án Alumin tại Đắc Nông và hàng trăm dự án vừa và nhỏ ở nhiều lĩnh vực khác nhau trên toàn quốc, đều do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm.[iii]

…“Chúng ta chọn nhà thầu Trung Quốc vì giá rẻ, nhưng thực ra không hề rẻ mà quá đắt” (ông Nguyễn Trọng Oánh, Chủ tịch HĐQT Công ty Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi).[iv]

…Phân tích của bà Phạm Chi Lan cũng như báo cáo của VEPR (Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách – Đại học Quốc gia Hà Nội) cho thấy, lý do quan trọng khiến nhập siêu gia tăng trong những năm gần đây là sự thắng thế liên tục của các nhà thầu Trung Quốc trong các dự án tại Việt Nam. Riêng giai đoạn 2007 - 2010, các doanh nghiệp nước này đã thắng thầu trong ít nhất 5 dự án có tổng vốn đầu tư từ 450 triệu USD trở lên (trong đó có 2 trường hợp vốn trên 2 tỷ USD). Các dự án “ưa thích” của nhà thầu Trung Quốc chủ yếu nằm trong các lĩnh vực công nghiệp thượng nguồn như điện (90% các công trình điện ở Việt Nam hiện nay), khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất, công trình giao thông… Đây chính là lý do khiến máy móc - thiết bị kỹ thuật luôn là một trong những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc vào Việt Nam. “Điều này bất lợi hơn nhiều so với nhập nguyên phụ liệu, bởi đa phần máy móc nhập từ Trung Quốc không phải công nghệ nguồn, hoặc đã lạc hậu. Các dự án xây dựng cũng hay chậm tiến độ, có hoàn thành thì chất lượng cũng không cao. Rồi chính người Việt lại phải sử dụng những sản phẩm, công nghệ đó”, bà Lan phân tích.[v]

…Hàng tỷ USD doanh thu từ việc cung cấp thiết bị, máy móc, linh kiện phụ trợ trong các dự án công nghiệp sẽ vẫn rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Còn DN Việt Nam vừa thiếu sự liên kết, vừa gặp bất lợi từ cơ chế đấu thầu… Ông  Phan Đăng Phong, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí, chua xót nói: "Chúng ta đầu tư làm nhà máy điện nhưng rốt cục, lại tạo công ăn việc làm cho người lao động Trung Quốc, tạo lợi nhuận cho ngành sản xuất cơ khí của Trung Quốc".[vi]

…Mặc dù vậy, công nghiệp hỗ trợ vẫn đang còn là khâu yếu của công nghiệp Việt Nam. “Trong lĩnh vực này (công nghiệp hỗ trợ), chúng ta nói khá nhiều nhưng làm được rất ít”. Để minh họa cho thách thức mà công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam gặp phải, ông Vũ Tiến Lộc (Chủ tịch VCCI) dẫn ví dụ: Năm 2010, nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc là 12,7 tỷ USD, nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất chiếm 55-60%, nhóm máy móc thiết bị chiếm 22-25%. Ngành dệt may là một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thì theo Hiệp hội dệt may, trong khi kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm nay đạt được con số khá ấn tượng là 6,16 tỷ USD nhưng đã phải nhập tới 5,76 tỷ USD nguyên phụ liệu, do đó, giá trị gia tăng tạo được chưa đầy 500 triệu USD.[vii]

Suốt những năm qua, báo chí đã lên tiếng phản ánh rất nhiều nhưng tình hình không những không thay đổi mà thậm chí còn diễn ra ngày một trắng trợn hơn. Đương nhiên, trên “cương vị” Bộ trưởng Công nghiệp (2002–2007) rồi “Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế ngành” (từ năm 2007 đến nay), ông Hoàng Trung Hải là người phải chịu trách nhiệm cao nhất trước Chính phủ về thực trạng nói trên, còn Thủ tướng là người phải chịu trách nhiệm cao nhất trước Quốc hội và nhân dân.

Trong khi Việt Nam vẫn tiếp tục nhắm mắt chui đầu ngày càng sâu vào vòng thòng lọng của Trung Quốc thì ở chiều ngược lại, phía “bạn” lại rất “có ý thức” trong việc hạn chế nhập khẩu từ Việt Nam, hạn chế đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, gia tăng xuất siêu sang Việt Nam, đồng thời đề phòng viễn cảnh tồi tệ nhất trong mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng “môi hở răng lạnh” này:

…Một thực tế khác là các doanh nghiệp Trung Quốc hầu như chỉ thực hiện chiến lược “nhà thầu” chứ rất ngại mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Năm 2011, vốn FDI từ Trung Quốc chỉ đạt hơn 800 triệu USD, đứng thứ 14 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư (số vốn trong 4 năm trước đó cũng chỉ dao động trong khoảng 360 - 570 triệu USD). Số vốn này khó có thể khỏa lấp thâm hụt thương mại nhiều tỷ USD của Việt Nam trên cán cân thanh toán tổng thể với Trung Quốc.[viii]

…Theo thông tin từ các nhà xuất nhập khẩu, gần đây có tình trạng Trung Quốc đóng cửa biên giới với một số mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam gây ra rất nhiều khó khăn trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp này. Tình trạng này không phải mới xuất hiện mà đã manh nha từ đầu năm 2011 đối với một số mặt hàng như cao su, nông sản, khoáng sản... mới đây nhất là thuỷ sản. Tuy nhiên, nếu như trước đây tình trạng này biểu hiện không rõ ràng thì gần đây, phía Trung Quốc đã bộc lộ rõ ý định hạn chế nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu có nguồn gốc Việt Nam, thay thế bằng nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác… Khoản thâm hụt (thương mại với TQ) này rất khó giảm được do các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc là máy móc thiết bị, linh kiện, phụ tùng và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Ngược lại, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc lại chủ yếu là hàng sơ chế như nông sản, thuỷ sản, ngũ cốc, cao su... Như vậy với tốc độ nhập khẩu tăng nhanh, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc ngày càng bị hạn chế, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam, thâm hụt thương mại song phương với Trung Quốc sẽ ngày càng lớn. Trước mắt, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với Trung Quốc sẽ là những doanh nghiệp trực tiếp gặp khó khăn trong kinh doanh. Trong tương lai, gia tăng thâm hụt thương mại với Trung Quốc có thể gây ra bất ổn về tỷ giá, mất ổn định vĩ mô.[ix]

Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy là Việt Nam đang ngày càng đánh mất độc lập, tự chủ về kinh tế đối với Trung Quốc, hay chính xác hơn ngày càng lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. “Bệnh tòng khẩu nhập”, với kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới gần ¼ tổng kim ngạch nhập khẩu mỗi năm (trong đó phần lớn lại có vấn đề về chất lượng), đây chính là một trong những tác nhân chủ yếu gây ra nhiều căn bệnh trầm kha cho nền kinh tế Việt Nam suốt bao năm qua. Trong khi đó, Trung Quốc đã phòng bị cho kịch bản xấu nhất của mối quan hệ giữa hai nước. Một khi chiến tranh nổ ra (do tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông), chưa xét tới thành bại về mặt quân sự mà chỉ riêng về mặt kinh tế Việt Nam đã phải “lãnh đủ”: xuất khẩu sụt giảm nghiêm trọng do thiếu nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào từ Trung Quốc, cũng như do mất một thị trường xuất khẩu quan trọng cho các mặt hàng sơ chế; các nhà máy, công trình hạ tầng với máy móc, thiết bị của Trung Quốc và phụ thuộc vào phụ tùng thay thế của Trung Quốc có thể dừng hoạt động vô thời hạn vào bất cứ lúc nào; các công trình hạ tầng, đặc biệt là các nhà máy thuỷ điện, do Trung Quốc trúng thầu thi công ở Việt Nam thực sự là những quả bom nổ chậm, không chỉ đe doạ sự ổn định kinh tế - xã hội mà còn tiềm ẩn những hệ luỵ tai hại về an ninh - quốc phòng. Ở chiều ngược lại, tác hại về mặt kinh tế từ việc ngưng giao thương với Việt Nam sẽ không đáng kể đối với Trung Quốc: họ đã chuẩn bị nguồn cung thay thế nguồn từ Việt Nam như đã nêu trên; xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam tuy vượt trội so với nhập khẩu từ Việt Nam song lại chẳng thấm vào đâu so với kim ngạch xuất khẩu khổng lồ của họ; đầu tư trực tiếp (FDI) của Trung Quốc tại Việt Nam – một hình thức “con tin” đáng giá nhằm góp phần đảm bảo cho “tình hữu nghị” của hai quốc gia – lại hết sức khiêm tốn, như đã chỉ ra ở trên. Ngoài ra, hàng ngàn “công nhân” Trung Quốc tại những địa bàn nhạy cảm về an ninh - quốc phòng trên khắp đất nước có thể trở thành lực lượng nằm vùng vô cùng nguy hiểm.

vcci 2012

PTT Hoàng Trung Hải tháp tùng TBT Nguyễn Phú Trọng tới thăm và làm việc với VCCI ngày 17/12/2011.

Về phía người đứng đầu Chính phủ, như để cổ vũ cho cánh tay phải của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công khai phát biểu: "Không nhờ Trung Quốc có máy móc thiết bị rẻ thì Việt Nam chết ấy chứ! Thử xem có anh nào giá rẻ mà chất lượng cũng chấp nhận được bằng anh Trung Quốc không?" (!?).

÷

Mấy ngày gần đây, dư luận trong và ngoài nước lại sôi sục trước thông tin người ta sẽ cắm cọc xuống Hồ Tây để triển khai dự án đường sắt đô thị tuyến số 5, băng qua Hồ Tây và đè lên Phủ Tây Hồ, một địa danh nổi tiếng của Thăng Long:

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi vừa có văn bản giao cho các Sở Quy hoạch kiến trúc, Giao thông vận tải, Xây dựng và Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất và báo cáo với lãnh đạo thành phố phương án xây dựng công trình “Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc - Ba Vì” trước ngày 12/8… Trước đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Giao thông và UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) từ Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc - Ba Vì. Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị trên xác định hình thức đầu tư hiệu quả và nguồn vốn thực hiện để trình Thủ tướng xem xét quyết định.[i]

bản đồ hồ tây, hà nội

Bản đồ Quy hoạch Hà Nội trưng bày trong cuộc triển lãm khai mạc ngày 20/4/2010 tại Trung tâm Triển lãm Vân Hồ - Hà Nội – phần quy hoạch vạch tuyến đường sắt đô thị số 5 xuyên qua không gian Hồ Tây và Phủ Tây Hồ. (Ảnh: Phạm Viết Đào)

Nếu dự án này được thực hiện thì nó không chỉ phá vỡ cảnh quan của Hồ Tây nói chung, Phủ Tây Hồ nói riêng mà, theo các nhà phong thuỷ, còn phá vỡ cả linh huyệt Hồ Tây và Phủ Tây Hồ, nơi mà mọi người vẫn gọi một cách thành kính là huyệt đạo quốc gia. Thiết tưởng cũng cần phải lưu ý rằng tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được khởi công ngày 10/10/2011, với tổng mức đầu tư 533 triệu USD, trong đó nguồn vốn vay của Trung Quốc là 419 triệu USD, tổng thầu EPC là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, nhà thầu tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết bị là Công ty TNHH Giám sát Xây dựng Viện Nghiên cứu Thiết kế Công trình Đường sắt Bắc Kinh. Đúng là (nhà thầu) Trung Quốc “vừa đá bóng, vừa thổi còi” trên một sân chơi đầy nhạy cảm ngay giữa lòng Thủ đô Việt Nam, trước con mắt xoe tròn và bất lực của 14 vị Uỷ viên Bộ Chính trị, của 175 vị Uỷ viên BCHTW Đảng, của 500 vị Đại biểu Quốc hội… và của cả hàng chục triệu người Việt Nam!? Thậm chí, nhà thầu EPC này lại còn được người ta chỉ định thầu, chứ chẳng thèm phải tham gia đấu thầu làm gì cho phiền phức! Xem ra chỉ có hậu duệ của Tào Tháo thì mới tài đến vậy![i]

hoàng trung hải, nguyễn tấn dũng

Ai là “sếp” của ai?

Một “thành tích” quan trọng nữa PTT Hoàng Trung Hải là đã nhắm mắt trước tình trạng tài nguyên, khoáng sản (lĩnh vực do ông ta phụ trách) bị cấp phép và khai thác bừa bãi, gây ra tình trạng thất thoát, lãng phí tài nguyên (chủ yếu là xuất thô sang Trung Quốc) và nạn ô nhiễm môi trường đến mức báo động trên khắp đất nước suốt mấy năm qua.[i] Rồi thực trạng èo uột của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, sự vận hành cà giựt của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, hiện tượng bùng nổ gây lãng phí nguồn lực, ô nhiễm môi trường và thất thoát tràn lan của hàng loạt khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, hải cảng, sân bay trên khắp cả nước, v.v., thảy đều cho thấy “dấu ấn” rõ nét của “thợ vẽ kỳ khôi” Hoàng Trung Hải trên bức tranh kinh tế nham nhở của Việt Nam hiện nay. [ii]

đới bỉnh quốc, nguyễn tấn dũng

TT Nguyễn Tấn Dũng tiếp UV Quốc Vụ Viện TQ Đới Bỉnh Quốc ngày 7/9/2011.

Với những gì mà tác giả trình bày trên đây, người ta hẳn sẽ không mấy ngạc nhiên nếu biết ông Hoàng Trung Hải thực chất là người Hán trá hình. Điều khiến người ta ngạc nhiên là tại sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại đặt cược cả sự nghiệp chính trị của mình và hơn thế, cả sự tồn vong của dân tộc, vào một tay người Hán có lý lịch mờ ám như vậy, nhất là khi mà trước thời điểm Quốc hội khoá XII bầu Chính phủ mới, một số cán bộ, đảng viên thuộc Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ đã gửi một bức Tâm Huyết Thư tới Bộ Chính trị, Ban Bí thư cùng các vị Bí thư Tỉnh/Thành uỷ, Bí thư Ban Cán sự Đảng các Bộ để tố cáo lý lịch man trá của ông ta? Câu hỏi cần đặt ra ở đây là phải chăng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị khống chế và dắt mũi?


Ghi chú:

[1] Báo Tiền Phong ngày 8/9/2005: Cách nào để giảm nhập siêu;

[1] Trang TuanVietnam.Vietnamnet.vn ngày 3/7/2011: Cần sớm thoát khỏi sự lệ thuộc về kinh tế (bài này đã biến mất một cách khó hiểu khỏi trang Tuần Việt Nam của Vietnamnet ngày 18/8/2012, nhưng còn có thể truy cập ở đây: http://www.tinkinhte.com/viet-nam/phan-tich-du-bao/viet-nam-can-som-thoat-khoi-su-le-thuoc-ve-kinh-te.nd5-dt.145007.113121.html).

[1] Báo Đại Đoàn Kết ngày 2/3/2012: Một số công trình có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc: Hàng loạt dự án chậm tiến độ, thiệt hại khôn lường.

[1] Báo Thanh Niên ngày 25/2/2012: Nhà thầu siêu bê bối – Kỳ 2: Phải siết trách nhiệm chủ đầu tư.

[1] Báo VnExpress ngày 13/8/2012: Việt Nam ngày một thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc.

[1] Báo Diễn đàn Kinh tế Việt Nam ngày 8/8/2012: Vuột mất hàng tỷ USD vì công nghiệp phụ trợ kém.

[1] Tạp chí Phát triển Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp HCM ngày 19/8/2011: Phát triển công nghiệp phụ trợ: “Nói khá nhiều, làm rất ít.

[1] Báo VnExpress ngày 13/8/2012: Việt Nam ngày một thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc.

[1] Báo Tiền Phong ngày 11/8/2012: Trung Quốc ngừng nhập nhiều hàng từ Việt Nam.

[1] Báo Dân Trí ngày 10/8/2012: Đường sắt Hồ Tây – Ba Vì xuyên qua 8 quận, huyện ở Hà Nội.

[1] Lời của nhân vật Hoàng trong chuyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao: "Tài thật, tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo!"

[1] Báo Đất Việt ngày 16/8/2012: Sai phạm khai thác khoáng sản: Chưa rõ ai chịu trách nhiệm?!

[1] Theo Quyết định 1476/QĐ-TTg ngày 25/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì PTT Hoàng Trung Hải được giao những nhiệm vụ:

a)      Giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác trong khối kinh tế ngành và phát triển sản xuất bao gồm: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại - xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường.

-       Chỉ đạo bảo đảm năng lượng và tiết kiệm năng lượng.

-       Các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia và các dự án nhóm A có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

-       Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.

-       Phát triển các loại hình doanh nghiệp và kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

-       Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và đầu tư ODA.

-       Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

b)      Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường.

c)      Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí; Trưởng Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm; Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; Chủ tịch Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.

d)      Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng.

Ngày 25/3/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 320/QĐ-TTg bổ nhiệm PTT Hoàng Trung Hải làm Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư Xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội; ngày 12/9/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 1250/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Trưởng ban là Phó TT Hoàng Trung Hải; ngày 4/5/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 580/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận, Trưởng ban là PTT Hoàng Trung Hải; ngày 15/4/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 546/QĐ-TTg, bổ nhiệm PTT Hoàng Trung Hải làm Chủ tịch Uỷ ban An ninh Hàng không Dân dụng Quốc gia. Ngoài ra PTT Hoàng Trung Hải còn là Trưởng ban Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án Thuỷ điện Sơn La; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước Xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Xây dựng Nhà Quốc hội; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch điện VI, v.v.

---

Đọc thêm:

Việt Nam: Cần sớm thoát khỏi sự lệ thuộc về kinh tế

Đang lúc chúng ta phải đối phó với những âm mưu của Trung Quốc trên biển Đông qua các hành vi bắt giữ tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, xâm phạm chủ quyền lãnh hải nước ta và những đòi hỏi vô lý trong tranh chấp, thì cũng đừng quên một áp lực khác mà chúng ta đang phải gánh chịu, đó là sự lệ thuộc quá nhiều trong làm ăn với Trung Quốc.

Biểu hiện cụ thể là tình hình nhập siêu ngày càng nặng nề với nước láng giềng này đang là bài toán khó.

Nhập siêu của Việt Nam và Trung Quốc đã tăng liên tục kể từ khi hiệp định tự do mậu dịch ASEAN-Trung Quốc có hiệu lực ngày 1/7/2005. Những năm gần đây mức nhập siêu này đã tăng rất nhanh từ 2,67 tỉ USD năm 2005 vọt lên tới 12,7 tỉ USD năm 2010, tức là gần gấp năm lần. Con số này khiến chúng ta bức xúc hơn khi 10 năm trước, tức vào năm 2000, thặng dư thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là 130 triệu USD.

Theo các số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, chỉ trong năm tháng đầu năm 2011 mức nhập siêu của Việt Nam đã lên tới khoảng 6,5 tỉ USD mà trong đó phần lớn vẫn là nhập siêu từ Trung Quốc (nhưng đáng tiếc là không thấy cơ quan này công bố số liệu cụ thể).

Trung tâm Nghiên cứu  Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) trong một báo cáo công bố gần đây đã cho rằng, mức độ thâm nhập kinh tế của Trung Quốc vào nước ta đang ngày càng tăng trong đa số các sản phẩm, từ máy móc, thiết bị đến hàng tiêu dùng. Theo đó các ngành sản xuất Trung Quốc thâm nhập nhiều nhất hiện nay tập trung vào một số lĩnh vực như điện lực, dầu khí, cơ khí, luyện kim, khai khoáng, hóa chất.

Góp phần lớn nhất vào tình hình này xuất phát từ hàng loạt gói thầu các công ty Trung Quốc giành được với rất nhiều hợp đồng EPC (Engineering, procurement and construction - Thiết kế, mua sắm và xây dựng). Loại hợp đồng nói trên thường được thực hiện trong lĩnh vực xây dựng các nhà máy điện (của Tập đoàn Điện lực VN), mỏ (như bauxit Tân Rai, Nhân Cơ, đồng của Tập đoàn Than Khoáng sản VN-TKV), hóa chất (phân đạm Hà Bắc), giao thông (như xây dựng, cải tạo đường sá ở TP. Hồ Chí Minh, đường sắt trên cao ở Hà Nội)..., qua đó các công ty Trung Quốc nhập từ máy móc, thiết bị, vật liệu, đến sắt thép và thậm chí cả nhân công vào VN. Điều này càng bộc lộ sự yếu kém của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong vai trò chủ đạo nhưng thường buông bỏ trận địa chính mà đầu tư vào lĩnh vực ngoài ngành nghề.

đồ chơi trung cộng

Đồ chơi trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc trên thị trường. Ảnh T.T.D

Theo phân tích của VEPR thì chính sách thương mại và công nghiệp của Việt Nam chưa phát huy được tác dụng trước làn sóng hàng Trung Quốc đa dạng và giá rẻ. Việt Nam cũng thiếu vắng những hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Không những thế, Trung Quốc lại biết tận dụng lợi thế của các thỏa thuận thương mại khu vực.

Trong khi đó, hàng hóa của Việt Nam không có khả năng cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng nên khó thâm nhập thị trường Trung Quốc. Lâu nay, nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc là khoáng sản và nông lâm thủy sản với số lượng nhỏ, giá cả bấp bênh và tình hình này hiện vẫn chưa có gì thay đổi.

Có thể thấy nguyên nhân sâu xa của căn bệnh nhập siêu lớn với Trung Quốc là từ chính sách phát triển và cơ cấu nền kinh tế, cho nên việc giảm nhập siêu với Trung Quốc là vấn đề nan giải mà chủ yếu vẫn là phải sớm thay đổi cơ cấu nền kinh tế, cải tổ hoạt động của khu vực quốc doanh nói riêng để nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

Bài toán nhập siêu từ Trung Quốc, theo tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VEPR, cần có các giải pháp đồng bộ không chỉ về chính sách thương mại mà cả về chính sách đầu tư, chính sách công nghiệp trong cơ chế chọn nhà thầu.

Ai cũng biết nhập khẩu công nghệ, thiết bị là nhằm phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng. Muốn thỏa mãn yêu cầu này thì chúng ta phải nhập khẩu đủ lượng nguyên phụ liệu sản xuất tương ứng. Và trong việc nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất thì Việt Nam nhập nhiều từ Trung Quốc vì giá cả, chất lượng nguyên liệu của Trung Quốc tương đối hợp lý, chưa kể Trung Quốc cũng là thị trường gần, chi phí vận tải thấp. Thế nhưng thực tế cho thấy, nhập siêu từ nước láng giềng đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam đã đến mức báo động.

Trong năm nhóm hàng mà Việt Nam nhập nhiều nhất gồm thiết bị máy móc phụ tùng, xăng dầu, sắt thép, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may thì Trung Quốc đều có tên ở năm vị trí đầu. Các số liệu thống kê cho thấy, trong năm 2010 chúng ta nhập từ Trung Quốc tới 56% sắt thép, 40% phân bón, 70% nguyên phụ liệu dệt may, 37% vải, 17,7% xăng dầu, 27% phụ tùng, máy móc, thiết bị, 28% máy tính, linh kiện...

Nếu nguồn cung này biến động theo chiều hướng xấu thì ngay lập tức không chỉ thị trường nội địa mà cả kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ và EU cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010 Việt Nam nhập từ Trung Quốc 20,02 tỉ USD hàng hóa, trong đó các mặt hàng chính gồm: máy móc thiết bị, phụ tùng (22,37%); bông, vải, sợi, nguyên phụ liệu dệt may, da giày (15,64%); sắt thép, sản phẩm từ sắt thép, kim loại (11,39%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (8,41%); xăng dầu, khí hóa lỏng, sản phẩm từ dầu mỏ (6,97%); hóa chất, sản phẩm hóa chất (4,56%); chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm (2,9%); phân bón, thuốc trừ sâu (2,25%).

Nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm để tiêu thụ hay sản xuất các mặt hàng tiêu thụ trong nước (thay thế hàng nhập khẩu) cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (điện tử, máy tính, xăng, phân bón, thuốc trừ sâu).

Rõ ràng danh mục hàng hóa mà Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc ngày càng trở nên nhạy cảm hơn và có mối ràng buộc sâu sắc tới huyết mạch của kinh tế.

Báo chí trong nước trích lời tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam đóng vai trò chuyên trách cung cấp nguyên, nhiên liệu và nông sản thô cho Trung Quốc, còn Trung Quốc thì xuất khẩu sản phẩm công nghiệp công nghệ thấp và trung bình cho Việt Nam với khối lượng lớn vượt trội.

Với cục diện như vậy, nếu không có sự quyết liệt và cải cách chiến lược xuất nhập khẩu sớm, chúng ta không những lún sâu vào nhập siêu với Trung Quốc mà còn phải trả giá đắt nếu nhập siêu đó là không an toàn, không chất lượng.

Để giảm nhập siêu từ Trung Quốc trong thời gian tới, ý kiến được đưa ra trong nhiều cuộc hội thảo cho rằng có hai hướng giải pháp cần thiết. Thứ nhất, phải tăng cường xuất khẩu với tốc độ xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng của nhập khẩu để dần thu hẹp nhập siêu. Thứ hai, cần phải đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ và sản xuất nguyên liệu hỗ trợ. Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ phê duyệt đề án khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó, Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp ở nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản... đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

Nhưng quan trọng hơn cả là Chính phủ cần có chủ trương ở tầm vĩ mô trong bối cảnh địa chính trị hiện nay để đưa nền kinh tế giảm bớt sự lệ thuộc vào người láng giềng phương Bắc. Kinh nghiệm của nhiều nước đã và đang lệ thuộc từ đồng vốn đến kỹ thuật của Trung Quốc là bài học đáng cho chúng ta suy ngẫm. Sẽ khó khăn giữ được độc lập về chính trị khi không có được độc lập về kinh tế. Chính vì vậy việc sớm thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế phải được đặt ra ngay từ bây giờ, dù quá muộn còn hơn không.

- Giai đoạn 1996-2000, tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 5,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

- Giai đoạn 2001-2005, tỷ trọng này đã tăng lên 13,4%.

- Năm 2008 tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 19,8% tổng kim ngạch.

- Năm 2009 tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên 25%.

- Năm 2010, Việt Nam chi 19,1 tỉ USD để mua hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi xuất khẩu đối ứng 6,4 tỉ USD.

- Năm 2000, Việt Nam đạt thặng dư thương mại với Trung Quốc 135 triệu USD.

- Năm 2001, thâm hụt trong cán cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc 200 triệu USD.

- Năm 2007, nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam là 9,145 tỉ USD.

- Năm 2008, con số này là 11,16 tỉ USD.

- Năm 2009, tăng lên 11,532 tỉ USD.

- Năm 2010, nhập siêu từ Trung Quốc lên đến 12,7 tỉ USD.

- Năm 2011 dự kiến tăng lên 17 tỉ USD.

Nguồn: Thống kê tổng hợp

Tác giả: Phạm Thành Sơn // Nguồn: Tuần Việt Nam

@ Bài viết do tác giả Lê Anh Hùng chuyển đến trang nhà Trúc Lâm Yên Tử. Chân thành cảm ơn tác giả. 

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site