lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Biển Cả Và Con Người

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Lá Thư Úc Châu

Lá Thư Úc Châu 21/06/2012

châu úc, úc đại lợi

Chúc Thân hữu luôn Bình an.
Trang Thơ Nhạc (thứ 5, 21 June)

Nhạc:

Em Lễ Chùa Này
Nhạc: Phạm Duy
Thơ: Phạm Thiên Thư
Giọng hát: Thái Thanh

Sự gặp gỡ của Nhạc sĩ Phạm Duy và thi sĩ Phạm Thiên Thư mà theo Phạm Thiên Thư ví “Tôi gặp nhạc sĩ Phạm Duy như một ngọn núi gặp một đám mây”.

Cả hai vô tình cùng đi thăm một người quen nằm trong bệnh viên. Nhạc sĩ Phạm Duy kể lại: “Gặp Phạm Thiên Thư ở đó tôi yêu mến anh ngay.  Sau đó thi sĩ luôn đến nhà tôi đàm đạo. Lúc bấy giờ tôi đang soạn những bài ca cho tuổi học trò như Con đường tình ta đi, Trả lại em yêu…

Đọc được bài thơ Ngày xưa hoàng thị mà anh trao cho, tôi như bắt được viên ngọc quý và xin phổ nhạc ngay: Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ, anh theo ngọ về, gót giày lặng lẽ đường quê…

Khi Phạm Thiên Thư đưa thêm thơ cho tôi phổ nhạc thì tôi chọn bài  Em lễ chùa này vì cả hai chúng tôi đều muốn quay về xưng tụng những gì thuộc về văn minh Việt Nam, như ngôi chùa cổ ở miền Bắc là nơi lúc còn nhỏ tôi thấy đôi kẻ tình nhân thường hẹn nhau tới dâng dương cầu nguyện:

EM LỄ CHÙA NÀY
(Theo thơ Phạm Thiên Thư - Phạm Duy phổ nhạc)

Ðầu mùa Xuân cùng em đi lễ
Lễ chùa này vườn nắng tung bay
Và ngàn lau vàng mầu khép nép
Bãi sông bay một con bướm đẹp.
Mùa Hạ qua cùng em đi lễ
Trái mơ ngon đồi gió mơn man
Từ lò hương làn trầm nghi ngút
Khói hương thơm bờ tóc em vờn.

Rồi mùa Thu cùng em đi lễ
Có con chim đậu dưới gác chuông
Hoà lời ca vào làn sương sớm
Gió heo may rụng hết lá vàng.
Vào mùa Ðông cùng em đi lễ
Lễ chùa này một thoáng mưa bay
Và ngoài sân vài cành khô gẫy
Gió lung lay một cánh lan gầy.

Tàn mùa Ðông vào chùa bỡ ngỡ
Tiễn đưa em trong áo quan này
Từng cội hoa trầm lặng thương nhớ
Tóc em xưa tơ óng như mây
Vườn chùa đây vào nằm trong đất
Nép bên hoa đây những hoa vàng
Vườn đào thơm chập chờn cánh bướm
Bướm quơ râu ngơ ngác bay ngang.

Mộ của em mộ vừa mới lấp
Có con chim nào hót trên cây
Lời của chim chìm vào tiếng suối
Suối xanh lơ buồn khóc ai hoài.
Rồi từ đây vườn chùa thanh vắng
Ðến thăm em ngày tháng qua mau.
Một nụ mai vừa nở trong nắng
Hỡi em ơi ! Mây đã qua cầu
Hỡi em ơi ! Mây đã qua cầu...

Nguyên tác bài Thơ của Phạm Thiên Thư:

Thoáng Hương Qua

Ðầu xuân em lễ chùa này
Có búp lan vàng khép nép
Vườn trong thoáng làn hương bay
Bãi sông lạc con bướm đẹp

Vào hạ em lễ chùa này
Trên đồi trái mơ ửng chín
Lò hương có làn trầm bay
Vờn trên bờ tóc bịn rịn

Giữa thu em lễ chùa này
Lầu chuông có con chim hót
Tiếng ca theo làn gió may
Lá vàng sương gieo nhẹ hạt

Sang đông em lễ chùa này
Ngoài sân có mưa bụi bay
Hắt hiu trong cành gió bấc
Vườn chùa rụng cánh lan gầy

Cuối đông đưa em tới đây
Trong lòng áo quan gỗ trắng
Tóc em tợ óng làn mây
Cội hoa tưởng ai trầm lặng

Em vừa nằm xuống đất này
Vườn trong có bông đào nở
Con bướm chập chờn hương bay
Quơ sợi râu vàng bỡ ngỡ

Nắm đất nào vừa lấp mộ
Có con chim hót đầu cành
Tiếng tan trên giòng suối xanh
Nước ơi sao buồn nức nở

Bây giờ tôi biết em đâu
Cuối vườn nụ mai nhiệm mầu
Vừa thoát làn hương trinh bạch
Em ơi ! Mây đã qua cầu…

Tóm tắt lại, khi tôi gặp thi sĩ Phạm Thiên Thư (cựu tu sĩ, pháp danh Tuệ Không) vào năm 1971 là tôi như thoát xác, vượt ra khỏi những đắng cay, chán chường và bế tắc của tâm ca, tâm phẫn ca, vỉa hè ca... Tôi muốn tạm bỏ việc xưng tụng cái nhất thời để tìm về cái muôn đời, nghĩa là tạm bỏ việc soạn nhạc nhân hòa để soạn nhạc nhiên hoà, tạm bỏ soạn nhạc tình cảm, xã hội để soạn nhạc tâm linh...(Phạm Duy)

Bài viết:

Tình thân,
Kính.

NNS

***

Thơ:

Phạm Thiên Thư

Trước 1975, Phạm Thiên Thư đã rất nổi tiếng với những thi tác được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc trong Đạo ca, và giải Nhất văn chương toàn quốc với tác phẩm Đoạn trường vô thanh. Đọc những bài thơ tình của ông, không ai nghĩ ông đã từng trên 10 năm xuất gia tu hành nơi cửa Phật.

Con chim chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rụng giữa giang hà xanh xao

Tiếng kêu của loài dị điểu trong thơ ông thật bi thảm, vừa cất lên thì đã rụng xuống dòng sông rộng. Cái chết sinh ra để phụng hiến tình yêu. Yêu đến buồn chết, thật là khó để người đời hình dung một tu sĩ có đời sống phong kín nơi cảnh chùa lại có ý nghĩ như vậy. Nhưng Phạm thi sĩ đã viết ra vậy.

Tôi hay đến ngồi chơi với ông ở bên ngoài quán cà phê Hoa vàng ở Cư xá Bắc Hải. Một đôi dép nhựa, một túi xách lỉnh kỉnh thơ, tài liệu, thuốc,… dưới chiếc ghế xếp. Ông như một lão nông hiền hậu luôn tươi cười đón khách. Sau những vòng khói thuốc, đôi mắt như nhìn vào một cõi hư không nào đó. Hàng chục lần đến thăm ông, tôi vẫn thấy ông ngồi như vậy. Không biết ông viết khi nào nhưng số lượng những câu thơ, những tác phẩm ra đời đều đều. Đến nay ông đã viết được 126 nghìn câu thơ… Ông là người viết rất nhanh, lại viết theo kiểu “rót” thơ ra từ vô thức. Ông nói ông thi hóa Kinh Kim Cang trong 4 ngày, 10 bài Đạo ca ông chỉ viết trong 2 ngày, tập trường thi Động hoa vàng cũng chỉ 7 ngày liền động bút là xong…

Phạm Thiên Thư là người Việt Nam độc nhất đã thi hóa 7 bộ kinh Phật bằng một ngôn ngữ thuần Việt, sáng tác Từ điển cười (Tiếu liệu pháp) bằng thơ, làm Từ điển châm ngôn, viết 3.320 câu lục bát kể chuyện lịch sử trong Hát ru Việt sử thi.

Ông có rất nhiều kỷ lục, nhiều điều để tự hào, để kiêu hãnh, nhưng dường như ông không để ý đến những thứ ấy. Ông khoái nhất là chuyện ông rất giống với cụ Nguyễn Du. Ông kể một tràng: 10 tuổi bố Nguyễn Du mất, tớ cũng vậy. Mẹ Nguyễn Du là một người phụ nữ đất quan họ Bắc Ninh, vợ lẽ dòng thứ hai. Gia đình cụ Nguyễn có bốn anh em, cụ lại sinh hạ được bốn người con (?). Tớ cũng y chang như vậy. Ông còn tâm đắc chuyện ông có ba bà vợ cả thảy, cụ Nguyễn Tiên Điền cũng chỉ có vậy, không hơn tớ… Cụ Nguyễn và tớ đều là tú tài. Cụ Nguyễn sống qua hai “chế độ” Lê mạt, Nguyễn sơ. Tớ cũng vậy. Cụ Nguyễn lưu lạc 10 năm ở Thái Bình, còn bố tớ quê chính cũng là Thái Bình. Cụ Nguyễn mất năm 1840 (?), đúng 100 năm sau, 1940 thì tớ ra đời…

Nói chung, thi sĩ họ Phạm “vận” hết mọi dữ kiện có thể có để thấy mình “giống y sì” cụ Nguyễn Du. Thế nhưng, thực sự mẹ Nguyễn Du là vợ lẽ thứ ba của cụ Nguyễn Nghiễm, một đại quan có đến 8 bà vợ và 21 người con trai (chưa kế nữ nhi thường tình ?). Mẹ Nguyễn Du lại có đến 5 đứa con. Còn cụ Nguyễn mất năm 1820 chứ không phải 1840 như Phạm thi sĩ kể…

Song cũng có điều xác đáng gần gũi đại thi hào Nguyễn Du, ấy là Phạm Thiên Thư đã “dũng cảm” dám qua mặt cụ Nguyễn để viết lại Truyện Kiều. Ông đĩnh đạc “phá bỏ” thành tích đỉnh núi thơ ca dân tộc để viết Đoạn trường vô thanh, một tác phẩm xem như hậu Truyện Kiều. Và điều mà ông làm được hơn cụ Tố Như là đã cố gắng Việt hóa câu chuyện Kim Kiều để “sáng tác phải có cái riêng của Việt Nam” như ông nói. Ở thi phẩm này, ông còn hơn cụ Nguyễn Du những… 20 câu lục bát. Lục bát là một thể tính đặc thù của văn hóa Việt, trên hành trình sinh hóa của  nó, Phạm thi sĩ chính là một trong những số ít nhà thơ đã chạy tiếp sức cho cụ Nguyễn Du một cách rất xứng đáng bằng những vần thơ sang trọng, tuyệt bích…

Tôi không rõ nét mặt của cụ Nguyễn Du, nhưng theo chính sử nhà Nguyễn đã ghi thì khuôn mặt cụ Nguyễn dường như nhàu nhĩ, in hằn nếp nhăn ưu tư về phận người trên mặt đất và sự chán nản cảnh quan trường gượng ép. Trong khi khuôn mặt Phạm tiên sinh ngời lên vẻ thanh thoát, cười cợt, vô ưu. Duy nhất là chiếc mũi lân, nhưng chẳng hề tỏ rõ chút quyền lực nào ?!

Không biết ông có phải “hậu thân” của Hồng Sơn lạp hộ (biệt hiệu của cụ Nguyễn Du) hay không nhưng chỗ ông trú ngụ hiện nay lại là đường Hồng Lĩnh, cũng là tên một ngọn núi ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh, quê cụ Nguyễn. Chuyện “hậu thân” Nguyễn Du là Phạm Thiên Thư có lẽ nên hỏi con vạc đậu bờ kinh vậy:

Hỏi con vạc đậu bờ kinh
Cớ sao lận đận cái hình không  hư
Vạc rằng: Thưa bác Thiên Thư
Mặc chi cái áo Thiền Sư ỡm ờ…

LÊ QUANG ĐỨC
(lequangduc@gmail.com)

(Ký tên Tuệ Lãng, đăng trên báo Thanh niên Thể thao & Giải trí, số 111 (416), ra ngày 30/04/2010)

Nguyễn Du có Đoạn trường tân thanh, Phạm Thiên Thư có Đoạn trường vô thanh; 

Nguyễn Du có thơ Chiêu hồn, ông cũng có Chiêu hồn ca. Mặt khác, Phật có kinh Kim Cương, kinh Hiền Ngu, ông cũng phỏng soạn Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ v.v... Rồi sau tháng 5-1975 nghe nói có một độ ông toan vung bút làm sáng tỏ cách mạng giải phóng. Đời ông từng bị thu hút ngược xuôi nhiều hướng. Nhưng Phạm Thiên Thư làm văn nô không thành văn nô, làm sư cũng không hẳn ra sư. Con vạc bờ kinh nó ghẹo ông:

“Hỏi con vạc đậu bờ kinh
Cớ sao lận đận cái hình không hư
Vạc rằng: Thưa bác Thiên Thư
Mặc chi cái áo thiền sư ỡm ờ.”

(Động hoa vàng)

Phạm Thiên Thư chỉ đóng trọn vai tuồng xuất sắc khi ông trở về với chính mình, tức một tu sĩ đa tình. Và trong vai tuồng ấy ông thật tuyệt vời, đáng yêu hết sức. 

Thử tưởng tượng: Nếu Phạm Thiên Thư sớm tối miệt mài kinh kệ, một bước không ra khỏi cổng chùa, không biết tới chuyện hẹn hò, không hề lẽo đẽo đưa em này đi rước em nọ về v.v... thì nền thi ca của chúng ta thiệt thòi biết bao. Lại thử tưởng tượng Phạm Thiên Thư quanh năm suốt tháng chỉ những em này em nọ dập dìu, nhớ thương ra rít, mà không màng tới kinh Hiền kinh Ngọc, không biết chuông biết mõ gì ráo, thì trong kho thi ca tình ái của ta cũng mất hẳn đi một sắc thái đặc biệt chứ.

Cho nên ông cứ ỡm ờ thế lại hay. Có tu mà cũng có tình. Cái tình của một người tu nó khác cái tình của người không tu, nó có nét đẹp riêng. Thật thế, khi yêu đương có lần ông kêu than vì một dáng hình mất hút:

“dáng em nho nhỏ
trong cõi xa vời”

(‘Ngày xưa Hoàng thị...’)

..Phạm Thiên Thư xuất hiện muộn ngưng bút sớm, mà sự nghiệp thi ca của ông vẫn đồ sộ. Năm 1975, mới ba mươi lăm tuổi ông đã có ngót chục vạn câu thơ. Phong phú là một đặc điểm của thế hệ văn nghệ sĩ bấy giờ.....

(Võ Phiến, cuối năm 1986)

Chim Quyên Từ Độ Bỏ Thôn Đoài

Chim quyên từ độ bỏ thôn Đoài
Quyên chẳng buồn thảm thiết gọi ai
Về núi Nam gặp cành hoa trắng
Quặn đau lòng ngó phiến tâm mai


Đồi Cù

Thả gót giầy lãng đãng bên hồ
Trên đồi Cù thông rụng lá khô
Cơn sương trắng lùa ta mải miết
Xuống ven bờ phi hữu phi vô

Đan áo

Em ngồi đan chiếc áo len xanh
Hẹn gió thu về gửi tặng anh
Rồi bỏ đó em vào thiên cổ
Anh một đời ngóng áo thiên thanh.

Phơi áo

Xưa em phơi áo giữa thu phong
Lá vàng cài trên lụa rực hồng
Nay áo đã cuốn về thiên cổ
Lá vàng bay lạnh nỗi niềm không.


Ngập ngừng

nàng xếp lụa đào
vào rương nho nhỏ

còn anh quần áo

nửa đời lung tung
muốn nhờ tay nọ

lòng sao ngập ngừng


Quét Hoa

Hồn rơi theo từng cánh mang mang
Em bỗng đâu quét cội hoa vàng
Gom tình ta vào trong rổ trúc
Rồi lạnh lùng hắt xuống tràng giang

Tà Dương

ta dong xe ngựa
ven núi tà dương
áo em phớt hồng
trong chiều nắng quái

gò cương ngựa lại
chào em bên đường

tay vẫy tà dương


em là chiêu dương

***

Thơ Văn (Từ Bạn bè gởi)

Mạc Phương Đình

Qua Trường Cũ

ta đi tìm, những gì không thấy
bóng thời gian thoáng đã bay vèo
một khoảng đời thơ dại cũng trôi theo
mang tất cả vùi trong mồ kỷ niệm

gốc phượng già in dấu cười âu yếm
khoảng sân trường giọng sáo ngân nga
nắng trong veo soi rỡ búp tay ngà
đôi mắt ngọc nghiêng chiều khung cửa lớp

mái tóc thề buông ngàn bóng rợp
câu chia tay viết vụng ngàn hàng
khoé môi cười lời mượn cũng bâng khuâng
trang lưu bút nhoè thêm nhiều giọt lệ

ta đi tìm những điều không thể
nhưng thuở học trò âm ỷ trong tim
vẫn mang theo vị ngọt, chút êm đềm
mỗi khi chân qua trường cũ…

Rượu và Lệ

cứ tưởng tượng một chốn về đã khác
bởi mười năm tóc rụng trắng trong hồn
chân đã mỏi từ phương trời lưu lạc
đang bước dần về phía ngõ hoàng hôn

mãi đến lúc cầm tay rơi nước mắt
mới thấy đời vẫn ấm nụ cười xuân
ta nhìn bạn bên ngọn đèn hiu hắt
chút long lanh còn soi đủ cội nguồn

nâng chén rượu mừng nhau ngày hội ngộ
hỏi thăm người năm cũ đã chia xa
ly rượu đắng mùi tháng ngày gian khổ
dấu bình yên nhợt nhạt bóng trăng qua

ngày chia khó cùng người đi kẻ ở
tháng khuây buồn cho mỗi nẽo đời riêng
đêm uống rượu giữa quê nghèo nặng nợ
nghe rưng rưng màu giọt lệ trăm miền

***

David Barboza & Sharon LaFraniere.
(The New York Times)

Bước nhẩy vọt của chủ nghĩa Con ông Cháu cha ở Trung Quốc

Trường quay phim DreamWorks Animation ở Hollywood vừa báo tin đã đặt được chân vào nền điện ảnh Trung Quốc trước nay vẫn nổi tiếng là kín cổng cao tường : một hợp đồng trị giá 330 triệu đô USD$ đã được ký để thành lập ở Thượng Hải một trường quay phim có thể một ngày kia cạnh tranh với những xưởng phim ở Californi, nơi sản xuất những phim ăn khách như Kung Fu Panda và Những kẻ bất diệt.

Điều mà DreamWork có vẻ mập mờ không nói rõ là, trong số những đối tác Trung Quốc, nhân vật quan trọng nhất là Giang Miên Hành, 61 tuổi, con của Giang Trạch Dân, cựu chủ tịch Trung Quốc.

Các nhà phân tích giảng giải đó là phương cách ĐCSTQ chia nhau chiến lợi phẩm: ĐCSTQ cho phép gia đình những chóp bu khai thác những thành quả của một trong những bước nhẩy vọt kinh tế lớn nhất trong lịch sử. Cũng cùng khi đó, chính quyền sở tại diễn giải vụ Bạc Hy Lai, một lãnh tụ bị hạ bệ nằm trong số 25 nhân vật trong bộ Chính trị, như một trường hợp cá biệt, và Bạc Hy Lai chỉ là một kẻ vô lại đã lợi dụng quyền hành tạo dịp cho thân thuộc mình tích lũy của cải quá chừng quá mức.

Nhưng từ trước đến nay mọi gia đình các quan chức cao cấp đều làm như vậy. Người nào cũng nắm trong tay số của cải kếch xù. Những gia đình này giữ vai trò chính trong các xí nghiệp gắn bó với Nhà nước. Rất nhiều những ” hoàng tử kế thừa” đóng vai trung gian cho những xí nghiệp nước ngoài muốn làm “áp phe” ở Trung Quốc. ” Khi thấy có thể làm được một cú béo bở là thấy những người này ngồi ngay hàng đầu “, Minxin Pei, giáo sư Chính trị chuyên về giới lãnh đạo Trung Quốc đại học Claremont McKenna College Californi, nói như vậy.

Xí nghiệp quốc doanh mà Ôn Vân Tống, con của thủ tướng Ôn Gia Bảo làm giám đốc, đang trở thành hãng thao tác lớn nhất về truyền thông qua vệ tinh Á châu. Người lãnh đạo công ti nắm độc quyền nhà nước về xử dụng scanners cho hệ thống an ninh là Hồ Hải Phong, con của chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Năm 2006, qua sự trung gian của Phùng Thiếu Đông, con rể Ngô Bang Quốc, nhân vật số 2 của Đảng, Merrill Lynch đã ký với ICBC, một ngân hàng quốc doanh khổng lồ, một hợp đồng về tổ chức đầu vào của chứng khoán, trị giá 22 tỉ đô la. Sự cướp đoạt chỗ làm ăn có hệ thống như vậy, đặt sự chính đáng của đảng Cộng sản trước một rủi ro: nhiều nhà phân tích cho rằng đẳng cấp đại gia, còn được gọi là giới “quí tộc đỏ”, càng dính dấp nhiều về áp phe với Nhà nước, càng tạo ra nhiều nguy cơ sẽ có phản ứng chống lại giới này.

Nhưng cũng có nhiều xí nghiệp muốn chứng tỏ có nhiều ưu thế hơn những đối thủ của mình khi phô trương một cách công khai là có mối quan hệ với những thành phần chính trị nằm trên thượng đỉnh : Xí nghiệp quần áo thể thao Xidelong thông báo cho những người muốn bỏ vốn vào xí nghiệp, là con trai của Ôn Gia Bảo là một trong những cổ phần viên. ” Có quá nhiều đối tác đến từ gia đình những người cầm quyền. Chỉ cần những người này có phần trong bản giao kèo là mọi việc đều hợp lệ “, một chuyên viên tài chính quen làm việc với giới thân cận những quan chức chóp bu nói như vậy.

Đảng Cộng sản đã nhiều lần làm lại hiến chương về đạo đức và tăng cường những điều lệ về cấm phổ biến những tin tức liên quan đến tài chính. Nhưng mọi báo cáo về chuyện đó đều được giữ bí mật, và khó mà những biện pháp mạnh mẽ về những vấn đề này được thực thi. Từ 20 năm nay, chính trị và kinh doanh đã quá gắn kết với nhau và một chủ nghĩa tư bản gọi là tư bản đồng lõa đã được Đảng kiến tạo. ” Họ không muốn mọi người biết vì như vậy sẽ xẩy ra một tsunami”, Roderick MacFarquhar, chuyên viên về Trung Quốc ở Harvard khẳng định như vậy. Điều đáng sợ là nạn con ông cháu cha chiếm giữ những đặc quyền, đang trị vì ở tầng lớp cao nhất của Nhà nước đang có nhiều triển vọng lan truyền xuống mọi cấp bậc khác.

“Tới một hồi người ta nhận thấy có quá nhiều “các vị hoàng tử kế thừa”, Victor Shih, chuyên viên về Trung Quốc ở đại học Northwestern, gần Chicago phát biểu như vậy. Giữa những con cháu của những người lãnh đạo ngày nay, con cháu của những người tiền nhiệm, con cháu những người nắm quyền ở trung ương, ở địa phương, con cháu các sĩ quan trong quân đội, trong công an… tổng cộng có thể lên đến mấy trăm ngàn người. Tất cả đều lợi dụng những mối quan hệ để kiếm tiền.”. Các lãnh đạo ở thượng đỉnh luôn luôn la hét những người cầm quyền phía dưới là quá tham lam chiếm đoạt của công. Nhưng các vị này giấu nhẹm những chuyện tày trời chỉ bị phanh phui bởi báo chí nước ngoài – lấy thí dụ một chuyện như Tăng Vệ, con của cựu phó chủ tịch Tăng Khánh Hồng, mua một căn nhà giá 32 triệu đô la ở Sydney – truyền thông tiếng Trung đều giả ngơ không biết và những tin tức về chuyện này đều bị ban kiểm duyệt ngăn chặn trên Internet.

Đa số những nhân vật cao cấp bị buộc tội tham nhũng rút cục cũng bị thất sủng. Xuân vừa rồi, Bạc Hy Lai bị rớt là vì người sếp công an thành phố Trùng Khánh đã khai với các nhà ngoại giao Mỹ là Cốc Khai Lai, vợ của nhân vật chính trị này đã sai ông ta ám sát Neil Heywood, một nhà kinh doanh người Anh. Những bằng chứng xác nhận những người bà con của Bạc Hy Lai đã cất giấu ít nhất là 160 triệu đô la của chìm của nổi, được bộc lộ, và các nhà chức trách đang tiếp tục tìm kiếm xem có nhiều của cải khác vẫn còn được cất giấu ở nước ngoài hay không.

Phản ứng của thủ tướng Ôn Gia Bảo là ra lệnh tăng cường việc trấn áp tham nhũng. Trên Nhân dân Nhật báo, cơ quan chính thức của đảng Cộng sản, có những bài tố cáo những người dân tham lam tiền của đang tuồn của cải bất chính ra nước ngoài.

Nhưng các nhà đại tư bản Trung Quốc vẫn được kín đáo tiếp đãi trong gia đình những lãnh đạo cao cấp qua sự trung gian của những đối tác bí mật. “Con trai, con gái, vợ, họ hàng thân thuộc là những người đứng làm trung gian hay hùn hạp vốn trong những chương trình xây dựng, trong những hợp đồng cần có sự ưng thuận hay cần có sự hỗ trợ của chính phủ”, những người tham dự vào những cuộc giao dịch quả quyết như vậy.

Gần đây, con các nhân vật chính trị không màng đến những vai trò trung gian nữa mà dòm ngó những ngành tài chính cao cấp, đặc biệt là ngành Vốn kinh doanh tư bản. Ngành này có nhiều triển vọng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, đã làm lu mờ những vai trò đứng làm trung gian cho những thị trường công cộng hay những chức vụ như giám đốc một xí nghiệp độc quyền quốc gia:

Jeffrey Tăng, con của Tăng Bái An, cựu ủy viên bộ Chính trị là quản lý Kaisin Investments, một hãng đầu tư được hai ngân hàng Nhà nước lập ra, China development Bank và Citic Capital.

Liu Lefei, con của Lưu Vân Sơn, một ủy viên khác của bộ Chính trị, là một trong những quản trị viên của Citic Private Equity Fund, một quĩ lớn dưới sự quản trị của nhà nước.

Năm vừa rồi, Alvin Giang, cháu của Giang Trạch Dân đã nhúng tay vào sự thành lập Quĩ Boyu Capital. Vốn của quĩ này sẽ lên đến ít nhất là một tỷ đô la.

Gần đây nhất, đảng Cộng sản hứa hẹn sẽ cải tổ giới truyền thông và lãnh vực văn hóa quốc gia. Những thân thích của giới cầm quyền cao cấp sẽ là những người đầu tiên chạy vội giành giật chỗ cho mình trong lãnh vực mới này:

Tháng Hai vừa rồi, tin báo về thỏa hiệp giữa DreamWorks và ba đối tác Trung Quốc trong đó có Shanghai Alliance Investment đã được tính toán để trùng hợp với cuộc viếng thăm rất được mong đợi của Tập Cận Bình, phó chủ tịch và có thể sẽ là chủ tịch nước. Thông cáo ỉm đi chuyện một phần Shanghai Alliance ở dưới quyền kiểm soát của ông Giang, con của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân.

Tăng Khánh Hoài, em của Tăng Khánh Hồng, cựu phó chủ tịch nước, cũng có chân trong kỹ nghệ điện ảnh. Ông này đã làm tham vấn cho bộ phim anh hùng tính The Founding of the Party. Phim này chúng minh sự quá gần gũi giữa thế giới áp phe và chính trị. Phim được chiếu trên gần 90000 màn ảnh khắp cả nước. Các văn phòng chính phủ và những trường học nhận được lệnh phải mua xỉ vé số lớn và giới truyền thông bị cấm không được đưa ra những phê phán về phim. Kết quả là cuốn phim này đã đem lại nhiều lợi nhuận nhất trong năm 2011. Các nhà nghiên cứu đều công nhận điện ảnh là sân chơi mới của các “hoàng tử kế thừa”. Tăng Tiểu Anh, giám đốc Trung tâm phát triển chính trị đại học Thanh Hoa giảng giải: “Trong nhiều trường hợp, các quan chức của bộ Tuyên truyền khuyến khích các con cháu họ cứ làm phim đi, trước sau gì phim cũng sẽ được sự tán đồng của bộ “.

Ziao Xiao, nhà kinh tế học đại học Khoa học và Kỹ thuật Bắc Kinh còn nói thêm: “ai cũng thấy bọn này đều kiếm được những chỗ làm ăn béo bở”.

(Source:The New York Times- Phong Uyên dịch)

***

BBC:

Phác Thảo Chân Dung Người Việt Ở Mỹ

Một nghiên cứu lớn về cộng đồng người gốc Á tại Mỹ cho hay số lượng cử tri người Việt theo đảng Cộng hòa hay Dân chủ hiện ngang nhau.

Để so sánh, 50% người Mỹ gốc Á theo đảng Dân chủ và chỉ có 28% theo Cộng hòa.

Trung tâm Nghiên cứu Pew, công bố hôm 19/6, cho hay 35% người Mỹ gốc Việt bỏ phiếu hoặc có xu hướng bầu cho đảng Cộng hòa, trong khi 36% theo Dân chủ.

Đây là một nghiên cứu công phu về người gốc Á tại Mỹ của một tổ chức đặt ở Washington, thường được tin cậy về các đánh giá xung quanh tình trạng nhập cư lậu.

Họ làm khảo sát với 3,511 người thuộc sáu nhóm người gốc Á lớn nhất - người Hoa, Philippines, Ấn Độ, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản.

Cộng đồng người Việt đứng thứ tư trong các nhóm Á châu, với hơn 1,7 triệu người, chiếm 10% trong tổng số người Mỹ gốc Á.
Lạc quan

Nghiên cứu này còn cho biết người Mỹ gốc Việt là cộng đồng lạc quan, với 83% người được hỏi nói rằng có thể thăng tiến nếu chịu khó.

48% nói con cái của họ sau này sẽ có đời sống tốt hơn.

Thu nhập trung bình của một hộ gia đình người Việt là 53,400 đôla. Toàn bộ cộng đồng gốc Á có thu nhập hộ gia đình là 66,000 đôla, trong khi một hộ gia đình trung bình ở Mỹ chỉ có thu nhập 49,800 đôla.
Trong số người trên 25 tuổi, chỉ có 19% người Việt có bằng đại học, và 7% có bằng cấp cao hơn. Còn trong cộng đồng gốc Á, nhìn chung 29% có bằng đại học; còn tính cả nước Mỹ, 18% người Mỹ có bằng đại học, và 10% có bằng cao hơn.

Chỉ có 31% người Việt trên 18 tuổi nói tiếng Anh "rất tốt", so với 53% người Mỹ gốc Á.

84% người Mỹ gốc Việt trên 18 tuổi là sinh ra ngoài nước Mỹ.

Thống kê cũng cho biết 57% người Mỹ gốc Việt có gia đình, so với 51% người Mỹ.

Nếu tính số lượng đăng ký kết hôn từ 2008 đến 2010, 73% Việt kiều lấy người gốc Việt, còn 9% lấy người gốc Á, và 18% kết hôn với người sắc dân khác.

'Không phải Mỹ'

Khoảng một nửa người Mỹ gốc Á nói họ rất khác với một người Mỹ 'đúng nghĩa'. Có đến 52% người gốc Hoa, 57% người gốc Ấn và 61% người gốc Việt có cảm giác này.

Nghiên cứu của Pew nói 18.2 triệu người gốc Á đã trở thành nhóm thiểu số tăng mạnh nhất, và hiện chiếm 6% dân số Mỹ.

Người gốc Ấn có tỉ lệ tốt nghiệp đại học cao nhất (32%) và có thu nhập hộ gia đình cao nhất (88,000 đôla).

Cộng đồng người gốc Hoa chiếm số lượng lớn nhất với hơn 4 triệu người. 25% người Mỹ gốc Hoa có bằng đại học, và 26% có bằng cao hơn.

Thu nhập trung bình của hộ gia đình gốc Hoa là 65,050 đôla.

Nghiên cứu cho biết người gốc Việt là nhóm duy nhất đến Mỹ chủ yếu trong tư cách tị nạn chính trị. Các nhóm khác tâm sự họ đến Mỹ chủ yếu vì lý do kinh tế, giáo dục và gia đình.

***

Vì quá bận với Công việc Khoa học nhọc nhằn và tẻ nhạt, nên gởi đi trang LaThuUcChau vội vã với nhiều sơ xuất, xin bao dung (NNS)

Kính.

NNS

678-NNS-Em_Le_Chua_Nay_2012

 

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử

free counters
un compteur pour votre site