lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Biển Cả Và Con Người

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Lá Thư Úc Châu

châu úc

Lá Thư Úc Châu

Chúc Thân hữu (luôn được) Thân Tâm An Lạc
Trang Thơ Nhạc điện tử Thứ 4 (11 tháng 7, 2012)

Nhạc:

Nửa Hồn Thương Đau
Ý Thơ: Thanh Tâm Tuyền
Nhạc: Phạm Đình Chương
Tiếng hát: Thái Thanh

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (1929-1991) quê nội ở Hà Nội còn quê ngoại ở Sơn Tây, (khi soạn nhạc ông ký bút hiệu Phạm Đình Chương, còn đi hát, chỉ trong ban hợp ca Thăng Long, ông có tên gọi ca sĩ Hoài Bắc), xuất thân trong một gia đình mang truyền thống âm nhạc.Thân phụ là Phạm Đình Phụng có 2 vợ. Người vợ đầu  sinh được 2 người con trai tên Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm tức ca sĩ Hoài Trung, cũng trong ban hợp ca Thăng Long. Người vợ sau (tức mẹ ruột Phạm Đình Chương) sinh 3 người gồm trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng (vợ nhạc sĩ Phạm Duy). Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, và cô con gái út là Phạm Thị Băng Thanh, tức nữ ca sĩ Thái Thanh.

Trong bài hát Nửa Hồn Thương Đau mà NNS kèm theo đây do Anh trai (Phạm Đình Chương) soạn cho Em gái (Thái Thanh) hát. Quả thật một phối hợp nghệ thuật tuyệt vời.

Sau khi cuộc hôn nhân với nữ ca sĩ Khánh Ngọc tan vỡ, Phạm Đình Chương bắt đầu sáng tác tình ca. Ông đem tâm trạng đau thương vào những bài nhạc tình da diết, đau nhức, buốt giá : Đêm cuối cùng, Thuở ban đầu, Người đi qua đời tôi, Nửa hồn thương đau…

Có người nhận xét, lối phổ thơ thành nhạc của nhạc sĩ Phạm Đình Chương mang đặc tính thiên tài, từ những vần thơ của các thi sĩ trở thành những nhạc phẩm luôn lưu lại nhiều kỷ niệm sâu đậm trong lòng người như: Đôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Nửa hồn thương đau, Đêm màu hồng, Dạ tâm khúc (thơ Thanh Tâm Tuyền), Màu kỷ niệm (thơ Nguyên Sa), Mưa Sài Gòn mưa Hà Nội (thơ Hoàng Anh Tuấn), Người đi qua đời tôi (thơ Trần Dạ Từ), Đêm nhớ trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê) v.v… cho nên nếu so sánh cung cách phổ thơ của Phạm Duy, có thể nói Phạm Đình Chương xuất sắc không kém, do ông chọn kỹ tính  văn học cao đưa vào nhạc...

Nhiều người bảo nhạc phẩm “Nửa hồn thương đau” của Phạm Đình Chương là được ông phổ từ thơ của Thanh Tâm Tuyền qua bài thơ “Lệ đá xanh”, nhưng ông đã đổi tựa và thêm ý tứ cho phù hợp với tâm trạng của ông lúc bấy giờ.

Theo chi tiết (khác) được Du Tử Lê kể (theo lời Phạm Đình Chương) trong một bài viết thì bài hát “Nửa hồn thương đau“ có lời không phải phổ từ thơ của Thanh Tâm Tuyền (như nhiều người lầm tưởng), mà chính do Phạm Đình Chương viết (lời, nhạc và tựa) xong vào năm 1970, được dùng làm nhạc đệm cho phim “Chân trời tím“ (truyện của Văn Quang do Liên Ảnh Công ty của Quốc Phong làm giám đốc). Trong bản “Nửa hồn thương đau”, Phạm Đình Chương chỉ mượn duy nhất 2 câu chót trong bài thơ “Lệ đá” của Thanh Tâm Tuyền mà Cung Tiến từng phổ nhạc mà thôi.

Hôm nay (Bác) Cung Tiến lại gởi mail nói về Câu Chuyện Bên Lề (của Lê Tấn Lộc): 

A total fiction: No such scenes happened in Saigon. Besides, my music setting of the poem was done (in 1957 at Sydney, Australia, when I was a first-year university student there) more than a decade before PhDCh's "Nửa hồn thương đau".

To meet the deadline for the completion of music to the film "Chân trời tím", he "borrowed" some motifs from my song, which I dedicated to him after he divorced his wife, Khánh Ngọc, by reason of adultery with his brother-in-law--thus becoming "lẻ loi".

CungTien

Note:
Kinh gửi N.N.Sơn:

Xin lỗi đã quên không cảm ơn anh đã mất công tìm tòi để đưa lên mạng: nào áng thơ tuyệt diệu của TTT, nào bài hát của tôi do KhL ca, nào những "annedotes" (tưởng tượng giống như science fiction của Lê Tấn Lộc), vv.  Anh đa mất công nhiều.

Encore, mes remerciements sincères pr votre amour de la culture vietnamienne contemporaine.!
(CT)
Dù sao đi nữa, Nhạc sĩ Phạm Đình Chương công cũng không nhỏ, đã làm nở hoa cho Văn Học Nghệ Thuật nước nhà.

Lớp hậu sinh như NNS thật biết ơn và ngã mũ bái phục lớp Cha Anh (trong làng Âm Nhạc) như Cung Tiến, Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn, Văn Cao, Lam Phương...và nhiều nữa. Có những ngày sau công việc Khoa học buồn tẻ và nhọc nhằn, ngồi mở nghe một bản Nhạc Việt mà lòng buồn buồn, tự hỏi: gần đây lớp Tiền bối chân tài đó rồi sẽ ra đi, thì lớp trẻ bây giờ liệu có đủ tài năng thay thế không, đặc biệt trong bối cảnh đất nước mình đã không là mảnh đất cho Văn học Nghệ thuật tự do để nẩy mần. Điều đó ta đã thấy (cụ thể) với xứ Nga là đất có truyền thống Văn học ngày nào...nhưng kể từ khi có Cuộc Cách mạng Tháng 10 (1917) thì trở nên là vùng đất chết, không đoạt nổi (ví dụ) một giải Nobel Văn chương. NNS lại chợt nhớ đến câu chuyện của Khổng Tử với Nhan Hồi khi thầy trò đi chơi dưới chân núi Thái sơn, đứng trước một ngôi mộ chưa xanh cỏ, gặp người mẹ khổ đau ôm mặt khóc cho đứa con xấu số. Khổng tử: "Sao bà không về phố thị mà sống, lại chọn chi nơii thâm sơn hẻo lánh, đến nổi để con bị cọp ăn thịt?". Người mẹ: "Vì nơi phố thị có Quan hà khắc". Khổng Tử quay lại bảo Nhan Hồi: "Hổ dữ giết một người. Làm chính trị lầm giết muôn người. Làm Văn hóa lầm giết triệu người". Buồn thay...

Sáng nay, mời Thân hữu cùng nghe Nửa Hồn Thương Đau, qua Phạm Đình Chương và Thái Thanh.

hoài bắc phạm đình chương

Tình thân,
Kính.
NNS

***

Thơ:

Võ Công Liêm

(Chú Sơn thân qúy.

Tháng 7 buồn lắm phải không? Tôi cũng buồn, buồn vì thấy có nhiều người ra đi (Nguyễn Mộng Giác, Lữ Liên...). Cho nên ngồi nghe mưa, tức cảnh mà làm bài thơ 'đưa tiễn' tôi. Nếu Lá Thư Úc Châu cuối tuần nay rộng chỗ chú 'nhét' bài thơ nầy cho Võ Công Liêm khóc thân phận một ít. Còn như hết chỗ thì cũng được thôi. Huế-buồn-chi. Vui thôi mà. Thân chúc chú bình an.

Tình thân. vcl) 

(Sao Đại ca "than thân" y hệt Phạm Đình Chương "than tình gãy đổ" trong Nửa Hồn Thương Đau vậy? Kèm theo LaThuUcChau kỳ này cho đủ bộ..hi..hi.. Chúc An Vui.
Em, nns)

TIẾNG ĐỘNG NÀO GÕ NHỊP TRONG TÔI

tôi
dập ký ức vỏ trứng
liếm láp kỷ niệm dư
lên đôi môi mùa đông
trong thăm thẳm mắt nâu mở cửa
nhốt tiếng thở lên ngọn đồi gió hú
thủy tinh chảy từng vũng
cứa ngọt thi thể trắng
diều hâu
nanh vuốt mềm nhung lụa
lột tả chân thật buồn:
tiếng động nào gõ nhịp trong tôi
đột kích bằng bước chân mèo hoang
dụ khị đêm đi ngủ
em
tuổi mười sáu leo cây khế hái trái chín
tôi
nâng niu bóng đêm nếm vị ngọt bất ngờ
em
thu mình ốc sên
tôi
dã tràng xe cát
em
dửng dưng khi nào
tôi
khất thực vô biên

quan san hề quan san
điếu vọng ngã chi sơn toại thể hầu

máu bất thường len chậm trong tôi
vướng những nhánh rong hư vô trôi
tôi tha phương sương rơi
một chiều lục điạ cổ tích nằm ./.

(ca.ab. mưa 7/2012)

***

Đỗ Trung Quân

Không Đau và Rất Đau

Các anh bẻ quặt tay tôi
Dẫu gì
Cũng không đau lắm
Các anh thúc cùi chỏ vào hàm tôi
Thú thật
Cũng không đau lắm
Các anh đạp vào mặt tôi
Dẫu gì
Cũng không ê ẩm lắm
Các anh dúi chúng tôi vào xe
Thú thật
Cũng chỉ ngồi chật một tí
Các anh kẹp cổ . lên gối tôi
Dẫu gì cũng chỉ bầm dập chút
Cái chúng tôi đau
rất đau…
Cái chúng tôi bầm dập
Cái chúng tôi ê ẩm
Chính là
Các anh thay mặt kẻ cướp nước
Bọn cướp biển
Bẻ tay, đánh đập, bắt bớ , đàn áp
CHÍNH- ĐỒNG- BÀO – MÌNH

***

Từ những ngày cay đắng này. Tổ quốc bị uy hiếp và người yêu nước bị bức hiếp thì thuộc tính hài hước Việt Nam lại được đánh thức. Tại sao không ?

Nụ cười vẫn có thể nở ra như một đóa hoa máu.

Rất trang nghiêm.

Tình ca người hết ý.
[ Nhạc : Trịnh Công Sơn - Lời : Đỗ Trung Quân ]

 Tôi có người yêu
ốm đòn hôm qua
Tôi có người yêu
Vừa mới đi ra nó đạp vào nhà
Nó đập thật thà
Nó bảo là mày chống China

Tôi có người yêu
Xuống đường hôm kia
Tôi có người yêu
Bị đánh lia chia, đánh thật đầm đìa
Nó giựt cả cờ
Nó bảo rằng đừng có lơ mơ...

Tôi muốn yêu anh yêu Việt Nam
Ngày gió lớn tôi đi môi gọi thầm
Người yêu ơi !! sao nện tôi
Nhìn anh tôi muốn chết cho rồi...

Tôi muốn yêu anh yêu Việt Nam
Thề tới chết không yêu tên "bạn vàng"
Bọn đuôi sam bao nghìn năm
Thò tay chúng muốn lấy luôn quần

Tôi có người yêu
Mới vừa tiêu diêu
Tôi có người yêu bị đánh như heo
Đánh thật ngặt nghèo
đánh tràn một lèo
ngay chỗ hiểm nghèo nằm chết cong queo...

***

Thêm một ngày nữa trong đời 1 tháng 7 -2012

8 giờ sáng.

Tôi đi xe ôm lên cà phê Mây khu vực nhà thờ Đức Bà. Các anh Lê Hiếu Đằng, Cao Lập, Hạ Đình Nguyên, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Quốc Thái , gs Tương Lai, nhà văn Nguyễn Hòa , Andre Menras vv. Tay an ninh quen mặt bắt tay tôi trên hè “ anh cố ôn hòa nhé !” tôi cười “chúng tôi ôn hòa nhưng tùy vào thái độ có gây bùng nổ từ phía các anh hay không mà thôi.”

9g kém 15

André Menras cầm tấm bảng khẩu hiệu mở đầu. Cuộc tuần hành nhóm, cuộc cãi vả nhỏ nổ ra ngay khi một chiếc áo xanh an ninh giựt tấm bảng. André giựt lại móc thẻ chứng minh nhân dân “anh nên nhớ tôi là công dân Việt Nam, tôi phản đối Trung quốc, ủng hộ chính phủ Việt Nam. André dễ nóng máu, mặt mũi đỏ gay, một viên đá phang vào tấm bảng từ một thanh niên thường phục. André lao vào túm cổ áo, chúng tôi can anh bình tình. Khi ấy khu vực công viên đã nóng lên. Một số anh em trẻ bị dồn lên xe. Cuộc dằng co trước máy chụp ảnh và quay phim của cả những người tham gia lẫn an ninh thường phục. Anh Lê Hiếu Đằng lao ra trước mũi xe chăn đầu không cho di chuyển nhưng anh bị một tay to cao đẩy vào lề, chiếc xe vọt mất. Nghe nói trên xe chị em Huỳnh Thục Vy…

Đoàn tuần hành tiến về phía đường Hai Bà Trưng nơi là Tổng lãnh sự quán Trung Quốc thu hồi từ tòa Đại sứ Đài Loan trước 1975. Hàng rào không cho đoàn tuần hành áp sát, đám đống dừng lại dương cao cờ tổ quốc hét “ Hoàng sa – Trường sa là của Việt Nam”.  Một anh đứng tuổi đeo cà vạt nóng máu “ Đả đảo China.” Tay an ninh chìm còn trẻ đứng bên lề lầm bầm vừa đủ nghe “ đả đảo cái con c…” lập tức nhiều gương mặt trẻ đứng cạnh quay phắt lại. Nó chuồn vào đám đông mất dạng.
Công bằng mà nói, sau một số va chạm ban đầu. Cuộc tuần hành được an ninh áo xanh, áo xám, dân phòng dẹp đường cho đi trật tự, không cản trở giao thông. Họ chỉ đi theo và ngăn vào những con đường “nhạy cảm” như tòa đại sứ Mỹ đường Lê Duẩn.

Trong dòng tuần hành mà tôi nhận ra nhiều gương mặt quen thuộc của ngày 6 tháng 5 - 2011. An ninh chìm nam nữ có đủ, không sao,  chuyện ai nấy làm. Chúng tôi dặn một số bạn trẻ, cứ làm đúng nghĩa vụ và tránh khiêu khích không cần thiết.

11g

Từ quán cà phê Mây gọi taxi về nhà cùng một người bạn trẻ từ Nha Trang vào tham gia... Hai chiếc áo sọc bám theo. Anh taxi hỏi chú vừa xuống đường đúng không ? Tôi cười gật đầu. Anh taxi đề nghị để cháu lượn vài vòng giỡn chơi chút nhá, cháu cắt đuôi dùm chú nhá ? Ok! Thế là chỉ vài vòng lả lướt ra phía xa lộ với tốc độ cao. Hai chú an ninh đã “không hoàn thành nhiệm vụ”. Về chắc bị sếp rầy dữ. Cảm ơn chú taxi, còn trẻ. Khi tôi hỏi tên để nhớ anh bảo cháu tên Ý . Tôi đưa ngón tay cái “ hết ý !”

Cơn sốt suốt đêm qua còn làm ngầy ngật, về nhà lăn ra thở và ho rũ rượi. Không rõ nên buồn hay vui. Chỉ thấy thôi thì nghĩa vụ công dân cứ phải làm cho xong cái đã.

(Source: Đỗ Trung Quân)

***

Lại thêm một ngày nữa trong đời: 8 tháng 7 năm 2012

Theo luật sư Lê Quốc Quân, đã có tới gần 1.000 người tham dự, và ông nói với BBC rằng cuộc biểu tình lần này có thể đông gấp đôi về số lượng so với cuộc biểu tình tuần trước (1/7/2012) ở Thủ đô.

Các trang blog Ba Sàm và blog Nguyễn Xuân Diện cũng tường thuật có trên dưới một nghìn người biểu tình tham gia sự kiện sáng Chủ Nhật ở Hà Nội, với ít nhất 300 người xuất phát từ Nhà hát lớn.

Một số trang mạng xã hội đưa tin khoảng hơn trăm người dân ở thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện ở một số địa điểm trong đó có công viên 30 tháng Tư với biển hiệu 'chống Hải tặc' trên Biển Đông để 'tham gia biểu tình.' Tại Hà Nội, cuộc biểu tình có mặt các nhân sỹ, trí thức bên cạnh quần chúng đủ mọi lứa tuổi, thành phần xã hội và đặc biệt có sự tham gia của 'đông đảo dân oan khiếu kiện.'
Luật sư Lê Quốc Quân:

Nhiều người dân Hà Nội xem biểu tình rất đông. Từ cửa sổ trên cao, họ ‘vẫy tay’ và chào đoàn biểu tình. “Bất cứ ở đâu người ta cũng nở nụ cười, cũng hô hào thể hiện thái độ thiện chí và ủng hội với đoàn biểu tình... Ngay cả những người đang lưu thông trên đường cũng bị cảnh sát bắt dừng lại để nhường đường cho đoàn biểu tình”. Mặc dù có sự tham gia đông đảo của nông dân mất đất nhưng sự hiện diện của thanh niên, sinh viên vẫn là đông nhất. Theo ông Quân thì lực lượng này chiếm đến gần 2/3 đoàn biểu tình trong khi nhân sỹ trí thức tham gia không đông. “Khí thế rất tuyệt vời. Cá nhân tôi lâu lắm mới sống trong một cảm giác rất là xúc động, hào hùng và tràn ngập tình yêu nước,” luật sư Quân bày tỏ.

Dù cảnh sát giao thông có chặn đoàn biểu tình ở tất cả các ngã tư mà đoàn đi qua nhưng ‘tính chất quyết liệt không cao’.

“Họ kêu gọi bà con đi lên vỉa hè, giữ gìn trật tự. Cuối cùng đoàn vẫn vượt qua 4, 5 ngã tư liền bị chặn như thế,” ông nói và nói thêm rằng ‘họ không có hành động quá khích hay trấn áp nặng nề’.

“Chặn bắt đàn áp người biểu tình vào thời điểm này là hết sức bất lợi cho Việt Nam,” ông nói, “Nó sẽ làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân rất nhiều.”. “Người dân hiện rất phẫn uất trước sự gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc và họ chỉ xuống đường thể hiện quan điểm đó,”

Hình ảnh đưa lên mạng cho thấy bà Lê Hiền Đức ngồi trên xe lăn dẫn đầu đoàn biểu tình.

Trong tay bà cầm khẩu hiệu là lời nói bất hủ của nữ Anh hùng Dân tộc Triệu Thị Trinh: ‘Tôi muốn cưỡi con gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông’.

(Source: BBC)

***

Bon Mercredi
Kính.
NNS
711-NNS_Nua_Hon_Thuong_Dau_2012

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc Lâm Yên Tử

free counters

un compteur pour votre site