lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Bauxit và Trọng Điểm Chiến Lược Cao Nguyên

Cựu Trung Tướng Lữ Lan

Về tầm quan trọng của vị thế chiến lược Cao Nguyên Trung Phần.

Khởi đi từ quan niệm cổ xưa của các binh gia qua mọi thời đại, cấp chỉ huy nào ở ngoài chiến trường, cũng mau tìm chiếm nơi cao địa để dành lấy thế thượng phong.  Điều đó đã trở thành một quy luật chung cho mọi chiến lược gia Đông, Tây, Kim, Cổ.

Do quan niệm đó, vị thế chiến lược của cao nguyên Trung phần Việt Nam xưa nay vẫn đóng một vai trò quyết định trong mọi hành động quân sự.  Quyết định trong cả thế công cũng như thế thủ, trong thể loại chiến tranh du kích cũng như trong thể loại chiến tranh vận động.

Từ đầu thế kỷ 20, rồi trong suốt cuộc chiến Đông Dương (1946/1954) cho đến chiến tranh Việt Nam (1960/1975), câu nói đầu môi của cấp bộ lãnh đạo chiến tranh là: ai kiểm soát được cao nguyên, người đó dành được thế chủ động trong trận địa toàn miền Nam.  Một bằng chứng lịch sử đã xác nhận điều đó: tháng 3 năm 1975, Bắc cộng đã huy động 12 sư đoàn dã chiến quyết tâm dứt điểm Ban Mê Thuột của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).  Tiếp sau đó, các tỉnh duyên hải, từ Phú Yên đến Phan Rang tiếp nối nhau thất thủ như một loạt domino.  

Nay Trung Cộng được quyền khai thác những quặng mõ bauxite trên một diện tích được coi là bóc đi 2 phần 3 diện tích rừng ở Lâm Đồng và Dakrong thì Trung cộng sẽ làm được gì về mặt quân sự và quốc phòng?

Đây là một biến cố vô cùng trọng đại đối với sự tồn vong của Việt Nam.  Trước hết, phóng tầm nhìn suốt chiều dài lịch sử Việt Nam từ nghìn xưa, Trung quốc chưa bao giờ buông bỏ mưu đồ hãm hại dân tộc Việt Nam và xâm chiếm nước ta.

Đối với một quân nhân có chút cảm quan chiến lược do bởi kinh nghiệm sống và chiến đấu ở Cao Nguyên Trung phần trong nhiều năm giữ chức vụ chỉ huy Quân Đoàn II cũng như Sư Đoàn 23 trước đó, tôi nghĩ rằng giá trị chiến lược của Cao Nguyên Lạng Biên và Daclac vượt xa mọi giá trị vật chất của quặng mõ bauxite đang được khai quật lên.  Nói cách khác, mấy triệu tấn nhôm được  khai thác chế biến sau này bán cho Trung quốc chẳng đáng giá gì so với việc nhập cư một nhân số ngoại lai đông đúc không rõ xuất xứ, vào một địa bàn yết hầu của trận địa chủ yếu trong cuộc phòng thủ Cao Nguyên Trung phần.

Đọc quân sử, không ai lạ gì các mưu đồ “đạo quân thứ 5”,  nội công ngoại kích, chuyện “Con Ngựa Thành Troie” cực kỳ khốn nạn.  Đó là chưa nói đến tác hại lâu đời của bauxite.  Vốn là một loại quặng để biến chế thằnh nhôm qua 2 đợt.  Đợt 1, khi khai quật ra khỏi lòng đất , nghiã là bóc gở lớp đất hoa màu ở trên từ 1 đến 4 thước, nó trở thành một độc chất vô cùng nguy hại hiện chưa ai tìm được phương thức khử độc.  Chính do vậy mà thế giới chỉ khai thác những vùng xa xôi, hẽo lánh, không có cư dân và hoa màu.  Trung quốc cũng có khá nhiều mỏ bauxite, nhưng sợ đầu độc môi sinh nên không dám khai thác.

Thêm nữa, bauxite bốc lên phải dùng một lượng nước khổng lồ để rửa sạch trước khi biến chế sang đợt 2.  Nước rửa này gọi là bùn đỏ (red sludge) cùng với bụi đỏ trong không khí là một độc chất, chảy tới đâu huỹ hoại mùa màng, giết chết muông thú, nhiễm độc suối nguồn vô thời hạn.

Tại Ba Tây và Úc châu, người ta tìm ra những khu lòng chảo, núi đá bao bọc, địa chất đất sét không thấm rỉ ra ngoài và dùng ống bê tong bơm bùn đỏ vào một vùng cô lập hoang vu, chứa tại đó cho đến khi nào khoa học tìm ra được phương thức khử độc.  Ở Việt Nam chúng ta hiện nay, khai thác bauxite ở Daknong là vùng đầu nguồn của các nhánh sông Krong Ana, Đồng Nai chảy nhập về sông Saigon,  các nhánh sông Bé, sông La Ngà, sông Vàm Cỏ chảy về miền Đông và châu thổ Nam phần.  Nghĩ cho cùng, phải chăng đây là một thâm ý hãm hại lâu dài nòi giống Việt Nam!

Trong lúc này, các sản phẩm Cà Phê, Trà, Tiêu, Cao Su v.v.. là những loại phẩm chất có tiếng trên thế giới, sẽ nhường chỗ cho một loại cỏ dại dị tướng chưa hề thấy mọc lên sau đó.

Trở lại vấn đề giá trị chiến lược của Cao Nguyên Trung phần.  Đây là một kỳ quan chiến lược Trời Đất đã phú cho Việt Nam, một sự cấu tạo vô cùng tinh xảo của tạo hóa.  Như một thành trì thiên nhiên bao gồm năm tỉnh hạt ở cao độ trung bình 1200 thước trên mặt biển, được bao bọc về hướng Đông bởi một bình nguyên duyên hải phì nhiêu, một hệ thống sông Ba Ngòi chảy vào một hải cảng thiên nhiên.  Đó là Vịnh Cam Ranh với đầy đủ các điều kiện và lợi thế của một quân cảng chiến lược thủy bộ mà bao cường quốc Đông Tây đã ngấp nghé dòm ngó và đã có cơ hội sử dụng từ đầu thế kỷ 20.  Như trường hợp của hạm đội Thái Bình Dương của Hoàng gia Nga, dưới quyền thủy sư Đô Đốc Nebogatov đã được Toàn Quyền Pháp ở Đông Dương cho cập bến Cam Ranh sau một cuộc hải hành 18 ngàn hải lý từ Bắc Hải đến đây để tái tiếp tế than, dầu, và nước ngọt trước khi lên đường đến Hoàng Hải để giao tranh với hải quân Phù Tang ngày 27-5-1905.  Bộ Thuộc Địa và Bộ Chiến Tranh của Pháp quốc đã từng vận động ngân sách để chấn hưng Cam Ranh thành một căn cứ hùng mạnh ở Đông Nam Á.  Kế hoạch chưa kịp thực hiện thì Đệ Nhị Thế Chiến đã xảy ra.  Trong tiến trình thống lãnh Đông Nam Á, hải quân Nhật Bản đã điều động chiến hạm đến neo trong Vịnh, thiết trí một hệ thống lưới thép ngầm để ngăn chống tàu ngầm địch len lõi vào trong vịnh.  Đại bác tầm xa cũng được gắn trong nhiều lô cốt kiên cố để chống trả mọi tấn công.

Trong chiến tranh Việt Nam vừa qua, quân lực Hoa Kỳ cũng đã canh tân, thiết bị cho Cam Ranh đủ tiện nghi của một quân cảng kể cả một phi đạo cho phản lực cơ dài 2 dặm.  Khi quân Mỹ triệt thoái và chiến tranh Việt Nam chấm dứt, đến lượt Nga Sô thương lượng với Hà Nội muốn thuê Cam Ranh dài hạn để làm căn cứ hải quân ở Thái Bình Dương, thay thế cho Vladivostok ở  Tây Bá Lợi Á bất tiện vì tù túng trong biển Nhật Bản và khí hậu mùa Đông khắc nghiệt.  Nhưng kế hoạch trên bất thành vì Sô Viết toàn cầu tan hàng, rả ngũ.  Hơn nữa, dễ gì Trung cộng để một sự việc như vậy xãy ra.

Ngày nay, Trung cộng đang ở cao điểm bành trướng thế lực ở Đông Nam Á như Nhật Bản trong Đệ Nhị Thế Chiến, lẻ nào không dòm ngó Cam Ranh?  Đã ngang nhiên gom hết tất cả các hải đảo nằm giữa bán đảo Đông Dương và Phi Luật Tân làm đặc khu kinh tế của Trung cộng và thọc sâu xuống tận hải phận của Mã Lai Á và Nam Dương, tất nhiên cần có một cứ điểm song hành để bảo vệ cạnh sườn phía Tây.  Đông Dương là trọng điểm chiến lược của Đông Nam Á.  Và Cao Nguyên Trung phần là trọng điểm của Đông Dương.

Đó là lý do vì sao Trung cộng đã dồn áp lực hối thúc ký nhanh hiệp ước bauxite.  Có những nguồn tin xuất phát từ thượng tầng của Mặt Trận Tổ Quốc thì thầm về những lời đe dọa của Trung quốc đối với Đảng, và mua chuộc đối với nhà nước Việt Nam.  Cao nguyên chính là mục tiêu.  Bauxite chỉ là cái cớ.  Trung cộng đã vồ được một mối “nhất cử lưỡng tiện”.  Chỉ có Việt Nam là mọi bề thua lỗ.  Đang gặp hoàn cảnh kinh tế suy sụp, toàn bộ đồn điền cao nguyên phen này tiêu vong đời đời.

Cộng Sản Việt Nam có thể làm gì để chống lại mưu đồ Trung cộng?

Tối thiểu và cấp kỳ là nhà nước cộng sản Việt Nam phải bày tỏ thái độ ngay trước khi quá muộn.  Bày tỏ thái độ để cho khói ASEAN lên tiếng phản kháng Trung quốc.  Không gây hấn, nhưng tiếp đến là phải bày quân bố trí các địa thế xung yếu ở Cao Nguyên để nói lên rằng nếu Trung quốc quá lộng hành, ắt phải có phản ứng, có phản ứng tất nhiên Liên Hiệp Quốc phải lưu ý, và các nước ASEAN phải quan tâm.

Không lẽ “quân đội nhân dân anh hùng” từ nửa thế kỷ nay, với quân số hơn một triệu, cảnh sát công an thêm một triệu tay súng, lại cam tâm quỳ mẹp trước gót giày của quân cướp nước?  Hãy noi gương của hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ở Hoàng Sa năm 1974, đánh một trận để lưu danh muôn thuở.

Cao Nguyên và Cam Ranh là thành trì thiên nhiên của Đông Nam Á, hãy tích cực xây dựng công sự phòng ngự để tự vệ.  Chết vinh là ở đó mà Sống nhục cũng là ở đó.

Trong quá trình chi phối toàn bộ chính trị kinh tế quân sự của Trung quốc đối với Việt Nam trong mấy thập niên qua, nhân dân Việt Nam đã sẳn sàng câu trả lời:

Hồ Cẩm Đào nói “Láng giềng hữu  nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai”.
Nhân dân Việt Nam đã đáp lại: Láng giềng khốn nạn, cướp đất toàn diện, lấn biển lâu dài, thôn tính tương lai.

Hãy biến Đông Dương thành nấm mồ chôn quân xâm lược để cứu nguy giống nòi và đất nước Việt Nam.

Cựu Trung Tướng LỮ LAN

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site