lịch sử việt nam
Tìm hiểu các mô hình mốc giới được cắm trên đường biên giới Việt Trung theo các công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895
Những ngày vừa qua, trên một số trang blog và báo chí, có đăng tải một số hình ảnh và phụ chú theo đó phía Trung Quốc đang có phong trào đào lấy các cột mốc biên giới cắm theo công ước Pháp Thanh 1887 để đưa vào viện bảo tàng. Đây là một việc làm khuất tất vì các cột mốc này là các di vật lịch sử, thuộc chủ quyền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc (ngoại trừ một số mốc kép cắm dọc theo sông Ka Long ở vùng giáp ranh Móng Cái). Phía Trung Quốc không thể đơn phương tự tiện lấy các mốc này làm của riêng.
Tuy nhiên, không thể loại trừ trường hợp Hiệp ước phân định biên giới mà hai bên Việt-Trung ký năm 1999 đã làm thay đổi đường biên giới lịch sử, khiến những cột mốc này nằm sâu vào trong lãnh thổ Trung Quốc. Nếu các mốc này đã nằm sâu trong lãnh thổ của TQ thì họ có thể có quyền làm các việc này.
Dư luận từ lâu nay cho rằng nhà nước CSVN “nhượng đất, nhượng biển” cho Trung Quốc. Việc nhổ mốc đã xảy ra từ tháng năm năm 2010 mà bộ Ngoại Giao VN không lên tiếng phản đối. Rõ ràng hành vi của phía Trung Quốc khẳng định việc đồn đãi của dư luận. Việc nhổ đi các mốc giới lịch sử còn mang ý nghĩa xóa bỏ vết tích lịch sử, từ nay không còn ai có thể kiểm chứng được hai đường biên giới 1887 và 1999 trên thực địa.
Phải chăng phía Việt Nam đồng lõa với phong trào nhổ cột mốc lịch sử của Trung Quốc?
Trong bài viết nhỏ này người viết mô tả sơ lược về hình thể và nội dung của các cột một được cắm theo công ước 1887. Từ đó, mọi người có thể quan sát các tấm hình các mốc bị đào lên (được đăng trên BBC hay blog Phạm Viết Đào), để có thể đoán cột mốc ấy ở đâu, vùng nào, từ đó suy luận đường biên giới ở các nơi đó phía VN có bị thiệt hại hay không.
Đường biên giới giữa hai nước Việt-Trung đã được phân định rõ rệt theo hai công ước:
1/ Công ước phân định biên giới giữa Trung Hoa và Bắc Kỳ (Convention relative à la délimitation de la frontière entre la Chine et le Tonkin) do ông Constans ký tại Bắc Kinh ngày 26 tháng 6 năm 1887 và
2/ Công ước bổ túc do ông Gérard cũng ký tại Bắc Kinh ngày 20 tháng 6 năm 1995.
Người Pháp thay mặt triều đình nhà Nguyễn ký kết với nhà Thanh (Trung Hoa) các kết ước này chiếu theo tinh thần điều 1 của Hiệp ước bảo hộ (Traité Protectorat): “L'Annam reconnaît et accepte le Protectorat de la France. La France représentera l'Annam dans toutes ses relations extérieures. Nước An Nam nhìn nhận và chấp nhận sự bảo hộ của nước Pháp. Nước Pháp sẽ đại diện cho An Nam trong mọi liên hệ với các nước khác."
Theo "Convention sur le Droit des Traité de Vienne – Công ước về Luật của các kết ước ký tại Vienne (thủ-đô Áo-Quốc) ngày 29 tháng 5 năm 1969 – (Vienna Convention on Succession of States in respect of Treaties): một nước có thể ngưng thi hành một kết ước đã ký cũng như có thể hủy bỏ toàn bộ nội dung các kết ước nầy do tính bất bình đẳng của nó (trường hợp các kết ước ký dưới thời một nước bị bảo hộ.) Tuy nhiên, Ðiều 11 của Công ước Vienne có nội dung:
“Boundary regimes: A succession of States does not as such affect: (a) a boundary established by a treaty; or (b) obligations and rights established by a treaty and relating to the regime of a boundary.”
“Thể lệ về biên giới: Một sự kế tục của Quốc Gia không đặt lại vấn đề về: a) biên giới xác định do một hiệp ước và b) nghĩa vụ và quyền lợi xác định do một hiệp ước có liên hệ với một thể lệ về biên giới.”
Ðiều nầy cho thấy, trên quan điểm công pháp quốc tế, các kết ước về biên giới Việt-Trung ký giữa Pháp và nhà Thanh năm 1887 và 1895 vẫn còn giá trị pháp lý, nếu hai bên Việt-Trung không có các kết ước khác thay thế. Mặt khác, ngoài một số địa phương đã bị Pháp nhượng cho Trung Hoa để được quyền lợi về kinh tế, đường biên giới này thể hiện thực tế lịch sử giữa hai nước Việt-Trung từ nhiều ngàn năm qua.
Nhà nước CSVN đã ký lại Hiệp ước phân định biên giới trên đất liền với Trung Quốc vào tháng 12 năm 1999 vì nhiều lý do: “Do lời văn công ước 1887 mô tả đơn giản, không rõ ràng, do nội dung không phù hợp với thực địa, bản đồ tỷ lệ nhỏ, nhiều địa danh, khu vực không thể hiện…nhiều khu vực chưa được phân giới cắm mốc hoặc cắm mốc quá thưa. Ngoài ra, qua hơn trăm năm, hệ thống mốc cũng bị hư hại, xê dịch, phá hủy do chiến tranh và thời gian…”
Những lý do này đưa ra thì phù hợp với thực tế. Nhưng việc có cần phân định lại biên giới hay không và phân định trên căn bản nào thì còn nhiều điều cần bàn luận (nhưng không phải là chủ đề viết ở bài này.)
Việc phân định lại biên giới năm 1999 làm vô hiệu hóa hiệu lực các kết ước lịch sử 1887 và 1895 về biên giới.
Nhưng theo điều I của hiệp ước 1999: “Hai Bên ký kết lấy các Công ước lịch sử về biên giới hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc làm cơ sở, căn cứ vào các nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận cũng như các thỏa thuận đạt được trong quá trình đàm phán về vấn đề biên giới Việt - Trung, đã giải quyết một cách công bằng, hợp lý vấn đề biên giới và xác định lại đường biên giới trên đất liền giữa hai nước.”
Các công ước lịch sử liên quan đến biên giới hai nước chỉ gồm có hai công ước 1887 và 1895. Theo nội dung điều I, đường biên giới 1999 như thế sẽ trùng hợp với đường biên giới 1887 ở những đoạn (hay điểm) mà nó thể hiện rõ ràng. Dĩ nhiên ngoại trừ những đoạn (hay điểm), mặc dầu thể hiện rõ ràng trên thực địa, nhưng đã được dời đổi theo các “thỏa thuận đạt được trong quá trình đàm phán” giữa hai bên Việt-Trung.
Các mốc giới được cắm theo các công ước Pháp-Thanh có nhiều mô hình khác nhau. Tùy theo (a) vùng biên giới, (b) thời kỳ cắm mốc, hay (c) đoạn biên giới mà hình thức các mốc giới hoàn toàn khác nhau.
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử