lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Học Giả Trung Hoa Đang Được Trung Cộng

Ráo Riết Sử Dụng Vào Mục Đích Thôn Tính Biển Đông

Vũ Cao Đàm

Nguồn: boxitvn

việt nam, lịch sử việt nam

Trên các trang mạng bằng Hoa ngữ, người ta có thể gặp nhan nhản những bài “nghiên cứu” của các học giả Trung Cộng ngụy tạo sự kiện để “chứng minh” rằng các vùng lãnh thổ và lãnh hải mà Trung Cộng thèm muốn là của cha ông họ.

Chúng tôi dịch đăng một trong những bài “nghiên cứu” mà trên các trang mạng của Trung Cộng nói là của các loại “học giả” đó.

Chúng tôi cũng đăng kèm theo một bài viết của nhà nghiên cứu Phạm Hân đã công bố trên các trang mạng tiếng Việt để bạn đọc tiện đối chiếu. So sánh hai bài này, chúng ta có thể thấy, với cùng một sự kiện được viện dẫn, phía Trung Quốc nêu rất mập mờ (như thật), và về thủ pháp thì cố ý lặp đi lặp lại một tên sách, một sự kiện nhiều lần, như muốn nhồi nhét vào trí óc người đọc cái ấn tượng về những sự kiện hoặc những tên sách mà họ trưng ra để lòe bịp này, còn nhà nghiên cứu Phạm Hân bình tĩnh chỉ rõ từng dẫn chứng, chỉ rõ nguồn gốc tài liệu một cách rất cụ thể. Qua đó, chúng ta có thể thấy, Hán tặc hiện đại thâm nho, ngụy biện, và xảo trá đến mức nào.

So sánh hai bài viết, chúng ta có thể thấy, các học giả Trung Cộng đã dựa trên một số sự kiện có thật, rồi thêm thắt và dựng đứng các sự kiện vào đó, tạo cho độc giả cảm giác như thật, nhằm đánh lừa dư luận. Nếu có ai đó “rỉ tai” với các nhà lãnh đạo Trung Cộng, rằng làm như thế là xằng bậy, thì lập tức họ sẽ đổ lỗi cho cái bọn học giả mà họ sẽ gọi là “ngu muội” kia.

Tôi muốn kể lại một vài sự kiện mà tôi biết rất rõ để chúng ta có thể hiểu thêm về điều đang nói ở đây. Trung Cộng đang ra sức chứng minh rằng, sau chiến thắng biên giới năm 1950, Việt Nam được nối liền với một hậu phương rộng lớn là Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân. Do vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ và cuộc toàn thắng người Pháp xâm lược là do ngoại viện của các nước này, thậm chí còn có cả sự chỉ huy trực tiếp của Trung Cộng. Trong một hội nghị quốc tế tại Bắc Kinh nhân 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, có hai nhà nghiên cứu Trung Cộng cũng đã nói như vậy. Tôi được nghe Giáo sư Phạm Xuân Hằng, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, người tham dự hội nghị đó, kể lại, sau khi nghe các báo cáo đó, ông có nhắc nhẹ (ngoài hành lang) với một đồng nghiệp Trung Quốc, là ông Văn Trang, về việc đó. Ông Văn Trang nói: “Bọn trẻ nó không nắm được, xin đồng chí đừng chấp”. Giáo sư Phạm Xuân Hằng còn cho biết rõ, ông Văn Trang là người của Trung Cộng. Năm 1947 khi bị Chính quyền Quốc dân đảng truy nã, Văn Trang đã chạy sang Việt Bắc lánh nạn, được Việt Nam cưu mang, được sống bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau trở thành cố vấn của Đảng Trung Cộng bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu chuyện của Giáo sư Phạm Xuân Hằng làm tôi liên tưởng tới một câu chuyện khác mà bản thân tôi được nghe trực tiếp từ một nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông kể rằng, trong cuộc gặp một nhà lãnh đạo Trung Cộng, ông có ý phàn nàn về việc quân đội và thường dân Trung Quốc ở biên giới cứ đêm đêm, từng bước di chuyển cột mốc để lấn chiếm đất vùng biên giới Việt Nam, thì vị lãnh đạo Trung Quốc ở cấp cũng rất cao kia... cũng phán như Văn Trang đã phán: “Đồng chí ơi, chúng ta phải hướng về đại cục, đừng hạ mình chấp nê với bọn dân ngu ấy!”. Họ không cãi đâu, mà đỏ lỗi cho bọn dân ngu... Tại dân họ ngu, tại dân của họ cực ngu, tại chính quyền của họ thậm ngu, tại lính của họ đại ngu,... tại các học giả của họ cũng chí ngu mà thôi, chứ bản thân họ thì vẫn tối ư thông minh, tuyệt đỉnh sáng suốt, vẫn một lòng trung thành vô song với 16 chữ vàng của tình anh em quốc tế cộng sản. Ta nghe thì cứ là hởi lòng hởi dạ với người anh em láng giềng “môi sứt răng lạnh” kia. Hai nhà lãnh đạo của hai nước Việt Hoa mà tôi viện dẫn trên kia đều còn mạnh khỏe và minh mẫn cả. Nếu họ đọc những dòng này, thì chắc chắn họ vẫn đủ sức để nhớ lại.

Qua đó chúng ta cũng nhìn rõ được bộ mặt thật của chủ nghĩa Đại Hán Trung Cộng thời nay. Trong một số bài báo mà tôi đã công bố trước đây, có lần tôi đã mạnh dạn nhận định: Trong lịch sử xâm lăng của chủ nghĩa Đại Hán, chưa có một triều đại nào của Trung Hoa có những ngón đòn xâm lược bẩn thỉu và xấu xa đối với Việt Nam như chủ nghĩa Đại Hán Trung Cộng. Tôi muốn bổ sung thêm một nhận định khác: Chưa có bọn thực dân xâm lược nào thâm hiểm như bọn thực dân tân-cổ điển Trung Cộng, kẻ biết huy động từ thằng dân ngu khố rách AQ đến học giả mặt mũi sáng ngời như ông Giáo sư Văn Trang, kẻ vẫn được xem là cố vấn thân cận của Đảng Trung Cộng bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, để tấn công một cách tỉ mỉ, toàn diện, triệt để từ hạ tầng thổ địa cho đến tận thượng tầng văn hóa ... vào một quốc gia mà họ vẫn vuốt ve là anh em đồng chí.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu hai bài viết để độc giả có dịp so sánh cặn kẽ từng sự kiện mà học giả Phạm Hân và học giả Trung Cộng đã công bố.

Nghiên cứu bài viết của học giả Phạm Hân, chắc nhiều người nghĩ rằng ông viết theo “đặt hàng” ở đâu đó để phản bác trực tiếp bài viết của Trung Cộng mà tôi dịch đăng ở đây. Hoàn toàn không phải như vậy. Đây là một công trình nghiên cứu của ông mà tôi được đọc đã lâu trên mạng, nay gặp bài báo của Trung Cộng, thì tôi mới lục tìm lại trong “kho” tư liệu cá nhân và cung cấp để độc giả tiện so sánh với bài báo đầy cách lập luận nguỵ biện tinh vi của Trung Cộng mà tôi dịch đăng trên Bauxite Việt Nam kỳ này. Nhân đây, tôi cũng gửi lời xin học giả Phạm Hân lượng thứ vì tôi đã sử dụng bài báo của ông mà không biết tìm ông ở đâu để xin phép. Hơn nữa, tôi cũng rất mong học giả Phạm Hân cung cấp thêm các nghiên cứu của ông (bằng Hoa ngữ càng tốt) để các độc giả toàn thế giới thấy rõ hơn bộ mặt thật ghê tởm của người “anh em, đồng chí” mười sáu chữ vàng, và nhất là để nhân dân Trung Quốc thấy được bộ mặt xảo trá của các nhà lãnh đạo một đất nước như Trung Hoa, với một dân tộc và một nền văn hóa vĩ đại mà người Việt Nam chúng ta vô cùng kính trọng.

Vũ Cao Đàm dịch và giới thiệu

Luận điệu học giả Trung Cộng: Bằng chứng nào nói Nam Sa là của Trung Quốc?

BẠN ĐỌC HỎI:

Tôi nhìn trên bản đồ, thì Nam Sa cách Trung Quốc rất xa, nhưng lại rất gần với các nước khác. Chính phủ Trung Quốc thì nhất quyết có đầy đủ chứng cứ về luận điểm trên và không cần thêm sự kiện nào khác để khẳng định điều đó, nhưng Chính phủ Việt Nam lại nói những chứng cứ ấy chưa được đầy đủ. Tôi muốn biết thêm nhiều ý kiến khác quanh vấn đề này.

(Trong toàn bộ bài này, “Nam Sa” là cách gọi của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, còn “Nam Hải” là cách gọi vùng biển mà Việt Nam gọi là Biển Đông – Chú dẫn của người dịch)

BÀI TRẢ LỜI (không ký tên tác giả):

1. Nguồn gốc của vấn đề Nam Sa.Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi về quần đảo Nam Sa và các vùng biển lân cận. Trung Quốc sớm đã phát hiện và đặt tên cho quần đảo này là quần đảo Nam Sa, là nước sớm nhất và duy nhất có quyền cai quản quần đảo Nam Sa. Chúng ta có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý. Cộng đồng quốc tế phải thừa nhận điều đó. Thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ Hai, Nhật Bản phát động chiến tranh với Trung Hoa chiếm lĩnh đại bộ phận lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm cả quần đảo Nam Sa. Theo những quyết định trong Tuyên ngôn Cairo, Thông báo Potsdam và những văn kiện quốc tế khác thì Nhật Bản phải trả lại những gì đã chiếm của Trung Quốc, tất nhiên là bao gồm cả quần đảo Nam Sa. Tháng 12/1946, chính phủ Trung Quốc cử quan chức cấp cao đến nhận Nam Sa, và đã cử hành một lễ nhận chính thức trên đảo này, đồng thời lập bia kỷ niệm có quân đội nắm giữ. Năm 1952 Nhật Bản chính thức tuyên bố “từ bỏ tất cả quyền danh nghĩa và yêu sách về các đảo Đài Loan, Bành Hồ và cả đảo Nam Sa, Tây Sa”, từ đó đảo Nam Sa chính thức trả về cho Trung Quốc. Các nước đều biết rõ việc này. Trên thực tế, những hội nghị quốc tế sau này, Mỹ cũng đã công nhận chủ quyền quần đảo Nam Sa thuộc về Trung Quốc. Trong thời gian dài sau chiến tranh, thì không còn tồn tại những vấn đề xung quanh quần đảo Nam Sa và không có quốc gia nào còn có ý kiến gì về chủ quyền quần đảo Nam Sa và các vùng biển lân cận của Trung Quốc. Từ năm 1975 trở về trước, Việt Nam thừa nhận chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc về quần đảo Nam Sa. Trước những năm 70, cũng không hề có bất kỳ văn kiện nào hay người phát ngôn nào của Philipin và Malaysia nói rằng phạm vi lãnh thổ của 2 nước này bao gồm cả quần đảo Nam Sa. Theo Hiệp định Paris ký vào năm 1898 và Hiệp định Washington ký năm 1890 giữa Mỹ và Tây Ban Nha quy định rõ phạm vi lãnh thổ của Philipin không bao gồm quần đảo Nam Sa. Hiến pháp năm 1953 của Philipin và Hiệp ước liên minh quân sự Philipin-Mỹ năm 1951 cũng đã khẳng định thêm về điều này. Nhưng Malaysia đến tháng 12/1978, công bố trên bản đồ thế giới, bộ phận quần đảo Nam Sa và vùng biển được vẽ thuộc Malaysia.

Nhiều chính phủ các nước và các quyết định của nhiều hội nghị quốc tế đều công nhận quần đảo Nam Sa là thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Ví dụ như năm 1955, tại Manila, các hãng hàng không dân dụng quốc tế đã tổ chức hội nghị hàng không khu vực Thái Bình Dương, đã thông qua quyết định số 24, yêu cầu các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Đài Loan phải tăng cường quan sát khí tượng trên đảo Nam Sa để không cho bất kỳ một người nào có thể kiến nghị hoặc chiếm giữ. Rất nhiều bản đồ của các nước đều ký hiệu quần đảo Nam Sa thuộc về Trung Quốc. Ví dụ: Bản đồ chuẩn thế giới do Bộ Ngoại giao Nhật Bản xuất bản năm 1952; hoặc bản đồ thế giới mới do Bộ Ngoại giao Malaysia xuất bản, bản đồ thế giới do CHLB Đức xuất bản năm 1954, bản đồ Thế giới do Penguin (Anh quốc) xuất bản năm 1956; Bản đồ kinh tế, chính trị thế giới Larousse (Pháp) xuất bản năm 1956 đều ký hiệu quần đảo Nam Sa thuộc Trung Quốc. Bản đồ thế giới do Việt Nam xuất bản năm 1960 và 1972 và cả sách giáo khoa xuất bản năm 1974 đều thừa nhận quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Khoảng 20 năm trở lại đây, bách khoa toàn thư của các nước như của Mỹ xuất bản năm 1963, Liên Xô xuất bản năm 1973 và niên giám thế giới do Nhà xuất bản Cộng đồng (Nhật) xuất bản năm 1979 đều thừa nhận quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Vào những năm 70, các nước Việt Nam, Philipin, Malaysia dùng lực lượng quân sự chiếm Nam Sa, thực hiện khai thác tài nguyên và đòi chủ quyền tại Nam Sa và vùng biển lân cận. Chính phủ Trung Quốc nhiều lần tuyên bố, những hành vi này là xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc, là hành vi phi pháp.Và những cơ sở pháp lý của các nước này sẽ không thể đứng vững nổi.

2. Trung Quốc có cơ sở lịch sử về chủ quyền Nam Sa.

Trung Quốc là nước phát hiện sớm nhất và đặt tên cho Nam Sa, là nước phát triển và quản lý quần đảo Nam Sa sớm nhất.

a. Trung Quốc phát hiện Nam Sa sớm nhất và đặt tên cho quần đảo Nam Sa.

Nhân dân Trung Quốc sớm phát hiện ra quần đảo Nam Sa có thể là từ thời Thượng Tổ đến Triều Hán, theo Di vật chí của Dương Phu thời Đông Hán viết “Trướng hải kỳ đầu, thủy thiển nhi đa từ thạch”, “Trướng hải” là cách gọi quần đảo Nam Sa mà người dân Trung Quốc khi ấy thường gọi, “kỳ đầu” là các bãi đá, cát... thuộc quần đảo Nam Sa và Tây Sa thời đó. Phù Nam truyện của Khang Thái nước Đông Ngô thời Tam quốc không những nhắc tới quần đảo Nam Sa mà còn miêu tả: Trướng hải trung, đáo san hô châu, châu đế hữu bàn thạch, san hô sinh kỳ thượng dã (Trong vùng sóng biển, đi đến đảo san hô, phía dưới có đá ngầm, san hô sinh trưởng trên đó).
Thời kỳ nhà Đường, nhà Tống nhiều tác phẩm địa lý lịch sử nổi tiếng nói đến Nam Sa như [những địa danh] “Cửu Nhũ La Châu – Nơi có 9 loài ốc sinh trưởng, “Thạch Đường”, “Nam Sa”, “Thiên lý Thạch Đường”, “Thiên lý Nam Sa”, “Vạn lý Thạch Đường”, “Vạn lý Nam Sa”. Vào thời nhà Tống, Nguyên, Minh, Thanh những sách ghi chép về quần đảo Nam Sa và về “Thạch Đường, Nam Sa” lên tới hơn trăm loại.

Vào đời nhà Nguyên, ghi chép về vị trí địa lý của quần đảo Nam Sa càng rõ ràng tỷ mỉ. Trong Đảo di chí lược của Uông Đại Uyên có nói: “Đê đá vạn dặm do bãi nổi theo thủy triều mà có, ngoằn ngoèo nối đuôi nhau như một con trăn chắn ngang qua biển... Mạch đất phát nguyên của nó rõ ràng có thể khảo sát được. Một mạch chạy đến Trảo Oa, một mạch chạy đến Bột Nê bắt gặp Cổ Lý Địa Muộn, một mạch chạy đến đất Côn Luân xa nơi vùng biển Tây Dương. Trong đó mấy chữ “đê đá ngàn dặm” là muốn chỉ bao quát quần đảo Nam Hải mà Nam Sa nằm trong đó.

Trong Hỗn nhất cương lý lịch đại quốc đô chi đồ dưới Triều Minh có nêu lên các địa điểm về con đê đá, Trường Sa và Thạch Đường. Từ những vị trí được vẽ ra trên bản đồ cho thấy, sau một con đê đá là quần đảo Nam Sa ngày nay.

Theo ghi chép trong cuốn Cánh lộ bạ Triểu Thanh, ghi chép cụ thể lại tên của những đảo, đá ngầm, biển, quần đảo Nam Sa mà ngư dân của đảo Hải Nam Trung Quốc đã quen dùng, trong đó Nam Sa có 73 địa danh.

b. Trung Quốc sớm khai thác quần đảo Nam Sa

Nhân dân Trung Quốc sớm phát triển ngành ngư nghiệp. Vào thời nhà Minh, Cảng Hải Khẩu, cảng Phố Tiền và cảng Thanh Lan và ngư dân huyện Văn Xương đã bắt hải sâm ở quần đảo Nam Sa.
Trung Quốc hải chỉ nam năm 1868 ghi lại tình hình cuộc sống của nhân dân Trung Quốc trên đảo Nam Sa, ngư dân Hải Nam để lấy được hải sâm đã dùng ánh sáng, trên các đảo đều có dấu vết của người Trung Quốc, cũng có người Trung Quốc sống lâu đời trên các đê đá. Hải Nam mỗi năm lại có thuyền nhỏ đậu lại trên đó, mang những thứ thứ yếu như gạo, lương thực trao đổi với ngư dân để lấy hải sâm. Hàng năm vào tháng 12, tháng 1 thuyền bè rời quần đảo khi mà cơn gió Tây Nam đầu tiên bắt đầu. Cuối đời Thanh trở đi, ngư dân đảo Hải Nam và Bán đảo Lôi Châu đều có người ra quần đảo Nam Sa bắt cá, trong đó nhiều nhất là cư dân 2 huyên Văn Xương, Quỳnh Hải mỗi năm có khoảng muời mấy đến hai mấy chiếc thuyền của ngư dân hai vùng này ra đảo. Canh lộ bạ là bộ sách chứng minh nhân dân Trung Quốc thời nhà Minh, nhà Thanh đã khai thác đảo Nam Sa, Hải Nam. Nó là kim chỉ nam cho ngư dân đảo Hải Nam Trung Quốc sống trên quần đảo Tây Sa và Nam Sa, tich lũy rất nhiều kinh nghiệm sinh sống trên đó vào thời nhà Minh, và sau này không ngừng hoàn thiện và ghi chép lại lộ trình của ngư dân từ cảng Đàm Môn, huyện Quỳnh Hải; Thanh Lan của huyện Văn Xương đảo Hải Nam đến quần đảo Tây Sa và Nam Sa.

Sau thời kỳ Trung Hoa dân quốc, ngư dân Trung Quốc đã khai thác sinh sống trên quần đảo Nam Sa. Theo những ghi chép trong tài liệu lịch sử Trung Quốc và nước ngoài cho biết: Theo ghi chép trong Bạo phong chi đào năm 1918, với sự giúp đỡ của người Nhật Bản, họ đã tổ chức một đội thám hiểm đến đảo Bắc Tử phát hiện ra 3 người Hải Khẩu huyện Văn Xương, năm 1933, Sanhaohe Goongwei người Nhật Bản đến Nam Sa khảo sát và phát hiện trên đảo Bắc Tử có 2 người Trung Quốc sống tại đó, trên đảo Nam Tử có 3 người Trung Quốc sống tại đó. Theo ghi chép trong Tân Nam quần đảo khai trạng (khái quát quần đảo Nam Sa mới) cho biết, đảo Trung nghiệp có ngư dân “Tài chúng chi cam thự” “Từ xưa ngư dân Trung Hoa dân quốc sống trên đảo, trồng dừa, đu đủ, khoai lang và rau quả”

c. Trung Quốc quản lý quần đảo Nam Sa sớm nhất

Đầu thời kỳ nhà Nguyên, quần đảo Nam Sa thuộc về Trung Quốc quản lý. Theo ghi chép trong Nguyên sửNguyên đại cương cực đồ tự cho biết lãnh thổ nhà Nguyên bao gồm cả quần đảo Nam Sa. Trong đó Nguyên sử ghi chép hải quân triều Nguyên quản lý quần đảo Nam Sa .

Theo ghi chép của Hải Nam vệ chỉ huy thiên sự sài công mộ chi các (bài văn viết về một người đã chết ở làng đó) nói rằng: “Quảng Đông gần biển, các nước ngoài biển đều thuộc Trung Quốc, hàng vạn binh do ông đứng đầu trong đó có 50 tàu chiến lớn”, “đường biển vài vạn dặm”, như vậy chỉ rõ quần đảo Nam Sa thuộc vào bản đồ nhà Minh, quân Hải Nam đời nhà Minh đã quản lý quần đảo Tây Sa, Trung Sa va Nam Sa.

Thời nhà Thanh Chính phủ Trung Quốc nắm được quần đảo Nam Sa và thể hiện trên bản đồ mang tính quyền uy, thực hiện quản lý hành chính đối với quần đảo Nam Sa. Những bản đồ như “Bản đồ toàn bộ nước Đất nước” của Bản đồ các tỉnh nhà Thanh năm 1724, “Bản đồ toàn bộ nước Đất nước” của Bản đồ các tỉnh Vương triều Thanh năm 1755, Bản đồ thống nhất toàn thiên hạ nghìn năm nhà Thanh năm 1767, Bản đồ thống nhất địa lượng nghìn năm nhà Thanh năm 1810 và Bản đồ thống nhất toàn thiên hạ Đại Thanh năm 1817 đều chỉ rõ quần đảo Nam Sa thuộc vào bản đồ Trung Quốc.

Năm 1932 và năm 1935, Bộ Tham mưu Trung Quốc, Bộ Nội chính, Bộ Ngoại giao, Cục Hải quân, Bộ Giáo dục và Ủy ban Mông Cổ Tây Tạng đã cùng nhau tổ chức Ủy ban Thẩm tra bản đồ biển, thẩm định có 132 đảo thuộc Trung Quốc, chúng thuộc vào quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa do Trung Quốc quản lý.

Năm 1933, Pháp xâm chiếm 9 đảo nhỏ như đảo Thái Bình, Trung Nghiệp trong quần đảo Nam Sa của Trung Quốc, lập tức nhận được sự phản kháng mạnh mẽ của ngư dân quần đảo và Chính phủ Trung Quốc cũng kiện Chính phủ Pháp.

Năm 1935. Ủy Ban Thẩm tra bản đồ đất liền và bờ biển của Trung Quốc cho in Bản đồ các đảo Nam Hải Trung Quốc, nêu rõ tên các đảo trong quần đảo Nam Sa .

Năm 1939 Nhật Bản xâm chiếm các đảo ở Nam Hải. Năm 1946 dựa trên tinh thần Tuyên ngôn Cairo và Thông báo PoNam Sadam, Bộ Nội chính Trung Quốc cùng với Cục Hải Quân và Chính phủ tỉnh Quảng Đông ủy thác cho Tiêu Thứ Doãn và Mạch Uẩn Du lần lượt làm chuyên viên tại quần đảo Tây Sa và Nam Sa, tiếp quản quần đảo Tây Sa và Nam Sa và lập bia chủ quyền trên đảo.
Năm 1947 Bộ Nội chính Trung Quốc đặt tên cho 159 bãi cát, đảo nhỏ thuộc quần đảo Nam Sa và chính thức công bố chúng.

Năm 1983 Ủy ban Địa danh Trung Quốc nhận được quyền công bố các địa danh tiêu chuẩn các đảo thuộc quần đảo Nam Sa.

Tất cả những điều đã đưa ra ở trên đều cho thấy rõ quần đảo Nam Sa là do Trung Quốc phát hiện sớm nhất và khai thác sớm nhất, và Chính phủ Trung Quốc sớm đã thực hiện quản lý và chủ quyền đối với quần đảo này, quần đảo Nam Sa từ trước tới nay là một phần không thể chia cắt của lãnh thổ Trung Quốc.

2. Trung Quốc có đầy đủ căn cứ pháp lý về chủ quyền quần đảo Nam Sa

Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi được về quần đảo Nam Sa đó là do có đầy đủ những căn cứ pháp lý.

a. Số lượng lớn những tài liệu lịch sử Trung Quốc và nước ngoài đều cung cấp phong phú những căn cứ chứng tỏ nhân dân Trung Quốc sớm phát hiện và đặt tên cho quần đảo Nam Sa. Vào thời nhà Hán cách đây hai nghìn năm nhân dân Trung Quốc đã phát hiện ra quần đảo Nam Sa. Điều này được ghi chú trong Di vật chí của Dương Phu thời Đông Hán, Nam quốc di vật chí của Vạn Chấn thời Tam quốc, Phù Nam truyện của Khang Thái thời Đông Ngô. Những ghi chép này nhận định về nơi mà người Trung Quốc cư trú và phát triển sản xuất có ý nghĩa quan trọng trên luật pháp quốc tế. Từ quá trình phát triển luật pháp quốc tế thấy được từ thời cổ Trung Quốc đã phát hiện ra quần đảo thuộc Nam Hải đây là chứng cứ để khẳng định chủ quyền lãnh thổ về quần đảo Nam Sa của Trung Quốc mà không ai tranh cãi được. Quần đảo Nam Sa không phải là “đất không chủ” mà là một bộ phận không thể chia cắt được của lãnh thổ Trung Quốc. Không có một quốc gia nào dựa vào bất kỳ danh nghĩa gì có thể làm thay đổi địa vị pháp luật của Trung Quốc là chủ quyền của quần đảo Nam Sa được.

b. Nhân dân Trung Quốc khai thác quần đảo Nam Sa và các vùng biển lân cận.

Chình phủ Trung Quốc thực hiện quản lý quần đảo càng làm tăng cường chủ quyền đối với quần đảo này. Sau khi nhân dân Trung Quốc phát hiện ra quần đảo Nam Sa, muộn nhất là đến đời Đường, đời Tống ngư dân đã đánh bắt cá, trồng trọt và sản xuất kinh doanh trên quần đảo và các vùng biển lân cận.Đến đời nhà Nguyên Quảng Châu ký của Phỉ Uyên ghi lại việc ngư dân Trung quốc đánh bắt cá và lấy san hô trên quần đảo. Từ đời nhà Minh ngư dân Văn Xương, Quỳnh Hải đảo Hải Nam thường nhân gió Đông Bắc xuống phía Nam vào mùa đông để đánh bắt thủy sản ở quần đảo và vùng biển lân cận, đến mùa gió thứ hai nhờ hướng gió Tây Nam để trở về phía Bắc. Ngư dân Trung Quốc cư trú đồng thời đánh bắt trồng trọt trên quần đảo từ tự phát đến có tổ chức, họ đều nhận được sự cho phép và ủng hộ của Chính phủ Trung Quốc. Thời Cổ đại không dễ để cư trú trên quần đảo nhưng vẫn có cư dân cư trú nhiều năm ở đó. Thời gian qua đi, người dân Trung Quốc thường xuyên tới đảo, khai thác và sinh sống trên đảo Hải Nam và quần đảo Nam Sa, thực hiện khai thác giữa tỉnh Quảng Đông và quần đảo đồng thời nộp thuế cho Nhà nước Trung Quốc.

c. Chính phủ Trung Quốc thực hiện quản lý quần đảo Nam Sa còn được thể hiện qua hàng loạt các hoạt động chính phủ lâu dài và có hiệu quả.

Từ đời nhà Đường đến đời nhà Nguyên Trung Quốc đã liệt quần đảo Nam Sa vào bản đồ Trung Quốc. Đến đời nhà Minh, nhà Thanh lại xác minh lại điều đó, đại bộ phận văn kiện chính phủ, địa phương chí và bản đồ đều ghi rõ Trung Quốc quản lý quần đảo Nam Sa và quần đảo Nam Sa được liệt vào phạm vi lãnh thổ Trung Quốc. Cho đến đầu thế kỷ này Trung Quốc không thấy bất kỳ sự tranh luận nào về việc quản lý hòa bình tại quần đảo Nam Sa,

Kể từ đầu thế kỷ này Chính phủ Trung Quốc các nhiệm kỳ trước cũng đều duy trì việc bảo hộ chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa. Những năm 30 của thế kỷ XX Pháp chiếm 9 đảo nhỏ trong quần đảo Nam Sa, Chính phủ Trung Quốc đã kịp thời tiến hành đàm phán ngoại giao, ngư dân, tiến hành đàm phán có tổ chức. Thời kỳ Dân quốc, Chính phủ Trung Quốc thực hiện hàng loạt các biện pháp bảo vệ chủ quyền một cách tích cực, ví dụ treo cờ Tổ quốc trên các tàu cá và ngư dân trên quần đảo và vùng biển lân cận, tổ chức điều tra về lịch sử và địa lý của quần đảo do cơ quan thẩm tra xuất bản bản đồ Chính phủ nhắc lại việc đặt tên và thẩm định lại tên cá thể và quần thể các đảo tại Nam Hải bao gồm cả quần đảo Nam Sa.

Trong thời gian chiến tranh Thế giới thứ Hai Nhật Bản chiếm quần đảo Nam Sa của Trung Quốc. Trung Quốc đã cố gắng để lấy lại được quần đảo Nam Sa. Năm 1943 ba nước Trung Quốc - Mỹ - Anh tuyên bố trong Tuyên ngôn Cairo, một trong những nội dung trong tuyên ngôn là “trả lại cho Trung Quốc những gì mà Nhật Bản đã lấy ví dụ như Mãn Châu, Đài Loan, bành Hồ”. Quần đảo Nam Sa thời đó bị Nhật Bản trả lại cho Đài Loan quản lý. Tuyên ngôn Cairo yêu cầu Nhật Bản trả lại lãnh thổ cho Trung Quốc đương nhiên là bao gồm quần đảo Nam Sa. Thông báo Potsdam năm 1945 một lần nữa xác nhận việc Trung Quốc lấy lại lãnh thổ bị mất. Theo nội dung của Tuyên ngôn Cairo và Thông báo Potsdam năm 1946 Trung Quốc lấy lại được quần đảo Nam Sa, dồng thời dựa vào hệ thống trình tự pháp luật Trung Quốc tuyên bố với toàn thế giới Trung Quốc đã khôi phục lại chủ quyền quần đảo Nam Sa bao gồm việc tổ chức nghi thức và cho quân đội nắm giữ, vẽ bản đồ quần đảo Nam Sa, nhắc lại việc đặt tên quần thể và cá thể các đảo thuộc quần đảo Nam Sa, biên tập và xuất bản địa lý chí quần đảo Nam Sa sớm nhất.

Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập quần đảo Nam Sa quy về sự quản lý của tỉnh Quảng Đông và tỉnh Hải Nam. Chính phủ Trung Quốc kiên trì áp dụng những hoạt động thực tế, tích cực bảo vệ chủ quyền quần đảo Nam Sa.

Theo những điều đã nêu trên Chính phủ Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa là điều không thể tranh cãi, có nhiều nước rêu rao rằng quần đảo Nam Sa thuộc vào đại lục khác hoặc là trong khu kinh tế, và có chủ trương chiếm quần đảo Nam Sa. Căn cứ vào luật quốc tế và luật vùng biển, chủ quyền lãnh thổ là cơ sở về quyền lợi vùng biển, quyền lợi vùng biển là từ chủ quyền lãnh thổ mà ra. Bất kỳ quốc gia nào cũng không thể chiếm quyền quản lý vùng biển và lãnh thổ các nước khác càng không có quyền lấy cớ đòi độc quyền khu kinh tế hoặc thềm lục địa để xâm chiếm lãnh thổ nước khác. Tóm lại bất kỳ quốc gia nào thực hiện quân đội chiếm lĩnh hoặc bất kỳ hành vi nào nhằm chiếm các đảo, quần đảo Nam Sa đều là xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc. Theo luật pháp quốc tế đều là phi pháp và vô hiệu không tạo thành những căn cứ yêu cầu lãnh thổ, cũng không thể làm thay đổi sự thực pháp lý về chủ quyền quần đảo Nam Sa của Trung Quốc.

4. Lập trường cơ bản của Trung Quốc về vấn đề Nam Hải và chủ trương giải quyết tranh chấp Nam Sa.

Chính phủ Trung Quốc nhất quán chủ trương giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. Dựa trên tinh thần này Trung Quốc đã cùng với một số nước láng giềng giải quyết công bằng, tốt đẹp, hợp lý vấn đề biên giới lãnh thổ thông qua các cuộc thương lượng, đàm phán song phương. Lập trường này cũng áp dụng với vấn đề quần đảo Nam Sa. Trung Quốc mong các nước có liên quan dựa vào công pháp quốc tế và pháp luật vùng biển hiện tại và những nguyên tắc cơ bản và quy định pháp lý được xác lập trong “Công ước pháp lý vùng biển của Liên Hiệp Quốc” năm 1982… thông qua đàm phán hòa bình, giải quyết thỏa đáng có tranh nghị về các vùng biển có liên quan. Điều này được xác minh năm 1997 trong “Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc” tại buổi gặp mặt phi chính thức của Trung Quốc - ASEAN, Chính phủ Trung Quốc còn đưa ra chủ trương “Gác lại chiến tranh cùng nhau phát triển”, mong rằng trước khi tranh chấp được giải quyết thì các cơ quan hữu quan tạm thời gác lại tranh chấp, cùng hợp tác phát triển. Chính phủ Trung Quốc không những chủ trương như vậy mà còn thực hiện đúng như vậy. Vài năm gần đây Trung Quốc đã nhiều lần tiến hành bàn bạc, trao đổi ý kiến về vấn đề Nam Hải với các quốc gia hữu quan và đã đạt được sự ủng hộ lớn. Cơ quan bàn bạc song phương của các nước Trung Quốc - Philipin, Trung Quốc - Việt Nam, Trung Quốc - Malaysia đang có hoạt động hiệu quả, công tác đối thoại đạt được với các mức độ khác nhau, trong cuộc trao đổi giữa quan chức cấp cao Trung Quốc - Malaysia và trong Hội nghị cấp cao Trung Quốc - ASEAN, hai bên đã tiến hành trao đổi ý kiến về vấn đề Nam Hải, nhất trí tán thành giải quyết thỏa đáng các vấn đề bằng phương thức hòa bình và bàn bạc hữu nghị. Trung Quốc chủ trương các bên hữu quan phải có các thái độ kiềm chế, và có tính xây cực với vấn đề Nam Sa.

Những năm gần đây Việt Nam và Philipin cho quân đội đến chiếm một số đảo không có người ở Nam Hải, phá bỏ cột mốc chủ quyền trên các đảo không có người thuộc Nam Sa - Trung Quốc, bắt giữ và dùng vũ lực đánh ngư dân Trung Quốc trên đảo. Vì thế Trung Quốc thông qua ngoại giao giải quyết vấn đề liên quan, bằng phương thức hòa bình, đối với các nước hữu quan. Điều này thể hiện rõ thiện ý Trung Quốc muốn bảo vệ giữ gìn ổn định khu vực và cục diện hữu nghị song phương. Trung Quốc coi trọng cao độ sự an toàn của tuyến đường quốc tế Nam Hải, Trung Quốc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền quần đảo Nam Sa và quyền lợi vùng biển đồng thời không ảnh hưởng đến thuyền bè và máy bay nước ngoài theo luật quốc tế về lưu thông tự do. Trên thực tế từ trước đây Trung Quốc không động chạm gì đến lưu thông tự do trong khu vực của tàu thuyền hay máy bay nước ngoài, và sau này cũng không thể xâm phạm đến quyền đó. Trung Quốc mong sẽ cùng một đường với các quốc gia ven Nam Hải, cùng nhau giữ gìn và bảo vệ sự an toàn của con đường quốc tế Nam Hải.

Vấn đề Nam Hải là vấn đề giữa Trung Quốc và các quốc gia hữu quan. Chính phủ Trung Quốc nhất quán chủ trương thông qua bàn bạc hữu nghị song phương giải quyết những khúc mắc với các quốc gia hữu quan, bất kỳ người nào thuộc thế lực bên ngoài cũng đều không thể tham gia. Điều đó chỉ làm tình hình phức tạp thêm mà thôi. Trung Quốc hoàn toàn có đầy đủ năng lực, sự tự tin để giải quyết tranh chấp này cho các nước hữu quan. Hòa bình và an ninh trong Nam Hải có thể được bảo vệ và duy trì lâu dài. Hiện nay khu vực Nam Hải căn bản là không tồn tại bất kỳ nguy cơ nào. Nói tình hình Nam Hải rất căng thẳng … thậm chí là có động cơ khác.

5. Trung Quốc được thế giới công nhận là chủ quyền của quần đảo Nam Sa

a) Rất nhiều nước trên Thế giới, dư luận quốc tế và các ấn phẩm trên thế giới đều thừa nhận quần đảo Nam Sa thuộc Trung Quốc.

· Nước Anh
Tạp chí hàng hải TQ được Bộ hải quân Anh Quốc biên tập in ấn năm 1912 có nhiều chỗ ghi chép đảo ở Nam Hải có dấu vết của nhân dân TQ.

Năm 1971, 1 chuyên viên cao cấp Anh tại Singapore cho biết “Đảo Nam Sa thuộc về Trung Quốc, là một bộ phận của tỉnh Quảng Đông, sau chiến tranh quy về TQ. Chúng tôi không tìm thấy bất kỳ dấu tích nào chứng tỏ quần đảo bị nước khác xâm chiếm vì thế mà có thể đưa ra kết luận quần đảo Nam Sa vẫn thuộc về Trung Quốc” (Ghi chép tại Hồng Kông, Bình luận kinh tế Viễn đông, trang 39, ngày 31-12-1973).

· Nước Pháp
Theo tạp chí Thế giới thuộc địa do Pháp xuất bản 9/1933 có ghi chép: Năm 1930, một pháo hạm Pháp khi đo đạc trên quần đảo Nam Uy thuộc quần đảo Nam Sa thấy trên đảo có 3 người Trung Quốc. Tháng 4/1933, người Pháp đã chiếm 9 đảo trên quần đảo Nam Sa, lúc đó trên các đảo toàn là người Trung Quốc. Trên đảo Nam Cửu có 7 người, đảo Trung Nghiệp có 5 người, đảo Nam Uy có 4 người. Trên đảo Nam Thược người Trung Quốc còn lưu lại nhà lợp bằng lá cỏ, giếng nước, chứng tỏ có nơi để dự trữ lương thực. Trên đảo Thái Bình có một biển chữ của người Trung Quốc.

Bản đồ thế giới Larousse của Pháp xuất bản năm 1965 không những dùng phiên âm chữ Hán ghi rõ tên gọi Trung Quốc của đảo Tây Sa, Nam Sa và Đông Sa mà còn chú thích sau tên gọi đó là thuộc Trung Quốc.

· Nhật Bản
- Trong Tân Trung Quốc niên giám xuất bản năm 1966 cho biết: Đường bờ biển của Trung Quốc phía Bắc từ bán đảo Liêu Đông đến quần đảo Nam Sa khoảng 11.000 km, cộng thêm đường bờ biển của các hải đảo đạt 20.000 km.

- Thế giới niên giám xuất bản năm 1972 nói rằng “Trung Quốc ngoài lãnh thổ đại lục ra còn có các đảo Hải Nam, Đài Loan, Bành Hồ, và quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa”.

· Nước Mỹ
- Theo Từ điển Thế giới Columbia Lippincott Gazetteer xuất bản năm 1961 viết rằng: quần đảo Nam Sa là “thuộc vào Nam Hải Trung Quốc, là một bộ phận của tỉnh Quảng Đông”.
- Theo Bách khoa toàn thư sách thế giới do Mỹ xuất bản năm 1963 cho biết “Các đảo của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa còn gồm các đảo thuộc Nam Hải Trung Quốc và đảo san hô kéo dài đến 4˚ vĩ Bắc”.

- Theo Bách khoa toàn thư các nước thế giới xuất bản năm 1971 nói rằng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa gồm nhiều đảo, trong đó lớn nhất có đảo Hải Nam ở gần bờ Nam Hải, các quần đảo khác bao gồm các bãi đá ngầm và quần đảo của Nam Hải Trung Quốc, kéo dài đến 4˚ vĩ bắc, các bãi đá và quần đảo này bao gồm quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa”.

· Việt Nam
- Ngày 15/6/1956 Thứ trưởng Ngoại Giao Ung Văn Khiêm đã gặp ông Lý Chí Dân Lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam và cho biết: Theo tài liệu bên phía Việt Nam, về mặt lịch sử thì quần đảo Nam Sa và Tây Sa nên thuộc vào lãnh thổ Trung Quốc. Khi đó ngồi tại Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lý Lộc nói: Theo lịch sử quần đảo Tây Sa và Nam Sa đã thuộc vào Trung Quốc từ thời nhà Tống.

- Ngày 4/9/1958 Chính phủ Trung Quốc tuyên bố phần lãnh hải 12 hải lý thuộc tất cả vào lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm các đảo ở Nam Hải. Theo báo Nhân dân Việt Nam ra ngày 6/9/1958 nói rõ về điều này. Thủ tướng Phạm Văn Đồng bày tỏ thừa nhận và tán thành nhận định trên vào ngày 14/9/1958.

- Năm 1974 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản sách giáo khoa phổ thông. Trong bài Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có viết: “Từ quần đảo Nam Sa, Tây Sa đến đảo Hải Nam, Đài Loan tạo thành một bức tường thành bảo vệ đại lục Trung Quốc”.

b. Bản đồ các nước khác xuất bản về tiêu chuẩn các đảo ở Nam Hải thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

- Tập Bản đồ lớn thế giới do Cộng hòa Liên bang Đức xuất bản năm 1954, 1961 và 1970.
- Tập Bản đồ thế giới do Liên Xô xuất bản năm 1967.
- Tập Bản đồ địa lý thế giới do Romania xuất bản năm 1957.
- Tập Bản đồ OxfordAustralia và Tập Bản đồ Philip do Anh xuất bản năm 1957 và Tập Bản đồ bách khoa toàn thư toàn nước Anh xuất bản năm 1958.
- Bản đồ thế giới do Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960.
- Tập Bản đồ thế giới Hack do Đông Đức xuất bản năm 1968.
- Tập Bản đồ thế giới điện báo hàng ngày do Anh xuất bản năm 1968.
- Tập Bản đồ Larousse do Pháp xuất bản năm 1968, 1969.
- Bản đồ phổ thông thế giới do Viện Nghiên cứu địa lý quốc gia Pháp xuất bản năm 1968.
- Tập Bản đồ thế giới do Cục bản đồ và thiết kế bản đồ được Thủ tướng Việt Nam đồng ý xuất bản năm 1972.
- Tập Bản đồ thế giới do Nhà xuất bản Cộng đồng Nhật Bản xuất bản năm 1973.

c. Các hội nghị quốc tế thừa nhận chủ quyền Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa.

- Trong Hội nghị hiệp ước hòa bình San Francisco quy định Nhật Bản phải bỏ quyền nắm giữ quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Thời điểm đó Đoàn trưởng Đoàn Đại biểu Liên Xô Gromyko phát biểu trước hội nghị: Các đảo Tây Sa và Nam Sa là “thuộc lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc”. Mặc dù Hiệp ước San Francisco không nêu rõ quần đảo Tây Sa và Nam Sa mà Nhật Bản cướp phải trả lại cho Trung Quốc nhưng 2 năm sau khi ký hiệp ước, vào năm 1952 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kanam Sauo Okazaki trực tiếp ký giới thiệu Tập Bản đồ thế giới tiêu chuẩn bản đồ thứ 15 “Bản Đồ Đông Nam Á”, theo quy định trong Hiệp ước Nhật Bản phải trả lại quần đảo Tây Sa và Nam Sa và cả quần đảo Đông Sa, Trung Sa, tất cả đều ghi thuộc vào Trung Quốc.

- Ngày 27/10/1955 Hội nghị Hàng không khu vực Thái Bình Dương lần thứ nhất do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế tổ chức tại thủ đô Manila, Philipin. Tham gia vào Hội nghị có 16 quốc gia và khu vực, ngoài Australia, Canada, Chile, Dominic, Nhật Bản, Lào, Hàn Quốc, Philipin, Thái Lan, Anh, Mỹ, New Zealand, Pháp thì Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan cũng cử đại biểu tham dự Hội nghị, Tổng thống Philipin làm Chủ tịch Hội nghị, Tổng Thống Pháp làm Phó chủ tịch thứ nhất của Hội nghị. Hội nghị khẳng định quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa của các đảo Nam Hải thuộc về Thái Bình Dương, thông báo khí tượng ở khu vực này có ảnh hưởng lớn đối với Hàng không dân dụng quốc tế. Vì vậy thông qua Quyết nghị 24 của Hội nghị yêu cầu Trung Quốc, Đài Loan phải tăng cường quan sát, đo đạc khí tượng tại quần đảo Nam Sa mỗi ngày 4 lần.Thời điểm đó cũng thông qua Quyết nghị trong mục này, cũng bao gồm cả Philippin và Việt Nam. Không có bất kỳ đại biểu quốc gia nào có ý kiến khác về vấn đề này.

VCĐ
HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Kiến giải của học giả Việt Nam:
TÀI LIỆU LỊCH SỬ CHỨNG MINH CÁC QUẦN ĐẢO Ở BIỂN NAM TRUNG HOA
CHƯA BAO GIỜ LÀ LÃNH THỔ TRUNG QUỐC

Phạm Hân

Để biện minh cho yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc đối với các quần đảo ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông) thường được gọi là “các đảo Hải Nam”, từ năm 1975 các học giả Trung Quốc đã tìm tòi, lượm lặt những chi tiết liên quan đến biển Nam Trung Hoa trong kho sách cổ Trung Quốc để tạo dựng luận thuyết nói rằng “các đảo Nam Hải từ xưa đến nay là lãnh thổ Trung Quốc” do nhân dân Trung Quốc “phát hiện và đặt tên sớm nhất” “khai phá và kinh doanh sớm nhất”, do Chính phủ Trung Quốc “quản hạt và hành sử chủ quyền sớm nhất” (1). Hàng loạt sách cổ và bản đồ cổ đã được viện dẫn để làm chỗ dựa cho luận thuyết nói trên.

Song, sự thật hoàn toàn không phải như thế. Hàng trăm sách và bản đồ Trung Quốc cho đến cuối đời Thanh (1911) người ta có thể tìm thấy trong cơ quan lưu trữ ở Hà Nội và ở nước ngoài (Phụ lục I) chứng minh các quần đảo ở Biển Nam Trung Hoa chưa bao giờ là lãnh thổ Trung Quốc. Từ những tài liệu lịch sử đó thấy rõ những “bằng chứng” các học giả Trung Quốc đưa ra nhằm làm chỗ dựa cho “luận thuyết” của mình là không đúng sự thật. Vì vậy, bài viết này muốn đưa ra công luận sự thật lịch sử nói trên.

Về luận thuyết “phát hiện sớm nhất”, “đặt tên sớm nhất”, “khai thác kinh doanh sớm nhất” dù có đúng sự thật cũng sẽ vô nghĩa, nếu như Nhà nước Trung Quốc không thực hiện chủ quyền đối với các quần đảo ở vùng biển này. Vì vậy, bài viết chỉ đi sâu phân tích những tài liệu đã được viện dẫn để nói rằng Chính phủ Trung Quốc đã “quản hạt và hành sử chủ quyền sớm nhất” đối với các quần đảo ở biển Nam Trung Hoa.

Để chứng minh Nhà nước Trung Quốc đã “quản hạt và hành sử chủ quyền sớm nhất” đối với các quần đảo ở Biển Nam Trung Hoa, các học giả Trung Quốc đã đưa ra các “bằng chứng” sau đây:

- Các đảo Nam Hải đã được “sáp nhập” vào đảo Hải Nam năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường (789);

- Chính phủ Trung Quốc đã sai thủy quân đi “tuần tiễu” các đảo Nam Hải;

- Nhà Nguyên đã sai nhà thiên văn Quách Thủ Kính đến quần đảo “Tây Sa” đo đạc thiên văn;

- Chính phủ Trung Quốc kháng nghị, buộc người Đức ngừng việc quan trắc các đảo Nam Hải 1883;

- Chính quyền địa phương Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ cứu giúp tàu thuyền nước ngoài lâm nạn ở vùng biển “Tây Sa”;

- Các đảo Nam Hải đã được vẽ vào bản đồ Trung Quốc.

Sau đây là sự thật về những tài liêu gọi là bằng chứng để làm chỗ dựa cho luận thuyết Chính phủ Trung Quốc “đã quản hạt và hành sử chủ quyền sớm nhất” đối với các đảo Nam Hải nói trên.

Trước hết, về việc “sáp nhập” các đảo Nam Hải và đảo Hải Nam năm 789

Các học giả Trung Quốc viện dẫn đoạn viết về lịch sử và địa lý đảo “Hải Nam” trong Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát đời Tống để chứng minh cho luận cứ này.

Trong Hội biên sử liệu các đảo Nam Hải nước ta (1988), các tác giả trích dẫn đoạn văn liên quan trong Chư phiên chí để nói rằng “Các đảo Nam Hải từ năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường (789) đã thuộc phạm vi quản hạt của Trung Quốc” (Trang 33).

Trong bài viết đăng trên tạp chí Window (HongKong) ngày 3/9/1993, tác giả đăng nguyên văn Chư phiên chí và quả quyết rằng: “Năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên, quần đảo Nam Sa đã được đặt dưới sự quản hạt của phủ Quỳnh Châu”. Vậy tác giả Chư phiên chí viết như thế nào mà các học giả Trung Quốc ngày nay lại khẳng định như thế?

Chư phiên chí là cuốn sách viết về nước ngoài. Cuốn sách, tác giả có chép về đảo Hải Nam. Mở đầu mục này, tác giả viết: “Hải Nam là Châu Nhai, Đảm Nhĩ nhà Hán. Vũ Đế (140-87 TCN) bình Nam Việt sai sứ từ Từ Văn vượt biển lấy đất đặt hai quận Châu Nhai, Đảm Nhĩ. Nguyên Đế (48-33 TCN) theo lời bàn của Giả Quyên bỏ Châu Nhai. Đời Lương (502-557), Tùy (581-618) lại đặt như cũ. Nhà Đường, năm đầu niên hiệu Trung Quán (627) tách làm 3 châu Nhai, Đảm, Chấn thuộc Lĩnh Nam đạo. Năm thứ 5 tách (huyện) Quỳnh Sơn của Nhai (châu) đặt thành quận, nâng huyện Vạn An làm châu, nay là Vạn An Quân, Đảm, Chấn nay là Cát Dương quân, Xương Hóa quân. Năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên (789) lấy Quỳnh (Sơn) làm Phủ Đô đốc. Nay theo như thế. Từ Văn có Đệ Giác Trường, đối với Quỳnh (Hải Nam) cách nhau chừng hơn 360 dặm, thuận gió nửa ngày thì đến. Dòng giữa gọi là Tam hợp lưu (dòng nước xoáy đến từ 3 ngả) đến đây không sóng gió người đi thuyền giơ tay chúc mừng nhau. Đến Cát Dương vẫn là biển, đất cát chẳng còn. Bên ngoài có Châu (đảo) gọi là U-ri, là Su-ji-liang (2). Phía Nam đối diện với Chiêm Thành, phía Tây trông về Chân Lạp, phía Đông là Thiên lý Trường Sa, Vạn lý Thạch Đường, mênh mông không bờ bến, trời nước một mầu, người đi thuyền qua lại chỉ lấy kim la bàn làm chuẩn, ngày đêm trông coi cẩn thận, sai sót tí chút sống chết kề bên. Bốn quận gồm 11 huyện thuộc Quảng Nam Tây Lộ” (tờ 15b-16a).

Qua đoạn văn trích dẫn trên người ta thấy tác giả viết hai ý khác nhau. Đoạn đầu, tác giả tóm lược lịch sử đảo Hải Nam. Đoạn tiếp theo tác giả mô tả vị trí địa lý đảo này. Ở đoạn viết về lịch sử, tác giả nói đến việc Quỳnh Châu (3)3 được đặt làm “Phủ Đô đốc” vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường (789). Ở đoạn viết về vị trí đảo Hải Nam, tác giả cho biết phía Đông Hải Nam là “Thiên lý Trường Sa, Vạn lý Thạch Đường”.

Sự thật về sự kiện năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên (789) đời Đường là như vậy. Sự kiện xảy ra ở đảo Hải Nam năm 789, sử sách Trung Quốc chép rành rọt năm đó, Đô đốc nhà Đường là Lý Phục cho quân từ đại lục sang lấy lại đảo Hải Nam sau hơn 100 năm dân bản địa nổi dậy làm chủ đảo, không hề có sự sáp nhập các đảo Nam Hải vào đảo Hải Nam (4)4. Việc Quỳnh Châu được đặt làm “Phủ Đô đốc” năm 789 với “Thiên lý Trường Sa, Vạn lý Thạch Đường” nằm ở phía Đông Hải Nam là hai ý khác hẳn nhau, sao có thể ghép lại để tạo ra một ý mới là các đảo Nam Hải được “sáp nhập” vào Hải Nam năm 789?

Hai là, về việc phái thủy quân đi “tuần tiễu” các đảo Nam Hải

Các học giả Trung Quốc dẫn ba sự kiện để chứng minh. Đó là việc triều đình Bắc Tống “đặt dinh lũy thủy quân tuần biển” ở Quảng Châu; chép trong Vũ Kinh tổng yếu; việc viên tướng nhà Nguyên đi qua “Thất Châu Dương, Vạn lý Thạch Đường” trên đường đi đánh Gia-va năm 1293 chép trong Nguyên sử; việc viên Phó tướng Quảng Đông Ngô Thăng đi tuần ở Hải Nam năm 1710-1712 chép trong Tuyền Châu phủ chí.

Sự thật về ba sự kiện đó như sau:
- Về sự kiện triều đình Bắc Tống “đặt dinh lũy thủy quân tuần biển”, Vũ Kinh tổng yếu chép rằng, quân Nam Hải (thuộc Quảng Đông ngày nay) là đất Bách Việt xưa, đời Hán chia làm quận huyện, đời Tống thành nơi đô hội, có mối lợi về buôn bán với nước ngoài, người Phiên người Hán ở lẫn lộn, “sai quân nhà vua đến trấn giữ, đặt dinh lũy thủy quân tuần biển” ở cửa biển sau này.

Sau khi mô tả vị trí nơi đặt dinh lũy thủy quân, tác giả Vũ Kinh tổng yếu chép lộ trình đường biển từ cửa biển Quảng Châu sang Ấn Độ Dương:

“Từ dồn Môn Sơn dùng gió Đông đi về phía Tây Nam 7 ngày đến Cửu Nhũ Loa Châu, đi ba ngày nữa đến Bất Lao Sơn (Tác giả chú thích: “Thuộc nước Hoàn Châu”, nay là Cù Lao Chàm), lại đi ba ngày nữa về phía Nam đến phía Đông Lăng Sơn (mũi Đại Lãnh). Phía Tây Nam nơi này là các nước Đại Thực (Ả Rập), Phật Sư tử (Sri-Lanka), Thiên Trúc (Ấn Độ) không thể tính được hành trình” (Quyển 20, tờ 19a-19b).

Tác giả Vũ Kinh tổng yếu chép rõ hai ý khác nhau. Một là do thủ phủ quận Nam Hải thời đó (nay là thành phố Quảng Châu) đã trở thành một thương cảng, người nước ngoài (người Phiên) ở lẫn lộn với người Hán, nên vua Tống sai quân đến “trấn giữ” và cho đặt đồn thủy quân để “tuần tra”, bảo đảm an ninh cho nơi này. Tác giả phụ chép lộ trình đường biển từ cửa biển Quảng Châu sang Ấn Độ Dương.

Các học giả Trung Quốc đã ghép hai lý do đó với nhau để biến lộ trình đường biển thành tuyến “tuần tra” của thủy quân Trung Quốc và giải thích địa danh “Cửu Nhũ Loa Châu” trên tuyến đường này là “quần đảo Tây Sa” để từ đó nói rằng “Trung Quốc đã phái thủy quân tuần tiễu quần đảo Tây Sa bắt đầu từ đời Tống5”(5). Cách giải thích đó đưa đến hai điều phi lý:

- Nếu bảo lộ trình từ cửa biển Quảng Châu đi Ấn Độ Dương là đường “tuần tiễu” của thủy quân Trung Quốc, thì đoạn đường từ “Cửu Nhũ Loa Châu” sang Ấn Độ Dương cũng đều thuộc phạm vi “tuần tiễu” của thủy quân Trung Quốc và các nước “Đại Thực” (Ả Rập), “Sư Tử” (Sri-Lanka), “Thiên Trúc” (Ấn Độ) cũng đều trở thành lãnh thổ Trung Quốc cả sao?

Nếu bảo “Cửu Nhũ Loa Châu” là “quần đảo Tây Sa” thì theo lộ trình, từ đây đi ba ngày nữa về phía Tây Nam, nơi đến đâu có còn là “Bất Lao Sơn” (Cù Lao Chàm) mà sẽ là ven biển cực Nam Trung Bộ ngày nay. Bởi “Tây Sa” hầu như nằm trên cùng một vĩ tuyến với Cù Lao Chàm, theo hướng Đông Tây.

Gán ghép câu chữ, khoác địa danh nơi này cho nơi kia để sửa lại ý của người xưa, làm sai lạc sự thật lịch sử sao còn có giá trị là “bằng chứng” chứng minh chủ quyền?

Sự kiện viên tướng nhà Nguyên Sử Bật đi qua các đảo Nam Hải trên đường đi xuống Gia-va năm 1293, theo cách nói của học giả Trung Quốc:

Kỳ thật, đây là cuộc hành quân của quân Nguyên đi đánh Gia-va năm 1293, Nguyên Sử chép, Vua Nguyên (Hu-bi-lai) phán rằng: “Yeheimishi (tên viên tướng Mông Cổ) thông thạo đường biển lo mọi việc về biển. Còn việc binh thì giao cho Sử Bật. Cho Bật giữ chức Phúc Kiến đẳng sứ Hành trung thư tỉnh, Bình chương chính sự, thống lĩnh quân xuất chinh” (quyển 17, tờ 61). Nguyên sử cho biết “Tháng 12 Bật mang 5000 quân, hội chư quân, xuất phát từ Tuyền Châu (cửa biển miền Nam Phúc Kiến), gió to sóng cả, thuyền chòng chành, quân sĩ mấy ngày không ăn được, qua Thất Châu Dương, Vạn Lý Thạch Đường, đến (hải) giới Giao Chỉ, Chiêm Thành (vùng biển ngoài khơi Quảng Nam-Đà Nẵng ngày nay). Tháng Giêng năm sau (1923) đến đảo Đông Đổng, Tây Đổng, Ngưu Kỳ Dữ, (vùng biển Cù lao Thù-Hòn Hải ngày nay) đi vào đại dương mênh mông, đóng quân tại các đảo Ganlanyn, Kalimata, Goulan (các đảo ngoài khơi Gia-va) đẵn gỗ đóng xuống để đi vào (Gia-va)…”. Nguyên sử còn cho biết sau cuộc chiến, khi trở về Bật đã bị hàng tướng Gia-va “làm phản” Bật phải “chặn phía sau, vừa đánh vừa đi, 300 dặm mới lên được thuyền (loại thuyền lớn) đi 68 ngày mới về đến Tuyền Châu, quân sĩ chết 3000 người” và chính vì vậy Bật đã bị phạt “đánh 17 trượng, tịch thu một phần ba gia sản” (Quyển 162, tờ 7a, 7b).

Cuộc hành quân xâm lược như thế sao có thể giải thích và hiểu là cuộc “tuần tiễu” của thủy quân đời Nguyên ở Nam Hải?

Sự kiện viên Phó tướng Quảng Đông Ngô Thăng đi tuần khoảng năm 1710-1712 chép trong Tuyền Châu phủ chí (1780), cũng vậy.

Phủ chí chép rằng, sau khi nhậm chức ở Quỳnh Châu, Ngô Thăng đã có những cuộc tuần tiễu “từ Quỳnh Nhai qua Đồng Cổ, qua Thất Châu Dương, Tứ Canh Sa, vòng quanh 3000 dặm, đích thân đi tuần, địa phương yên ổn” (quyển 56, tờ 43a-43b).

Căn cứ vào địa danh chép trên tuyến đường tuần tiễu thì cuộc tuần tiễu của Ngô Thăng chỉ diễn ra chung quanh đảo Hải Nam. Bởi “Quỳnh Nhai” là thủ phủ Phủ Quỳnh Châu, phía Bắc đảo; “Đồng Cổ” là dải núi (cao 339 mét) ở Mũi Đồng Cổ, Đông Nam đảo; “Tứ Canh Sa” là bãi cát phía Tây đảo.

Cuộc tuần tiễu chung quanh đảo Hải Nam sao có thể giải thích và hiểu là cuộc tuần tiễu quần đảo “Tây Sa”?

Ba là, về việc đo đạc thiên văn của Quách Thủ Kính năm 1279

Nguyên sử chép Quách Thủ Kính tiến hành đo đạc thiên văn “bốn biển” năm 1279 theo lệnh của vua Nguyên (Quyển 48 tờ 7a, 7b).

Các học giả Trung Quốc căn cứ vào số độ đo được ở “Nam Hải” (15o Bắc Cực, tương đương vĩ độ Bắc ngày nay) để giải thích rằng, điểm đo đạc thiên văn của Quách Thủ Kính ở “Nam Hải chính là trên quần đảo Tây Sa ngày nay để rồi coi đó là “hành động hành sử chủ quyền của Chính phủ Trung Quốc” “cương vực đời Nguyên bao gồm cả các đảo Nam Hải” (6).

Nguyên sử cũng cho biết, việc đo đạc thiên văn do Quách Thủ Kính tiến hành mang tính chất nghiên cứu khoa học, tìm hiểu vận động của vũ trụ (mặt trời, mặt trăng, các vì sao) để “làm lịch mới” (Quyển 164, tờ 4b-5a).

Với tính chất như vậy và được tiến hành trên phạm vi rộng, vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ Trung Quốc thời đó, nên được chép là “trắc nghiệm bốn biển”. Từ ngữ “bốn biển” người Trung Quốc sử dụng với nghĩa như từ ngữ “thế giới” ngày nay. Cũng vì lẽ đó, người ta thấy 27 nơi tiến hành đo đạc, có cả “Cao Ly”, nay là Triều Tiên, “Thiết Lặc”, vùng đất đến nay thuộc Sibêri, Liên bang Nga, “Bắc Hải”, nay là Bắc Băng Dương, “Nam Hải” nay là biển Nam Trung Hoa.

Nếu hiểu “Nam Hải” thời đó nằm trong “cương vực đời Nguyên”, thì Triều Tiên, Sibêri, Bắc Băng Dương cũng thuộc “cương vực đời Nguyên” cả sao? Biết rằng, cương vực đời Nguyên chép trong Nguyên sử và thể hiện trên bản đồ đời Nguyên (Quảng dư đồ của Chu Tư Bản) phía Nam chỉ đến đảo Hải Nam, phía Bắc không quá sa mạc Gô-bi.

Bốn là, việc Chính phủ Trung Quốc kháng nghị người Đức thăm dò “các đảo Nam Hải” năm 1883.

Các học giả Trung Quốc không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh hành động này. Song, nhiều nguồn thông tin mà nay còn thấy cho biết công việc thăm dò, đo đạc của người Đức ở biển Nam Trung Hoa trong những năm 1881-1884 tiến hành thuận lợi và tài liệu thu được trong cuộc thăm dò đã được biên soạn thành sách.

Một bài báo đăng trên Tạp chí Phương Đông năm 1910 cho biết, hơn 10 năm trước tác giả đã có trong tay tập tài liêu điều tra biển Nam Hải của một người Đức, trong đó quần đảo “Tây Sa” được ghi chép tỉ mỉ mà ông ta đã dịch ra tiếng Trung Quốc. Ông nói, người Đức này đã đi từ Nam lên Bắc, từ Tây sang Đông đo đạc vùng biển này để lập bản đồ hàng hải7 (7).

Theo Thẩm Bằng Phi, trong báo cáo về cuộc điều tra quần đảo Tây Sa năm 1928, năm 1883 Chính phủ Đức tiến hành đo đạc quần đảo Paracels. Tài liệu thu thập được đã được E.D. Existence và P.W. Position biên soạn thành tài liệu năm 1884 (8).

Trong một tài liệu nghiên cứu về quần đảo Paracels của Phủ Toàn quyền Đông Dương năm 1921 ghi nhận rằng: “Người Đức từ năm 1881 đến 1884 đã tiến hành nghiên cứu thủy học một cách kỹ lưỡng các đảo này” “họ thường tiến hành ở hầu hết các vùng biển Trung Hoa (Hải Nam, Bắc Hải, Vi Châu) cho đến tận Áo Môn và Phúc Châu” (9).

Các nguồn tư liệu thông tin trên chứng minh người Đức đo đạc vẽ bản đồ các quần đảo ở Biển Đông không hề gặp bất kỳ cản trờ nào và những công trình nghiên cứu, đo đạc của họ được hoàn tất và công bố.

Như vậy, câu chuyện Chính phủ Trung Quốc kháng nghị người Đức năm 1883 là điều rất đáng nghi ngờ (?). Dù việc này có thật cũng vô hiệu. Vì các quần đảo ở Biển Đông không hề được đặt dưới chủ quyền của Trung Quốc, Trung Quốc không có tư cách đưa ra bất kỳ lời kháng nghị nào.

Năm là, chính quyền địa phương Trung Quốc cứu giúp tàu thuyền nước ngoài lâm nạn

Về sự kiện này, các học giả Trung Quốc dẫn hai văn bản đời Càn Long năm thứ 20 (1755) và năm thứ 27 (1762) chép việc tàu thuyền nước ngoài bị đắm ở “Cửu Châu Dương (thuộc) Vạn Châu” và ở “Thất Châu Dương”, Chính phủ nhà Thanh lệnh cho quan chức địa phương chu cấp cho người sống sót về nước (10).

Như trên đề cập, “Thất Châu Dương” là tên chỉ vùng biển kế cận đảo Hải Nam về phía Đông Nam và “Cửu Châu Dương” đã được tác giả bộ sách Lịch đại dư địa duyên cách hiểm yếu đồ (1879) ghi chú là “Thất Châu Dương ngày nay”.

Điều đó nói lên, cả hai vụ đắm tàu đều xảy ra ở vùng biển kế cận đảo Hải Nam, không phải là “vùng quần đảo Tây Sa”.

Sáu là, các đảo Nam Hải được vẽ vào bản đồ Trung Quốc

Các học giả dẫn 9 bản đồ và chia làm hai loại. Một loại là “bản đồ Minh, Thanh” (tức bản đồ Trung Quốc) có vẽ các đảo Hải Nam. Một loại khác là “bản đồ Minh Thanh và các nước Phiên thuộc” (tức bản đồ Trung Quốc và các nước trong khu vực) có vẽ các đảo Nam Hải. Loại thứ nhất, các học giả Trung Quốc và các nước trong khu vực) có vẽ các đảo Nam Hải. Loại thứ nhất, các học giả Trung Quốc dẫn 2 bản đồ gồm Thanh hội phủ, châu, huyện, sảnh tổng đồ (1800), nói là trên đó có vẽ “Nam Áo Khí”, “Vạn lý Trường Sa”, “Vạn lý Thạch Đường”, “Thất Dương Châu” và giải thích 4 địa danh này là các quần đảo “Đông Sa”, “Trung Sa”, “Nam Sa” và “Tây Sa”; Trực tỉnh hải dương tổng đồ trong Dương phòng tập yếu (1838) nói là trên đó có vẽ “Vạn lý Trường Sa” và giải thích từ ngữ đó chỉ chung các đảo Nam Hải; Quảng Đông dương đồ cũng trong Dương phòng tập yếu, nói là trên đó vẽ “Cửu Nhũ Loa Châu” và giải thích đó là quần đảo Tây Sa”.

Loại thứ 2, tác giả dẫn 10 bản đồ bao gồm Trịnh Hòa hàng hải đồ (1433); Vũ bị bí thư địa lợi phụ đồ (1637); Đại Thanh Trung ngoại thiên hạ toàn đồ (1709); Thanh trực tỉnh phân đồ (1724); Hoàng Thanh các trực tỉnh phân đồ (1755); Đại Thanh vạn niên nhất thống thiên hạ toàn đồ (1767); Đại Thanh vạn niên nhất thống toàn đồ (sau 1767); Đại Thanh vạn niên nhất thống địa lý toàn đồ (1810); Cổ Kim dư địa toàn đồ (1895)và nói rằng các đảo Nam Hải đã được vẽ vào các bản đồ này (11).

Đối với loại bản đồ thứ nhất, người ta có thể đặt câu hỏi là liệu Thanh hội, phủ, châu, huyện, sảnh tổng đồ có vẽ các địa danh mà các học giả Trung Quốc đề cập hay không, vì những bản đồ có tiêu đề tương tự mà người ta thấy như Hoàng triều phủ, sảnh, châu, huyện toàn đồ (1856), Hoàng triều trực tỉnh, phủ, sảnh, châu, huyện toàn đồ (1862) không thấy vẽ các địa danh nói trên. Dù bản đồ học giả Trung Quốc nói đến có vẻ các địa danh đó đi nữa cũng không có giá trị chứng minh chủ quyền. Bởi bản đồ này do học giả (Hiểu Phong) vẽ. Theo Luật pháp quốc tế, bản đồ nếu không được đính kèm theo một văn bản pháp lý sẽ không có giá trị chứng minh chủ quyền (12).

Đó là chưa kể các địa danh người Trung Quốc xưa dùng để chỉ các quần đảo ở Biển Nam Trung Hoa đã bị giải thích một cách tùy tiện. Bãi ngầm lớn nằm giữa biển Nam Trung Hoa, Phương Tây gọi là Macclessfield Bank còn nằm sâu dưới mặt nước vài chục mét được họ [người Trung Quốc] giải thích là một “quần đảo” và gán cho nó cái tên “Vạn lý Trường Sa”. “Thất Châu Dương” là vùng biển kế cận đảo Hải Nam về phía Đông Nam lại giải thích là “quần đảo Tây Sa”…

“Vạn lý Trường Sa” trên “Trực tỉnh hải dương tổng đồ” (Dương phòng tập yếu) cũng không thể giải thích là “lãnh thổ” Trung Quốc. Vì trên bản đồ này, ngoài “Vạn lý Trường Sa” còn vẽ các nơi khác nhau như “Vùng đất Hà Lan, Hồng Mao (Anh) đến buôn bán” (đảo Boóc-nê-ô ngày nay), “Tiểu Lưu Cầu”, “Đại Lưu Cầu” (nay là quần đảo Ryu-kyu của Nhật Bản), “Đối Mã” (nay là đảo Tsuma của Nhật Bản). Nếu “Vạn lý Trường Sa” được giải thích là “lãnh thổ Trung Quốc” thì các vùng đất khác đề cập ở trên có là “lãnh thổ” Trung Quốc không?

“Cửu Nhũ Loa Châu” trên Quảng Đông dương đồ (Dương phòng tập yếu) thì đã rõ. Trên bản đồ này, ký hiệu “Cửu Nhũ Loa Châu” được vẽ là hình núi cao (3 chóp nón) như ký hiệu “Lê Đầu Sơn”, “Nam Bành” cạnh đó mà hai nơi này người ta đã tìm thấy trên bản đồ phòng thủ biển trong Quảng Đông thông chí của Nguyễn Nguyên (1822) là những đảo ven bờ.

Đối với bản đồ thuộc loại thứ 2 cũng đã rõ. Trên một bản đồ vẽ cả Trung Quốc và các nước trong khu vực mà học giả Trung Quốc gọi là “Bản đồ Minh Thanh và các nước Phiên thuộc” thì lấy gì làm chuẩn để phân biệt đâu là lãnh thổ Trung Quốc, đâu không thuộc lãnh thổ Trung Quốc? Nếu “Các đảo Nam Hải” vẽ trên bản đồ đó là “lãnh thổ” Trung Quốc thì các nước trong khu vực có là “lãnh thổ” Trung Quốc không? Biết rằng, các quần đảo ở biển Nam Trung Hoa đã được các học giả Trung Quốc thời xưa gọi là “Trường Sa”, “Thạch Đường” và vẽ trên các bản đồ khu vực Đông Nam Á mang tiêu đề Đông Nam Hải dư đồ hay Đông Nam Dương các quốc duyên cách đồ” (13).

Điều không khỏi ngạc nhiên là có hàng loạt sách địa chí và bản đồ Trung Quốc, kế cả của quốc gia (Nhà nước biên soạn) và thông thường (học giả biên soạn) lại không thấy các học giả Trung Quốc viện dẫn để chứng minh chủ quyền đối với các quần đảo ở biển Nam Trung Hoa.

Đơn giản là bởi các sách địa chí và bản đồ đó đều chép hoặc vẽ phần cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, chứ không bao gồm bất kỳ quần đảo nào ở biển Nam Trung Hoa.

Sách địa chí chính thức có Nguyên phong cửu vực chí (Tống), Đại Nguyên nhất thống chí (1294), Đại Minh nhất thống chí (1461), Đại Thanh nhất thống chí (1842). Bản đồ chính thức có Hoàng dư toàn lãm đồ (Hoàng Thanh nội phủ địa đồ) (1761), Hoàng dư toàn đồ (trong Khâm định Đại Thanh hội điển đồ) (1894).

Sách địa chí thông thường (do học giả soạn) thường được nói đến là Thái bình hoàn vũ ký của Nhạc sử, Dư địa kỷ thắng của Vương Tượng Chi đời Tống, Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư của Cố Viêm Vũ, Độc sử phương dư kỷ yếu của Cố Tổ Vũ đời Thanh.

Bản đồ thông thường có Vũ tích đồ, Hoa Di đồ, bản đồ Trung Quốc đời Tống khắc đá năm 1137 (phụ lục II) (Bảo tàng Tây An, Thiểm Tây), Địa lý đồ bản đồ Trung Quốc đời Tống, khắc đá năm 1247 (Tô Châu, Giang Tô) (14), Dư địa đồ của Chu Tư Bản đời Nguyên, trong Quảng dư đồ của La Hồng Tiên (đời Minh), Nguyên lộ, phủ, châu, huyện đồ trong Kim cổ dư địa đồ của Ngô Quốc Phụ (1638), Hoàng Minh đại thống nhất tổng đồ trong Hoàng Minh chức phương địa đồ của Trần Tổ Thụ (1628-1634), Hoàng triều phủ, sảnh, châu, huyện toàn đồ của Trình Tổ Khánh (1856), Đại Thanh trực tỉnh toàn đồ (khuyết danh)(1862), Hoàng Triều nhất thống dư địa toàn đồ (khuyết danh)(1894), Hoàng triều trực tỉnh đồ (1905, tái bản 1910), Đại Thanh đế quốc toàn đồ (1905, tái bản 1910) (Phụ lục II).

Trong đó bản đồ năm 1894 ghi rõ “Cực Nam” lãnh thổ Trung Quốc là “Nhai Châu, phủ Quỳnh Châu, Quảng Đông, điểm Bắc Cực 18 độ 13 phút”.

Sự thật là như vậy. Một vùng đất mà không được chép trong sách địa chí và thể hiện trên bản đồ từ đời Tống (960-1279) đến đời Thanh (1616-1911), kể cả chính thức và không chính thức, sao có thể là “lãnh thổ” Trung Quốc?

Các quần đảo ở Biển Nam Trung Hoa không được chép trong sách địa chí và thể hiện trên bản đồ Trung Quốc, nguyên do cũng dễ hiểu. Bởi như phần trên đã đề cập, các triều đại phong kiến Trung Quốc, cho đến trước năm 1909 không có bất kỳ đòi hỏi nào về chủ quyền đối với các đảo Nam Hải và không có bất kỳ hành động nào nhằm thể hiện quyền lực của mình đối với các quần đảo này.
Theo luật pháp quốc tế, để có một bộ phận lãnh thổ được coi là thuộc một quốc gia nào đó, điều kiện pháp lý cần thiết là lãnh thổ đó phải được đặt dưới chủ quyền quốc gia đó và giới hạn về lãnh thổ cần được xác định bằng việc mà quyền lực của Nhà nước được thực hiện trong giới hạn đó…(15).

Thật vậy, cho đến khi Trung Quốc đưa ra yêu sách đối với các quần đảo ở Biển Nam Trung Hoa vào nửa đầu thế kỷ XX các quần đảo này chưa bao giờ được đặt dưới chủ quyền của Trung Quốc và quyền lực của Nhà nước Trung Quốc chưa bao giờ được thực hiện trên các quần đảo này.

Song vì sao, ngày nay Trung Quốc khăng khăng nói rằng các quần đảo ở Biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ từ ngàn xưa? Vấn đề là ở chỗ các học giả Trung Quốc đã đưa ra những thông tin sai lạc như được đề cập trong bài viết này. Những thông tin sai lạc đó, trên thực tế đã làm cho dư luận trong và ngoài Trung Quốc hiểu sai về vấn đề chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo ở biển Nam Trung Hoa. Nếu như người Trung Quốc hiểu rõ về lịch sử, hiểu rằng chỉ từ nửa đầu thế kỷ XX, nhà chức trách Trung Quốc mới đưa ra yêu sách về lãnh thổ đối với các quần đảo ở vùng biển này thì cách xử sự của họ có thể sẽ khác nếu như chuẩn tắc trong quan hệ quốc tế được tôn trọng .

Trình bày rõ sự thật về tài liệu lịch sử của Trung Quốc liên quan đến biển Nam Trung Hoa trong bài viết này, tác giả hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc những nguồn thông tin chân thực trong việc tìm hiểu luận thuyết của các học giả Trung Quốc đối với các quần đảo ở biển Nam Trung Hoa liệu có phù hợp với sự thật lịch sử, có sức thuyết phục và đứng vững được, hay không.

PH

HC Mạng Bauxite Việt Nam có chỉnh sửa ít nhiều lỗi phiên âm tên sách hoặc tên đất do nhầm lẫn khi đánh máy, kể cả trong chú thích.
(1) Sử Lệ Tổ “Các đảo Nam Hải từ xưa đến nay là lãnh thổ Trung Quốc” Quang minh nhật báo, 24/11/1975; Trương Hồng Tăng, “Xem xét chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa từ góc độ Luật pháp quốc tế”, tạp chí Hồng kỳ số 4/1980; Hàn Chấn Hoa, Lâm Kim Chi, Ngô Phượng Bân, “Hội biên sử liệu các đảo Nam Hải nước ta”, xuất bản tại Bắc Kinh, 1988; Phan Thạch Anh, “Quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc-căn cứ lịch sử ngược dòng 2000 năm”, tạp chí Window (HongKong), 3/9/1993. 2
(2) Địa danh này ngờ là chỉ đảo Boóc-nê-ô hoặc đảo Gia-va ngày nay.
(3) Quỳnh Châu: một trong bốn châu nhà Đường đặt ở đảo Hải Nam: “Quỳnh Châu” ở phía Bắc, “Nhai Châu” ở phía Đông, “Đảm Châu” ở phía Tây, “Chấn Châu” ở phía Nam. Chỉ đến đầu đời Minh (thế kỷ XV) đảo Hải Nam mới được đặt quy chế một phủ, gọi là “Phủ Quỳnh Châu”.
(4) Đường thư, quyển 7, tờ 7a; Thái Bình hoàn vũ ký (Tống), quyển 169, tờ 11a-11b; Dư địa kỷ thắng (1221), quyển 124, tờ 2b; Quảng Đông thông chí (1731), quyển 5, tờ 74a-75a. 4
(5) Hàn Chấn Hoa, sách đã dẫn, trang 7 và 38 5
(6) Hàn Chấn Hoa, sách đã dẫn, trang 9 và 47 6
(7) Hàn Chân Hoa, sách đã dẫn, trang 133-136
(8) Trung Quốc Nam Hải chư đảo văn hiến vựng biên chi bát, Đài Loan học sinh thư cục, 1974, trang 22-33.
(9) Gouvernement Général de l’Indochine, Direction des Affaires Politique et Indigènes – Note, 6 Mai 1921, phụ lục tài liệu nghiên cứu của Giáo sư Monique Chemillier Gendrean nhan đề Avis juridique relatif au statut international des archipels de la Mer de Chine (Paracels-Spratlys) (1989). 7
(10) Bộ sưu tập, trang 68-70 8
(11) Hàn Chấn Hoa, sách đã dẫn, trang 8-9, 84-89
(12) Max Huber, Sentence artritrate rendue la 4 avril 1928, par Max Huber, entre les Etats-Unis et les Pays-Bas, dans le litige relatif a la souveraineté sur l’île de Palmas-RGDIP-Tome IX, 1935, trang 181. 9
(13) Trong Quảng dư đồ (1562), Cổ kim đồ thư biên (1585) Vũ bị chí (1628), Hoàng Minh chức phương địa đồ (1635), Địa đồ tổng yếu (1643) Độc phương dư kỷ yếu (1678), Hải quốc đồ chí (1842), Dương phòng tập yếu (1847).
(14) Vương Dung, Trung Quốc địa lý sử cương, Bắc Kinh, 1958, phần bản đồ. 10
(15) Max Huber, tài liệu đã dẫn, trang 163, 164. 11
Phụ lục: DANH MỤC SÁCH VÀ BẢN ĐỒ TRUNG QUỐC LIÊN QUAN ĐẾN BIỂN NAM TRUNG HOA ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG BÀI VIẾT

danh mục

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site