lịch sử việt nam
Chứng Minh Lịch Sử Ải Nam Quan Là Của Việt Nam
Trịnh Quốc Thiên
Nguồn: Vietnhim
...
Dựa trên một số điểm khác biệt như vậy, nhà sử học Marxist Trần Khuê vào năm 1995 đã viết một bài phê bình gắt gao sử gia Trần Trọng Kim là đã chép sử sai, thay vì phải chép Mặc Đăng Dung cắt dâng cho Nhà Minh 6 động thì đã "tự ý bỏ mất đi động An Lương," và, "(sử gia Trần Trọng Kim đã) bịa thêm cái gọi là 'Khâm Châu'. Làm sao Mặc Đăng Dung lại có thể cắt đất dâng nộp phần đất không phải là của nước mình?" Nhà Marxist Trần Khuê viết bài này bênh vực việc Mạc Đăng Dung cắt đất dâng cho Nhà Minh để được sự bảo vệ sống còn cho cả giòng họ Mạc không đến nỗi phải bị nguyền rủa giống y như những gì mà sử sách Việt Nam đã từng làm trong nhiều thế kỷ qua.
Rõ ràng là có đôi sự khác biệt ngay cả sử sách Trung Hoa và sử sách Việt Nam, tuy nhiên, một điều chắc chắn đó là Mặc Đăng Dung đã nhường một phần lãnh thổ của Đại Việt cho Nhà Minh để đổi lấy sự bảo hộ của họ cho sự sống tồn của giòng họ Mạc, và, đối với đại đa số người Việt Nam, đây là hành động phản quốc đáng bị nguyền rủa qua muôn thế hệ ở mọi thời đại.
Sáu (6) hay năm (5) động và hai châu Quy, Thuận mà Mạc Đăng Dung dâng cho nhà Minh đều chỉ là một sự ám chỉ phần đất Cổ Lâu, núi Phân Mao, gần Khâm Châu, tỉnh Quảng Tây mà đối với người Việt Nam rất là linh thiêng vì họ tin rằng nơi đây có cột đồng đã dựng nên vào năm 43 do lệnh của Mã Viện, và cột đồng này đã chôn sâu trong đống đá nằm ở đâu đó trong vùng này. Lợi dụng cơ hội nhượng đất này, Hoàng Đế Gia Tĩnh Nhà Minh (cai trị 1522-1566) ra lệnh xây một cái cổng ở ngay Ải tạo một dấu chứng biên giới Hoa-Việt để từ đó người Việt Nam khó lòng mà có thể lấy lại đất tổ của họ ngay tới tận cột đồng đã được dựng nên từ năm 43 như một hình thức gây nên một tâm lý hội chứng xã hội, một dấu hiệu xấu cho người Việt Nam qua nhiều năm tháng. Vì cái Cổng huy hoàng và đồ sộ này, nên tự nhiên người ta quên đi các tên Ải Pha Lũy hay Ải Ba Lụy, và thay vào đó, người ta gọi nó những cái tên khác như Đại Nam Quan hoặc Trấn Di Quan. Nhà Minh chính thức gọi nó là Ải Nam Quan. Người Pháp, vào thế kỷ thứ 19, đã gọi nó là Cổng Trung Hoa (Porte de Chine). Vào thập niên 1960s, Mao Trạch Đông đề nghị với Hồ Chí Minh đổi tên nó thành Mục Nam Quan như một dấu chứng "đàn anh Trung Hoa" lúc nào cũng ngó xuống phía nam để lo lắng cho "đàn em Việt Nam" ngõ hầu làm cho tình hữu nghị quốc tế vô sản giữa hai quốc gia càng được trong sáng hơn. Hồ Chí Minh đề nghị lại xin đổi thành Hữu Nghị Quan.
Các hoàng đế Nhà Minh ra một chiếu chỉ rất nghiêm khắc về việc điều hành Cổng này. Về sau, các hoàng đế nhà Thanh cũng theo quy chế khắc khe đó. Theo như chỉ dụ, Cổng-Thành chỉ được mở khi có phái đoàn ngoại giao của hai nước, và nó chỉ được mở khi có lệnh của hoàng đế hay do quyết định "khôn ngoan" của vị Quan Tổng Đốc Lưỡng Quảng trong những trường hợp thật khẩn cấp. Bằng cách áp dụng nguyên tắc hành chánh khó khăn này trong vấn để mở Cổng Thành, Trung Quốc muốn chắc ăn Việt Nam sẽ rất khó mà có cơ hội dùng vũ lực tiến chiếm lại những vùng đất mà họ đã mất như họ đã từng làm nhiều thế kỷ trước. Từ ngày Cổng Thành được xây vào thế kỷ thứ 16, trên 200 năm, chưa có trường hợp nào Cổng Thành được mở ra vì mục đích quân sự. Nhưng, vào năm 1788, Trung Quốc hồ hỡi mở Cổng Thành đưa các đạo quân vào nam, tổng cộng các đường tiến quân lên tới hơn 200 ngàn, để tấn chiếm Việt Nam.
Năm 1771, ba anh em họ Nguyễn ở Tây Sơn miền trung Việt Nam nổi lên chống lại Chúa Nguyễn ở phía nam và sau này chống lại Chúa Trịnh ở phía bắc. Ba anh em này được sử sách Việt Nam gọi là Nhà Tây Sơn. Năm 1777, anh em Tây Sơn lật đổ chính quyền ở trong nam. Năm 1786, and em Tây Sơn, dưới quyền điều khiển của người em trai trẻ nhất là Nguyễn Huệ, tiến thẳng và đóng chiếm Hà Nội. Sau khoảng 250 năm chia cắt, Việt Nam được thống nhất. Vua bù nhìn của Việt Nam lúc bấy giờ là Lê Chiêu Thống chạy sang Bắc Kinh vận động sự ủng hộ của Đại Đế Càn Long (cai trị 1735-1796) giúp ông ta trở về lên ngai vàng. Vua Càn Long nhận ra đây là cơ hội để Trung Hoa có thể tái cai trị Việt Nam, vì thế, núp dưới danh nghĩa "ủng hộ con cháu nhà Lê trở lại ngai vàng và trừng trị những bày tôi phản trắc của nhà Lê," Đại Đế Càn Long sai tướng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 200 ngàn quân xâm chiếm Việt Nam. Từ ngày mà Cổng Thành được xây cất, đây là lần đầu tiền Ải Nam Quan được mở ra cho việc tiến công quân sự, và quá rõ ràng, phần lợi thuộc về phía Trung Hoa. Quân đội của Trung Hoa tiến vào Hà Nội một cách dễ dàng chỉ trong vòng có vài tuần.
Đứng trước hiểm họa nguy cập Việt Nam có thể bị Trung Hoa đô hộ lần nữa, vào năm 1788, tại Huế thuộc miền Trung Việt Nam, Nguyễn Huệ đăng ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Quang Trung (1752-1792). Hoàng Đế Quang Trung là một nhà thiên tài về quân sự, với những đạo quân khoảng 100 ngàn người, ông tiến từ Huế đến Hà Nội chỉ trong vòng có vài tuần, thắng nhiều trận đánh oanh liệt, đánh bại quân đội hơn 200 ngàn người của tướng Tôn Sĩ Nghị một cách dễ dàng, đuổi họ ra khỏi Hà Nội. Tướng Tôn Sĩ Nghị phải rút về Trung Hoa và cái Cổng đã được đóng lại để ngăn chận sự tiến quân của Đại Đế Quang Trung.
Nhận thấy Cái Cổng chính là một cản trở vật để cho Việt Nam tiến chiếm lại các phần đất của tổ tiên, vào đầu năm 1792, tin rằng các đạo quân của ông đã được huấn luyện kỹ lưỡng và đủ hùng mạnh để tiến vào Trung Hoa gây chiến tranh với Nhà Thanh, Đại Đế Quang Trung cử ông Võ Văn Dũng làm Sứ Thần trưởng phái đoàn đến Bắc Kinh để đưa ra hai điều kiện: 1/ Trung Hoa phải trao trả lại cho Việt Nam những phần đất của tổ tiên bao gồm 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, hoặc, ít nhất là phải trả lại tới phần đất ngay cây cột đồng đã được dựng nên vào năm 43; 2/ Hoàng Đế Nhà Thanh phải đồng ý gả công chúa cho Vua Quang Trung như một sự bày tỏ giao hảo lâu dài giữa hai quý tộc.
Không may, Vua Quang Trung một cách kỳ bí bị tai biến mạch máu não (xưa gọi là chứng huyễn vận tức xuất huyết não) rồi qua đời khi mà ông mới được 40 tuổi. Nhiều tin đồn cho biết sau khi Đại Đế Quang Trung đánh thắng quân đội của Tôn Sĩ Nghị vào năm 1788, Hoàng Đế Càn Long nhận ra ngay Vua Quang Trung là một thiên tài về quân sự, và, không bao lâu sau, Vua Quang Trung sẽ là mối họa lớn cho Triều Đình Nhà Thanh. Do đó, Hoàng Đế Càn Long giả vờ ông ấy rất ái mộ Vua Quang Trung đến độ ông ấy vào năm sau, năm 1789, chính thức gởi sắc phong công nhận Vua Quang Trung là "An Nam Quốc Vương." Và, để đánh dấu biến cố đặc biệt này, Hoàng Đế Càn Long trao gởi một áo bào lộng lẫy và mắc tiền như một "tặng vật" cho Vua Quang Trung. Vua Quang Trung không biết áo bào đã có nhuộm một loại thuốc độc đặc biệt thấm sâu trong các sợi chỉ của áo bào; vì thế, khi ông mặc vào, kết quả là chất độc từ từ thấm vào các tế bào của ông, và vài năm sau, chất độc phản ứng gây nên một tai biến bất ngờ cướp lấy đi mạng sống của ông.
Đoạn Kết C'est Finito
Hung tin cái chết của Vua Quang Trung đến tai Sứ Thần Võ Văn Dũng ở Bắc Kinh. Ông sứ thần mệt mỏi và lặng lẽ sửa soạn khăn gói trở về quê hương. Ông không dám hé môi nói cho Triều Đình Nhà Thanh biết hai sự đòi hỏi của Vua Quang Trung. Sau cái chết của Vua Quang Trung, không còn ai có đủ khả năng để "hủy diệt" cái Cổng bị ám ảnh đó cũng như theo đuổi cao vọng đòi lại đất tổ ở rất xa phía bắc của cái Cổng này.
Cổng thành được xây để định biên giới Hoa-Việt, dẫu vậy, vẫn còn một vài vấn đề chưa được giải quyết hoàn toàn: Chỗ nào ở Ải Nam Quan là nơi đích xác định vị lằn ranh biên giới Trung Hoa và Việt Nam? Có phải là nó nằm ngay bức tường thành Ải Nam Quan hay là nó cách xa vài mét khỏi bức tường thành?
Tài liệu đầu tiên của Việt Nam nói về địa điểm đích xác biên giới Hoa-Việt được ghi chép vào năm 1785 bởi Sứ Thần Nguyễn Trọng Đăng, trưởng phái đoàn của Việt Nam đến Trung Hoa vào những năm trước cũng như vào năm 1784. Vào mùa xuân năm 1785, sau khi trở về từ Trung Quốc, ông có khắc trên một bia đá được dựng tại nhà trọ mang tên là Vọng Đức Đài (Đài hướng về ân đức của vua), sau này gọi là Ngưỡng Đức Đài. Trên bia đá này, ông ghi lại một số biến cố lịch sử về cái Cổng cũng như địa điểm đích xác biên giới Hoa-Việt. Trên tấm bia này, Sứ Thần Nguyễn Trọng Đăng cho biết Cổng Thành được xây do người Trung Hoa vào thời vua Gia Tĩnh Nhà Minh, và ông viết rất rõ ràng địa điểm đích xác biên giới Hoa-Việt chính là ngay Cổng Thành. Cái Cổng thuộc về Trung Hoa, nhưng, từ chân tường của cái Cổng về phía nam thì thuộc về phần đất của Việt Nam. Ông cũng ghi khắc Vọng Đức Đài được dựng nên do người Việt Nam, thoạt đầu, nó chỉ là một căn nhà lợp mái tranh, sau đó, được cải tiến, và vào mùa hạ năm 1784, đích thân Sứ Thần Nguyễn Trọng Đăng, lúc ấy cũng là quan Tổng Đốc của tỉnh này, đốc công kiến thiết đài này lại với vật dụng xây cất bằng gạch. Năm 1849, Vua Tự Đức (cai trị 1847-1883) sai Sứ Thần Nguyễn Văn Siêu làm trưởng phái đoàn sang Bắc Kinh. Sứ Thần Nguyễn Văn Siêu đọc được tấm bia này, ông cảm động trước những lời được ghi chép trên tấm bia, vì thế, ông mới ghi chép nó lại và sau này vào năm 1865 ông cho in trong tác phẩm Phương Đình Địa Dư Chí của ông. Tuy nhiên, tấm bia do Sứ Thần Nguyễn Trọng Đăng dựng lên đã bị hủy đi, và cho tới ngày hôm nay, không ai biết nó bị hủy hồi nào và bằng cách nào nữa.
Dưới triều đại Vua Tự Đức, một cuốn lịch sử về các địa danh Việt Nam đã được chính thức hoàn thành bởi các sử gia của nhà vua vào năm 1882. Cuốn sử đó được gọi là Đại Nam Thống Nhất Chí. Trong cuốn sử này, các sử gia cho biết Ải Nam Quan cách khoảng chừng 31 cây số về phía bắc của thị xã Lạng Sơn. Cái cổng có hai phần: Phía bắc của cái cổng được xây dựng bởi người Trung Hoa, và phía nam của cái cổng được xây dựng bởi người Việt Nam. Phần xây cất ở phía bắc gồm một cái cổng và một bức tường 119 trượng (khoảng 500 mét) xây chấn ngang cái dốc của ngọn núi gồ ghề. Cổng và tường thành được xây cất bằng gạch. Cổng và tường thành được xây bởi Nhà Minh vào thế kỷ thứ 16, và nó đã được sửa chữa nhiều lần do Nhà Thanh. Cái Cổng chỉ được mở ra cho các phái đoàn ngoại giao của hai nước. Phần xây cất ở phía nam được xây dựng bởi Việt Nam, là một nhà trọ mang tên là Ngưỡng Đức Đài. Nhà trọ khoảng chừng 20 mét cách xa chân tường Ải Nam Quan. Nhà trọ được dùng để cho phái đoàn Việt Nam dừng chân trước khi họ đi qua Trung Hoa và sau khi họ trở về từ Trung Hoa. Qua sự miêu tả này, rõ ràng biên giới Việt Nam lúc bấy giờ là ở ngay chân tường của Ải Nam Quan.
Một tài liệu bán chính thức khác để góp phần cho kết luận rằng vào thế kỷ thứ 19, biên giới Hoa-Việt ở ngay chân tường Ải Nam Quan. Văn hào Nguyễn Du (1765-1820), một thi sĩ nổi tiếng của người Việt Nam, tác gỉa của tập thơ Truyện Kiều mà cả thế giới đều biết đến, vào năm 1809, đã được vua Gia Long sai làm Sứ Thần trưởng phái đoàn sang Trung Quốc. Ông trở về Việt Nam lại vào năm 1814. Trên chuyến đi từ Việt Nam đến Trung Hoa và từ Trung Hoa trở về Việt Nam, ông đã đi ngang qua Ải Nam Quan. Ông và toàn thể sứ đoàn đã trú ngụ tại Ngưỡng Đức Đài khi đi Trung Quốc cũng như khi từ Trung Quốc trở về lại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong đời ông nhìn thấy cái Ải, ông ngạc nhiên trước cảnh hùng vĩ và đẹp của nó làm cho ông có cảm hứng viết thành một bài thơ với tựa đề là Ải Nam Quan mà ông mô tả như sau:
Lý Trần cựu sự yểu nan tầm,
Tam bách niên lai trực đáo câm (kim),
Lưỡng Quốc bình phân cô lũy diện,
Nhất tâm hùng trấn vạn sơn tâm.
Sử gia Trần Gia Phụng dịch nghĩa như sau:
Việc cũ đời Lý, Trần xa xôi mờ mịt khó tìm,
Suốt từ ba trăm năm thẳng tới bây giờ,
Hai nước (Việt-Hoa) chia đều từ mặt lũy lẻ loi,
Một cửa ải oai hùng trấn đóng giữa lòng muôn núi.
Theo lời mô tả của thi hào Nguyễn Du thì rõ ràng bức tường thành của Ải Nam Quan chính là biên giới Hoa-Việt.
Những lời ghi khắc trên bia đá của Sứ Thần Nguyễn Trọng Đăng vào năm 1785, những lời chép lại của các sử gia Triều Nguyễn vào năm 1882, và những lời mô tả của thi sĩ Nguyễn Du vào năm 1809 ăn khít với những chi tiết trong tấm hình được chụp bởi nhiếp ảnh gia Heliog Dujardin vào năm 1903, in trong cuốn sách nhan đề L'Indochine (Đông Dương), tác giả Louis Salaun, xuất bản bởi nhà in Quốc Gia, Paris. Trong tấm hình này, chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra căn nhà trọ mang tên là Ngưỡng Đức Đài ở cách xa bức tường thành Ải Nam Quan khoảng chừng 20 mét. (Xin xem hình ở trang 22 phần tiếng Anh)
Trong những thỏa ước bằng khẩu hiệu của Ủy Ban Hoa-Pháp Cắm Cột Mốc Biên Giới Hoa-Việt Thuộc Chi Nhánh Tỉnh Quảng Tây, được viết xuống 5 trang giấy, ký và đóng ấn trên từng trang bởi đại diện của Pháp và của Trung Hoa vào ngày 21/8/1891 như một phần bổ túc cho Hiệp Ước Patenôtre ngày 6/9/1885, có một đoạn như sau: "De Nam Quan à Binh Nhi, 1 ère borne: sur le chemin de Nam Quan à Dong Dang (à 100m au sud de la porte)," xin tạm dịch, "Từ Nam Quan đến Bình Nhi, cột mốc đầu tiên: Trên đường từ Nam Quan tới Đồng Đăng (ngay 100 mét ở phía nam của cái cổng)." Từ nơi tài liệu chính thức này, chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa đó là cột mốc 0 Km ở Việt Nam đã được dựng lên cách xa bức tường thành của Ải Nam Quan 100 mét phía nam trên đường đi về thị trấn Đồng Đăng.
Những bản đồ được ấn hành vào năm 1945 do Viện Địa Học Quốc Gia của Pháp cho thấy Nam Quan ở trong Việt Nam hay ở ngay chính biên giới của Việt Nam. Chúng ta không nên cắt nghĩa Nam Quan ở đây có nghĩa là cái Cổng mà thôi, mà nên hiểu rằng nó ám chỉ cả một khu vực nơi đây. (Xin coi bản đồ trang 23 và 24 ở phần tiếng Anh.)
Những bản đồ khít hợp với những Thỏa Ước của người Pháp và Trung Hoa vào thế kỷ thứ 19, đó là, biên giới Việt Nam ở ngay chính chân tường của Ải Nam Quan hoặc không cách xa Ải Nam Quan bao nhiêu cả.
Trong cuộc chiến 20 năm với Việt Nam Cộng Hòa (tức Miền Nam Tự Do, Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam (tức Cộng Sản Bắc Việt), đã nhận một khối lượng giúp đỡ khổng lồ của CHNDTH. Khi ấy, quan hệ giữa hai Đảng Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc lên tới cao độ. Mao Trạch Đông quá vui vẻ với quan hệ này đến độ đã đề nghị thay đổi Ải Nam Quan thành Mục Nam Quan. Hồ Chí Minh đề nghị thay đổi lại là Hữu Nghị Quan. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai đảng không được bền vững lâu, vì, vào tháng 2 năm 1979, cuộc chiến Hoa-Việt bùng nỗ. Sau khi rút quân vào tháng 3 năm 1979, CHNDTQ vẫn đóng giữ và kiểm soát toàn thể khu vực Ải Nam.
Ông Lê Công Phụng, Thứ Trưởng Ngoại Giao của CHXHCNVN, trong bài trả lời phỏng vấn của phóng viên VASC Orient trong chiều ngày 28/1/2002, xác nhận rằng theo Hiệp Ước Biên Giới Hoa-Việt 1999, lãnh thổ của Trung Quốc ở cột cây số 0 Km, và theo ông, cột mốc này ở "200 mét phía nam của Ải Nam Quan." Nhiều người nghi ngờ cột mốc ở Ải Nam Quan đã được dời sâu vào lãnh địa của Việt Nam trong cuộc chiến Hoa-Việt năm 1979. Vì thế, lời xác nhận của ông Lê Công Phụng là cột mốc 0 Km nằm "200 mét ở phía nam Ải Nam Quan" đã cho thấy rõ đó là CHXHCNVN đã nhường từ 50 mét cho đến 200 mét phần đất biên giới ở Ải Nam Quan cho CHNDTQ.
Không cần biết sự nhượng đất cho CHNDTQ là 100 mét hay 5 kilômét ở biên giới Hoa-Việt, nhất là vùng đất linh thiêng Ải Nam, đó là một sự mất mát lớn lao đối với người Việt Nam, là một cái tát tai vào sự tự trọng và tự hào của người Việt, là một sự mất mát giá trị lịch sự và văn chương mà đối với người Việt Nam rất là trân quý vô vàn. Đau hơn nữa, những người dân ở vùng này, trước đây là "người Việt" phải đổ máu ra chống quân Trung Hoa bảo vệ giang sơn, thì tự dưng, trong một cái nháy mắt, họ lại phải làm "con dân" của kẻ cựu thù Trung Hoa mà họ không thể làm gì được hơn!
Lời Kết:
Năm 1867, Nhà Nguyễn không đánh lại người Pháp vì người Pháp có súng đạn tối tân nên vua Tự Đức sai hai ông Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ký hiệp ước với người Pháp nhượng 3 tỉnh Nam Kỳ cho thực dân Pháp. Sau biến cố này, Vua Tự Đức đã làm một bài thơ, vừa trách mình, trách các trọng thần, và cũng vừa trách cả toàn dân đã nhu nhược để cho ngoại bang cướp đất. Bài thơ của vua Tự Đức được đăng trong Tự Đức Ngự Chế Thi Tập. Bài thơ ấy như sau:
Khí dân Triều trữ cữu
Mãi Quốc thế gian bình,
Sử ngã chung thân điếm,
Hà Nhan nhập miếu đình.
Có người dịch câu thơ ấy như sau:
Tội lũ bay: bán nước,
Tội triều đình: bỏ dân,
Khiến đời ta mang nhục.
Mặt nào gặp tiền nhân?
Vua Tự Đức vì không đủ vũ khí tối tân đánh lại người Pháp, đã phải cắt một phần đất của tổ tiên cho người Pháp, lương tâm cắn rứt bồi hồi, ông ngày đêm lo âu, trăn trở, đấm ngực ăn năn, tìm cách làm sao phục hồi lại những phần đất đã mất. Tuy ông không làm được, nhưng, ông cũng đã có ý và cố gắng hết mình. Không biết ĐCSVN nay nhượng những phần đất linh thiêng và chiến lược ở biên giới Hoa Việt, lương tâm của những người CSVN có bị áy náy không, có phải trăn trở đấm ngực ăn năn như vua Tự Đức hay không? Nếu có, hãy trả lại quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam. Nếu ĐCSVN không chịu ăn năn và trả lại quyền tự quyết cho dân tộc, thì, cũng giống như thời nhà Nguyễn, các cụ nhà ta đã đứng lên làm cách mạng đấu tranh giành Độc Lập cho nước nhà, thế hệ Việt Nam ngày nay cũng sẽ làm giống y như vậy.
Còn người dân và sĩ phu Việt Nam thì sao, đứng trước sự ngoan cố và đàn áp của ĐCSVN, không lẽ chúng ta không còn hào khí anh dũng để tràn xuống đường đòi lại đất tổ tiên, nhất là vùng Ải Nam linh thiêng trong hàng bao nghìn năm lịch sử? Hãy nhìn dân Kyrgystan (diện tích 198,500 km2) theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia = RFA) loan tải vào ngày 18/5/2002, khi nghe tin nhà cầm quyền của họ cắt nhượng cho Trung Cộng khoảng 120 ngàn hectares núi đồi hoang vắng không người ở ngay biên giới, lập tức, đám đông hơn vạn người xuống đường ở thủ đô Biskek đòi Tổng Thống Askar Akayev phải trả lời cho họ một cách minh bạch về chuyện này, kẻo không, chế độ của Tổng Thống Askar Akayev phải ra đi để cho những người xứng đáng hơn lên cầm quyền bảo vệ giang sơn của tổ tiên, dầu giang sơn đó bây giờ là "nơi khỉ ho cò gáy" hoang vu không làm gì được. Tổng Thống Askar Akayev cho công an trấn áp dân chúng một cách dã man, nhưng càng trấn áp, dân chúng càng hăng hái hơn, càng quyết tâm hơn. Một vùng đất hoang vu không người ở mà người dân Kyrgystan, với dân số có 5 triệu, mà còn anh dũng tranh đấu, huống chi chúng ta, một vùng đất linh thiêng cả bao ngàn năm máu xương đã đổ ra, 85 triệu dân trong nước và 3 triệu dân ở hải ngoại mà lại làm thinh? Tôi tin rằng chắc chắn dân Việt sẽ không làm thinh, vì, lời của nhà cách mạng anh hùng Nguyễn Trải còn vang vọng lại trong tai của mỗi người Việt Nam: "nước Việt ta, dù thăng trầm có lúc khác nhau, nhưng hào kiệt thời nào cũng có./."
Phần trên là trích từ các chương 13&14 của sách "Những Biến Cố Mất Lãnh Thổ-Lãnh Hải của Việt Nam từ 939-2002". Sách hiện đang được bày bán tại các nhà sách báo hải ngoại. Ở xa có thể đặt mua qua tác giả tại :
Trinh Quoc Thien, Esq.
P.O. Box 323
Annandale, VA 22003
Giá 22USD/cuốn (bao cước phí và thuế).
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử