lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam 

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Tương lai nào cho Tây Nguyên

Chưa bao giờ đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam bối rối với những dự án khai thác bauxite trên Tây Nguyên như hiện nay. Số người ủng hộ thì ít hơn số người chống đối. Dư luận trong và ngoài nước không ngừng cảnh báo hậu quả tai hại của những dự án này, kể cả những đảng viên và cán bộ cáo cấp trong guồng máy cầm quyền. Những cố gắng giải thích của chính quyền đã không thuyết phục được ai, dư luận trong và ngoài đảng còn lo sợ trong tương lai Tây Nguyên lọt vào tay Trung Quốc, ba nước Việt Miên Lào sẽ bị đặt dưới quyền khống chế của Trung Quốc như những chư hầu.

Tại sao đảng và nhà nước cộng sản bất chấp mọi cảnh báo và cho các công ty nước ngoài tiến hành khai thác bauxite trên Tây Nguyên? Có nhiều lý do để giải thích, nhưng tất cả đều vì những mục tiêu tốt đẹp cho Tây Nguyên chứ không phải vì những áp lực đến từ bất cứ thế lực nào như nhiều người lầm tưởng. Không một người Việt nào, nhất là những người lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay, chấp nhận bị sai khiến bởi ngoại bang. Quyết tâm tiến hành khai thác bauxite trên Tây Nguyên xuất phát từ sự bế tắc định hướng phát triển.

So với các tỉnh và thành phố đồng bằng, khả năng phát triển và mức sống của dân chúng trên Tây Nguyên rất thấp, nếu không muốn nói là số không. Tài nguyên duy nhất có thể khai thác được là gỗ rừng và các đồn điền cao, trà, cà phê và hồ tiêu để xuất khẩu, đây là những sản phẩm thô sơ thuộc lãnh vực thứ nhất, trị giá kinh tế rất thấp. Vấn đề là ngày nay gỗ rừng đã cạn kiệt trong khi giá cao su, trà, cà phê và hồ tiêu chịu ảnh hưởng nặng nề của cạnh tranh quốc tế ngày càng giảm, lợi tức thu về đôi khi không đủ để trang trãi những chi phí sản xuất. Hơn nữa lợi tức do những hàng hoá này mang lại không dùng để nâng cao mức sống dân chúng trong vùng mà vào tay những người có phương tiện: các cấp lãnh đạo đảng và quân đội.

Cũng nên biết, từ 1975 đến nay, Tây Nguyên được xếp vào hạng địa bàn quốc phòng trọng yếu, đặt dưới quyền quản trị trực tiếp của quân đội. Như mọi người đều biết, nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ chứ không phải để làm kinh tế, sau gần 35 năm cai quản sinh hoạt kinh tế của Tây Nguyên lâm vào bế tắc, không ai tìm thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, ngoài bauxite. Do đó khi được các công ty nước ngoài đề nghị thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất, như bắt được phao cấp cứu trong cơn nguy ngập, các cấp lãnh đạo cộng sản trung ương liền chấp nhận. Không riêng gì bauxite, nếu có mỏ vàng, bạc, đá quí hay uranium... họ cũng sẵn sàng cho người nước ngoài vào khai thác để vượt qua bế tắc.

Sự trúng thầu của công ty Chalco, thuộc nhóm Chinalco (một đại công ty quốc doanh Trung Quốc), có lẽ là một tình cờ nhiều hơn là cố ý. Lý do trúng thầu của Chalco rất giản dị, họ biết cách đưa phong bì đúng người, đúng chỗ và đúng thời điểm và nhất là... biết hứa hẹn. Nhà thầu Trung Quốc hứa sẽ xây dựng và tân trang lại hạ tầng cơ sở để vận chuyển hàng hoá. Về phía đảng và quân đội, có lẽ trong những thoả thuận ban đầu họ không nghĩ tới tính chiến lược của khu vực Tây Nguyên; cho đến khi Chalco trúng thầu, công nhân Trung Quốc được đưa vào khai thác, sự lo sợ bắt đầu ló dạng, nhưng đây không phải là mục đích của bài này.

Như vậy ngoài khai thác bauxite, có dự án phát triển nào tốt đẹp hơn cho Tây Nguyên? Có nhưng rất ít, nếu không muốn nói chỉ có một, đó là du lịch. Người ta sẽ rất ngạc nhiên trước nhận định chắc nịch này, nhưng đây không phải là một phát biểu duy ý chí, có rất nhiều lý do giải thích.

Một cách giản lược, Tây Nguyên là một vùng đất nghèo, cảnh vật thiên nhiên không nhiều và không đẹp (nếu so với những thắng cảnh của những quốc gia nhiệt đới khác trên thế giới). Rừng thiên nhiên đã bị tàn phá gần như cạn kiệt, canh tác nông nghiệp vô tổ chức càng làm xấu đi khung cảnh thiên nhiên, nhất là nhìn từ trên không. Thêm vào đó, hệ thống hạ tầng cơ sở đường sá, điện nước và phương tiện truyền thông vừa ít vừa lạc hậu. Yếu tố có thể hấp dẫn khách du lịch là nơi sinh trú của những sắc dân bản địa, người Thượng, nhưng sự viếng thăm những khu vực này còn rất hạn chế vì lý do chính trị. Các cấp chính quyền địa phương lo sợ cộng đồng người Thượng khi tiếp xúc với du khách nước ngoài sẽ tố cáo những biện pháp phân biệt đối xử với người thiểu số. Dịch vụ du lịch chưa đáp ứng đúng nhu cầu quốc tế, nghĩa là sạch sẽ, vệ sinh và tiện nghi; đó là chưa nói đến cơ sở hạ tầng còn rất thô sơ, lạc hậu chưa thích nghi với yêu cầu của khách du lịch đầu thế kỷ 21. Nói tóm lại, muốn phát triển du lịch trên Tây Nguyên, chính quyền và dân chúng địa phương cần phải làm rất nhiều cố gắng để xây dựng cơ sở hạ tầng thu hút người đến. Khác với khai thác bauxite, du lịch là một nguồn lợi lâu dài, có thể tái tạo và tái sinh mãi mãi với thời gian mà không làm huỷ hoại môi trường. Hơn nữa, nó còn tạo ra công việc làm cho hàng triệu dân cư địa phương, không cần sự can thiệp của chính quyền.

Bauxite sẽ đến một ngày bị cạn kiệt vì trữ lượng giới hạn, lợi tức thu được chỉ đảng và nhà nước thu được hưởng, dân chúng địa phương không được gì vì đa số công nhân được tuyển dụng trực tiếp là người nước ngoài. Đó là chưa kể nguy cơ môi trường bị huỷ hoại do chất độc từ các nhà máy thanh lọc alumin thải ra, sự phục hồi phải tính bằng thế kỷ. Lợi tức mang lại do khai thác cây công nghiệp (cao su, trà, cà phề, hồ tiêu) chỉ dành riêng cho những người có tư bản, đất đai, cơ xưởng và máy móc. Lợi tức mang lại do khai thác dịch vụ khách sạn, ăn uống và di chuyển cũng chỉ dành riêng cho những người có phương tiện. Nói tóm lại, trong điều kiện hiện nay, chỉ một thiểu số rất nhỏ người có phương tiện thụ hưởng được những lợi tức do Tây Nguyên mang lại, đại đa số quần chúng còn lại tiếp tục sống trong nghèo khó. Nếu thay đổi được phong cách sinh hoạt sơ cứng này và ích kỷ này, bộ mặt Tây Nguyên sẽ thay đổi hẳn, phồn vinh sẽ xuất hiện và hạnh phúc không còn là một ao ước.

Muốn phát triển du lịch trên Tây Nguyên, các cấp lãnh đạo địa phương phải biết kiên nhẫn và bao dung. Kiên nhẫn vì những lợi ích do du lịch mang lại sẽ không một sớm một chiều có được, thời gian chờ đợi ít nhất từ 3 đến 5 năm sau khi những cơ sở hạ tầng đã xây dựng xong để đón nhận khách du lịch. Bao dung là chấp nhận để dân chúng địa phương chia sẻ nguồn lợi tức do du lịch mang lại, các chính quyền địa phương sẽ không còn độc quyền khai thác du lịch. Phải để cho dân chúng tự do phát huy sáng kiến và ý kiến để lôi kéo sự chu ý của khách du lịch qua hàng hoá và dịch vụ độc đáo với hy vọng họ sẽ trở lại.

Trong chiến lược phát triển này, không một địa phương nào bị bỏ rơi và cũng không một khu vực nào bị hạn chế. Mỗi khu vực có quyền khai thác nét độc đáo của mình để hấp dẫn khách du lịch, nghĩa là qua sinh hoạt văn hoá, hàng hoá thủ công và dịch vụ. Trừ những khu vực quốc phòng, khách du lịch có quyền đi khắp nơi để giao dịch và thăm viếng.

Phát triển như thế nào? Tự phát hay có định hướng?

Những dự án tự phát chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, và do tình cờ nhiều hơn là có chuẩn bị. Ngược lại muốn phát triển lâu dài phải có định hướng, tất cả mọi dự án đều phải được nghiên cứu và chuẩn bị kỹ càng, nhất là ngành du lịch, một dịch vụ rất mới đòi hỏi những kỹ thuật tranh thủ khách du lịch một cách tinh vi. Thêm vào đó, sự cạnh tranh giữa những quốc gia nghèo có tiềm năng thu hút khách du lịch quốc tế cao sẽ rất gay gắt. Những cơ quan lữ hành quốc tế có thể giúp các chính quyền địa phương thiết lập những phương án phát triển du lịch thích hợp với địa phương của mình. Vấn đề là chọn cơ quan lữ hành nào, vì quá nhiều. Cách hay nhất là chọn những cơ quan lữ hành đã quốc gia có kinh nghiệm xây dựng những trung tâm du lịch, nhưng không nên đặt thước đo quá cao như chỉ dành riêng cho khách có tiền vì Tây Nguyên không có khả năng thu hút khách du lịch đông đảo như tại các vùng bờ biển.

Nhìn lại cấu trúc địa hình 5 tỉnh Tây Nguyên, Lâm Đồng và Đắc Lắc có lẽ là hai tỉnh có tỉ lệ phát triển cao hơn ba tỉnh còn lại: Kontum, Pleiku-Giarai và Đắc Nông.

Lâm Đồng nổi tiếng với Đà Lạt, một thành phố do người Pháp thành lập để những người Pháp làm việc tại đồng bằng lên nghỉ hè nếu không về mẫu quốc. Ngày nay khung cảnh thiên nhiên của Đà Lạt đã bị huỷ hoại khá nhiều do nạn xây dựng nhà cửa vô qui hoạch, chính quyền địa phương đã làm nhiều cố gắng duy trì bản sắc thơ mộng của ngày xưa nhưng Đà Lạt chỉ có thể hấp dẫn khách du lịch loại trung bình, cần xây dựng một Casino lớn để thu hút khách quốc tế. Thị xã Bảo Lộc, nổi tiếng với những đồn điền trà, các trại chăn nuôi tằm và thác Dambri, có nhiều tiềm năng du lịch nhưng chưa bao giờ được khai thác: có thể xây dựng những khu du lịch qui mô lớn như khách sạn trong khuôn viên các đồn điền tại Bảo Lộc, Di Linh, những khu cắm trại tập thể đầy đủ tiện nghi quanh thác nước, sông hồ và tổ chức tham quan nơi sinh trú của các sắc tộc thiểu số người Thượng và những thắng cảnh thiên nhiên trong rừng sâu, nhất là những mật khu cũ, khu chăn nuôi tằm và chế biến tơ.

Đắc Nông là một tỉnh mới, được thành lập năm 2004. Có thể nói đây là tỉnh nghèo nhất trên Tây Nguyên vì nguồn lợi duy nhất là nông nghiệp với các đồn điền cà phê, nay có thêm quặng bauxite đang được chính quyền mời gọi các công ty nước ngoài đến khai thác. Mặc dù có một vài thắng cảnh thiên nhiên đáng chú ý như thác Ba Tầng, Diệu Thanh, Trinh Nữ, dịch vụ du lịch hoàn toàn xa lạ đối với mọi người. Lý do là tỉnh này chỉ toàn đất đỏ, núi rừng hoang sơ, những đồn điền cà phê, canh tác manh múng, nhà cửa nghèo nàn không theo một tiêu chuẩn kiến trúc nào. Hệ thống di chuyển còn thô sơ và ít, do đó phải xây dựng thêm nhiều đường sá mới. Yếu tố thu hút khách du lịch là Ngả Ba Tam Biên, nơi giáp ranh giữa 3 nước thời Pháp thuộc: Cao Miên, Nam Kỳ và Trung Kỳ, và những buôn làng của người Ê Đe nằm giữa các khu rừng nguyên sinh, cạnh đường mòn Hồ Chí Minh và những mật khu cũ. Cần xây dựng nhiều khách sạn nhỏ loại tiết kiệm, đặc biệt là các loại khách sạn kiểu nhà sàn giữa các buôn làng với những tiện nghi tối thiểu (điện nước) để thu hút khách du ham thích phiêu lưu và khám phá.

Đắc Lắc có diện tích lớn thứ hai trên Tây Nguyên, sau Pleiku-Gia Lai. Nguồn lợi chính của tỉnh này là cà phê, cao su, hồ tiêu và thuỷ điện; Buôn Ma Thuột là thủ phủ của tỉnh được coi là thủ đô cà phê của Việt Nam. Thắng cảnh chính của tỉnh là sông hồ và thác nước: các hồ Lak (500 ha), Ea Kao, Ea Nơ và Eo Đôn, các thác Thuỷ Tiên (Dray Sap), Krông Bông, làng Bản Đôn với đàn voi thuần dưỡng... Những thắng cảnh phụ là đi thuyền trên sông Bla, tháp Yang Prong và những kiến trúc thời Pháp thuộc còn để lại (dinh Bảo Đại, nhà tù). Tiềm năng du lịch tại đây vẫn còn nguyên vẹn vì chưa được khai thác đúng mức, lý do là Buôn Ma Thuột là bản doanh của quân đội trên Tây Nguyên nên nhiều nơi còn bị cấm. Mặc dù thiên nhiên của tỉnh còn khá trù phú, với những rừng nguyên sinh còn nguyên vẹn, hệ thống hạ tầng của tỉnh còn rất yếu kém, trang thiết bị của phi trường Buôn Ma Thuột còn quá lạc hậu chưa thể tiếp nhận những chuyến bay dân sự lớn, đường vào hai khu dự trữ quốc gia Yokdon và Nam Cát Tiên rất khó, thiếu vắng hệ thống khách sạn qui mô lớn. Tỉnh cần rất nhiều đầu tư để xây dựng lại hệ thống đường sá và điện nước để thu hút du khách, đặc biệt là các trạm y tế tại các vùng xa và một bệnh viện tầm vóc quốc tế. Khuyến khích dân địa phương và các sắc tộc thiểu số sản xuất họ thủ công.

Pleiku-Gia Lai, do sự kết hợp của hai tỉnh Pleiku và Jarai, nơi sinh trú của người Jarai, là tỉnh có diện tích lớn nhất trên Tây Nguyên. Thắng cảnh thiên nhiên chính của tỉnh này là Biển Hồ, (thác Yaly không còn nữa vì nguồn nước đã bị chuyển về đập thuỷ điện mang cùng tên). Hệ thống hạ tầng cơ sở của tỉnh còn rât yếu kém, cần xây dựng lại toàn bộ. Mặc dù có rất nhiều thắng cảnh và điểm du lịch đáng thăm viếng, dịch vụ du lịch của tỉnh hẩu như không có. Hệ thống khách sạn thiếu vắng một cách trầm trọng, tỉnh cần xây dựng rất nhiều khách sạn kiểu nhà sàn để thu hút du khách, và nếu có thể xây dựng cạnh những nơi sinh trú của người Jarai để nâng cao mức sống của cộng đồng này qua các dịch vụ mang lại. Đặc điểm của các làng Jarai là nghĩa trang được trang trí bằng những hình tượng bằng gỗ. Nên tổ chức những chuyến viếng thăm các di tích chiến tranh cũ như căn cứ Dakto, Tumorong, Charlie, đồi Hamburger.

Komtum là tỉnh phía Bắc trên Tây Nguyên, trước kia là địa bàn truyền giáo của các giáo sĩ Pháp dành riêng cho người Bana. Nơi đây có rất nhiều di tích hấp dẫn khách du lịch: nhà thờ chánh toà xây dựng theo kiểu nhà sàn, các làng người Thượng Bana, Giẻ Triêng, Brâu, Rơmăm... Tiềm năng du lịch tại đây vẫn còn nguyên vẹn, cần khai triển.Tỉnh cần rất nhiều khách sạn lớn xây dựng theo kiểu nhà sàn có thể đón nhận của đoàn du khách đến bằng xe buýt. Di tích đường mòn Hồ Chí Minh cần được tân trang lại để thu hút những du khách thích trekking.

Nói tóm lại, chính quyền cộng sản hiện nay đã làm nhiều cố gắng để phát triển du lịch trên Tây Nguyên nhưng vì thiếu phương pháp nên chưa đạt những kết quả mong muốn. Ngành du lịch trung ương cần tổ chức đào tạo hàng chục ngàn hướng dẫn viên du lịch, huấn luyện thêm hàng trăm đoàn ca múa dân tộc, cải tạo lại hàng ngàn buôn làng người thiểu số thành những địa điểm để đón nhận khách du lịch. Phải chú ý đến sức khoẻ và điều kiện vệ sinh của du khách, giáo dục quần chúng tôn trọng nhân phẩm khách du lịch, họ không phải là những con bò sữa mà là một nguồn lợi lâu dài nếu biết gìn giữ. Những hành động lừa lọc và trấn lột phải trả một giá rất cao: sự bỏ rơi. Nhưng quan trọng nhất là biến những nghĩa trang của binh sĩ hai miền Nam Bắc thành những di tích của sự bao dung.

Nguyễn Văn Huy

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site