lịch sử việt nam
Ngày Hoàng sa 19/01/2011
Trần Khải
Trong trường hợp Việt Nam rơi vào một thời kỳ Bắc thuộc mới, các chiến binh VNCH tham dự cuộc chiến giữ đảo Hoàng Sa 1974 sẽ bị các bộ sử tương lai của nhà nước Đại Hán gọi là giặc cỏ phương Nam, chữ xưa gọi là thảo khấu.
Tương tự, khi đó, triều đình Đại Hán xã hội chủ nghĩa sẽ gọi vua Quang Trung Nguyễn Huệ của chúng ta là thổ phỉ, nghĩa là bọn cướp cạn, cướp đường, cướp chợ, cướp vân vân.
Và những dòng chữ trên Chiếu Xuất Quân của Vua Quang Trung sẽ bị Bắc Triều đốt sạch, y hệt như nhà nước Hà Nội đã tìm cách đốt sạch nền văn học Sài Gòn thời sau 1975, và các thế hệ sau sẽ thật khó mà tìm được những câu hào hùng từ vị anh hùng áo vải này như:
"Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng.
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”
Như thế, ưu tiên trước hết là phải nung nấu quyết tâm tự cường, tự quyết để luôn luôn cảnh giác gìn giữ lãnh thổ, lãnh hải, và do vậy, phải liên tục có những ngày gây ý thức – thí dụ, như một ngaỳ để tưởng nhớ, để ghi ơn các chiến sĩ trong trận đánh ở Đảo Hoàng Sa. Không đơn giản chỉ là nhớ chuyện xưa, mà thực sự còn là để biết, để dè dặt, để cẩn trọng chuyện nay. Vì thực ra, TQ đã có kế hoạch đánh chiếm Biển Đông từ lâu rồi.
Bản tin trên Đàì RFI từ Pháp đã dịch một bản tin từ báo Nhật Bản Asahi, trong đó trích như sau:
“Ngay từ năm 2009, quân đội Trung Quốc đã hoàn tất chiến thuật đánh chiếm các hòn đảo do nước khác nắm giữ tại vùng Biển Đông và đã huấn luyện lực lượng theo phương án đó. Cho dù trước mắt ít có khả năng chiến lược thôn tính Biển Đông được thực hiện, nhưng chủ trương này cho phép Bắc Kinh giành ưu thế trong các cuộc đàm phán.
Trên đây là tiết lộ của tờ báo Nhật Bản Asahi Shinbum trong số ra ngày 31/12/2010.
Một nguồn tin từ quân khu Quảng Châu của Trung Quốc, đặc trách vùng Biển Đông đã cho tờ báo Nhật Bản biết là kế hoạch đánh chiếm đã được soạn thảo từ đầu năm 2009. Chiến thuật này dựa trên hai trụ cột chính: Sử dụng oanh tạc cơ dội bom ồ ạt để làm suy yếu hệ thống phòng thủ của hòn đảo được chọn làm mục tiêu tấn công, và tiếp theo đó dùng tàu đổ bộ tung quân lên đánh chiếm.
Một cách cụ thể, theo chiến thuật tạm gọi là tiền pháo hậu xung này, không quân Trung Quốc, phối hợp với các đơn vị không chiến của hải quân, sẽ bất ngờ mở những đợt không kích vào các cảng quân sự và tàu thuyền đặt căn cứ tại đảo được chọn làm mục tiêu.
Theo chiến thuật này, khả năng chiến đấu của đối phương phải bị loại trừ sau vỏn vẹn một tiếng đồng hồ, để mở đường cho quân đổ bộ lên đảo, sử dụng các loại tầu đổ bộ như chiếc Côn Luân Sơn, thuộc loại lớn nhất của hải quân Trung Quốc hiện nay. Tàu này có trọng tải 18.000 tấn và có sân đáp cho bốn máy bay trực thăng cùng một lúc. Để ngăn không cho đối phương tiếp ứng, đồng thời với chiến dịch tấn công đánh chiếm mục tiêu, các đơn vị chính thuộc hai hạm đội Bắc Hải và Đông Hải của Trung Quốc sẽ có mặt tại những vị trí ngoài khơi để chặn không cho tàu sân bay Mỹ đến gần chiến trường.
Vấn đề, theo ghi nhận của Asahi Shinbum, là sau khi kế hoạch được soạn thảo xong, Trung Quốc đã cho quân đội rèn luyện ngay hai chiến thuật này trong các cuộc tập trận của họ trên quy mô rộng lớn tại vùng Biển Đông.
Vào tháng 5 năm 2009, Không quân và các đơn vị không chiến của Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu rèn luyện kỹ thuật ném bom một cách nghiêm túc. Qua tháng 7 năm 2010, ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận chung. Đây là cuộc thao diễn hải quân lớn nhất của Trung Quốc từ trước đến nay, huy động tới một nửa số chiến hạm chủ chốt của hải quân nước này. Máy bay ném bom và tên lửa chống tàu cũng được sử dụng trong cuộc tập trận. Một nguồn tin quân sự từ quân khu Quảng Châu từng tham gia cuộc tập trận đó khẩng định: «Chúng tôi đã chứng minh được năng lực phá hủy một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ».
Đến đầu tháng 10, một cuộc tập trận bắn đạn thật huy động 1.800 lính thủy quân lục chiến Trung Quốc lại được tiến hành trên một khu vực trải dài từ Trạm Giang thuộc tỉnh Quảng Đông cho đến tận đảo Hải Nam gần đấy.
Các bài tập huấn bao gồm việc đánh chiếm một hòn đảo ở Biển Đông đang nằm dưới quyền kiểm soát của một nước khác. Tàu đổ bộ và xe tăng đã được dùng để tung quân lên bờ, trong khi lực lượng tấn công nỗ lực phá nhiễu điện từ và tên lửa do các đơn vị đóng vai quân địch bắn ra.
Đối với tờ báo Nhật Bản, trái với thông lệ là giữ kín bí mật các cuộc tập trận, quân đội Trung Quốc lần này đã mời 273 tùy viên quân sự từ 75 nước đến quan sát cuộc diễn tập. Mục tiêu của Bắc Kinh rõ ràng là muốn gởi thông điệp đến các nước đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại vùng Biển Đông, trong số này có Việt Nam, hiện đang kiểm soát 28 hòn đảo ở vùng Trường Sa...”(hết trích)
Không giấu giếm gì hết, Trung Quốc đã cho thấy rằng Hoàng Sa năm 1974 chỉ là chuyện nhỏ, bởi vì đã tính xong chuyện thôn tính Biển Đông rồi. Còn chuyện “dài tóc, đen răng” thì thời này sẽ không còn quyết liệt đồng hóa như chuyện nhiều thế kỷ trước, mà hẳn là sẽ vẫn cho giữ gìn, coi như bản sắc của một sắc tộc Hoa Hạ ở vùng tự trị Việt Nam trong một đạị gia đình Đại Hán tương lai. Tuy nhiên, hình ảnh Vua Quang Trung sẽ trở thành một kiểu như “khủng bố phía nam,” theo ngôn ngữ thời đại của Bắc Kinh khi nói về những cuộc biểu tình của sắc dân Duy Ngô Nhĩ tại khu tự trị Tân Cương.
Hiện thời, trong và ngoài nước vẫn còn nhiều người còn sống từng liên hệ tới cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Những suy niệm về chuyện Hai Bà Trưng, chuyện Trần Hưng Đạọ, chuyện Lý Thường Kiệt, chuyện Quang Trung Nguyễn Huệ... đã là một quá khứ xa, đã lui vào các trang sử học.
Nhưng Hoàng Sa không chỉ là suy niệm, mà còn là những ký ức, những kinh nghiệm còn cảm nhận từ thịt da các chiến binh Hải Quân VNCH và cả những đồng bào theo dõi tình hình này trong tháng 1 năm 1974.
Tập biên khảo “Hải Chiến Hoàng Sa” do Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hảỉ Chiến Hoàng Sa đã ghi tình hình trận hải chiến trên vùng đảo Hoàng Sa này. Tập sách này cũng là những trang sử hào hùng của dân tộc.
Nhà bình luận Trần Bình Nam (www.tranbinhnam.com) trong bài viết nhan đề “Đọc cuốn ‘Hải Chiến Hoàng Sa’” đã ghi nhận về tuyển tập này trích như sau:
“Cuốn Hải Chiến Hoàng Sa do Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa soạn thảo. Ủy ban được gọi tắt là Ủy Ban Hoàng Sa (UBHS) và do Tổng Hội Hải Quân & Hàng Hải Việt Nam Cộng Hòa và Hội Đồng Hải Sử bảo trợ thành lập. UBHS ra đời năm 2004 và cuốn Hải Chiến Hoàng Sa là kết quả của 6 năm làm việc không ngừng của UBHS do cựu Hải Quân Thiếu Tá Trần Trọng Ngà làm Trưởng Ban cùng với 7 Ủy viên khác đều là cựu sĩ quan hải quân.
Trận hải chiến Hoàng Sa giữ gìn bờ cõi giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (HQ/VNCH) và Hải quân Trung quốc (HQ/TQ) ngày 19/1/1974 là trận hải chiến đầu tiên với vũ khí hiện đại trong lịch sử Việt Nam không kể những trận hải chiến bằng tàu thuyền gỗ giữa các đội thủy quân Việt Nam với Chiêm Thành và Trung quốc trong những thế kỷ trước.
Trận hải chiến Hoàng Sa đã làm mất nhiều giấy mực. Nhưng trong xúc động và xáo trộn của biến cố 30/4/1975 liền sau đó các sự việc của trận đánh (như nguyên nhân, diễn tiến, kết thúc, thắng bại, hoạt động ngoại giao…) chưa được phân tích đầy đủ. Các tài liệu được viết đã khác nhau ở rất nhiều điểm then chốt, ngay cả sự kể lại diễn tiến trận đánh của các sĩ quan chỉ huy trận đánh, Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc và 3 vị hạm trưởng tham dự trận chiến còn sống sót. Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San chỉ huy chiến hạm HQ 4, Hải Quân Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh chỉ huy chiến hạm HQ 5, Hải Quân Trung Tá Lê Văn Thự chỉ huy chiến hạm HQ 16. Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà chỉ huy chiến hạm HQ 10 đã tử trận khi lâm chiến...
chiến hạm HQ 10
Hộ Tống Hạm Nhật Tảo
... Thiếu Tá Trần Trọng Ngà trưởng ban, và Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí, ủy viên UBHS tâm sự rằng để đạt mục đích này UBHS đã phải cố gắng hết mình gạt bỏ ra ngoài mục tiêu tuyên truyền và các xúc động cá nhân.”(hết trích)
Một tuyển tập sử học để ghi nhận về trận hải chiến Hoàng Sa. Một Ngày Hoàng Sa tổ chức hàng năm để nhắc nhở đồng bào trong và ngoàì nước về dã tâm Trung Quốc. Và bản tin Asahi do Đài RFI viết về cuộc tập trận của TQ chiếm Biển Đông là lời nói thẳng của nhà nước Bắc Kinh, rằng không có gì cần giấu giếm về kế hoạch đánh chiếm Biển Đông. Đó là một số quan tâm cần thiết trong tháng đầu năm 2011, là những ngày để tưởng nhớ Hoàng Sa.
Trong tình hình này, các tài liệu trong “Hải Chiến Hoàng Sa” do Ủy Ban Hoàng Sa sưu tập có một giá trị tương tự như cột đồng thời Mã Viện, như một nhắc nhở về kế hoạch lấn chiếm Việt Nam. Độc giả có thể vào đọc các thông tin từ trang nhà của Ủy Ban ở website: http://ubhoangsa.org.
Được biết, tạị nhiều nơi ở hải ngoại, Ngày Hoàng Sa 2011 sẽ được tổ chức trọng thể. Tại Quận Cam, Hội Ái Hữu Hải Quân Cửu Long dự kiến sẽ tổ chức ngày Hoàng Sa 2011 vào Chủ Nhật 16/1/2011 từ 12 PM - 3 PM tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ (Sid Goldstein Park), 14180 All American Way, Westminster, CA 92683. L/L (714) 548-5733.
Hãy mời gọi nhau tìm đọc tập biên khảo “Hải Chiến Hoàng Sa,” hãy tham dự Ngày Hoàng Sa 2011. Tiếng súng Hoàng Sa đã vang dội từ lâu, không chỉ từ ký ức nhiều thập niên trước, mà vẫn đang âm ỉ nơi Biển Đông.
Hãy “đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.” Và hãy đánh để cho những lời của Vua Quang Trung không bao giờ có thể bị xóa trong các bộ sử tương lai.
TRẦN KHẢI
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử