lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam 

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Không Thể Im Lặng

Trần Khải

Nguồn: vietbao.com

Phản ứng của sinh viên học sinh, thanh niên và văn nghệ sĩ trong hai tuần qua về trường hợp Trung Quốc chính thức sáp nhập hai đảo Trường Sa và Hoàng Sa vào một huyện hành chánh đã cho thấy rằng có một điểm chung để nối kết rất nhiều người ở nhiều thành phần khác nhau, ở nhiều lứa tuổi khác nhau: đó là lòng yêu nước và khát vọng gìn giữ cõi bờ, không thể để mất đi một tấc đất nào.

Đó là tiếng vọng của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Lê Lợi và vô lượng vô số trí thức, nông dân từ mấy ngàn năm từ lâu chỉ còn nghe được trên các trang sử cổ và bây giờ đang vang vọng trên đường phố qua hai cuộc biểu tình ngày 9-12-2007 và ngày 16-12-2007. Tiếng nói có khác, có lớn, có nhỏ, có già, có trẻ, có Nam, có Bắc nhưng vẫn chung một ý chí không để cho quân Mông Cổ Bắc Kinh lấn tới thêm một bước nào.

Tất cả các baó hải ngoại và các diễn đàn Internet đều nhận tràn ngập các bản tuyên cáo của các đảng phái, hội đoàn, và cộng đồng. Không thể đọc kỹ cho xuể. Tất cả cùng mang nội dung: phải giữ gìn đất của cha ông, cho cả muôn đời sau; trong đó, đều quy trách nhiệm lớn cho nhà nứơc CSVN, quy trách về bản văn của ông Phạm Văn Đồng năm 1958 khi công nhận hải phận 12 hải lý của nhà nứớc Trung Quốc, quy trách về tháí độ chính phủ Hà Nội khi trận chiến đảo Hoàng Sa bùng nổ và quân Trung Quốc đã chiếm trọn, sau khi sát hại gần 60 chiến binh hải quân VNCH; và gần nhất là quy trách về thái độ nhũn nhặn của Hà Nội đối với Bắc Kinh những năm 2002 và bây giờ là 2007.

Đặc biệt, điều đáng quan ngại là sự im lặng của chính phủ CSVN và cách ngăn cản biểu tình của công an. Đúng là có những thành phần trong chính phủ không đồng tình với những cuộc biểu tình. Và như thế, cuộc chiến giữ đất giữ đảo lại phải vượt qua các rào cản từ trong chính nhà cầm quyền Hà Nội. Tại sao như thế? Có phải nhà nứơc muốn mất đảo? Và không còn cách nào giữ đảo nữa?

Điều đáng quan ngại nữa là sự im lặng của 600 báo, đài ở VN. Đài BBC đã phỏng vấn một số nhà văn và ngừơi viết blog ở cả Sài Gòn và Hà Nội trong buổi phát thanh nghe được sáng Thứ Hai ở Nam California cho thấy rằng rất nhiều người trên phố không hề biết vì sao các sinh viên và nhà văn ra phố biểu tình. Đơn giản vì không có thông tin. Đó là ngay ở Sài Gòn và Hà Nội. Thì trách gì sự lặng lẽ, sự bưng bít đối với hàng chục triệu nông dân miền quê, và nhiều triệu công nhân đang vất vả loay hoay ở các hãng xưởng.

Không biết gì hết. Không biết rằng các đảỏ Hoàng Sa và Trường Sa đã mất rồi. Không biết rằng có những cuộc biểu tình ở Sài Gòn và Hà Nội trong các ngaỳ chủ nhật hai tuần qua. Và có lẽ chưa chắc đã có thể có cuộc biểu tình lần thứ ba vào tuần sau.

Đơn giản, vì công an đã bắt một số người bị cho là kích động biểu tình. Một số đã được thả ra, nhưng còn ai đang bị giam, hay sẽ bị quản thúc tại gia sau khi thả ra thì vẫn chưa rõ.

Các nhà bất đồng chính kiến thì bị công an chận ngay khi vừa bước ra phố, không cho phép tham dự bất kỳ cuộc biểu tình nào. Như anh Phương Nam, ở Sài Gòn, hay như bác sĩ Phạm Hồng Sơn, ở Hà Nội.

Nhà nước CSVN hiển nhiên là biết cách bảo vệ cho quyền lợi của nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc.

Tuy nhiên, qua những ngày qua chúng ta cũng biết rằng may mà còn có các phương tiện truyền thông mới. Những tin nhắn, những blog (nhật ký mạng), những trang web hải ngoại mà người trong nứơc có thể đọc khi vượt qua bức tường lửa, và các báo lưu hành qua điện thư. Chính nhờ có máy ảnh số, nhờ điện thoaị di động có sẵn chức năng máy ảnh số và quay video clip, mà những hình ảnh và tiếng hô kêu gọi giữ nước giữ đảo của thanh niên đã trở thành bất tử trên các mạng.

Nếu không có các phương tiện này, những cuộc biểu tình vừa qua rồi sẽ không thực hiện nổi. Và sẽ không có gì để lưu lại cho đời sau hiểu rằng, còn có một thế hệ, nhiều thế hệ sẵn sàng lên đường để giữ đất, giữ đảo, bất chấp mọi im lặng kỳ lạ, bất kể mọi bưng bít và đàn áp của nhà nứơc.

Đặc biệt xúc động nhất là các đoạn phim được gửi ra.

Xin mời độc giả hãy vào trang YouTube (http://youtube.com), và hãy gõ chữ “truong sa” (không cần dấu) và bấm SEARCH hay nhấn phím ENTER. Bạn sẽ thấy một loạt các đoạn phim, do chính tuổi trẻ quay được và gửi ra. Những đạo diễn trẻ và tài tử đó, đang trở nên những người lưu giữ một số trang sử đep cho đời sau. Để sẽ không bao giờ trở thành một Tây Tạng thứ nhì. Để sẽ không cho quân Mông Cổ Bắc Kinh lấn tới một bước nào.

Rất nhiều ngừơi xem phim đã khóc. Và đặc biệt, xin mời bạn xem đoạn phim “Ta Là Một” này ở địa chỉ:

http://youtube.com/watch?v=4nC3tHdg60c (vidéo này hiện không còn).

Nơi đó, giữa những đen tối của trang sử này, các tia hy vọng đang lóe lên. Đó là những đợi chờ, những réo gọi và là những mong đợi của toàn dân. Mỗi người chúng ta, là một phần của lịch sử. Không ai có quyền từ chối.

Trần Khải

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site