lịch sử việt nam
Những kỷ lục của Hoàng Sa, Trường Sa
1, 2
Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học
...
Bản đồ 2, An Nam quốc với biển Đông Nam hải, trích Hải quốc đồ chí. (Ảnh chụp lại từ tư liệu của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)
Có cả những bản đồ do người Trung Quốc vẽ .như Bộ sưu tập bản đồ Võ bị chí, trang 11b và 12a ghi lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong thời gian 1405-1433 đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ dương tới Phi Châu, có vẽ Nước Giao Chỉ Bắc giáp Khâm Châu Trung Quốc, Nam giáp nước Chiêm Thành, Đông giáp biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Năm 1842, Hải quốc đồ chí của Ngụy Nguyên mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước trên thế giới theo phương pháp khoa học với kinh tuyến và vĩ tuyến đã vẽ hai bản đồ về Việt Nam. Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra hai phần. Ở ngoài khơi phía Đông hai phần Việt Nam, Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức biển Đông rất lớn.
An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ do gíam mục Taberd vẽ, in năm 1838 là phụ bản của cuốn tự điển Latin- Annamiticum.
Cũng trong tác phẩm Hải quốc đồ chí, Ngụy Nguyên còn khắc vẽ bản đồ An Nam quốc với đường nét đúng kinh tuyến và vĩ tuyến rất rộng lớn. Ngoài khơi nước An Nam có ghi rõ Đông Nam hải, tức là biển Đông Nam.
Cũng có những bản đồ vẽ về Hoàng Sa, Trường Sa tức Paracel có tọa độ rất sớm như An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ do gíam mục Taberd vẽ, in năm 1838 là phụ bản của cuốn tự điển Latin- Annamiticum có ghi rõ “ Paracel seu Cat Vang” ( seu tiếng La tinh có nghĩa “hay là”).
Nhiều nhà sử học quan tâm nhất
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được nhiều nhất các nhà sử học lớn nhất thế kỷ của Việt Nam viết về chủ quyền của Việt Nam.
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo ở Việt Nam được viết nhiều nhất trong nhiều lọai tài liệu nhất .
Như sử gia Lê Quí Đôn thế kỷ 18 với Phủ Biên Tạp Lục, Phan Huy Chú thế kỷ 19 với Dư Địa chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Hoàng Xuân Hãn, thế kỷ 20 viết Quần đảo Hoàng Sa trong Tập San Sử Địa…
Từ chính sử như Đại Việt Sử Ký Tục Biên thời Trịnh Sâm, Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, Đại Nam Thực Lục Tiền biên, Đại Nam Thực Lục Chính Biên của Quốc sử quán triều Nguyễn, sách điển chế như Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ của Nội các triều Nguyễn, sách địa chí như Hoàng Việt Dư Địa Chí, Đại Nam Nhất Thống Chí.
Sự kiện năm 1836 thời vua Minh mạng sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đi Hoàng Sa cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền và bắt đầu thành lệ hàng năm được ghi rất nhiều tư liệu nhất từ Đại Nam thực lục chính biên, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và Châu bản triều Nguyễn.
Đặc biệt là các châu bản triều Nguyễn, văn bản nhà nước từ Triều đình Việt Nam đến địa phương về chủ quyền của Việt Nam mang tính nhà nước, có tính pháp lý quốc tế, nhất là từ thế kỷ 19 trở về trước, khi Việt Nam chưa bị các nước khác tranh chấp.. Với những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như bộ Công, bộ Hộ và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ hoạ đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc... Cũng có nội dung bản tấu cho biết những hoạt động hàng năm trên bị hoãn tháng khởi hành như năm Minh Mạng thứ 19 (1838) thay vì hạ tuần tháng 3 khởi hành, mãi tới hạ tuần tháng 4 vẫn chưa khởi hành, hoặc năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám năm 1846. BĐ3
Nhiều nguyên thủ khẳng định chủ quyền của VN
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được nhiều các vị nguyên thủ quốc gia qua các thời, các thể chế chính trị từ phong kiến thuộc địa đến thời chia cắt, thống nhất khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Khởi đầu các vua triều Nguyễn như vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị đến Bảo Đại đều ban Dụ, Chỉ, lời châu phê liên quan đến cương vực, việc xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam tại Hòang Sa, Trường Sa .
Trong khi tại Trung Quốc chưa có tài liệu nào nói rõ vua, triều đình Trung Quốc khẳng định chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa, thì tài liệu chính sử của Việt Nam cho thấy các vua và triều đình Việt Nam đã nhiều lần khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh thổ Việt Nam. Các tài liệu chính thức của nhà nước Việt Nam, của triều đình Việt Nam như Đại Nam Thực Lục Chinh Biên, Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, Châu Bản Triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí đã ghi nhận rất rõ ràng rằng hoàng đế Việt Nam, triều đình Việt Nam luôn khẳng định Hoàng Sa thuộc về cương vực mặt biển Việt Nam.
Tỷ như tháng 8 mùa thu năm Qúi Tỵ Minh Mạng thứ 14 (1833), vua Minh Mạng bảo Bộ Công rằng: “Dải Hoàng Sa trong vùng biển Quảng Ngãi...” (Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 104). Năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836) (năm Đạo Quang thứ 16 đời Nhà Thanh) Bộ Công tâu lên vua : “Xứ Hoàng Sa thuộc cương vực mặt biển nước ta rất là hiểm yếu ( Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 165). Ngày 20 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) phúc tấu của Bộ Công cũng đã khẳng định : “Hàng năm, vào mùa xuân, theo lệ phái binh thuyền vãng thám Hoàng Sa thuộc hải cương nước nhà ...” (tập Châu Bản Thiệu Trị tập 51, trang 235). Sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn cũng đã chép một cách rõ ràng : “Phía Đông (tỉnh Quảng Ngãi) chạy ngang đến đảo cắt: đảo Hoàng Sa, liền với biển xanh ...”
Sau đó khi có những biến cố xâm lấn của nước ngoài về chủ quyền của đảo, lãnh hải của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông, các nguyên thù quốc gia thời chia cắt đến thời thống nhất, từ Tổng Thống, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng kể cả đứng đầu chính quyền đô hộ thời Pháp thuộc đều lên tiếng khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa. ...
Được nhắc đến với nhiều bức xúc nhất
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được các phương tiện truyền thông báo đài, tư liệu, sách, sách trắng, nhất là đến với trái tim Việt Nam nhiều nhất, được nhắc đến với nhiều bức xúc nhất...
Qua các báo từ nhật báo, tuần báo, tạp chí, báo online, các blog có vô số bài viết, files.
Về nghiên cứu, có rất nhiều sách nghiên cứu của các nhà khoa học, ở trong và ngoài nước trước và sau 1975, nhiều sách trắng của nhà nước trước và sau 1975. Riêng số đặc khảo về Hòang Sa và Trường Sa của Tập san Sử Địa, số 29, năm 1975 và luận án tiến sĩ năm 2003 “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa” của Nguyễn Nhã, mỗi loại đã có hơn 300 trang viết khảo cứu có giá trị. Trong hồ sơ tư liệu về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa bằng Tiếng Anh, năm 2011 của Nguyễn Nhã vừa đưa tới Văn phòng Quốc Hội Mỹ, Hội Địa Lý Quốc Gia Mỹ đã tới hơn 400 trang ….
Trên mạng có hàng triệu files bằng Tiếng Việt cũng như Tiếng Anh và các thứ tiếng các nước khác.
Ngày 20-1-1975 kỷ niệm 1 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, trong buổi khai mạc Triển lãm tư liệu minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, nhật báo Sóng Thần đã đưa tin mọi người ôm nhau khóc ròng. Sau năm 1975 trong các buổi hội thảo, phỏng vấn trên truyền hình trong và ngoài nước có nhiều nước mắt rơi….
1, 2
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử