lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Để Cứu Trường Sa

Trần Khải

Biển Đông đang dậy sóng. Quốc Vụ Viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý 3 quần đảo trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; nghĩa là chính thức dưới mắt Trung Quốc không còn gì để tranh cãi nữa, hồ sơ này đã khép lại. Chúng ta có cách nào để lấy lại Trường Sa và Hoàng Sa?

Nếu bạn mở bản đồ Biển Đông ra, sẽ thấy rằng vùng Trường Sa nằm gần như tâm điểm của một tam giác đều mà ba góc hướng về Việt Nam, Phi Luật Tân và Brunei. Còn hai nước cũng đang nhảy vào tranh chấp, và đã chiếm nhiều đảo trong đó, là Trung Quốc và Đài Loan thì lại ở rất là xa. Nói theo kiểu Việt Nam là "hỏng có bà con gì hết, thụt cà nông mấy đời cũng chưa tới."

Vậy đó, nhưng cả Trung Quốc và Đài Loan đều có quyết tâm tranh các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vì vùng này nằm ngay tuyến đường biển chiến lược vòng qua eo biển Malacca, một tuyến vận chuyển hàng hóa cực kỳ quan trọng. Tầm chiến lược này có tính sinh tử với nhiều nước, như với Nhật Bản nước có 80% lượng dầu sử dụng là chở từ Trung Đông qua eo biển Malacca (Bài "Divisions over terror threat in Malacca Straits", tác giả Sudha Ramachandran, báo Asia Times, 16-6-2004). Trong khi đó, lượng dầu dưới các địa tầng quần đảo Trường Sa tuy chưa thể đo lường chính xác, nhưng Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ đã ước đoán khoảng từ 1 tới 2 tỉ thùng barrels (Phần 2 của bài "The United States in the Philippines: post-9/11 imperatives", tác giả Larry Chin, báo Online Journal, ấn bản ngày 25-7-2002.).

Thế nên, Biển Đông trước sau gì cũng dậy sóng. Nếu như nhà nước Hà Nội có thể phù phép để nhét súng đạn vào hành lý một cặp vợ chồng Việt Kiều ở phi trường Tân Sơn Nhất để dựng "án khủng bố" cho những đảng viên Việt Tân đang họp ở Sài Gòn, thì nhà nước Bắc Kinh cũng biết phù phép để nhét các lu chén hũ đời Minh, đời Thanh vào mộ cổ nơi các đảo vắng để vu vạ cho Việt Nam là ưa sưu tập gốm cổ Trung Hoa miền cát trắng.

Chúng ta rồi chỉ hy vọng chuyện sẽ giải quyết được hòa bình, nhưng không ai rõ tương lai thực rồi sẽ ra sao. Bởi vì, sóng gió không phải chỉ bây giờ mới thổi tới, mà binh lửa giữa hai nước Việt-Hoa đã từng xảy ra biết bao nhiêu mùa mưa nắng rồi.

Năm 1974, tàu chiến Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, nơi lúc đó do hải quân Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ, làm gần 60 chiến binh VNCH tử trận. Năm 1979, Trung Quốc tràn vào 6 tỉnh phía Bắc VN để dạy đàn em XHCN Hà Nội "một bài học." Năm 1988, hải quân hai nước Trung Quốc và VN lại hải chiến gần một trong các bãi cạn của quần đảo Trường Sa, trong trận này hơn 70 thủy thủ bộ đội VN tử trận. Nghĩa là, đừng tưởng cầu hòa là dễ. Chiến tranh tất nhiên là điều đáng kinh sợ cần nên tránh, nhưng hòa bình thực sự vẫn không dễ. Và trong mọi trường hợp vẫn cần nghĩ kế để giữ an bờ cõi không chỉ cho đời này, mà cho cả các thế hệ con cháu mai sau.

Nhưng rồi tranh chấp mới này có thể níu áo quốc tế để xin phân xử được hay không? Đây cũng là chỗ để ngờ vực, vì các quan tòa quốc tế thì không có đao kiếm để hù dọa ai. Thêm nữa, trong khi nhà nước CSVN để dân oan lang thang ngoài phố tháng này qua tháng nọ, thì các quan tòa quốc tế thấy cũng không vội gì trong khi Hà Nội chưa chịu "mang bị gậy kêu oan" cho quốc tế bàn luận.

Có cách nào khác để cứu các đảo này không? Cách đơn giản nhất là cần có mặt quốc tế ở các nơi tranh chấp, đặc biệt mời các công ty quốc tế vào khai thác dầu ở các đảo mà Việt Nam đang kiểm soát, nhằm chia sẻ quyền lợi và cả sự quan tâm. Tuy nhiên, cần thấy rằng bản chất các công ty tư bản vẫn là dễ lạnh cẳng, khi thấy chưa chắc đã có lời, hoặc có thể chỉ lời rất là ít, mà áp lực binh lửa ngày càng dày đặc.

Thí dụ, bản tin Reuters ngày 13-6-2007 cho biết là công ty dầu BP Plc "đã ngừng các kế hoạch thăm dò dầu ngoài khơi Việt Nam vì tranh chấp lãnh thổ giữa Hà Nội và Bắc Kinh." Lúc đó, phát ngôn nhân BP là David Nicholas nói với Reuters là BP phải ngưng thăm dò ở Block 5.2 "để cho các chính phủ liên hệ có cơ hội giải quyết vấn đề."

Nếu bạn mở bản đồ ra xem mới thấy là Trung Quốc ngang ngược. Vì lô này nằm 230 dặm ngoài khơi, giữa Việt Nam và quần đảo Trường Sa. Tất nhiên lúc đó, Hà Nội nói là dự án khí đốt 2 tỉ đô la này nằm trong lãnh thổ chủ quyền VN. Tuy nhiên, BP đã lạnh cẳng vì Nicholas nói là BP sẽ không thăm dò hai lô Block 5.2 và kế cận là Block 5.3 trong "vài năm tới."

Mà mấy công ty tư bản lạnh cẳng là phải, vì cứ lâu lâu hải lục không quân Trung Quốc lại tập trận vòng quanh các giếng dầu "nước bạn phương Nam." Như mới hồi tháng trước, bản tin báo Tuổi Trẻ viết, trích: "Trung Quốc tập trận trên quần đảo Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam".

TT - Ngày 23-11, trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN đề nghị cho biết phản ứng của VN về tin Trung Quốc đã tiến hành tập trận trong vùng quần đảo Hoàng Sa của VN từ ngày 16 đến 23-11-2007, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Dũng nêu rõ: "VN có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việc Trung Quốc tiến hành tập trận trên quần đảo Hoàng Sa là hành động vi phạm chủ quyền của VN, không phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như tinh thần cuộc gặp vừa qua giữa hai thủ tướng bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 tại Singapore, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

VN luôn mong muốn tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc, giải quyết một cách hòa bình mọi tranh chấp giữa hai nước trên cơ sở luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông năm 2002 (DOC) nhằm giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển Đông và khu vực". (hết trích)

Đảng CSVN kêu gọi tôn trọng các công ước và các bản tuyên bố ứng xử? Trời ạ, Hà Nội mà biết tôn trọng các bản văn đã ký ở Paris thì đã không có ngày 30-4-1975. Bây giờ Hà Nội lại xin Bắc Kinh tôn trọng các tờ giấy nào đó. Tuy nhiên, dù sao đi nữa, đây cũng là chỗ nhà nước CSVN cần khéo léo để giải quyết, nhằm tìm một phương kế để toàn dân một lòng giữ đất, giữ đảo. Bởi vì, phương án mời quốc tế khai thác dầu thì đã làm rồi, làm nhiều rồi.

Bản tin Reuters ngày 24-5-2007 cho biết công ty Nhật Bản Nippon Oil Corp. đã chuẩn bị khai thác giếng dầu Phương Đông, dự kiến bắt đầu sản lượng là cuối tháng 9-2008.
Bản tin Reuters ngày 4-7-2007 cho biết liên doanh công ty Mã Lai Petronas và Việt Nam là Petrovietnam đã khoan thành công và gặp dầu ở giếng Đông Đô, khoảng 50 dặm phía động bắc giếng dầu Bạch Hổ lớn nhất của VN.

Báo Korea Herald ngày 12-2-2007 cho biết rằng quốc doanh Petrovietnam đã bán cho công ty dầu Nam Hàn SK Corp. 25% cổ phần trong dự án khai thác giếng dầu 15-1/05. Công ty SK Corp. hiện cũng đang giữ 9% cổ phần ở giếng dần kế bên là 15-1, nơi có khoảng 300 triệu thùng barrel dầu thô và hơn 3 ngàn tỉ feet-khối khí đốt.

Chưa hết, công ty dầu Nga cũng đã vào VN từ lâu rồi. Nếu kể gần nhất thì liên doanh ba hãng dầu, Zarubezhneft (50% cổ phần) của Nga, Petrovietnam (35%) của VN, và Idemitsu Kosan (15%) của Nhật Bản đã khám phá ra một giếng dầu lớn ở lô Block 09-3, nơi họ ước đoán trữ lượng là 370-515 triệu thùng barrels. Rồi còn công ty dầu Hoa Kỳ là ConocoPhillips nữa. Hãng này đã lập liên doanh với hãng Anh BP và Petrovietnam cho 2 giếng Mộc Tinh và Hải Thạch.

Và mới tuần này là xích mích về hãng dầu An Độ. Thế là, nhà nước Trung Quốc lại tố VN cho khai thác mỏ dầu "bất hợp pháp" ngoài biển Đông. Bản tin kinh tế EnergyCurrent ngày 3-12-2007 từ Singapore cho biết Trung Quốc nói rằng công ty ONGC Videsh không có quyền gì để thăm dò 2 blocks ngoaì khơi Việt Nam tại Biển Đông. Phó Đại Sứ Trung Quốc tại New Delhi, Ấn Độ cho rằng việc công ty ONGC Videsh thăm dò ở 2 lô 127 và 128 trong vùng tranh chấp chủ quyền Biển Đông là "bất hợp pháp."

Hai lô ngoaì khơi đã được VN cho hãng ONGC Videsh thăm dò từ tháng 5-2006. Giấy phép cho thử các sóng địa chấn 3 chiều và khoan 2 mũi thăm dò ở lô 127 và một giếng thăm dò ở lô 128 trong thời gian 3 năm thăm dò. Trong khi đó, bản tin của thông tấn Commodity Online nói rằng tình hình CSTQ phản đối đã là một bước khựng lại cho công ty Ấn Độ ONGC, vì hãng naỳ đã đầu tư gần 100 triệu đô để thăm dò dầu ngoai khơi Phú Khánh.

Thế mới biết, không phải cứ níu áo quốc tế vào là giữ nổi đất, giữ nổi đảo. Có khi, chỉ cần Bắc Kinh hù một cái, là đủ để quốc tế chạy dài, như trường hợp hãng BP nói ở trên. Thực tế, chỉ duy nhất là những người đang sống gắn bó vào vùng đất quê nhà, mới một lòng sống chết giữ gìn đất mẹ. Và đó là nơi nương tựa vững bền nhất, trong mọi trường hợp biến động Biển Đông.

Nhưng hãy cho họ có tiếng nói, những người dân bình thường đó. Hãy cho họ trưng cầu dân ý, cho họ tự do ứng cử và bầu cử để tự lựa chọn những người đại diện mà họ tin và những chính sách mà họ yêu thích. Họ đã sinh ra trên đất mẹ, và họ sẵn sàng chết cho đất mẹ. Họ sẽ gìn giữ được Trường Sa, và hỵ vọng sẽ lấy về lại Hoàng Sa. Tuy nhiên, nhà nước hãy chứng tỏ cho họ thấy, và hãy trao quyền cho họ, 85 triệu dân đó, quyền làm chủ vùng đất và vùng đảo mà họ sống chết để giữ gìn.

Nếu không cho người dân quyền làm chủ thực sự, thì mảnh đất hình chữ S cũng sẽ là đất lạ. Hãy thấy như thế.

Trần Khải.

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site