lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

Tin Tức Các Blogs

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Sự thật giật mình về hòn đá lạ ở Đền Hùng

Bắt đầu từ ngày 19/3/2013, rất nhiều bài viết về hòn đá lạ ở Đền Hùng với nghi ngờ đó là vật trấn yểm của người Tàu. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông Phạm Thức đã gửi đến tòa soạn những nghiên cứu của ông về vấn đề này.  

Không phải bùa của Việt Nam

Đại tá Nguyễn Minh Thông - người đặt hòn đá bí ẩn, trong thư gửi lãnh đạo tỉnh Phú Thọ để giải thích có viết: "Các đạo sĩ cao tăng của Nguyên - Mông đã sang Đền Hùng yểm bùa, nội dung là đánh đổ Đức sáng Vua Hùng. Tôi đã lên kế hoạch tìm một viên đá ngọc xanh để tiếp nhận năng lượng của tinh tú, trời đất nhằm hóa giải bùa yểm của Phương Bắc và mang nhiều tốt lành cho Đền Hùng, cho Phú Thọ và cho các tỉnh khác cũng hưởng phúc này theo năm tháng...".

Trong thư ông còn giải thích: Đây là Trận đồ Bát quái của Phật Tổ Như Lai dựa trên Trận đồ Bát quái của Đức Thánh Trần đánh quân Nguyên - Mông, lấy trong Binh Thư Yếu Lược. Mặt trước, phía trên lá bùa có dấu ấn của Vua Hùng, có các dòng chữ  Phạn là mật chú của Mật tông Ấn Độ nhằm tăng độ linh cho Phật để giải bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân. Vì phải có linh khí của Phật và linh khí của Đức Thánh Trần thì mới đủ mạnh để hóa giải được bùa Phương Bắc và phù hộ cho nhân dân được...".

Trước tiên tôi khẳng định một cách chắc chắn là: Hai lá bùa khắc vẽ trên hai mặt của hòn đá đặt trong Hậu cung Đền Thượng của Đền Hùng, là bùa có xuất xứ từ Trung Quốc, chứ không phải bùa của Việt Nam và hình vẽ trên mặt hòn đá đó là hình vẽ của Trung Quốc, chứ không phải là hình đồ Bát quái của Đức Thánh Trần như trong thư đã nói. Nội dung đích thực của các chữ Hán, chữ Phạn vẽ trên lá bùa khác với nội dung đã giải thích trong thư, cũng không phải để tăng độ linh cho Phật và cho Đức Thánh Trần. Nguyên tắc công dụng của bùa yểm là: Bùa của ai thì phù hộ cho người đó, bùa xấu thì làm hại đất nước và con người ở nơi bị yểm bùa. Bùa của Trung Quốc thì có lợi cho Trung Quốc và có hại cho ta.

hòn đá lạ ở đền hùng

Thời vua Hùng dùng chữ Việt cổ - Khoa đẩu

LÁ BÙA Ở MẶT TRƯỚC HÒN ĐÁ. Đây là hòn đá ngọc xanh có hình giống quả xoài, cao 0,83m, kể cả chân đế cao 1,46m. Khẳng định lá bùa vẽ trên hòn đá là lá bùa Trương Thiên Sư của Trung Quốc, lấy trong sách Bao La Vạn Hữu, trang 38, nhà xuất bản Thiên Bảo Lầu, ấn hành năm Ất Hợi-1995 ở Hồng Kông.

Phần trên của lá bùa có khắc một con dấu vuông màu đỏ, có bốn chữ Hán 祖王赐福TỔ VƯƠNG TỨ PHÚC (Vua Tổ ban phúc), ông Thông, người đặt hòn đá bí ẩn này nói đó là con dấu của Vua Hùng. Đây là sự bịa đặt hoàn toàn, báng bổ Tổ tiên và xuyên tạc lịch sử! Vì lúc đó Vua Hùng dùng chữ Việt cổ là chữ Khoa đẩu. Trung Quốc chưa đô hộ nước ta, làm gì có con dấu khắc bằng chữ Hán!?. 

Sau khi triều đại Hùng Vương (2878TCN - 258TCN) suy vong, Thục Phán lên ngôi đổi tên nước là Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, trị vì được 51 năm, tức đến năm 207 TCN, Triệu Đà (256TCN - 136TCN) mới sang xâm chiếm nước ta và mang chữ Hán sang. Người cho khắc bốn chữ Hán trên hòn đá đó là người không thông thạo Hán ngữ. Nếu nói vua ban phúc thì không dùng chữ TỨ , vì ngày xưa nếu cho tiền bằng vỏ sò hoặc vua ban cái chết thì dùng chữ TỨ. Chỉ những người không thông thạo Hán ngữ thì dùng lộn xộn chữ này. Nhưng nếu cho bằng vàng bạc hoặc ban phúc, ban chức tước thì dùng chữ TÍCH .

Bùa giải tai ách cho cá nhân

Bên phải của lá bùa có 5 chữ Hán 百解消灾符 BÁCH GIẢI TIÊU TAI PHÙ, nghĩa là "Bùa giải trăm tai ách". Nhưng ông Thông - người đặt hòn đá lại dịch là: "Bùa giải hóa bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân". 

Làm gì có 8 chữ hóa, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân ở trong 5 chữ Hán trên mà ông lại dịch thêm vào cho quan trọng hóa theo ý đồ riêng của mình? Rõ ràng đây là lá bùa chỉ cầu giải trăm điều tai ách thôi, mà ám chỉ là cho cá nhân.

Tại sao ông lại cố tình thêm chữ và dịch sai để cho thêm phần linh thiêng và vì nhân dân, để lừa dối người khác là có ý gì? Năm chữ Hán trên là tên của lá bùa ở mặt chính hòn đá, nhưng tại sao lại coi nó là phụ và đặt úp mặt lá bùa này vào trong tường. Phải chăng có ý đồ gì ở đây?

Phần chính giữa của lá bùa có hai chữ Hán viết theo kiểu thư pháp cuồng thảo. Đó là hai chữ VĨNH THỌ 永寿, nghĩa là Sống thọ mãi mãi. Rõ ràng lá bùa mặt ở trước của hòn đá có nội dung là: "Cầu được giải trừ trăm hạn ách, tội nặng, cầu trường thọ khỏi chết yểu, cầu xua đuổi tà ma và cầu quan chức đang không được toại ý", chứ không phải như tác giả hòn đá đã giải thích là để tăng hào quang cho Phật, cho Đức Thánh Trần để hóa giải lá bùa của Phương Bắc đã trấn yểm ở Đền Hùng và phù hộ cho nhân dân. Lá bùa của Trung Quốc tiếp nhận năng lượng là để tăng hào quang và công năng cho họ, để làm hại cho ta, do vậy không thể nói nó tăng hào quang cho Phật, cho Đức Thánh Trần được? 

Bên trái lá bùa có dòng chữ Phạn chạy dọc xuống, đọc là: "Úm, chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha". Đây là một nửa của câu trì chú hay nhất trong Kinh Phật Mẫu Chuẩn đề. Toàn văn câu trì chú đó như sau: "Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà câu chi nẫm, đát diệt tha: Úm, chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha". Nghĩa của câu trì chú này là: "Thỉnh cầu được giảm trọng tội, cầu trường thọ cho chúng sinh có số yểu mạng và xua đuổi tà ma, cầu quan chức không được toại ý". Nhưng tác giả hòn đá lại giải thích là làm tăng độ linh, tăng độ uy cho Phật Tổ và Đức Thánh Trần. 

Lá bùa mặt sau hòn đá.

Bịa đặt và xuyên tạc lich sử

LÁ BÙA Ở MẶT SAU CỦA HÒN ĐÁ, nhưng lại cố ý xoay ra phía trước, nhìn thẳng hướng chính Nam. Trong thư giải thích đây là "Trận đồ Bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai dựa trên trận đồ Bát quái của Đức Thánh Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên - Mông.". Giải thích như vậy là bịa đặt trắng trợn, xuyên tạc lịch sử! 

Trận đồ Bát quái là sản phẩm của Kinh dịch Trung Quốc, do Gia Cát Lượng sáng tạo ra, sao lại gán cho Phật Tổ Như Lai? Nhưng nếu là của Phật Tổ Như Lai thật đi chăng nữa, thì Phật Tổ làm sao dựa vào trận đồ của Trần Hưng Đạo mà vẽ ra được, vì Phật Tổ có trước Trần Hưng Đạo! Trận đồ Bát quái của Gia Cát Lượng là trận đồ dùng ngựa, đánh kỵ binh trên bộ. Còn trận đồ của Trần Hưng Đạo là trận đồ dùng thuyền, thủy chiến ở sông Bạch Đằng. Trận đồ ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông là trận đồ phản công, chứ không phải trận đồ nghênh chiến. Khác nhau một trời một vực. Kiến thức quân sự sơ đẳng như vậy ai cũng biết, sao lại cố tình gán ghép?

Thực tế, trận đồ trên hòn đá lạ đích thực là Trận đồ Bát quái Kỵ binh thứ 20 của Gia Cát Lượng 诸葛亮八卦骑兵二十图阵bài binh bố trận để ứng chiến với Kỵ binh của Tào Ngụy do Tư Mã Ý chỉ huy. Vậy ý đồ của người đặt hòn đá ở đây và ngụy biện nói đó là Trận đồ của Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên - Mông là có ý gì?

Trong thư giải thích cũng có nói là đã bỏ lá bùa của Nguyên - Mông yểm ở Đền Hùng, nhưng lại thay vào đó lá bùa của Trung Quốc thời nay, công lực mạnh hơn, thâm hiểm hơn! Chính vì thế mà cố ý quay mặt lá bùa này ra ngoài, nhìn về hướng Nam! 

Trong thư cũng nói các đạo sĩ cao tăng Nguyên - Mông đã yểm bùa ở Đền Thượng Đền Hùng từ thời Nhà Trần. Nhưng ông Dương Trung Quốc, nhà nghiên cứu lịch sử hoài nghi: "Đã có tổ chức có uy tín nào đã kết luận khách quan và khoa học điều này hay tự  biên, tự diễn"? Rồi lấy đó là cái cớ để đưa bùa mới lên yểm Đền Hùng. Nếu là bùa của Nguyên - Mông, sao không tiêu triệt, hóa giải và phá hủy lá bùa đó đi, mà còn đưa nó vào lưu giữ ở Bảo tàng Hùng Vương, chẳng khác nào kẻ cắp ở trên bàn thờ mời xuống ngồi phòng khách xơi nước, như vậy nó vẫn còn ở trong nhà mình cơ mà!

Tác giả bài viết này nguyên là Ủy viên UBND tỉnh kiêm Giám đốc Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phú. Đã có 9 năm liên tục học Ngoại ngữ, Đại học và Nghiên cứu sinh ở Trung Quốc, có trên 50 năm nghiên cứu Hán ngữ, Kinh dịch, Địa lý Phong thủy, Tử vi, Bùa chú và Phật giáo, Đạo giáo. Hiện nay là Cố vấn Kinh tế Việt Nam của Tập đoàn Phong Lạc, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Hằng năm có 4 - 5 lần sang Trung Quốc. kienthuc.net.vn

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site