lịch sử việt nam
Hồ Sơ Gián Điệp, Mafia Tàu Ở Việt Nam
Gia Đình Trầm Bê Kẻ Thâu Tóm Sacombank - Gián Điệp Tàu?
Quanlambao -Trong lịch sử phát triển kinh tế của Việt Nam đã có hai vụ án lừa đảo hàng trăm ngàn người dân là Nguyễn Văn Mười Hai và Huỳnh Là trong những năm giữa thập niên 80. Cả hai đều là những người chưa xóa xong nạn mù chữ và đã để lại hậu quả khốc liệt làm điêu đứng hàng trăm ngàn con người...
Vậy mà Việt Nam hôm nay trường hợp cha con Trầm Bê 'đánh' 'chiếm'Sacombank trị giá 7 tỷ đô chỉ trong vòng mấy tháng với nguồn tiền do chính thống đốc Nguyễn Văn Bình và BIDV rót xuống cùng cái Quyết định cho phép tăng trưởng tín dụng 15% để được Nguyễn Đức Kiên thu xếp cho vay liên ngân hàng từ ACB, Eximbank, BIDV, Kiên Long Bank, Vietbank, Vietinbank,.... Ngoài vụ việc thâu tóm mờ ám, điều đáng nói ở đây là cả hai cha con Trầm Bê đều là những kẻ thất học và nguy hiểm hơn là NGƯỜI TÀU TỪ CAMBODIA VỀ VIỆT NAM!
Ông bố Trầm Bê - Là người gốc Tàu từ Cambodia về Việt Nam. Một kẻ phạm pháp buôn vàng, kim cương, đánh bạc đã bị 'xờ gáy' từ những năm 2006-2007, nhưng đã được trực tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo ông Tướng Nguyễn Văn Hưởng phải lập hồ sơ biến kẻ buôn lậu gốc Tàu này trở thành 'đặc tình' của Việt Nam trong cộng đồng 'Khờ - me' ở miền Tây, từ đó lấy cớ bao che tội lõi buôn lậu, trốn thuế của Trầm Bê lại trở thành 'hoạt động của tổ chức' vì sự nghiệp an ninh của Việt Nam! Trong khi Y chỉ là kẻ chưa học hết lớp 3 và chỉ ký được đúng chữ ký của chính mình, song lại nổi tiếng với câu nói "MỌI VIỆC 'MOA' LÀM ĐỀU XIN Ý KIẾN TRỰC TIẾP THỦ TƯỚNG VÀ 'MOA' CŨNG MANG TIỀN ĐƯA TRỰC TIẾP CHO THỦ TƯỚNG, CHẲNG CẦN PHẢI THÔNG QUA AI CẢ... " (Trầm Bê hãnh diện tuyên bố cả với báo giới như vậy!). Có lẽ câu nói này đã giải thích toàn bộ sự việc tại sao NH Phương Nam - là ngân hàng rỗng ruột đã bị Trầm Bê rút trên 50.000 tỷ đầu tư vào các dự án bất động sản, hối lộ, đánh bài làm cho NH Phương Nam đã thất thoát trên 20.000 tỷ đồng, không có khả năng thanh toán, bị mất thanh khoản đầu tiên tại Việt Nam từ tháng 10/2011 theo công bố chính thức của NHNN và cũng là ngân hàng bị Ủy ban tài chính Quốc gia xếp hạng nhóm 5 là nhóm mất hết vốn và nợ xấu - đã lại được chính thống đốc Bình rót chi viện 5.000 tỷ đồng trực tiếp từ NHNN và 5.000 tỷ đồng vòng qua BIDV để xóa dấu vết của hành động bất bình thường BIẾN HÓA CHO NHPN trở thành ông chủ của NH Top 5 trên cả nước trong vòng 03 tháng! Và câu nói nổi tiếng của Trầm Bê cũng lý giải được câu chỉ đạo của Thủ Tướng ‘Nếu lùm xùm quá thì thu 24% Samcombank mà NH Phương Nam đang nắm chuyển cho NHNN để sau này tính sau” khi thị trường tài chính trấn động vì vụ thâu tóm mờ ám....
Nhưng rồi các "lùm xùm" mà Thủ Tướng 'lo ngại' đã bị bịt kín bởi đích thân Thống đốc Nguyễn Văn Bình xua thanh tra, giám sát đi dọa các tổ chức tài chính, tín dụng ... ai cũng lo ngại đòn thù của NHNN, nên mọi người đành phải CÂM NÍN!
Trầm Khải Hoa, con trai Trầm Bê sinh năm 1988. Khi mới chỉ 21 tuổi, kẻ chỉ tốt nghiệp phổ thông với một thành tích học tập dốt nát, nổi tiếng quậy phá, ăn chơi, sau khi được đăng ký cho sang nước ngoài lấy tiếng là 'du học', song thực chất cũng lại tiếp tục ăn chơi quậy phá, phung phí tiền của ông bố, đã được đưa về giữ chức vụ Phó TGD công ty Chứng khoán của NH PHương Nam, đây chính là một trong những đầu mối rút tiền từ ngân hàng chuyển cho Trầm Bê từ 2009 đến nay. Sau 03 năm được ông bố 'luyện trưởng' thấu hiểu các thủ đoạn rút tiền của dân trong ngân hàng với những hồ sơ mua bán chuyển nhượng mờ ám thì khi vừa được 24 tuổi đã nghiễm nhiên trở thành Ủy viên Hội đồng quản trị của Samcombank và trở thành 'Triệu phú trẻ nhất trên sàn chứng khoán'!
Ban chống tham nhũng chỉ cần 'sộc' vào Ngân hàng Phương Nam, công ty chứng khoán Phương Nam, kiểm tra các hợp đồng cho vay và tài sản thế chấp cùng dòng tiền mà NH Phương Nam, Trầm Khải Hoa, Trầm Trọng Ngân mua cổ phiếu Samcombank thì sẽ như đầu mối của cái kén tằm từ đó rút ra toàn bộ đường dây tham nhũng:
1500 tỷ đồng trả cho Nguyễn Thanh Phượng vì đề án 'Tư vấn Tái cấu trúc NH PN'! Thực chất là gì có lẽ ai cũng hiểu. Nếu cô mít, cô xoài hay như công ty chứng khoán nước ngoài liệu có được tra tiền tư vấn vậy không?
1750 tỷ đồng chuyển vào tài khoản của Nguyễn Đức Kiên lấy cớ mua cổ phiếu;
Trên 1.500 tỷ chuyển cho người nhà của Lê Hữu Dũng - Chủ tịch Eximbank và các phó CT Phạm Hữu Phú, Phạm trung Cang Phú để trả công cho việc 'vay giúp tại Eximbank' để 'mua dùm' và đứng tên 'dùm' cổ phiếu Samcombank!
.....
Còn rất rất nhiều thương vụ mà chúng tôi không muốn tiết lộ để bọn chúng xóa dấu vết như đã làm thời gian qua. Ban chống tham nhũng chỉ cần vào cuộc sẽ có những nòng cốt cung cấp hồ sơ cho quý vị...
Thật đáng thương cho đất nước con người Việt Nam chúng ta để cho những kẻ học chưa hết lớp 03 và lại chính là kẻ nguồn gốc Tàu từ Cambodia về cưỡi đầu, cưỡi cổ chỉ vì chúng ta đã có một kẻ làm Thủ Tướng táng tận lương tâm, tham lam vô độ... Than ôi! Đáng thương thay cho dân tộc Việt Nam, trong đánh ra, ngoài tấn vào, rồi chẳng biết mấy chốc mà tan tành dân tộc Việt, rồi đám Tàu lại thảm sát đàn ông, ép duyên phụ nữ Việt Nam lấy chúng như lịch sử Người Việt hàng ngàn năm xưa đã phải chịu nỗi nhục đó?
PHẢI CHĂNG TRẦM BÊ VÀ GIA ĐÌNH Y CHÍNH LÀ BÀN TAY CỦA TÀU ĐƯA VÀO MÓC NỐI VỚI MAFIA VIỆT NAM NGUYỄN ĐỨC KIÊN VÀ GIA ĐÌNH THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG ĐỂ TIÊU DIỆT KINH TẾ VIỆT NAM TỪ TRONG NỘI TẠNG???
Mời tham khảo:
'Trầm Khải Hòa là triệu phú USD trẻ nhất trên sàn chứng khoán
Với mức giá 23.200 đồng/cổ phiếu ngày 1/8, tổng giá trị thị trường cổ phiếu STB mà ông Hòa đang nắm giữ đạt 483 tỷ đồng, tương đương 23 triệu USD.
Dữ liệu cập nhật mới nhất cho thấy, ông Trầm Khải Hòa - thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (mã STB-HOSE), đang nắm 20.820.000 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 2,14% số cổ phiếu đang lưu hành.
Với mức giá 23.200 đồng/cổ phiếu ngày 1/8, tổng giá trị thị trường cổ phiếu STB mà ông Hòa đang nắm giữ đạt 483 tỷ đồng, tương đương 23 triệu USD. Đây chính là triệu phú USD trẻ nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Ông Hòa sinh năm 1988, là con trai ông Trầm Bê, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank.
Vào cuối tháng 5/2012, ông Trầm Khải Hòa cùng với bố được bầu làm thành viên Hội đồng Quản trị Sacombank. Ông Hòa cũng là thành viên Hội đồng Quản trị Sacombank trẻ nhất từ trước tới nay.
Ngoài ra, Trầm Khải Hòa còn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Nam (PNS), với vốn điều lệ 340 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm nay, PNS đạt 31,57 tỷ đồng doanh thu và gần 17 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Tổng nguồn vốn của công ty đạt 1.132 tỷ đồng đến 30/6, tăng mạnh so với mức 414,6 tỷ đồng hồi đầu năm.
Được biết, anh trai của Trầm Khải Hòa là Trầm Trọng Ngân, sinh năm 1981, cũng đang nắm giữ 48 triệu cổ phiếu STB (4,93% cổ phần), tương đương giá trị thị trường tính đến ngày 1/8 đạt trên 1.100 tỷ đồng.
Theo CafeF
***
8 nhân vật quyền lực mới đã cập bến Sacombank
Trong số những gương mặt mới gia nhập vào HĐQT Sacombank, có một nửa là các thành viên đến từ Southern Bank, đặc biệt là sự xuất hiện của ông Trầm Bê và con trai ông, ông Trầm Khải Hòa.
Ông Trầm Bê đang được xem là một nhân vật "bí ẩn" của giới tài chính.
Sau nhiều đồn đoán và những thông tin dồn dập về thay đổi nhân sự, sự góp mặt của những nhân tố mới trong ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB), đến hôm nay (26/5), đại hội cổ đông thường niên của ngân hàng cũng đã đưa ra đáp án cuối cùng.
Theo đó, các cổ đông của STB đã thông qua các phương án về nhân sự được nêu ra tại Tờ trình về việc bầu cử bổ sung 8 thành viên mới vào HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015.
Cụ thể, ông Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch NHTMCP Phương Nam (Southernbank) và ông Phạm Hữu Phú, nguyên thành viên HĐQT NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã chính thức gia nhập vào hàng ngũ HĐQT Sacombank.
Ông Trầm Bê hiện đang là thành viên HĐQT của CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh, Phó Chủ tịch CTCP Thương mại Vàng bạc đá quý Phương Nam và đồng thời là Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Triều An.
Con trai ông Trâm Bê là ông Trầm Khải Hòa, sinh năm 1988, cũng nằm trong số những gương mặt mới của bộ máy lãnh đạo ngân hàng này. Ông Hòa hiện đang là Chủ tịch của công ty Chứng khoán Phương Nam.
Trước đó, giới tài chính cũng đã dồn nhiều chú ý tới những thay đổi nhân sự cấp cao tại hai ngân hàng Sacombank và Southern Bank. Tại Đại hội cổ đông của Southern Bank ngày 24/4, ông Trầm Bê đã xin từ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT và hé lộ việc sẽ ứng cử vào ban quản trị của một ngân hàng khác, chính là Sacombank.
Và ngay sau đó, Sacombank cũng vừa bổ nhiệm ông Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc của Southern Bank) vào vị trí Phó tổng giám đốc Sacombank. Ông Khang là thành viên thứ 3 của Southern Bank tham gia vào HĐQT mới của Sacombank lần này. Nhân vật thứ 4 là bà Dương Hoàng Quỳnh Như, đang là thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc thường trực Southern Bank.
Ba người mới còn lại (ngoài Sacombank) là ông Nguyễn Miên Tuấn hiện đang là thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP chứng khoán Rồng Việt (VDS), ông Kiều Hữu Dũng đang là Chủ tịch Công ty phát triển thể thao và giải trí Mễ Trì, Chủ tịch Công ty Đầu tư Thảo Điền, Chủ tịch Công ty Đầu tư Bắc Thủ Đô và ông Phạm Hữu Phú, Chủ tịch Bảo Hiểm Bảo Long, Chủ tịch EximLand, Chủ tịch Chứng khoán Rồng Việt và là cố vấn HĐQT CTCP Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á Châu.
Sau khi 5 thành viên HĐQT đương nhiệm gửi đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT kể từ đại hội cổ đông năm nay, cơ cấu HĐQT mới chỉ còn ông Đặng Văn Thành (Chủ tịch HĐQT) và ông Đặng Hồng Anh - con trai ông Đặng Văn Thành (Ủy viên HĐQT) là nằm trong ban lãnh đạo cũ. Ngoài ra, một đại diện khác đến từ Sacombank là ông Trần Xuân Huy, TGĐ Sacombank cũng đã trúng cử vào HĐQT mới ngân hàng này.
Đại hội cổ đông hôm nay đang chờ đợi việc thông qua Tờ trình về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật thay cho Chủ tịch HĐQT kể từ 2012 đến hết 2015. Nếu như được thông qua, người đại diện theo pháp luật của Sacombank sẽ là Tổng giám đốc. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người đứng đầu doanh nghiệp, được doanh nghiệp ủy quyền, thay mặt doanh nghiệp thực hiện các giao dịch vì lợi ích của doanh nghiệp, với đối tác, khác hàng và với cơ quan Nhà nước.
Mai Chi - Theo Báo mới
***
Lý lịch các thành viên HĐQT mới của Sacombank
Các thành viên HĐQT có 4 người liên quan đến Ngân hàng Phương Nam, 2 người liên quan đến Eximbank, 1 người là TGĐ đương nhiệm của Sacombank và 1 ứng viên HĐQT độc lập.
Ngoài 2 thành viên HĐQT cũ là ông Đặng Văn Thành và ông Đặng Hồng Anh, có 8 ứng viên tham gia vào HĐQT mới.
Ông Trầm Bê (1959)
Hiện là Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI), Phó Chủ tịch CTCP Thương mại vàng bạc đá quý Phương Nam, Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Triều An.
2005-4/2012: Thành viên HĐQT/Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam
Ông Trầm Khải Hòa (1988) : 21 tuổi
Quá trình công tác:
12/2009-4/2011: Phó phòng quản lý các chi nhánh Ngân hàng Phương Nam
6/2011-8/2011: Phó Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Phương Nam
8/2011-4/2012: Trợ lý Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam
Ông Trầm Khải Hòa là con trai ông Trầm Bê.
Hiện ông Hòa là Chủ tịch của Chứng khoán Phương Nam (PNS).
10 thành viên HĐQT Sacombank ra mắt cổ đông
Ông Phan Huy Khang (1973)
1994-2003: Nhân viên, phó phòng, trưởng phòng, giám đốc chi nhánh tại Ngân hàng Phương Nam
2003-2004: Phó GĐ Sở giao dịch - Ngân hàng Phương Nam
2004-2008: giám đốc chi nhánh Minh Phụng, chi nhánh Hưng Thuận - Ngân hàng Phương Nam
2008-2010: Phó TGĐ Ngân hàng Phương Nam
2010-4/2012: TGĐ kiêm bí thư đảng bộ Ngân hàng Phương Nam
4/2012-nay: Phó TGĐ Sacombank
Bà Dương Hoàng Quỳnh Như (1982)
2004-2008: Trợ lý TGĐ công ty TNHH May mặc Đài Loan
2008-4/2012: Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ Thường trực Ngân hàng Phương Nam
Ông Nguyễn Miên Tuấn (1977)
1999-2003: Chuyên viên Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM
2003-2006: công tác tại Sacombank
2006: TGĐ công ty cổ phiếu đầu tư tài chính Sài Gòn Á châu
2006-nay: Thành viên HĐQT kiêm TGĐ CHứng khoán Rồng Việt, Thành viên HĐQT CTCP Pymepharco.
Ông Phạm Hữu Phú (1959)
Hiện là Chủ tịch Bảo Hiểm Bảo Long, CHủ tịch EximLand, Chủ tịch Chứng khoán Rồng Việt, Cố vấn HĐQT CTCP Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á châu.
Ông Trần Xuân Huy (1972)
Tổng Giám đốc Sacombank từ năm 2007 đến nay. Đồng thời là Chủ tịch Sacombank Cambodia.
Ông Kiều Hữu Hũng (1967)
1992-2001: Cán bộ, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ngân hàng Nhà nước.
2001-2003: Đại diện Chính phủ Việt Nam tại ADB
2004-2007: Vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế, Ngân hàng Nhà nước.
2008-2009: Chủ tịch Chứng khoán ACB
2009-nay: Chủ tịch Công ty phát triển thể thao và giải trí Mễ Trì, Chủ tịch Công ty Đầu tư Thảo Điền, Chủ tịch Công ty Đầu tư Bắc Thủ Đô.
Q.Nguyễn- Theo TTVN
***
Bài 4: Nhóm Lợi Ích & Mưu Đồ Thâu Tóm Tài Chính Tiến Đến Chính Trị
Chỉ chưa đầy một năm qua, ở VN đã lộ rõ 02 nhóm lợi ích hành xử gần như sao y những gì đã diễn ra tại Nga vào những năm đầu của thập niên 90. Có thể chỉ mặt hai nhóm lợi ích đang bao trùm toàn bộ nền kinh tế - tài chính của Việt Nam:
Đó là: Nhóm lợi ích Thâu tóm ngân hàng và khuynh đảo hệ thống tín dụng: Nguyễn Đức Kiên (Còn gọi ‘Bầu Kiên’ hoặc ‘Kiên bạc’) - Trầm Bê - Nguyễn Thanh Phượng (NTP) – Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
Và đó là: Nhóm thôn tính Tài sản, doanh nghiệp, dự án: Nguyễn Thanh Phượng – Hồ Hùng Anh & Nguyễn Đăng Quang – Thống đốc Nguyễn Văn Bình
THÔN TÍNH NGÂN HÀNG:
Đến 30/4/2012 Nhóm thôn tính NH đã thực hiện thành công và hiện đang sở hữu các NH: Bản Việt, NH Thương mại CP Phương Nam (gọi tắt PNB), Eximbank, VietBank, Kiên Long, Samcombank, ACB, Techcombank…. Mục tiêu: Từ nay đến 2013 sẽ nắm trọn ít nhất 10 Ngân hàng và thao túng toàn bộ hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam để tiến tới biến các quan chức tham nhũng của Việt Nam thành các con rối trong tay chúng.
Thực hiện mưu đồ của mình, hãy xem dưới sự chỉ dạy của bố già Kiên, Phượng và Trầm Bê đã thực hiện với sự đồng lão của Thống đốc Nguyễn Văn Bình như thế nào?
Bước 1: Biến NH Phương Nam có vốn điều lệ 3200 tỷ đồng – Là ngân hàng nhóm 4 đã bị mất thanh khoản trầm trọng từ đợt đầu tiên theo công bố của NHNN trong tháng 10/2011 trở thành NH nhóm 2 được NHNN cấp tăng trưởng tín dụng 15% vào tháng 1/2012 để thực hiện KH thâu tóm bằng các trò ảo thuật:
Đến 31/12/2011 theo báo cáo tài chánh gởi cho NHNN thì NH Phương Nam có tổng dư nợ huy động của người dân và lien NH khoảng trên 70.000 tỷ. Song hầu như hầu hết tiền huy động của dân, Trầm Bê đã thông qua hơn 40 công ty con của mình để vay đến 90% và thực chất đa bị mất trắng 20.000 tỷ là tiền dùng để hối lộ và Trầm Bê vẫn tự đắc “’Qua’ không cần phải nhờ ai cả, ‘qua’ cứ đến thẳng Thủ Tướng… Mọi việc của ‘qua’ đều xin ý kiến thủ tướng…”. Bằng thủ thuật làm giả các hồ sơ dự án rồi giải ngân về công ty làm dự án là các Công ty được Trầm Bê thuê cá nhân rút tiền, sau đó chuyển cho ngay cho Trầm Bê…
NH Thương mại Cổ phần Phương Nam (Phương Nam Bank) là 1 trong 8 NH đầu tiên bị ngân hang nhà nước ( NHNN) công bố bị mất thanh khoản, vậy mà chỉ sau hợp đồng tái cấu trúc với Nguyễn Thanh Phượng thì cuối tháng 11/2011: Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã lấy tiền của nhà nước rót 5.000 tỷ để cứu NH Phương Nam; Lúc này NH PN bị giám sát đặc biệt của NHNN.
Làm thế nào để thoát khỏi giám sát đặc biệt?
Không ai khác, ngay trong tháng 1/2012 cũng chính Thống đốc Bình lại rót 5.000 tỷ cho BIDV với chỉ đạo: Phải rót 5.000 tỷ này cho NHPN vay và ngay lập tức BIDV đã chuyển ngay số tiền này cho NHPN để Trầm Bê như đã thoả thuận trước với Thống đốc Bình: đã dùng số tiền này để trả lại NHNN để xoá dấu vết đã vay 5000 tỷ của NHNN (Tuy nhiên 5000 tỷ tiền NHNN đã chi viện này thì ngay tại báo cáo tài chánh của NHPN cũng thể hiện, không ai có thể dấu được!) và ngay lập tức Thống đốc Bình mau mắn ra quyết định xếp hạng NHPN vào nhóm 2, được cấp tăng trưởng tín dụng 15% cho năm 2012 và đến đây Bước 1 của quá trình thâu tóm NH Samcombank bắt đầu.
Để trả công cho Thống đốc Bình, Trầm Bê đã chuyển từ NHPN 1775 tỷ vào tài khoản của bố già Kiên tại ACB với Memo “Chuyển tiền mua cổ phiếu” song thực chất không hề có một cổ phiếu nào được chuyển nhượng. Số tiền 1775 tỷ này, bao gồm 275 tỷ để trả công cho chính bố già Kiên đã lấy 3.000 tỷ của ACB cho NH Phương Nam vay liên ngân hàng và 1500 tỷ để trả cho thống đốc Bình vì đã có công lấy 5.000 tỷ từ NHNN rót vòng qua BIDV 5.000 tỷ để BIDV cho NHPN vay hoàn trả lại NHNN.
Khoảng Trung tuần tháng 3/2012 khi thị trường tài chánh rung động bởi công bố của Eximbank đòi Ngân hang Samcombank phải đại hội cổ đông vì họ đã nắm trên 51% Samcombank. Thực chất Eximbank chỉ là kẻ được thuê để chường mặt ra. Kẻ thôn tính thật sự chính là Nguyễn Thanh Phượng – Trầm Bê & Kiên bạc. Khắp nơi choáng váng trước việc chỉ chưa đấy 03 tháng 1 ngân hang đang bị mất thanh khoản trầm trọng, bỗng chốc trở thành ông chủ của NH nhóm 1 có tổng tài sản đang niêm yết tại HOSE trị giá khoảng 7 tỷ USD …
Đã có 06 ngân hang làm đơn khiếu nại về sự việc bất thường của NHPN, vì vậy Thủ Tướng đã triệu tập Thống đốc Bình đến để chỉ đạo: ‘Nếu lùm xùm quá thì thu 24% Samcombank mà NH Phương Nam đang nắm chuyển cho NHNN để sau này tính sau”. Đúng như Trầm Bê ba hoa, Thủ tướng biết rất rõ nguồn gốc 24% NHPN nắm của Samconbank là chính từ phép thuật 5000 tỷ và quyết định cấp tang trưởng tín dụng cho một NH bị chết mà có!!!
Nhưng ngay sau đó từng NH ký đơn khiếu nại đều bị Đặng Văn Thảo – Phó Thanh tra NHNN – Tay chân đắc lực của Bình, Bình không thể thực hiện được các trò ảo thuật nếu không có sự góp sức của Thảo. thảo cần mẫn gọi điện, thậm trí xuống từng NH này doạ nạt và xua thanh tra xuống đe dọa. Bình và Thảo hiểu rất rõ: Lĩnh vực NH vô cùng nhạy cảm, nếu làm phật òng Thống đốc và Thanh tra thì coi như tự mình buộc dây vào cổ, vì vậy cả 06 NH nhỏ này sợ hãi đã phải im luôn và tất nhiên cũng không có ‘lùm xùm qua!’ nên nhóm lợi ích KHÔNG kìm được lòng tham nên NHPN hiện vẫn là chủ sở hữu của 24% cổ phần.
Vậy nhóm lợi ích này đã thôn tính Sacombank (Mã chứng khoán STB) như thế nào?
Ngân hàng Samcombank là NH nhóm 1 được tạo dựng 20 năm bởi ông Đặng Văn Thành trị giá 7 tỷ USD theo thời giá hiện nay đang xuống đáy và cuối cùng đã bị thôn tính bởi NH CP Thương mại Phương Nam ( NHPN).
Trước tiên, ngay sau khi được ông Thống đốc Bình rót 5.000 tỷ đồng và cho phép tang trưởng tín dụng 15% cho năm 2012 thì NHPN đã móc nối ngay với Bầu Kiên để vay liên ngân hàng của ACB 3000 tỷ (vì vậy đã chuyển lại trả công cho Kiên 275 tỷ đồng) và sử dụng 5000 tỷ do NHNN rót cho vay thông qua BIDV để mua 24% của Sacombank;
Kiên – Phượng và Trầm Bê đã Thông qua việc thuê Nhóm Eximbank gồm Lê Hùng Dũng – Chủ tịch HĐQT và Các Phó chủ tịch HĐQT của Eximbank là Phạm Hữu Phú, Phạm Trung Cang với thoả thuận: Phú và Cang sẽ lợi dụng chức vụ của mình đứng tên vay 1.500 tỷ đồng từ Eximbank để mua mỗi người 5% cổ phiếu STB ( Samcombank – đang niêm yết trên sàn HOSE) và được trả công 2000 đồng cho mỗi cổ phiếu. Thông qua việc đứng tên này Trầm Bê đã trả công cho ông Dũng, Cang, Phú mỗi người vài chục tỷ.
Giá Trầm Bê + Phương & Kiên đặt mua: 18.000 đồng/ CP STB (NH Samcombank), trong đó có 2000 đồng/CP STB để trả công cho mỗi người với điều kiện: NH Phương Nam sẽ thanh toán 8.000 đồng/CP vào tài khoản cá nhân của 03 lãnh đạo chủ chốt của Eximbank, sau đó 03 CB lãnh đạo này vay 10.000 đồng/CP STB của Eximbank và thế chấp bằng chính số sổ phiếu STB bằng đúng mệnh giá.Bằng thỏa thuận trên: NH Phương Nam đã chuyển cho các ông Dũng, Phú và Cang: 1.200 tỷ và 03 ông này vay thêm 1.500 tỷ của Eximbank để mua cổ phiếu STB đứng tên thay cho Trầm Bê, Phượng và Kiên.
Bằng phép biến hóa trên mà Thanh Phượng, Trầm Bê và bầu Kiên đã nắm thêm được 15% cổ phiếu STB, cùng với 16% do chính EXimbank đã mua và 24% do NH Phương Nam mua bằng tiền của NHNN và ACB…, các ông bà Trầm Bê + Thanh Phượng và bầu Kiên dấu mặt đẩy cho 03 kẻ làm thuê: Dũng – Phú – Cang Lãnh đạo của Eximbank đứng ra chính thức đòi Samcombank chuyển giao quyền lực.
Kết quả Nhóm Kiên – Phượng và Trầm Bê Đã thâu tóm thành công STB một cách ngoạn mục.
Hãy xem chân dung của nhóm thâu tóm
Trầm Bê: Hãy nghe câu chuyện thật tưởng như đùa này: Một lần, khi NHNN làm việc với chủ tịch danh nghĩa do Trầm Bê thuê đứng tên và ông chủ thật sự của NH Phương Nam là Trầm Bê thì: Ông Chủ tịch cầm tờ Biên bản NGƯỢC – Lộn đầu xuống dưới do ông KHÔNG BIẾT CHỮ. Còn Trầm Bê – Người học hết lớp 3 thì chỉ biết lăn tay điểm chỉ, đã khiến cho Cán bộ NHNN sợ quá nên đã chỉ đường cho Trầm Bê phải thay ngay vị chủ tịch mới biết đọc, biết viết và giao hẹn Trầm Bê phải ráng tập để ký được chữ ký của chính mình! Đến nay Trầm Bê quả thật cũng đã ký được đúng một chữ ký của chính mình!
Thói làm ăn bậy bạ của Trầm Bê thực ra trong hồ sơ của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng đều có đầy đủ từ thời còn buôn lậu vàng và kim cương từ Campuchia về Việt Nam, song Hưởng đã đạo diễn lấy cớ Trầm Bê là cơ sở nội tình của Bộ Công an trong cộng đồng người Campuchia ở Miền tây vì vậy mà Trầm Bê đã thoát qua khỏi con đường tù tội.
Nguyễn Thanh Phượng: Chủ tịch của Bản Việt chỉ sau mấy tháng đã trở thành nhóm có tổng tài sản hàng tỷ usd chỉ trong vài tháng. Phượng cũng là người làm tư vấn cho nhóm Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh – Techcombank đã mua thành công mỏ Núi Pháo – là một trong những mỏ Niken lớn nhất thế giới. Phượng đã được trả công 150 triệu USD và Quang, Hùng Anh đã bán sang tay Núi Pháo cho nước ngoài thu ngay tiền mặt 450 triệu USD để rồi dùng tiền này để mua nợ cứu Vinashin.
Nguyễn Đức Kiên: Đây là một loại bố già kiểu Mafia Nga. Kiên chính là người công bố đã mua được 02 phiếu của Bộ chính trị để đưa ông Bình được trở thành Thống đốc!? Mọi Kế hoạch lợi dụng chính sách xiết chặt tín dụng với việc liên kết với Nguyễn Thanh Phượng và sự dung túng của thống đốc Bình thực hiện mọi kế hoạch do bầu Kiên vạch ra: Kiên đã vay khoảng 70 ngàn tỷ để cùng Phượng đi thôn tính các NH khác. Thủ đoạn của Kiên vô cùng tinh vi: KIÊN, PHƯỢNG & TRẦM BÊ đều không trực tiếp đứng tên các công ty vay tiền, nhưng tiền vay từ các NH cuối cùng đều chuyển về tài khoản cho Kiên, rồi từ đó sẽ chạy đi các nơi. Chỉ cần kiểm tra các NH ACB, Kienlong Bank, Vietbank, Eximbank, Phuong Nam Bank … sẽ thấy những khảon vay hang ngàn tỷ dài hạn 10 năm do ai đó đứng tên, nhưng truy tới tận nguồn gốc thì sẽ lòi ra Bố gia Kiên tất cả!
Một thủ đoạn được Kiên áp dụng khá thành công: Thành lập Hội đồng sáng lập của Ngân hang – Đây là một cơ chế trái luật pháp nhằm để quyết định mọi vấn đề, nhưng sau đó được hợp thức hóa các khoản vay của Kiên – Bê – Phượng bằng Hội đồng quản trị được thuê ví dụ như ở ACB là Nguyên Bộ trưởng Trần Xuân Giá đứng ra chịu trách nhiệm và khi xảy ra chuyện bê bối thì chính những quan chức về hưu này phải lo mà chạy cho Kiên và Kiên hoàn toàn không bị sơ xảy gì.
Trong khi cả nền kinh tế kiệt quệ, Quý 1, tăng trưởng tín dụng -3.5% và đến tháng 5 thì tang trưởng tín dụng vẫn còn -1% nghãi là NHNN đã hút về 250.000 tỷ để rồi rót cho thị trường liên NH cho các NH vay lại với nhau để đi ăn cướp và nhờ vậy chỉ trong mấy tháng nhóm lợi ích Phượng, Trầm Bê – Bầu Kiên và Nhóm lợi ích Hồ Hùng Anh – Nguyễn Đăng Quang đã đưa tổng tài sản của mình lên hàng chục tỷ đô la. Đúng là chỉ qua một đêm đã trở thành tỷ phú đô la như các tỷ phú của Nga xô!
Việc mở tín dụng, hạ lãi suất và xóa bỏ toàn bộ khống chế lãi suất trần huy động vào tháng 6/2012 hiện nay đang được tung hô cổ suý như là thành tích của Chính Phủ và của Thống đốc Bình tháo gỡ, chia xẻ khó khan cùng doanh nghiệp, song tất cả thực chất đã nằm trong kịch bản của nhóm thâu tóm từ ngay trước khi Thống đốc Bình được bổ nhiệm Thống đốc và cũng để phục vụ cho chính lợi ích của nhóm nay. Lý do vì sao? Câu trả lời là:
Về bản chất nhóm lợi ích này hoàn toàn tay không bắt giặc, bọn chúng hoàn toàn không có tiền, với chỗ dựa là Thủ Tướng và Thống đốc Bình và chúng đã áp dụng chính sách ‘buôn cơ chế’, dung chính chủ trương xiết chặt tín dụng để ổn định chính sách vĩ mô!!! Để săn đuổi những con mồi mà chúng đã chọn từ trước. Sau đó chúng đã rút tiền từ các ngân hàng từ tiền dùng toàn bộ tiền huy động của nhân dân, hiện nay ít nhất mỗi người trong nhóm này đa đang vay nợ từ 30.000 tỷ đến 70.000 tỷ qua các NH mà chúng đang thao túng như ACB, Eximbank, Phương Nam Bank, VietBank, Kien Long Bank, Techcombank, BIDV… Do vậy việc giảm lãi suất nhằm để cho chính bọn chúng được hưởng, vì vậy mà đến nay hầu như không có doanh nghiệp bình thường nào có thể vay được.
Trong những tháng tới, chính nhóm lợi ích sẽ cho tháo khoán tín dụng theo kịch bản là điều bắt buộc phải làm để bảo vệ chính chúng . Với việc vay nợ lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng nhóm lợi ích của Phượng, Kiên – Trầm Bê – Quang và Hồng Anh (Techcombank) cần phải đẩy giá cổ phiếu ngân hang, đẩy giá tài sản , đặc biệt là giá bất động sản lên bán ra thu tiền về kết thúc một chu trình thôn tính và chuẩn bị cho đợt thôn tính thứ 2 trong khoảng từ nay đến 2015.
Bài 5: Thâu tóm tài sản
Quan Giám sử
***
Các Bố Già Nguyễn Đức Kiên & Trầm Bê Xóa Dấu Vế Tội Phạm Bằng Sáp Nhập !
Quanlambao - Hiện nay đang rộ lên tin đồn Trầm Bê và bố già Nguyễn Đức Kiên được bật đèn xanh của Thống đốc Nguyễn Văn Bình đang tìm cách sáp nhập NH Phương Nam vào Samcombank để xoá dấu vết những phạm pháp trong việc cho vay, đầu tư và việc làm ăn thua lỗ đã mất trắng ít nhất 20.000 tỷ đồng do Trầm Bê thông qua các công ty con rút tiền dùng để hối lộ và đánh bạc. Trước nguy cơ rất lớn bị mất thanh khoản và chắc chắn thời điểm hiện nay NHNN và BIDV sẽ khó có thể làm trò để lén lút rót tiền cho NHPN như đợt tháng 11/2011 và tháng 1/2012, trong khi thực trạng NH Phương Nam chưa bao giờ thoát khỏi tình trạng ăn đong, cầu cứu vào vay liên ngân hàng thông qua sự thu xếp của bố già Kiên và huy động tiền gửi bằng mọi giá, thậm chí chi ngoài đến 6-7% trả trước luôn cho hết thời hạn gửi tiền! Song nguy cơ bại lỗ bất cứ lúc nào, nhất là tại thời điểm hiện nay cả thế giới tài chính và doanh nghiệp đều biết rõ và vô cùng căm phẫn chính vì nhóm lợi ích này chính là nhóm chủ mưu đã gây ra khủng hoảng kinh tế của Việt Nam khiến hơn 200.000 doanh nghiệp Việt Nam đã chết và hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang ngắc ngoải!
Chỉ có PN, Bắc Á, Techcombank, Eximbank là những ngân hàng được NHNN ưu ái rót tiền, song hiện nay NH PN cũng như Bắc Á đang trên bờ vực sụp đổ vì mất thanh khoản trầm trọng. Một điều nữa, các ông trùm Trần Bê và Nguyễn Đức Kiên đang trong tình trạng lo sợ bị thanh tra của Ban chống tham nhũng (không phải của NHNN) bất cứ lúc nào sẽ lôi ra ánh sáng toàn bộ dường dây tham nhũng của nhóm lợi íchnày khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị phế truấtmất chức vụ Trưởng Ban chống tham nhũng. Trước Hội nghị Trung Ương, các bố già đã tung tiền ra để 'chạy' cho Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục được vừa đá bóng, vừa thổi còi, song cũng chỉ được 4/14 phiếu trong BCT và ra Hội nghị Trung ương thì thật thảm hại 14/180 Uỷ viên Trung Ương Đảng! Các bố già trước đây ngông nghênh dựa vào sức mạnh của 'RẤT NHIỀU TIỀN' và NGUYỄN TẤN DŨNG, thì nay đã thấy thòng lọng đang được bủa vây và sẽ ngày càng xiết lại... Chúng đã nghĩ ra đủ kiểu: Nào là giảm lãi suất để giúp chúng bớt căng thẳng trả lãi ngân hàng, đến việc NHNN hỗ trợ hút tiền từ thị trường 2, đến mô hình 100.000 tỷ để mua nợ xấu và rồi sẽ dùng con bài sáp nhập NHPN vào Samcombank - Đây sẽ là con bài nhanh nhất và hoàn toàn nằm trong tay chúng, do vậy chúng sẽ tìm cách để thực hiện..
Cần phải chặn đứng mưu đồ của nhóm lợi ích này lại để vạch tội chúng ra trước nhân dân! Bài trả lời phỏng vấn của ông Kiều Hữu Dũng cựu lãnh đạo của NHNN phủ nhận việc sáp nhập, song thực tế nhóm lợi ích đang gây sức ép để buộc NHNN thông qua chủ trương cho họ được sáp nhập. Đây cũng là một con đường để xoá dấu vết và cứu họ không bị sụp đổ.
Mời đọc bài đăng trên báo trong nước, song cần chú ý một câu châm ngôn đúc kết từ Việt Nam : 'Cái gì nói KHÔNG thì có nghĩa là CÓ'!“Chưa có bất cứ kế hoạch nào sáp nhập Phương Nam vào Sacombank”
6 tháng đầu năm, Sacombank đạt 1,700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Sau hai tháng những đại diện của nhóm cổ đông mới tham gia ban lãnh đạo, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) hiện như thế nào? Có hay không việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam và “Phương Nam hóa” Sacombank?
Những tin đồn, quan điểm trái chiều, dư luận…. tất cả được ông Kiều Hữu Dũng, Thành viên HĐQT độc lập, Phó chủ tịch HĐQT Sacombank, trao đổi thẳng thắn trong cuộc trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Ông cho biết:
Về cơ bản mô hình quản trị của Sacombank được giữ nguyên, chỉ thay đổi một số khiếm khuyết để nó hoàn thiện hơn. Sáu tháng đầu năm, Sacombank đạt 1,700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Tháng 9/2012, ngân hàng dự kiến tăng vốn 14% bằng cổ phiếu, sau đó sẽ bán 10% cổ phiếu quỹ cho nước ngoài. Mục tiêu là bán cho nước ngoài 15% vốn, nên sẽ phát hành thêm 5% để bán cho đủ.
Nguồn thặng dư có được từ bán cổ phần cho nước ngoài sẽ dùng để chia thưởng bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 15%. Việc chọn lựa đối tác nước ngoài đang được xúc tiến và chúng tôi sẽ công bố ngay khi có kết quả thương lượng cụ thể.
Cám ơn ông đã cho biết những con số thuần túy dữ liệu. Tuy nhiên mối quan tâm của giới đầu tư là liệu có một sự hòa hợp giữa các thành viên ban lãnh đạo cũ và mới không, thưa ông?
Có sự đồng thuận giữa ban lãnh đạo cũ và mới. Tất cả chúng tôi xác định mục tiêu cao nhất là vì quyền lợi của cổ đông, của ngân hàng, của người lao động và khách hàng.
Trong đại hội cổ đông, Sacombank đã bổ sung một định hướng hoạt động là tham gia mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Định hướng này hiện đang được triển khai như thế nào? Nó có liên quan gì đến phỏng đoán ngân hàng Phương Nam sẽ sáp nhập vào Sacombank, nhất là khi khá nhiều lãnh đạo của Phương Nam đang tham gia điều hành Sacombank?
Cho đến nay chưa có bất cứ một ý tưởng hay kế hoạch nào trong việc sáp nhập Phương Nam vào Sacombank. Ban lãnh đạo mới tập trung ổn định hệ thống bộ máy nhân sự cấp trung và cấp cơ sở.
Với kinh nghiệm đã từng tham gia giám sát các ngân hàng khi còn công tác tại Ngân hàng Nhà nước (ông Kiều Hữu Dũng nguyên là vụ trưởng vụ Các ngân hàng, NHNN – NV), tôi thật sự ngạc nhiên khi nhận thấy bộ máy nhân sự cấp cơ sở và cấp trung của Sacombank khá tốt, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ.
Còn nhân sự cấp cao thưa ông?
- Về kiến trúc thượng tầng, Hội đồng quản trị nỗ lực hoạt động theo chuẩn mực hiện đại, công khai minh bạch, tạo không khí làm việc thân mật, cởi mở.
Trên thực tế bộ máy nhân sự cấp cao của Sacombank thay đổi nhiều, kể cả vị trí chủ chốt như Tổng giám đốc. Liệu thực tế này có minh chứng cho sự đồng thuận như ông khẳng định ở trên?
Thay đổi bộ máy cấp cao không phải là điều bất thường trong mua bán sáp nhập (M&A). Kết hợp bộ máy cũ và mới có tác dụng bổ sung ưu, khuyết điểm của nhau; đồng thời giúp kiểm soát, phát hiện, xử lý những bất hợp lý.
Xây dựng lòng tin lẫn nhau là cả con đường dài phải đi, nó đòi hỏi thời gian. Song trước mắt các cuộc họp Hội đồng quản trị đều mang tính đối thoại thẳng thắn.
Nghe ông nói thì hình như không có mâu thuẫn giữa cổ đông cũ và mới. Nhưng hẳn ông cũng nghe dư luận từ cả năm nay vẫn sử dụng từ “thâu tóm” khi đề cập đến nhóm cổ đông mới của ngân hàng?
- Trong kinh doanh xây dựng định chế ngày càng lớn, qui mô ngày càng to, thì càng tạo được lợi thế cạnh tranh. Việc một số cổ đông lớn tham gia vào Sacombank là để tận dụng qui luật đó. Cụ thể là tận dụng một hệ thống tốt để nhân rộng nó ra.
Nhận xét một cách công bằng, hoạt động của Sacombank trước đây ở thượng tầng chưa hoàn chỉnh lắm dẫn đến những cổ đông chiến lược nước ngoài rời khỏi ngân hàng. Điều đó chứng tỏ hệ thống quản trị cần phải được củng cố và xây dựng theo chuẩn mực quốc tế để thu hút đầu tư nước ngoài lâu dài.
Ý ông là không phải “thâu tóm”?
- Dùng từ “thâu tóm” hay “đầu tư” không quan trọng, vấn đề cốt lõi là tạo ra một thể chế tốt hơn, có lợi cho nhiều phía, nhiều người, cả cổ đông cũ và mới, một sự có lợi cân bằng.
Nhìn lại việc các cổ đông mới vay tiền những ngân hàng khác để mua cổ phiếu, cứ cho là đầu tư lâu dài vào Sacombank, trong khi tỷ lệ tiền tươi thóc thật tương đối hạn chế, ông có nghĩ động thái đó chứa đựng rủi ro?
- Sử dụng các công cụ tài chính được luật pháp cho phép trong đầu tư là bình thường. Cái chính là việc đầu tư mang lại lợi ích lớn hơn, đủ khả năng sinh lời và tạo nên thặng dư.
M&A Sacombank là khoản đầu tư có lời và đem lại lợi nhuận lớn nếu Sacombank trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam.
Giả sử không có từ “nếu”, Sacombank không vươn tới được vị trí hàng đầu, giá trị khoản đầu tư sụt giảm…?
- Trong bất cứ thương vụ M&A nào, nhà đầu tư bao giờ cũng tính toán biên độ giá trung bình mà họ có thể chấp nhận được. Suốt quá trình đó, giá cổ phiếu có lúc xuống có lúc lên.
Nhóm cổ đông mới đã đầu tư vào Sacombank trong giai đoạn khá dài, giá biến động từ 21,900 đồng đến 11,900 đồng/cổ phiếu. Tôi cho rằng đó là mức giá hợp lý căn cứ trên giá trị Sacombank và bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Ý của ông là…?
- Kinh tế Việt Nam đang trong thời điểm khó khăn. Thông thường lúc này hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ. Các thương vụ M&A lớn hầu hết được tiến hành trong thời điểm kinh tế khủng hoảng vì ba lý do: giá mua bán tốt, quá trình M&A thuận lợi và tạo ra sức cạnh tranh trong tương lai cho doanh nghiệp để giá trị đầu tư nhân lên khi kinh tế phục hồi.
Xin được hỏi một câu mà nếu cảm thấy không thoải mái, ông không cần trả lời. Có ý kiến rằng với một thương vụ M&A tầm cỡ như Sacombank, không thể nào tránh khỏi sự đụng chạm của các nhóm lợi ích. Ông có chia sẻ ý kiến này?
- M&A làm phát sinh các mối quan hệ phải xử lý, thậm chí có mâu thuẫn khác biệt giữa các bên. Tôi cho rằng doanh nhân nào cũng đặt mục tiêu lợi nhuận phù hợp với luật pháp. Với đích ấy, các mâu thuẫn cần và phải được thu xếp hài hòa, đảm bảo lợi ích các nhóm và tôn trọng pháp luật.
Đến nay các bên ở Sacombank đều có mục tiêu chung là bảo đảm sự ổn định và phát triển của ngân hàng.
Câu hỏi cuối. Cá nhân ông có tin Sacombank sẽ trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu và vận hành theo chuẩn mực quốc tế?
Sau hơn một tháng tham gia vào Hội đồng quản trị, tôi ấn tượng trước hệ thống cung cấp dịch vụ và phục vụ khách hàng của Sacombank – điểm nhấn của một ngân hàng bán lẻ. Đấy không phải ngợi khen quá lời.
Song như tôi đã nói, Sacombank cần cải thiện quản trị cấp cao. Ban lãnh đạo hiện hành đang phấn đấu để đạt được điều ấy và một khi đạt được, Sacombank sẽ tạo được khoảng cách với những ngân hàng phía sau. Cá nhân tôi sẽ cố gắng góp sức vào quá trình đó.
Xin cảm ơn ông!
Theo Vietstock/FFN
Hối Lộ, Đánh Bạc & Ăn Cắp Tiền Của Nhân Dân - Đó Là Thủ Đoạn Của Các Nhóm Lợi Ích Tại Việt Nam
CHÂN DUNG CÁC TỘI PHẠM Vũ Văn Tiền - Nguyễn Đức Kiên - Đỗ Quang Hiển Nguyễn Đăng Quang - Thái Hương - Hồ Hùng Anh
Quanlambao - Thống đốc Nguyễn Văn Bình công bố nợ xấu toàn ngành là 10% tương đương 258.000 tỷ đồng. Liệu con số này có là sự thật? Chúng ta thử tính vo tại các ngân hàng của nhóm lợi ích để xem thực tế 'sứ khoẻ' các ngân hàng đang đươc Ngân hàng nhà nước bao bọc:
1. Ngân hàng Phương Nam: Đến hết Quý 1/2012 Tổng dư nợ trên 79.200 tỷ đồng, trong đó núp dưới dạng đầu tư chứng khoán (mua cổ phiếu của Samcombank), đầu tư dài hạn cũng là hai khoản trốn tránh trả lãi ngân hàng và khoản cho vay và phát hành trái phiếu doanh nghiệp lên tới gần 50.000 tỷ, thực chất cho 41 công ty con của chính Trầm Bê vay, phaafn lớn là các khoản cho vay kinh doanh bất động sản hoàn toàn không có khả năng trả lại. Hiện nay do đã thâu tóm Samcombank và các bố già Kiên và Trầm Bê đang dùng Sacombank chi ngoài 2.5% để huy động tiền gửi, từ đó chi viện cho NH Phương Nam, Eximbank vì hai ngân hàng này đã bị bốc mùi! Nguyễn Đức Kiên và Trầm Bê đang áp dụng cách làm bậy và sẽ kéo cho Samcombank chết trùm với NH Phương Nam và Eximbank nếu Ban chống tham nhũng của Trung Ương không vào cuộc thanh tra sớm.
2. Ngân hàng Bắc Á: Tổng dư nợ cho vay đến hết Quý 1/2012 là 26.500 tỷ đồng, trong đó trên 23.800 tỷ đã được bà Thái Hương cho chính các công ty của mình rút tiền bằng cách thể hiện trên Báo cáo Tài chính : Góp vốn đầu tư, đầu tư chứng khoán và cho vay, song thực chất toàn bộ là cho vay đâu tư bất động sản vào việc xây dựng nhà xưởng, văn phòng, mua lại nhà máy Công ty mía đường Tate & Lyle tại nghệ An. Bằng cách đầu tư góp vốn và kinh doanh chứng khoán đến 31/3/2012 gần 4.000 tỷ đồng - Đây cũng là một hình thức trốn trả lãi cho ngân hàng. Như vậy 23.800 tỷ hiện nay đã nằm chết tại các dự án của bà Thái Hương và Bắc Á dù đã được Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng BIDV, ngân hàng Agribank cho vay ưu đãi lên tới trên 10.000 tỷ song vì bà chủ đã cho vay đầu tư vào các dự án của chính mình và không có khả năng trả nợ nên hiện Bắc A là một ngân hàng đang 'khát tiền' như kẻ sắp chết khát, vì vậy phải huy động tiền gởi của dân bằng mọi cách, vì vậy đã và đang thực hiện chi ngoài 4.5% cho các khoản tiền gửi- Bắc Á là ngân hàng chi ngoài cao nhất tương đương ba ngân hàng sáp nhập SCB đang chết ngắc ngoải!
3. Ngân hàng Eximbank: Tổng dư nợ đến hết Quý 1/2012 là 155.663 tỷ đồng, trong đó thể hiện 23.218 tỷ đồng đầu tư chứng khoán dài hạn - Đây là khoản đầu tư mua cổ phiếu các Công ty của Bố già Nguỹen Đức Kiên từ 5 đến 7 năm nay hoàn toàn KHÔNG trả lãi, khoản này có thể coi là mất trắng; khoản cho khách hàng vay 69.516 tỷ đồng, trong đó cho gần 20 công ty con hoặc các công ty núp bóng có quan hệ với bố già Nguyễn Đức Kiên vay trên 50.000 tỷ, trong này có nhiều khoản cho vay dài hạn 5 năm, 7 năm, 10 năm trong khi huy động dài hạn chỉ đạt khoảng 20%. Do vậy, rõ ràng đây là những khoản chiếm dụng vốn huy động của các ông Chủ ngân hàng mà không có khả năng trả nợ.
4. Ngân hàng Techcombank: Số dư nợ đến hết Quý 1/2012 là 200.000 tỷ đồng, trong đó núp bóng đầu tư chứng khoán 57.400 tỷ đồng - Thực chất toàn bộ số tiền này được các ông bà chủ của Techcombank mang đi đầu tư vào chính các công ty của Tập đoàn Masan từ 5 đến 7 năm nay không trả lãi. Khoản cho khách hàng vay 75.000 tỷ đồng, trong đó 63.000 tỷ đồng lại được các ông bà chủ biến hoá cho chính mình vay để thâu tóm các dự án bất động sản như toà tháp đôi của VICOM, công ty Bình An, các dự án tại các khu đất vàng và vay để thôn tính Công ty Cafe Biên Hoà, Công ty Dầu Trường An... Do vậy, số nợ xấu vi phạm các quy chế cho vay gói gọn trong những người chủ của Techcombank lên tới 120.000 tỷ đồng!
5. Ngân hàng An Bình: Đây là ngân hàng của Vũ Văn Tiền ( Tiền còi), ông chủ này tự cho các dự án của mình vay thời hạn đến 30 năm từ hàng chục năm nay! Đến hết Quý 1/2012 Với vốn điều lệ 4.200 tỷ, huy động trên 35.000 tỷ và cho vay trên 20.000 tỷ và gần 8.000 tỷ đầu tư chứng khoán và góp vốn vào các công ty của chính Vũ Văn Tiền. Như vậy có thế thấy 28.000 tỷ này là nợ xâu và hiện nay Ngân hàng An Bình đang mất thanh khoản trầm trọng. Do vậy hiện nay An Bình cũng là một ngân hàng không huy động được tiền gửi của dân sau khi Ngân hàng NN hạ lãi suất, để không bị mất thanh khoản ông Tiền còi đang áp dụng chi ngoài 3.5%.
6. Ngân hàng ACB: Riêng khoảng ACB cho Nguyễn Đức Kiên vay và bảo lãnh cho Trâm Bê vay lên tới 10.000 tỷ đồng, trong đó 7.000 tỷ đồng bố già Kiên tự cho mình vay dài hạn 7 năm! Do vậy các khoản này có thể coi là các khoản nợ xấu.
7. Ngân hàng SHB: Đây là ngân hàng của ông bầu Hiển - Cùng hội cùng thuyền với ông bầu Kiên, cả hai cùng chung một thủ đoạn : Tạo Scandal ở lĩnh vực bóng đá để đánh lạc hướng dư luận và thực chất cả hai bố già này đều là nhữngchủ mưu trong cuộc thôn tính đã và đang diễn ra tại Việt Nam. Đến 31/3/2012, Vốn điều lệ của SHB mới chỉ là 4.200 tỷ, huy động 36.914 tỷ và đầu tư vào chính các công ty của mình gần 8.000 tỷ đồng và trong tổng số 36.000 tỷ đồng cho vay thì 28.000 tỷ cho chính mình vay. Vậy mà SHB đã được Thống đốc Bình chỉ định buộc HBB phải sáp nhập vào. Thực tế SHB đang đối mặt với vấn đề thanh khoản, do vậy phải huy động tiền gửi bằng cách chi ngoài 2.5 đến 3%.
Bằng hình thức trá hình qua kênh ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ GÓP VỐN DÀI HẠN các bố già vừa rút được tiền của dân gửi mà lại KHÔNG phải trả lãi, nếu kiểm tra thì đều thấy: Số tiền trá hình kiểu này ở 6 ngân hàng trên đã lên tới gần 100.000 tỷ đồng và trong nhiều năm qua chỉ có chủ nhân của nó được hưởng lợi vì hoàn toàn không phải trả lãi!
Chỉ cần làm một phép cộng đã thấy chỉ 06 ngân hàng của nhóm chủ mưu lũng đoạn nền kinh tế và thôn tính các ngân hàng và thôn tính dự án, doanh nghiệp đã thấy nợ xấu lên tới 343.200 tỷ đồng so với Vốn điều lệ của các ngân hàng này chưa tới 40.000 tỷ thì rõ ràng các ngân hàng này không những mất hết vốn mà còn đang chiếm dụng trên 300.000 tỷ đồng tiền gửi của nhân dân! Toàn bộ Số dư nợ này đã bị các bố già rút ra vi phạm các quy định về quản lý tiền tệ của NHNN. Điều đáng lo ngại, các ông, bà chủ này sẽ hoàn toàn không có khả năng trả nợ nếu Thanh tra vào kiểm tra tất cả tài sản thế chấp, rất nhiều tài sản chính là hàng tồn kho đã bị bán mất từ lâu! 100.000 tỷ đầu tư chúng khoán dài hạn nhưng hầu như đều KHÔNG được chia lãi! Thực chất, Nếu kiểm tra hoạt động của các công ty mà các ngân hàng đã đầu tư sẽ thấy nhiều công ty chỉ có cái vỏ mà chẳng hề có hoạt động gì!
CÁC THẤT THOÁT NÀY NẰM Ở ĐÂU?: Trong số 343.200 tỷ này đã có gần 100.000 tỷ đồng ĐÃ BỊ MẤT TRẮNG do các bố già moi tiền ngân hàng đi HỐI LỘ, ĐI KINH DOANH VÀNG BỊ THUA LỖ NHƯ BỐ GIÀ KIÊN VÀ ĐẶC BIỆT LÀ ĐI ĐÁNH BẠC:
+ Bố già Kiên mỗi lần sang nước ngoài cá độ bóng đá đã rút qua thẻ tín dụng của mình hàng triệu đô la Mỹ - Đây cũng là hình thức chuyển ngân lậu trái phép vi phạm pháp luật Việt Nam.
+ Riêng bố già Trầm Bê là 1 tay cờ bạc có hạng ở SG, bất cứ giới cờ bạc đại gia nào cũng phải biết. Tháng 5/2007, Trầm Bê cũng bị bắt trong nhóm người chơi cờ bạc tại Equatorial Hotel, Q5, SG. Nhưng Trầm Bê đã thoát vì đã mua được việc bỏ tên ra khỏi danh sách. Hiện nay, tuần nào Trầm Bê cũng sang Casino ở Cambodia - cửa khẩu Tây Ninh để chơi. Khi tới cửa khẩu, Bê chỉ chuyển xe và vào phòng VIP, chứ không phải làm bất cứ 1 thủ tục nào. Mỗi lần chơi của Bê, được tính bằng đơn vị triệu đô.
CHÚNG TA KHÔNG THỂ KỲ VỌNG GÌ Ở CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG VÌ NHÓM LỢI ÍCH NÀY VÀ CÔ GÁI RƯỢU GẮN BÓ CHẶT CHẼ VỀ LỢI ÍCH. SONG TẠI SAO ÔNG TRƯỞNG BAN CHỐNG THAM NHŨNG LẠI KHÔNG VÀO CUỘC LÀM RÕ?
Mời độc giả đọc bài của báo trong nước để hiểu thêm thực trạng.
Sự thật nợ bất động sản: Rùng mình những con số.
Những bất cập quá lớn về sự khác biệt số liệu cũng như tình trạng thiếu minh bạch về thông tin nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản nói riêng khiến dư luận hoài nghi: 10% liệu đã phải là tỷ lệ nợ xấu cuối cùng trong hệ thống ngân hàng.
Những con số biết nói
Chỉ đến cuối quý II/2012, những con số có tính xác thực nhất về nợ và nợ xấu bất động sản mới được công bố. Một báo cáo "bất ngờ" của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã cung cấp cho giới đầu tư, và đặc biệt là người dân, một cái nhìn toàn diện hơn nhiều về thực trạng này.
Tính đến thời điểm cuối năm 2011, tổng dư nợ cho vay bất động sản là 348.000 tỷ đồng. Theo nhận định của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, con số này vượt hơn 1,8 lần so với con số đã được các ngân hàng công bố trước đây, tức khoảng xấp xỉ 200.000 tỷ đồng. Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước chính là hai địa chỉ đã phát ra con số ước đoán chưa thể trọn vẹn ấy.
Cũng theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, số nợ xấu bất động sản tại các ngân hàng cao gấp 8 lần so với số liệu do chính các ngân hàng này thông tin. Điều đó cũng có nghĩa là trong một thời gian khá dài, từ tháng 6/2011 - thời điểm lần đầu tiên diễn ra "biến động" trong hệ thống ngân hàng về tình trạng nợ xấu, khi khối ngân hàng buộc phải kéo giảm tỷ lệ cho vay phi sản xuất về mức 22% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, cho đến gần đây hầu hết các ngân hàng vẫn cố ém nhẹm con số dư nợ cho vay thực tế và kéo theo đó là tỷ lệ nợ xấu mà đã trở nên nguy hiểm đối với họ.
Không quá trái ngược với những đồn đoán của dư luận giới đầu tư, BIDV đã trở thành "quán quân" về dư nợ cho vay xây dựng - hơn 42.000 tỷ đồng. Tiếp theo đó là Ngân hàng Vietinbank - 41.000 tỷ đồng. Cả hai ngân hàng này đều có tỷ lệ cho vay bất động sản và xây dựng chiếm 14% trong tổng dư nợ. ACB và Sacombank cũng nằm trong danh sách "top 10".
Nhưng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn trong tổng dư nợ lại là những ngân hàng nhỏ như Phương Nam, Phương Tây, Đông Á - 26%. Còn SHB cũng có tỷ lệ cho vay xây dựng và bất động sản chiếm đến 18% tổng dư nợ cho vay.
Rõ ràng, những tỷ lệ trên không thể được coi là an toàn so với điều mà các ngân hàng thường tuyên bố - tỷ lệ an toàn cho phép chỉ từ 3-5%. Rải rác trong những công bố và báo cáo trước đây, ngoại trừ Agribank thừa nhận tỷ lệ nợ xấu trên 6%, còn các ngân hàng khác đều không chấp nhận thực tại như những gì đã xảy ra.
Tuy vậy, thời gian gần đây lại xuất hiện một ước đoán từ giới chuyên gia ngân hàng. Theo đó, có khả năng đến 50% nợ bất động sản và xây dựng đang có nhiều triển vọng trở thành nợ khó đòi. Cũng có nghĩa là một nửa trong số nợ bất động sản có khả năng không cánh mà bay.
Cũng trong báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tổng giá trị các khoản cho vay vào hai lĩnh vực bất động sản và xây dựng của 10 ngân hàng có số dư nợ lớn nhất được thống kê là 147 nghìn tỷ, bằng khoảng 73% dư nợ bất động sản được các ngân hàng báo cáo cuối năm 2011. Nếu so với con số điều chỉnh của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tỷ lệ này chiếm 42%.
Như vậy, nếu tính đúng và đủ trên cơ sở con số 348.000 tỷ đồng dư nợ bất động sản mà Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố, khoản dư nợ bất động sản của 10 ngân hàng trên phải là 254.000 tỷ đồng, chứ không chỉ là 147.000 tỷ đồng theo báo cáo của ngân hàng.
Có một chi tiết trùng hợp khá ngẫu nhiên nhưng lại rất đáng so sánh: 254.000 tỷ đồng trên lại đúng bằng con số dư nợ cho vay bất động sản mà một vài quan chức, trong một vài thông tin không chính thức, công bố vào thời điểm cuối năm 2011. Sự trùng hợp này cho thấy nhiều khả năng vẫn còn khoảng 1/3 số dư nợ không có địa chỉ rõ ràng.
Tỷ lệ nợ xấu bất động sản, bao nhiêu?
Bất động sản - một lĩnh vực lớn chi phối nền kinh tế quốc dân, đang diễn ra tình trạng mông lung hết sức khó hiểu, ít nhất trên bình diện những con số. Từ quý IV năm ngoái, TS. Lê Xuân Nghĩa - khi đó là Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đã tuyên bố ngay cả ủy ban này và Ngân hàng Nhà nước đều không nắm rõ được con số nợ xấu và dư nợ cho vay bất động sản thực tế là bao nhiêu. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã ít nhất hai lần yêu cầu các ngân hàng báo cáo về hiện trạng nợ và nợ xấu, nhưng cuối cùng vẫn chưa có một con số cụ thể cuối cùng đưa ra và chưa có ngân hàng nào bị điểm mặt.
Vào cuối tháng 5/2012, điều đáng ngạc nhiên khi công bố trước Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ lệ nợ xấu đã lên đến 10% chẵn, so với con số chỉ 3,4% cũng công bố trước Quốc hội vào 11/2011. Như vậy, chỉ trong thời gian 6 tháng, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã tăng gấp ba lần mà không có một lần thông tin về sự tăng bất thường này.
Những bất cập quá lớn về sự khác biệt số liệu cũng như tình trạng thiếu minh bạch về thông tin nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản nói riêng khiến dư luận hoài nghi: 10% liệu đã phải là tỷ lệ nợ xấu cuối cùng trong hệ thống ngân hàng.
Nếu có thể, cũng nên tham khảo đánh giá của một tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập có uy tín của quốc tế là Fitch Ratings. Từ tháng 6/2011, khi Ngân hàng Nhà nước chỉ thừa nhận tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vào khoảng 3,2%, Fitch đã công bố tỷ lệ này lên đến 13%, tức gấp 4 lần con số của các cơ quan hữu trách Việt Nam. Còn giờ đây, với tỷ lệ nợ xấu 10% mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, chẳng lẽ tỷ lệ nợ xấu thực tế còn cao hơn nhiều?
50%, tức khoảng 125.000 tỷ đồng, có khả năng "biến mất" từ con số dư nợ cho vay bất động sản, có thể chiếm đến 36% con số dư nợ 348.000 tỷ đồng do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố điều chỉnh.
Và nếu chiếu theo con số thực này cũng như khả năng không thể thu hồi 50% số nợ, có khả năng nào nợ xấu thực tế đối với bất động sản sẽ gấp 3,6 lần so với số liệu 10% đã báo cáo trước Quốc hội vào tháng 5/2012. Nếu đó là sự thật thì thật đáng báo động.
- Theo VEF
Các Bố Già Núp Bóng Con Trai Trầm Bê Để Thâu Tóm
Quanlambao - Con trai ông Trầm Bê lại lén lút mua vào cổ phiếu của Samcombank. NH Phương Nam thì trên bờ vực thẩmvỡ nợ, 20.000 tỷ mất trắng không có khả năng đòi nợ. Kiểm tra 41 công ty hiện Ngân hàng Phương Nam đang cho vay sẽ thấy giá trị tài sản thế chấp là tài sản bất động sản bị đóng băng, tài sản ma và thấp hơn giá trị thế chấp ... Song với sự trợ giúp rút tiền từ các công ty chứng khoán, công ty đầu tư do chính Trầm Bê lập lên và tiền vay liên ngân hàng, Trầm Bê và các bố già đứng đằng sau vẫn đang tiếp tục sử dụng con trai để thôn tính tiếp Samcombank cho đủ 65% để có thể tự do quyết định việc sáp nhập và rút tiền từ Samcombank cho Phương Nam, Eximbank, Vietbank, Kiên Long Bank, Bản Việt Bank ....
STB: Con ông Trầm Bê vi phạm CBTT
Ông Trầm Khải Hoà là Thành viên HĐQT của STB.
Ông Trầm Khải Hòa – Thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (mã CK: STB) đã mua 540.000 cổ phiếu STB từ ngày 15/06/2012 đến ngày 22/06/2012 nhưng không công bố thông tin.
Ông Trầm Khải Hoà được bổ nhiệm làm Thành viên HĐQT của Sacombank từ ĐHCĐ hồi tháng 5 vừa qua. Ông sinh năm 1988 và từng là trợ lý Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam.
Theo TTVN/HSX
Bố Già Kiên & Trầm Bê Đã Hoàng Tất Thâu Tóm Sacombank
QUANLAMBAO - Chính thức Phan Huy Khang từ Ngân hàng Phương Nam đưa sang Sacombank giữ vị trí Tổng giám đốc đã được ngân hàng nhà nước (NHNN) phê chuẩn! Một ngân hàng nhỏ vốn điều lệ chỉ có 3.000 tỷ mất thanh khoản đầu tiên của Việt Nam, đã mất trắng 20.000 tỷ tương đương 1 tỷ USD tiền huy động của nhân dân, trên 60.000 tỷ đồng tiền huy động của nhân dân và tiền vay liên ngân hàng bị rút ra đầu tư cho cá nhân và phục vụ mục đích thôn tính, một ngân hàng mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã phải làm ảo thuật để rót 10.000 tỷ để cứu ... MỘT CÁI Ổ MẦM BỆNH TRUYỀN NHIỄM nay lây lan sang Samcombank - Một ngân hàng số 1 của Việt Nam trị giá gần 7 tỷ USD! Người dân sắp tới sẽ gánh những hậu quả như một quả bom nguyên tử không biết khi nào sẽ bùng nổ từ đám gieo rác bệnh truyền nhiễm này! Tại sao điều này có thể xảy ra? Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thống đốc Nguyễn Văn Bình phải trả lời câu hỏi này trước nhân dân!
Sacombank: Ông Phan Huy Khang giữ chức vụ Tổng giám đốc từ ngày 03/07/2012
Ông Phan Huy Khang cũng sẽ là người đại diện pháp luật của Sacombank
Theo thông tin công bố của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (MCK: STB), được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Sacombank chính thức bổ nhiệm ông Phan Huy Khang, hiện là Quyền Tổng Giám đốc, giữ chức vụ Tổng Giám đốc kể từ ngày 03/7/2012.
Ông Phan Huy Khang cũng sẽ là người đại diện pháp luật của Sacombank.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông phiên họp thường niên 2011 của Sacombank, ông Khang được bầu bổ sung làm Thành viên Hội đồng quản trị Sacombank nhiệm kỳ 2011 – 2015.
Ông Phan Huy Khang có 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Ông tham gia công tác điều hành tại Sacombank từ tháng 4/2012. Trước khi nhận công tác tại Sacombank, ông Khang từng công tác nhiều năm tại Ngân hàng TMCP Phương Nam.
Theo TTVN
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử